MẸ VỀ ĐỨNG DƯỚI MƯA...
Sáng nay, trên đường về Tu Viện để dùng cơm trưa, nhìn qua sân nhà xứ, tôi chợt thấy đoàn người xếp hàng thinh lặng và nhẫn nại chờ xưng tội, đông khác thường. Sực nhớ, thì ra đã là 31 tháng 10, ngày mai Lễ các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa.
Người Việt Nam Công Giáo mình tốt lành thật, có thể có tiếng ra tiếng vào về cách sống Đạo chưa cụ thể, chưa thấm lòng Đạo sâu vào lòng đời, nhưng lương tâm người Việt Nam Công Giáo vẫn bén nhạy với Toà Giải Tội, vẫn thấy Tòa Giải Tội là nơi mà người ta được giải thoát, nơi mà người ta còn cần đến, là địa chỉ cần thiết cho cuộc đời, như thế thì ý thức về tội cách nào vẫn còn, vẫn đánh động và vẫn là một thách đố cho con người. Tạ ơn Chúa, chúng ta chưa đánh mất cảm thức về tội, chưa mất cảm thức về ơn tha thứ và chưa mất cảm thức về cái đúng cái sai...
Buổi trưa, ngồi bàn cơm, đang lúc tán gẫu mấy chuyện giải trí trong ngày, anh Phó Bề Trên nhăn nhó than thở về việc Giải Tội quá đông người và kêu gọi anh em... “chia lửa, cứu bồ”. Chúng tôi tiên đoán ngày nay, ngày mai và trong suốt tuần này sẽ còn rất đông người, và vì thế rất cần “tăng viện”, “bản thông báo” được xoè ra ngay trên bàn cơm và sau đó gắn lên trên tấm bảng ở phòng chung Tu Viện. Yêu cầu phải “tăng ca” !
Buổi trưa ngủ dậy, lơ đễnh một vài ván game trẻ con trên máy vi tính, chuẩn bị một chiều viết lách bài vở... Bước chân ra hành lang nhìn xuống, mấy hàng người đông nghẹt, họ xếp hàng “rồng rắn” chờ xưng tội, lúc đầu định làm ngơ, nhưng lương tâm bỗng áy náy, thôi xếp các việc khác lại mà tự giác xuống... “ngồi tòa”.
Có một hối nhân bình thản thưa chuyện: “Thưa cha, Đức Mẹ khóc làm con hối hận quá, con vào tòa xin cha giải tội cho con”... Chuyện đơn giản quá, mấy ngày nay đang có việc “Đức Mẹ khóc”, có người bị đánh động lương tâm tìm đến Tòa Giải Tội. Các nố sau, mình khéo léo gợi chuyện, gặp được thêm một vài người cũng vì “Đức Mẹ khóc” mà đến đây. Không thể ngăn được cơn xúc động, “Đức Mẹ khóc”, người ta ăn năn, chuyện có thật!
Đức Mẹ có khóc ở tượng đài giữa Sài-gòn hay không, chuyện ấy chỉ có... Đức Mẹ biết ! Nhưng có một sự thật là Đức Mẹ rất đau buồn vì tội lỗi của chúng ta.
Tôi đã có dịp đến Lộ Đức, và tôi cũng đã có dịp đến Fatima, tôi đã có dịp đến Trà Kiệu và tôi cũng đã có dịp đến La Vang, mỗi nơi một bầu khí khác nhau, nhưng vẫn là bầu khí của cầu nguyện.
Cảnh thần tiên nên thơ và phẳng lặng của Lộ Đức rất dễ đưa ta vào bầu khí cầu nguyện, dòng sông chảy rất xiết bên kia là một vùng cỏ xanh nhẹ nhàng như nhung, các trạm đốt nến khấn cháy hừng hực như vạn lời cầu dâng lên Tòa Mẹ. Con đường hun hút, một công trường rộng thênh thang, ở góc nhỏ là một cây sồi còn sót lại. Fatima, điểm đến cực nam của Bồ Đào Nha làm cho lời ca của một bài Thánh Ca tiếng Việt bỗng trở nên thấm thía: ”Làng Fatima xa xôi !”, trong cái thênh thang và cái nhỏ bé, bỗng nhớ lời Mẹ dặn thật đậm đà...
Giữa cảnh núi đồi hùng vĩ của Trà Kiệu, đứng ở đỉnh cao để nghe kể về những gì mà Mẹ đã làm ở Trà Kiệu, đoàn quân nhỏ bé của Mẹ hóa ra lại thật mạnh mẽ trong yêu thương, cảm động đến rơi nước mắt...
La Vang như diễn tả hết cái xót xa thân phận con của Mẹ, thân phận của một đất nước chiến tranh, một dân tộc nhiều đau khổ, cho đến cái đất để thờ phượng cũng không còn trọn vẹn, cái còn thì cái này khác cái kia, mỗi cái một mảnh: một ngôi tháp vá víu, vá víu kỷ niệm, vá víu nửa hở nửa che cho thân phận chiến tranh. Ngôi Nhà Nguyện trên nền Vương Cung Thánh Đường một thời vang bóng, bây giờ là gì vậy ? Nhà kho hay hay Nhà Thờ ? Cái mái khung ngang sao giống các vì kèo nhà kho quá ! Và một cái “khách sạn” kệch cỡm giữa đất thánh thiêng ! Tội nghiệp La Vang quá ! Nhưng mẹ vẫn thương, Mẹ vẫn cùng những đứa con sứt mẻ đi nốt hành trình, vẫn có mẹ.
Những nơi có dấu vết của Mẹ, người ta đến và người ta không thể không cầu nguyện, chính Mẹ năm xưa đã “làm nóng” bầu khí cầu nguyện của các Tông Đồ để kéo ơn Chúa Thánh Thần xuống. Tôi không có ý xác nhận việc Đức Mẹ khóc ở Sài-gòn là có thật, nhưng một bầu khí cầu nguyện trên cả một đoàn người đông đảo giữa thành phố hoa lệ này và họ đã vây quanh tượng mẹ để cầu nguyện thì không thể phủ nhận việc có ơn của Chúa.
Ống kính của truyền hình thành phố đã tập chú vào một bàn tay trên có vòng chuỗi Mai Khôi, ống kính mở dần ra và người ta thấy xuất hiện trên màn hình nhỏ những gương mặt ngước nhìn đăm đăm lên tượng Mẹ, không phải là ánh mắt của tò mò nhưng là ánh mắt của niềm tin, của lời cầu nguyện.
Cám ơn người quay phim, cám ơn người đạo diễn, bấy nhiêu cũng đủ để người Công Giáo Việt Nam hãnh diện về những người anh chị em của mình, họ làm trong cơ quan tuyên truyền của Nhà Nước, của Đảng, nhưng họ đã có những thước phim diễn tả rất thật, rất sinh động. Chưa kể những cảnh quay khác làm nức lòng người xem, cái cảnh cả Mẹ lẫn con đứng dưới mưa, mẹ ngước nhìn trời, con cũng ngước nhìn trời, Mẹ và con cùng cầu nguyện. Giọt mưa nào lăn trên má Mẹ, giọt mưa nào lăn trên má con. Thật tuyệt vời!
Chúng ta đã hết sức nỗ lực kêu gọi mọi người cầu nguyện, sao bây giờ anh em cầu nguyện ta lại can ngăn ? Tại sao lại kêu gọi giải tán đoàn người cầu nguyện, sao không kêu gọi giải tán các quán bar, các quán bia ôm, các nhà chứa núp bóng phòng trọ, các ổ mãi dâm, các vũ trường thâu đêm suốt sáng, các động lắc, các phòng nạo phá thai giết người, các ổ xì-ke ma tuý, các tập thể tham nhũng hối lộ, các xúc phạm y đức ở bệnh viện, ở trường học, các tập đoàn lãng phí ?
Chính quyền có trách nhiệm của chính quyền, tôi không lấy làm lạ gì khi chính quyền có vẻ lo sợ về an ninh, đã khuyên đồng bào Công Giáo bình tĩnh, nhưng tôi ngạc nhiên khi có những ông Linh Mục lại lên tiếng trên Tivi còn mạnh miệng hơn cả chính quyền để ngăn chặn việc cầu nguyện. Trời ơi, cần lắm một đoàn ngươì cầu nguyện giữa một thành phố truỵ lạc đã và đang tuột dốc đạo đức này ! Bao lâu nay tội ác hoành hành, sao không thấy những ông Linh Mục đó lên tiếng kêu gọi giải tán nhỉ ?
Nhớ lại chuyện xưa, chuyện xưa lắm rồi, những ngày còn lao đao lận đận, có lần tôi đã quá mỏi mệt, muốn bỏ ngang con đường dấn thân của mình để trở lại Tu Viện, cha linh hướng sau khi nghe tôi bộc bạch, ngài hỏi tôi: “Trong đơn vị của anh có bao nhiêu người ?” Tôi trả lời khoảng 600 người, ngài trầm ngâm một lúc rồi nhìn vào cõi xa xăm, ngài nói một mình: “Chẳng lẽ giữa 600 người đó không có lấy một người thuộc về Chúa sao ?” Sau lời góp ý đó, tôi lăng lẽ trở lại đơn vị và tiếp tục con đường dấn thân của mình như một Tu Sĩ giữa lòng đời.
Bây giờ giữa thành phố 8 triệu dân này, có một nhóm người sốt sắng cầu nguyện nơi công cộng, chẳng lẽ không đáng để ta chiêm ngưỡng sao ?
Mẹ về đứng dưới mưa cho đoàn con cầu nguyện...
(Sài-gòn, những ngày đầu tháng các linh hồn 2005)
Sáng nay, trên đường về Tu Viện để dùng cơm trưa, nhìn qua sân nhà xứ, tôi chợt thấy đoàn người xếp hàng thinh lặng và nhẫn nại chờ xưng tội, đông khác thường. Sực nhớ, thì ra đã là 31 tháng 10, ngày mai Lễ các Thánh Nam Nữ của Thiên Chúa.
Người Việt Nam Công Giáo mình tốt lành thật, có thể có tiếng ra tiếng vào về cách sống Đạo chưa cụ thể, chưa thấm lòng Đạo sâu vào lòng đời, nhưng lương tâm người Việt Nam Công Giáo vẫn bén nhạy với Toà Giải Tội, vẫn thấy Tòa Giải Tội là nơi mà người ta được giải thoát, nơi mà người ta còn cần đến, là địa chỉ cần thiết cho cuộc đời, như thế thì ý thức về tội cách nào vẫn còn, vẫn đánh động và vẫn là một thách đố cho con người. Tạ ơn Chúa, chúng ta chưa đánh mất cảm thức về tội, chưa mất cảm thức về ơn tha thứ và chưa mất cảm thức về cái đúng cái sai...
Buổi trưa, ngồi bàn cơm, đang lúc tán gẫu mấy chuyện giải trí trong ngày, anh Phó Bề Trên nhăn nhó than thở về việc Giải Tội quá đông người và kêu gọi anh em... “chia lửa, cứu bồ”. Chúng tôi tiên đoán ngày nay, ngày mai và trong suốt tuần này sẽ còn rất đông người, và vì thế rất cần “tăng viện”, “bản thông báo” được xoè ra ngay trên bàn cơm và sau đó gắn lên trên tấm bảng ở phòng chung Tu Viện. Yêu cầu phải “tăng ca” !
Buổi trưa ngủ dậy, lơ đễnh một vài ván game trẻ con trên máy vi tính, chuẩn bị một chiều viết lách bài vở... Bước chân ra hành lang nhìn xuống, mấy hàng người đông nghẹt, họ xếp hàng “rồng rắn” chờ xưng tội, lúc đầu định làm ngơ, nhưng lương tâm bỗng áy náy, thôi xếp các việc khác lại mà tự giác xuống... “ngồi tòa”.
Có một hối nhân bình thản thưa chuyện: “Thưa cha, Đức Mẹ khóc làm con hối hận quá, con vào tòa xin cha giải tội cho con”... Chuyện đơn giản quá, mấy ngày nay đang có việc “Đức Mẹ khóc”, có người bị đánh động lương tâm tìm đến Tòa Giải Tội. Các nố sau, mình khéo léo gợi chuyện, gặp được thêm một vài người cũng vì “Đức Mẹ khóc” mà đến đây. Không thể ngăn được cơn xúc động, “Đức Mẹ khóc”, người ta ăn năn, chuyện có thật!
Đức Mẹ có khóc ở tượng đài giữa Sài-gòn hay không, chuyện ấy chỉ có... Đức Mẹ biết ! Nhưng có một sự thật là Đức Mẹ rất đau buồn vì tội lỗi của chúng ta.
Tôi đã có dịp đến Lộ Đức, và tôi cũng đã có dịp đến Fatima, tôi đã có dịp đến Trà Kiệu và tôi cũng đã có dịp đến La Vang, mỗi nơi một bầu khí khác nhau, nhưng vẫn là bầu khí của cầu nguyện.
Cảnh thần tiên nên thơ và phẳng lặng của Lộ Đức rất dễ đưa ta vào bầu khí cầu nguyện, dòng sông chảy rất xiết bên kia là một vùng cỏ xanh nhẹ nhàng như nhung, các trạm đốt nến khấn cháy hừng hực như vạn lời cầu dâng lên Tòa Mẹ. Con đường hun hút, một công trường rộng thênh thang, ở góc nhỏ là một cây sồi còn sót lại. Fatima, điểm đến cực nam của Bồ Đào Nha làm cho lời ca của một bài Thánh Ca tiếng Việt bỗng trở nên thấm thía: ”Làng Fatima xa xôi !”, trong cái thênh thang và cái nhỏ bé, bỗng nhớ lời Mẹ dặn thật đậm đà...
Giữa cảnh núi đồi hùng vĩ của Trà Kiệu, đứng ở đỉnh cao để nghe kể về những gì mà Mẹ đã làm ở Trà Kiệu, đoàn quân nhỏ bé của Mẹ hóa ra lại thật mạnh mẽ trong yêu thương, cảm động đến rơi nước mắt...
La Vang như diễn tả hết cái xót xa thân phận con của Mẹ, thân phận của một đất nước chiến tranh, một dân tộc nhiều đau khổ, cho đến cái đất để thờ phượng cũng không còn trọn vẹn, cái còn thì cái này khác cái kia, mỗi cái một mảnh: một ngôi tháp vá víu, vá víu kỷ niệm, vá víu nửa hở nửa che cho thân phận chiến tranh. Ngôi Nhà Nguyện trên nền Vương Cung Thánh Đường một thời vang bóng, bây giờ là gì vậy ? Nhà kho hay hay Nhà Thờ ? Cái mái khung ngang sao giống các vì kèo nhà kho quá ! Và một cái “khách sạn” kệch cỡm giữa đất thánh thiêng ! Tội nghiệp La Vang quá ! Nhưng mẹ vẫn thương, Mẹ vẫn cùng những đứa con sứt mẻ đi nốt hành trình, vẫn có mẹ.
Những nơi có dấu vết của Mẹ, người ta đến và người ta không thể không cầu nguyện, chính Mẹ năm xưa đã “làm nóng” bầu khí cầu nguyện của các Tông Đồ để kéo ơn Chúa Thánh Thần xuống. Tôi không có ý xác nhận việc Đức Mẹ khóc ở Sài-gòn là có thật, nhưng một bầu khí cầu nguyện trên cả một đoàn người đông đảo giữa thành phố hoa lệ này và họ đã vây quanh tượng mẹ để cầu nguyện thì không thể phủ nhận việc có ơn của Chúa.
Ống kính của truyền hình thành phố đã tập chú vào một bàn tay trên có vòng chuỗi Mai Khôi, ống kính mở dần ra và người ta thấy xuất hiện trên màn hình nhỏ những gương mặt ngước nhìn đăm đăm lên tượng Mẹ, không phải là ánh mắt của tò mò nhưng là ánh mắt của niềm tin, của lời cầu nguyện.
Cám ơn người quay phim, cám ơn người đạo diễn, bấy nhiêu cũng đủ để người Công Giáo Việt Nam hãnh diện về những người anh chị em của mình, họ làm trong cơ quan tuyên truyền của Nhà Nước, của Đảng, nhưng họ đã có những thước phim diễn tả rất thật, rất sinh động. Chưa kể những cảnh quay khác làm nức lòng người xem, cái cảnh cả Mẹ lẫn con đứng dưới mưa, mẹ ngước nhìn trời, con cũng ngước nhìn trời, Mẹ và con cùng cầu nguyện. Giọt mưa nào lăn trên má Mẹ, giọt mưa nào lăn trên má con. Thật tuyệt vời!
Chúng ta đã hết sức nỗ lực kêu gọi mọi người cầu nguyện, sao bây giờ anh em cầu nguyện ta lại can ngăn ? Tại sao lại kêu gọi giải tán đoàn người cầu nguyện, sao không kêu gọi giải tán các quán bar, các quán bia ôm, các nhà chứa núp bóng phòng trọ, các ổ mãi dâm, các vũ trường thâu đêm suốt sáng, các động lắc, các phòng nạo phá thai giết người, các ổ xì-ke ma tuý, các tập thể tham nhũng hối lộ, các xúc phạm y đức ở bệnh viện, ở trường học, các tập đoàn lãng phí ?
Chính quyền có trách nhiệm của chính quyền, tôi không lấy làm lạ gì khi chính quyền có vẻ lo sợ về an ninh, đã khuyên đồng bào Công Giáo bình tĩnh, nhưng tôi ngạc nhiên khi có những ông Linh Mục lại lên tiếng trên Tivi còn mạnh miệng hơn cả chính quyền để ngăn chặn việc cầu nguyện. Trời ơi, cần lắm một đoàn ngươì cầu nguyện giữa một thành phố truỵ lạc đã và đang tuột dốc đạo đức này ! Bao lâu nay tội ác hoành hành, sao không thấy những ông Linh Mục đó lên tiếng kêu gọi giải tán nhỉ ?
Nhớ lại chuyện xưa, chuyện xưa lắm rồi, những ngày còn lao đao lận đận, có lần tôi đã quá mỏi mệt, muốn bỏ ngang con đường dấn thân của mình để trở lại Tu Viện, cha linh hướng sau khi nghe tôi bộc bạch, ngài hỏi tôi: “Trong đơn vị của anh có bao nhiêu người ?” Tôi trả lời khoảng 600 người, ngài trầm ngâm một lúc rồi nhìn vào cõi xa xăm, ngài nói một mình: “Chẳng lẽ giữa 600 người đó không có lấy một người thuộc về Chúa sao ?” Sau lời góp ý đó, tôi lăng lẽ trở lại đơn vị và tiếp tục con đường dấn thân của mình như một Tu Sĩ giữa lòng đời.
Bây giờ giữa thành phố 8 triệu dân này, có một nhóm người sốt sắng cầu nguyện nơi công cộng, chẳng lẽ không đáng để ta chiêm ngưỡng sao ?
Mẹ về đứng dưới mưa cho đoàn con cầu nguyện...
(Sài-gòn, những ngày đầu tháng các linh hồn 2005)