HITLER và ĐGH PIÔ XII

ĐGH Pio XII
Vào trung tuần tháng 12, 2005, Thủ Tướng Iran, Mahmoud Ahmadinejad, đã làm phẩn nộ nhiều Quốc Gia, kể cả Đức Quốc, khi phát biểu rằng câu chuyện về Cuộc Tàn Sát Người Do Thái ở Âu Châu, dưới thời Adolf Hitler (1889-1945), chỉ là chuyện hoang đường… Thực Sự, truyền thuyết “về tàn sát người Do Thái dưới thời Hitler chỉ là chuyện hoang đường…” đã có từ lâu trong thế giới Ả-rập. Ngược lại, tại Phương Tây, đã từ nhiều năm, có những phong trào lên án ĐGH Piô XII là người đã không làm gì để cứu vãn người Do Thái trong cuộc tàn sát người Do Thái của Hitler. Một học giả và cũng là Thầy Tế Lễ người Do Thái, Rabbi David G. DALIN, đã xuất bản cuốn sách: “THE MYTH OF HITLER’ S POPE: How Pope Pius XII Rescued Jews from the Nazis” để nói lên sự thật ngược hẳn lại với những quan niện sai lầm trên đây về cuộc Tàn Sát (The Holocaust) người Do Thái của Hitler và về Đức Piô XII. Cuốn“The Myth of Hitler’s Pope…”(Bìa Cứng) xuất bản vào tháng 7, năm 2005, Publisher Regnery Publishing, Inc. Rabbi David G. Dalin là tác giả và Đồng Tác Giả của nhiều cuốn sách, trong số đó có những cuốn như: The Presidents of The United States and the Jews (viết chung với Jonathan D. Sarna), Religion and State in the American Jewish Experience. Rabbi David đã tốt nghiệp Trường Đại Học UC Berkley với bằng Cử Nhân, và trường Đại Học Brandeis với bằng Cao Học và Tiến Sĩ; chịu chứcTư Tế tại Jewish Theological Seminary of America. Báo “Columbia” (của Hiệp Hội Knights of Columbus), tháng 11, 2005, đã giới thiệu cuốn sách trên đây bằng cách trích đăng một đọan trong cuốn sách (với sự chấp thuận của Tác Giả và Nhà Xuất Bản) với Tiêu đề : “Setting The Record Straight”. Bản lược dịch ra tiếng Việt Nam dưới đây căn cứ vào đọan trích này. (Lm. Anphong Trần Đức Phương)

Thật là một điều khôi hài, khi mà đã 60 năm sau cuộc “Tàn Sát” (Holocaust), cùng với phong trào chống Do Thái (anti-Semitism) sôi động của những người Hồi Giáo cực đoan hiện đang phát triển mạnh mẽ giữa dân chúng ở Âu Châu, những phương tiện truyền thông vô lối ở Phương Tây vẫn đang cố gắng kết án ĐGH Piô XII (và kết án ngay cả Giáo Hội Công Giáo nói chung) là chống Do Thái.

Trước đây chẳng ai tin được điều đó. Từ sau Thế Chiến II chấm dứt cho đến ít nhất là năm năm sau khi băng hà vào năm 1958, Đức Piô XII luôn được tôn sùng giữa những người theo Kitô giáo cũng như Do Thái giáo. Ngài đã được ca ngợi như là “nhà Tiên Tri tinh thần cương nghị và gây hứng khởi cho nhiều người” và “hầu như được cả thế giới hoan nghênh vì đã cứu những người Do Thái ở Âu Châu”. Đúng như một sứ giả đã nói: “Đức Piô XII đã được những người Công Giáo hay ngòai Công Giáo ca tụng ở khắp nơi như một vị lãnh đạo tinh thần không những của thế giới Công Giáo mà cho cả chính nền văn minh Âu Châu.”

Vậy tại sao có huyền thọai là Giáo Hội đã không để ý đến những khốn khổ của người Do Thái trong Thế Chiến II? Và tại sao điều đó lại đáng quan tâm?

Điều đó đáng quan tâm, trước hết, vì bổn phận phải tôn trọng sự thật. Điều đó cũng đáng quan tâm vì công cuộc bảo vệ danh tiếng của Đức Piô XII là một trong những công cuộc quan trọng nhất trong lịch sử của mặt trận văn hóa. Giới trí thức tả khuynh càng ngày càng “tả khuynh” hơn, muốn dèm pha chẳng những truyền thống Công Giáo mà cả truyền thống Kitô Giáo và ngay cả Do Thái Giáo. Không phải ngẩu nhiên mà những người đả kích Đức Piô XII mạnh mẽ nhất lại cũng là những người phê bình lớn tiếng Đức Giáo Hòang Gioan Phaolô II.

Sự phủ nhận cuộc “Tàn Sát người Do Thái” phải bị bác bỏ. Sự thật về Đức Piô XII phải được phục hồi. Sư thật mà những phương tiện truyền thông đã ra sức chối bỏ chỉ giúp cho nhưng cuốn sách viết sai về lịch sử được bán chạy. Cuộc chiến của trào lưu ‘văn hóa vô lối’ chống lại nền văn hóa truyền thống, trong đó điển hình là cuộc chiến chống Đức Piô XII, phải được nhận diện rõ ràng; đó là cuộc tấn công ồ ạt vào nền tảng của Giáo Hội Công Giáo và nền tảng của tôn giáo truyền thống.

Một trong những hậu quả tai hại nhất gây ra do huyền thọai về Đức Piô XII, mà một cuốn sách mới xuất bản gọi Ngài là Giáo Hòang của Hitler, là nó làm lưu truyền cái huyền thọai rằng: chính Giáo Hội Công Giáo, chứ không phải người Hồi Giáo cực đoan, đã là và vẫn còn là nguồn gốc nổi bật nhất gây ra phong trào chống Do Thái trong thế giới hiện đại.

Tuy nhiên, theo nhận định của Gabriel Schoenfeld trong cuốn sách của ông “The Return of Anti-Semitism” (San Francisco: Encounter Books), một sự kiện không thể chối cải được, đó là chính trong thế giới Hồi Giáo, chứ không phải Kitô giáo, “mà truyền thống chống Do Thái thời xưa cũng như thời nay vẫn hợp nhất lại để phát sinh ra lòng thù hận người Do Thái”. Rất nhiều học giả và các nhà trí thức, các nhà lãnh đạo Cộng đồng của người Do Thái đồng ý điều đó. Abraham H. Foxman thuộc ‘Hiệp Hội Chống Phỉ Báng’ đã xác quyết: “Sự việc là phong trào chống Do Thái cuồng nhiệt đang lan tràn khắp nơi trong khối Ả-rập Trung Đông… Phong Trào Chống Do Thái được cả nhà cầm quyền Ả-rập bao dung hoặc công khai yểm trợ, được các phương tiện truyền thông Ả-rập loan truyền, được dạy tại các Trường Trung Học, Đại Học Hồi Giáo, và được rao giảng tại các Hội Đường Hồi Giáo (Mosques). Không một thành phần nào trong xã hội Hồi Giáo không bị tiêm nhiễm tư tưởng chống Do Thái.

Phong trào chống Do Thái đã ăn rễ sâu xa và trở nên mạnh mẽ hơn do sự cộng tác của những người Hồi Giáo cự đoan với Đức Quốc Xã….

Sự liên kết giữa những người Hồi Giáo cực đoan với Hitler trong thời chiến đã đem lại những hậu quả kéo dài trong thế giới Ả-rập. Những hậu quả đó đã đảo ngược lại những gì Giáo Hội Công Giáo đã làm trong Thế chiến II. Nói một cách thẳng thắn ra là: trong khi Đức Piô XII cố gắng cứu vớt những người Do Thái, thì Hajj Amin an-Husseini, viên Đại Phán Quan Hồi Giáo lúc đó ở Giêrusalem, lại ủng hộ ‘Giải Pháp cuối cùng’ của Hitler.

Ngày nay, sau hơn 60 năm cuộc Tàn Sát, người chuyên gây hấn và là kẻ biện hộ cho Hitler, Hajj Amin an-Husseini, phải được nhớ lại và nhận diện ra rõ ràng hơn. Chính ông, chứ không phải ĐGH Piô XII, là một Giáo Sĩ nguy hiểm nhất trong lịch sử cận đại (theo nhận định của John Carwell). Chủ trương chống Do Thái cực đoan của Ông nguy hiểm trong Thế chiến II cũng như cho ngày nay. Trong thời gian ở Berlin, Ông đã gặp riêng Hitler nhiều lần khác nhau và đã công khai và nhắc đi nhắc lại nhiều lần lời kêu gọi hãy hủy diệt người Do Thái tại Âu Châu. Ông là kẻ hợp tác đắc lực nhất với chế độ Đức Quốc Xã. Nói Ông ta là người của Hitler thì đúng lắm rồi; còn nói ĐGH Piô XII là Giáo Hòang của Hitler thì chỉ là câu chuyện ngụy tạo!

Thuộc dòng dõi một gia đình Palestine giàu có và nhiều quyền lực, Hajj Amin an-Husseini sinh ra tại Jerusalem năm 1893. Ông trở nên kẻ sôi nổi chuyên nghiệp chống Do Thái kể từ ngày 04-04-1920. Hồi đó, Ông và những kẻ tùy tùng đã bị khích động bởi những lời tuyên truyền khích động chống Do Thái, nên đã tìm cách tàn sát người Do Thái và cướp các tiệm buôn bán của người Do Thái. Ngày 28-3-1929, Ông chỉ huy cuộc tàn sát 60 người Do Thái ở Hebron; rồi ít ngày sau tiến hành cuộc tàn sát ờ Safad gây cho 45 người Do Thái bị giết.

Suốt thập niên 1930, Ông tiếp tục gây nên phong trào bài Do Thái ở Palestine, và tìm cách làm quen với phong trào Đức Quốc Xã của Hitler. Cuối tháng 3 năm 1933, ít lâu sau khi Hitler lên cầm quyền, Ông đến gặp ông Đại Sứ Tòan Quyền của Đức Quốc Xã ở Giêrusalem, tiến sĩ Heinrich Wolff, và xin cộng tác. Mục đích của Ông, như Ông đã nhiều lần cắt nghĩa cho các sĩ quan Đức, là nhằm thật xa và thật rộng rãi. Nhưng mục đích gần là chống lại và chấm dứt phong trào lập cư của người Do Thái tại Palestine. Rồi xa hơn nữa là hình thành trong thế giới Ả-rập cũng như trong thế giới Hồi Giáo, một cuộc thánh chiến của Hồi Giáo liên kết với Đức Quốc Xã để tận diệt người Do Thái và giải quyết dứt khóat vấn đề Do Thái ở khắp nơi trên thế giới.

Vào ngày 28-11-1941, Ông đã gặp Hitler lần đầu, rồi tiếp theo nhiều lần khác. Lúc đó những kẻ tuyên truyền cho chế độ Đức Quốc Xã miêu tả Ông như một nhà lãnh đạo tinh thần của cả Hồi Giáo. Theo sứ giả Kenneth R. Timmerman, liên minh vừa phát sinh giữa Hồi Giáo và Đức Quốc Xã do Ông dựng nên cùng với Hitler, đã đánh dấu cuộc khởi đầu làm cho phong trào Đức Quốc Xã chống Do Thái thành một phong trào quần chúng tràn vào thế giới Ả-rập; rồi dưới sự lãnh đạo của Ông và môn đệ của Ông là Yasser Arafat, phong trào đó đã tiếp nối cho đến ngày nay. Cũng theo sứ giả Kenneth R. Timmerman, mối liên hệ mật thiết của Ông với Hitler và việc Ông nhiệt thành ủng hộ “giải pháp cuối cùng” của Hitler, đã dệt nên mạng lưới chống Do Thái kéo dài từ quá khứ cho đến ngày nay. Nếu ngày nay phong trào Hồi Giáo chống Do Thái đã phát triển thành một cây cành lá xum xoe, thì rễ của nó đã được nuôi dưỡng trong chế độ Đệ Tam Đức Quốc Xã của Hitler.

Trong suốt Thế chiến II, al-Husseini đã xuất hiện đều đều trên làn sóng phát thanh của Đức hướng về Trung Đông. Hơn nữa, trong suốt thời gian Đức Quốc Xã chiếm đóng Rôma, ĐGH Piô XII đã cứu thóat nhiều ngàn người Do Thái khỏi phải đưa đi trại Auschwitz và che dấu họ trong các Nhà Dòng ở Rôma, thì al-Husseni đã dùng làn sóng phát thanh của Đức Quốc Xã để kêu gọi hãy tận diệt người Do Thái ở Âu Châu: “Hãy giết bọn Do Thái bất cứ ở đâu bạn gặp được; điều đó làm đẹp lòng Allah, lịch sử và tôn giáo”.

Mối Liên Hệ giữa Do Thái Giáo và Công Giáo trong thời hiện đại:

Trái với al-Husseni và chủ thuyết cực đoan chống Do Thái của Ông, ĐGH Gioan Phaolô II lại phát triển triết thuyết “Do Thái truyền thống” trong thời gian Giáo Hòang của Ngài. Ông George Weigel nhận định như sau: Từ khi được bầu chọn vào ngôi vị Giáo Hòang vào năm 1978, Đức Gioan Phaolô II đã bỏ nhiều công sức để thiết lập cuộc đối thọai giữ Công giáo và Do Thái giáo. Buổi đẩu gặp gở với các đại diện của Cộng đồng người Do Thái ở Rôma vào ngày 12/3/1979, Đức Gioan Phaolô II đã lưu ý rằng: “Hai Cộng Đồng tôn giáo chúng ta có liên hệ và sự liên lạc chặt chẻ ngay ở căn tính tương đồng của nhau”. Cuộc đối thọai giữa Do Thái giáo và Công giáo, nhìn theo quan điểm của người Công giáo, là một bổn phận tôn giáo.

Suốt thập niên 1980, Đức Gioan Phaolô II đã mạnh mẻ kết án những hành động khủng bố nhằm vào các Hội đường Do Thái và Cộng Đồng Do Thái ở Vienna và Rôma. Ngài cũng luôn lên án phong trào bài Do Thái ở Âu Châu. Trong khi đó các nhà lãnh đạo khác ở Âu Châu lại không muốn có lập trường chống lại sự nổi dậy của phong trào Hồi Giáo chống Do Thái, phong trào này là một phần trong chương trình “Hồi Giáo hóa Âu Châu”. Điều này đặc biệt đúng tại Pháp là nơi những người theo Hồi Giáo chiếm tỷ lệ khỏang 10% dân số Pháp.

Thực ra Đức Gioan Phaolô II là người thừa kế tinh thần của Đức Piô XII. Những kẻ chỉ trích vô lối thái độ mà họ gán cho là chống Do Thái của Đức Piô XII và Gioan Phalô II, lại ít dám kết án những cuộc bạo động chống Do Thái tại Isarel, tại Pháp và các nơi khác; những cuộc bạo động này đã xảy ra thực sự và có nhiều tài liệu đã ghi lại, thế mà họ đã chẳng dám lê án gì cả.

Ngày nay, 60 năm sau “cuộc Tàn sát người Do Thái”, cần phải ghi nhớ rằng: trái ngược với truyền thuyết được phổ biến rộng rãi do các kẻ chỉ trích các Đức Giáo Hòang một cách bừa bãi gây nên, chính những nhà lãnh đạo Hồi giáo cực đoan và mạng lưới khủng bố của họ, chứ không phải là thời đại Giáo hòang hiện đại và các nhà lãnh đạo Công Giáo đương thời, đã đóng một vai trò lớn và cực đoan làm nổi dậy và phát triển phong trào chống Do Thái.

Đức Gioan Phaolô II và Đức Piô XII là những người bạn rất chung thủy của người Do Thái. Vị Giáo Hòang kế vị Đức Gioan Phaolô II là Đức Bênêđíctô XVI cũng thế. Hồi còn là Hồng Y Joeph Ratzinger, Ngài đã viết: “Món Quà Giáng Sinh” là “Di sản của Abraham”. Ngài đã kết án cả những phong trào Kitô giáo chống Do thái, cũng như kết án “Cuộc Tàn Sát” người Do Thái của Đức Quốc Xã.

Vào thời điểm này của năm 2005, cũng như vào thập niên 1930 và 1940, các vị Giáo Hòang đã và vẫn là những người bạn của người Do Thái. Những kẻ chối bỏ điều đó là chối bỏ lịch sử và tệ hại hơn nữa, họ lại tạo ra một tấm màn che dấu sự kiện chống Do Thái của thời đại chúng ta hôm nay.

(XIN CHÚA THƯƠNG XÓT CHÚNG CON! XIN CHÚA NỐI KẾT CHÚNG CON NÊN MỘT TRONG TÌNH YÊU CHÚA! XIN CHÚA THƯƠNG BAN BÌNH AN CHO THẾ GIỚI CHÚNG CON!)