8. LẶP LẠI NHIỀU LẦN
Thời trung niên của Hy Ung, có một tác giả nọ biệt hiệu là “nhà thơ lớn” làm một bài thơ “Cảm nghĩ ngủ qua đêm nhà ở trong núi” như sau:
-“Có một nhà sư cô độc trở về chỗ mình” (chữ một, cô, độc, được lập lại).
“Quan môn bế hộ đậy cửa sài” (chữ quan môn, bế hộ, đóng cửa sài, cùng ý nghĩa).
“Nửa đêm lúc canh ba, giờ tý” (nửa đêm, canh ba, giờ tý cùng ý nghĩa).
“Chim cuốc tạ báo chim cuốc kêu” (chim cuốc, tạ báo là tên gọi khác của chim cuốc).
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 8 :
Một bài thơ được lặp lại nhiều chữ nhưng vẫn thấy hay và giá trị vì cách dùng văn của nhà thơ.
Nhưng ngày nào cũng chửi con cái “đồ chết tiệt”, thì trước sau gì tâm hồn của con cái cũng “chết tiệt” thật, bởi vì không ai thích người khác mắng mỏ mình suốt ngày; ngày nào cũng ngồi vào sòng bài thì trước sau gì cũng tan gia bại sản bán vợ đợ con, thân tàn ma dại; ngày nào cũng uống rượu nhậu nhẹt thì cũng sẽ có ngày ngồi tù vì say rượu làm điều phi pháp...
Những hành vi xấu thì không nên lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng những thói quen tốt thì nên làm đi làm lại nhiều lần trong cuộc sống.
Người Ki-tô hữu có một thói quen tốt mà mỗi ngày cần phải lặp lại nhiều lần, đó là tha thứ cho nhau. Hôm nay tha thứ, ngày mai tha thứ tiếp, ngày mốt tiếp tục tha thứ, sự tha thứ này phản ảnh lại tâm hồn khiêm tốn và hiền lành của Đức Chúa Giê-su nơi con người của chúng ta, bởi vì chúng ta là những môn đệ đích thực của Ngài, môn đệ mà không học được nơi thầy điều gì thì không xứng đáng là môn đệ.
Tha thứ luôn và tha thứ mãi là hành vi và thói quen rất lành thánh của người Ki-tô hữu, mà chúng ta cần phải làm đi làm lại nhiều lần trong đời sống chứng nhân của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời trung niên của Hy Ung, có một tác giả nọ biệt hiệu là “nhà thơ lớn” làm một bài thơ “Cảm nghĩ ngủ qua đêm nhà ở trong núi” như sau:
-“Có một nhà sư cô độc trở về chỗ mình” (chữ một, cô, độc, được lập lại).
“Quan môn bế hộ đậy cửa sài” (chữ quan môn, bế hộ, đóng cửa sài, cùng ý nghĩa).
“Nửa đêm lúc canh ba, giờ tý” (nửa đêm, canh ba, giờ tý cùng ý nghĩa).
“Chim cuốc tạ báo chim cuốc kêu” (chim cuốc, tạ báo là tên gọi khác của chim cuốc).
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 8 :
Một bài thơ được lặp lại nhiều chữ nhưng vẫn thấy hay và giá trị vì cách dùng văn của nhà thơ.
Nhưng ngày nào cũng chửi con cái “đồ chết tiệt”, thì trước sau gì tâm hồn của con cái cũng “chết tiệt” thật, bởi vì không ai thích người khác mắng mỏ mình suốt ngày; ngày nào cũng ngồi vào sòng bài thì trước sau gì cũng tan gia bại sản bán vợ đợ con, thân tàn ma dại; ngày nào cũng uống rượu nhậu nhẹt thì cũng sẽ có ngày ngồi tù vì say rượu làm điều phi pháp...
Những hành vi xấu thì không nên lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng những thói quen tốt thì nên làm đi làm lại nhiều lần trong cuộc sống.
Người Ki-tô hữu có một thói quen tốt mà mỗi ngày cần phải lặp lại nhiều lần, đó là tha thứ cho nhau. Hôm nay tha thứ, ngày mai tha thứ tiếp, ngày mốt tiếp tục tha thứ, sự tha thứ này phản ảnh lại tâm hồn khiêm tốn và hiền lành của Đức Chúa Giê-su nơi con người của chúng ta, bởi vì chúng ta là những môn đệ đích thực của Ngài, môn đệ mà không học được nơi thầy điều gì thì không xứng đáng là môn đệ.
Tha thứ luôn và tha thứ mãi là hành vi và thói quen rất lành thánh của người Ki-tô hữu, mà chúng ta cần phải làm đi làm lại nhiều lần trong đời sống chứng nhân của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info