Đức Thánh Cha suy tư vè những điểm nổi bật nhất của chuyển Tông Du 15-21/4 tại Hoa Kỳ.
VATICAN (Zenit.org).-Đức Biển Đức XVI nói rằng trong chuyến tông du của ngài đến Hoa Kỳ, ngài cảm nghiệm rõ ràng sự nâng đở của Giáo Hội cho sứ vụ của ngài trong tư cách người Kế Vị Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này hôm nay trong bài huấn từ của ngài qua buổi tiếp kiến chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô, mà ngài dành để suy niệm về chuyến tông du của ngài những ngày 15-21 /4 tại Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ.
“Tôi đã vui mừng về việc tôi đích thân viếng thăm, lần đầu tiên trong tư cách người Kế Vị Phêrô, cư dân yêu dấu Hoa Kỳ, đê củng cố các người Công Giáo trong đức tin của họ, để đổi mới và gia tăng tình huynh đệ với mọi người Kitô hữu, và để loan báo cho mọi người sứ điệp của ‘Chúa Kitô niềm Hy vọng Chúng ta,” Đức Thánh Cha nói, khi trưng dẫn chủ đề cuộc tông du.
Đức Thánh Cha nói tại Nhà Trắng, ngài đã “có khả năng tỏ lòng kính trọng dối với xứ lớn này, xứ mà từ đầu đã được xây dựng dựa trên sự kết hợp vui vẻ với nhau các nguyên lý tôn giáo, đạo đức và chính trị, và tiếp tục nên một gương giá trị về chủ nghĩa thế tục lành mạnh, nơi chiều kích tôn giáo, trong sự khác biệt những sư diễn tả của nó, không những được dung tha mà còn được đánh giá như ‘linh hồn’ quốc gia và sự bảo đảm cơ bản những quyền và những nhiệm vụ con người.”
Khi nhắc tới cuộc hợp của ngài với các giám mục quốc gia, Đức Thánh Cha nói: “Tôi đã có khả năng nâng đỡ anh em giám mục trong nhiệm vụ khó khăn các ngài là gieo vải Tin Mừng trong một xã hội được đánh dấu bằng nhiều trái nghịch, đe dọa sự cố kết của các tín hữu và của chính hàng giáo sĩ. Tôi đã khuyến khích các anh em tôi lên tiếng trong những vấn đề luân lý và xã hội hiện hành và đào tạo những tín hữu giáo dân hầu họ trở nên chất ‘men’ tốt trong cộng đồng dân sự, khởi đầu từ tế bào căn bản là gia đình.
“Theo chiều hướng này, tôi đã khuyên anh em tái đề nghị bí tính hôn nhân, như là một ân huệ và một sự cam kết bất khả phân lý giữa một người nam và một ngừoi nữ, môi trường tự nhiên cho việc đón nhận và giáo dục con cái.”
Sự sống và hoà bình
Đức Giám Mục Roma nói sự giáo dục là một trong những thách đố ngày nay của chúng ta, và ngài nói vì lý do này mà ngài đã gặp những người lãnh đạo các trường học và các đại học viện.
“Nhiệm vụ giáo dục là một phần nguyên vẹn sứ vụ của Giáo Hội, và cộng đồng Giáo Hội Hoa Kỳ. đã luôn luôn dấn thân trong lãnh vực này, đồng thời cống hiến một dịch vụ xã hội và văn hoá cả thể cho toàn xứ,” ngài nói. “Điều quan trọng là điều này có thể tiếp diễn. Và cũng vậy điều quan trọng là chăm sóc phẩm chất những trung tâm giáo dục Công Giáo hầu tại đó, [các sinh viên] được thật sự giáo dục tới mức đo tầm vóc đầy đủ’ của Chúa Kitô, kết hợp chung đức tin và lý trí, chân lý và sự tự do.” ‘
Đức Biển Đức XVI đã khẳng định rằng những cuộc họp đại kết và liên tôn giáo của ngài là một phần quan trọng cuộc tông du của ngài.
“Tôi nhấn mạnh trách nhiệm to lớn của các đại diện tôn giáo, trong việc dạy sự tôn trọng và sự bất bạo động, và trong sự nuôi dưởng những vấn đề sâu xa nhất thuộc lương tâm con người”.
Quay sự chú tâm của ngài tới phần hai cuộc tông du, đưa ngài tới Nữu Ước, Đức Giào Hoàng nhắc lại cuộc thăm viếng của ngài tại Liên hiệp Quốc dịp kỷ niệm thứ 60 Bản Công Bố Chung Nhân Quyền.
“Chúa quan phòng đã cho phép tôi củng cố, trong đại hội quốc tế cả thể và uy quyền nhất, giá trị của tuyên ngôn này, bằng cách nhắc nhớ nền tảng phổ quát của nó, tức là, phẩm giá con người được Thiên Chúa tạo thành giống hình ành Người và nên giống Người để cộng tác trong thế giới với ý định cao cả cửa Người về sự sống và hoà bình.”
Người đã tiếp tục: “Sự tôn trọng các nhân quyền kết rễ, cũng như trong hoà bình, trong ‘công lý,’ tức là, trong một trật tự đạo đức có giá trị qua mọi thời gian và cho mọi dân tộc, điều này có thể tổng kết trong câu tục ngữ thời danh: “Đứng làm cho những kẻ khác điều anh em không muốn những kẻ khác làm cho mình.’ […] Trên nền tảng này, làm thành sự đóng góp tiêu biểu của Toà Thánh đối với Tổ Chức Liên-Hiệp-Quốc, tôi đã lập lại và hôm nay lập lại, sự dấn thân của Giáo Hôi Công Giáo trong việc góp phần gia tăng những tương quan quốc tế, được tiêu biểu bởi những nguyên lý trách nhiệm và liên đới.”
Được khắc sâu
Có những lúc trong thời gian của Đức Giáo Hoàng tại Nữu Ước mà ngài nói ‘đã in sâu trong tâm trí ngài.”
Một trong những lúc đó, ngài nhắc lại, là Thánh Lễ trong Nhà Thờ Chánh Toa Thánh Patrick với các linh mục và những người hiến thánh.
Đức Giáo Hoàng khẳng định “Tôi sẽ không bao giờ quên sức nồng ấm mà họ đã tỏ bày để kỷ niệm năm thứ ba sự chọn tôi giữ Toà Phêrô, “. “Đó là một lúc xúc động, trong đó tôi cảm nghiệm cách rõ rệt tất cả sự nâng dỡ của Giáo Hội đối với thừa tác vụ của tôi.”
“Sau cùng,” ngài nói thêm, cuộc thăm viếng của tôi cuối cùng đã dẫn đến việc cử hành Thánh Thể trong Sân Vận Động Yankee tại Nữu Ước: Tôi sẽ mang trong tâm hồn tôi lễ hội đức tin và tình huynh đệ này, với tinh thần lễ hội này tôi đã cử hành 200 năm của những giáo phận xưa nhất Bắc Mỹ. Đoàn chiên nhỏ nguyên thủy đã phát triển cách vĩ đại, bằng cách tự làm giàu với đức tin và các truyền thống của những làn sóng di dân kế tiếp.
“Với Giáo Hội này, bây giờ đối mặt những thách đố của hiện tại, tôi đã vui mừng loan báo lại ‘Chúa Kitô niềm Hy Vọng của Chúng Ta’ hôm qua, hôm nay và mãi mãi.”
VATICAN (Zenit.org).-Đức Biển Đức XVI nói rằng trong chuyến tông du của ngài đến Hoa Kỳ, ngài cảm nghiệm rõ ràng sự nâng đở của Giáo Hội cho sứ vụ của ngài trong tư cách người Kế Vị Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này hôm nay trong bài huấn từ của ngài qua buổi tiếp kiến chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô, mà ngài dành để suy niệm về chuyến tông du của ngài những ngày 15-21 /4 tại Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ.
“Tôi đã vui mừng về việc tôi đích thân viếng thăm, lần đầu tiên trong tư cách người Kế Vị Phêrô, cư dân yêu dấu Hoa Kỳ, đê củng cố các người Công Giáo trong đức tin của họ, để đổi mới và gia tăng tình huynh đệ với mọi người Kitô hữu, và để loan báo cho mọi người sứ điệp của ‘Chúa Kitô niềm Hy vọng Chúng ta,” Đức Thánh Cha nói, khi trưng dẫn chủ đề cuộc tông du.
Đức Thánh Cha nói tại Nhà Trắng, ngài đã “có khả năng tỏ lòng kính trọng dối với xứ lớn này, xứ mà từ đầu đã được xây dựng dựa trên sự kết hợp vui vẻ với nhau các nguyên lý tôn giáo, đạo đức và chính trị, và tiếp tục nên một gương giá trị về chủ nghĩa thế tục lành mạnh, nơi chiều kích tôn giáo, trong sự khác biệt những sư diễn tả của nó, không những được dung tha mà còn được đánh giá như ‘linh hồn’ quốc gia và sự bảo đảm cơ bản những quyền và những nhiệm vụ con người.”
Khi nhắc tới cuộc hợp của ngài với các giám mục quốc gia, Đức Thánh Cha nói: “Tôi đã có khả năng nâng đỡ anh em giám mục trong nhiệm vụ khó khăn các ngài là gieo vải Tin Mừng trong một xã hội được đánh dấu bằng nhiều trái nghịch, đe dọa sự cố kết của các tín hữu và của chính hàng giáo sĩ. Tôi đã khuyến khích các anh em tôi lên tiếng trong những vấn đề luân lý và xã hội hiện hành và đào tạo những tín hữu giáo dân hầu họ trở nên chất ‘men’ tốt trong cộng đồng dân sự, khởi đầu từ tế bào căn bản là gia đình.
“Theo chiều hướng này, tôi đã khuyên anh em tái đề nghị bí tính hôn nhân, như là một ân huệ và một sự cam kết bất khả phân lý giữa một người nam và một ngừoi nữ, môi trường tự nhiên cho việc đón nhận và giáo dục con cái.”
Sự sống và hoà bình
Đức Giám Mục Roma nói sự giáo dục là một trong những thách đố ngày nay của chúng ta, và ngài nói vì lý do này mà ngài đã gặp những người lãnh đạo các trường học và các đại học viện.
“Nhiệm vụ giáo dục là một phần nguyên vẹn sứ vụ của Giáo Hội, và cộng đồng Giáo Hội Hoa Kỳ. đã luôn luôn dấn thân trong lãnh vực này, đồng thời cống hiến một dịch vụ xã hội và văn hoá cả thể cho toàn xứ,” ngài nói. “Điều quan trọng là điều này có thể tiếp diễn. Và cũng vậy điều quan trọng là chăm sóc phẩm chất những trung tâm giáo dục Công Giáo hầu tại đó, [các sinh viên] được thật sự giáo dục tới mức đo tầm vóc đầy đủ’ của Chúa Kitô, kết hợp chung đức tin và lý trí, chân lý và sự tự do.” ‘
Đức Biển Đức XVI đã khẳng định rằng những cuộc họp đại kết và liên tôn giáo của ngài là một phần quan trọng cuộc tông du của ngài.
“Tôi nhấn mạnh trách nhiệm to lớn của các đại diện tôn giáo, trong việc dạy sự tôn trọng và sự bất bạo động, và trong sự nuôi dưởng những vấn đề sâu xa nhất thuộc lương tâm con người”.
Quay sự chú tâm của ngài tới phần hai cuộc tông du, đưa ngài tới Nữu Ước, Đức Giào Hoàng nhắc lại cuộc thăm viếng của ngài tại Liên hiệp Quốc dịp kỷ niệm thứ 60 Bản Công Bố Chung Nhân Quyền.
“Chúa quan phòng đã cho phép tôi củng cố, trong đại hội quốc tế cả thể và uy quyền nhất, giá trị của tuyên ngôn này, bằng cách nhắc nhớ nền tảng phổ quát của nó, tức là, phẩm giá con người được Thiên Chúa tạo thành giống hình ành Người và nên giống Người để cộng tác trong thế giới với ý định cao cả cửa Người về sự sống và hoà bình.”
Người đã tiếp tục: “Sự tôn trọng các nhân quyền kết rễ, cũng như trong hoà bình, trong ‘công lý,’ tức là, trong một trật tự đạo đức có giá trị qua mọi thời gian và cho mọi dân tộc, điều này có thể tổng kết trong câu tục ngữ thời danh: “Đứng làm cho những kẻ khác điều anh em không muốn những kẻ khác làm cho mình.’ […] Trên nền tảng này, làm thành sự đóng góp tiêu biểu của Toà Thánh đối với Tổ Chức Liên-Hiệp-Quốc, tôi đã lập lại và hôm nay lập lại, sự dấn thân của Giáo Hôi Công Giáo trong việc góp phần gia tăng những tương quan quốc tế, được tiêu biểu bởi những nguyên lý trách nhiệm và liên đới.”
Được khắc sâu
Có những lúc trong thời gian của Đức Giáo Hoàng tại Nữu Ước mà ngài nói ‘đã in sâu trong tâm trí ngài.”
Một trong những lúc đó, ngài nhắc lại, là Thánh Lễ trong Nhà Thờ Chánh Toa Thánh Patrick với các linh mục và những người hiến thánh.
Đức Giáo Hoàng khẳng định “Tôi sẽ không bao giờ quên sức nồng ấm mà họ đã tỏ bày để kỷ niệm năm thứ ba sự chọn tôi giữ Toà Phêrô, “. “Đó là một lúc xúc động, trong đó tôi cảm nghiệm cách rõ rệt tất cả sự nâng dỡ của Giáo Hội đối với thừa tác vụ của tôi.”
“Sau cùng,” ngài nói thêm, cuộc thăm viếng của tôi cuối cùng đã dẫn đến việc cử hành Thánh Thể trong Sân Vận Động Yankee tại Nữu Ước: Tôi sẽ mang trong tâm hồn tôi lễ hội đức tin và tình huynh đệ này, với tinh thần lễ hội này tôi đã cử hành 200 năm của những giáo phận xưa nhất Bắc Mỹ. Đoàn chiên nhỏ nguyên thủy đã phát triển cách vĩ đại, bằng cách tự làm giàu với đức tin và các truyền thống của những làn sóng di dân kế tiếp.
“Với Giáo Hội này, bây giờ đối mặt những thách đố của hiện tại, tôi đã vui mừng loan báo lại ‘Chúa Kitô niềm Hy Vọng của Chúng Ta’ hôm qua, hôm nay và mãi mãi.”