CHƯƠNG II: TRIẾT LÝ VIỆT NAM


Kim-Định


1. Bài trước đã nói tòan thể Đông Á đều thuộc về một đại chủng tộc có tên là Việt. Việt tộc có nền văn hóa cao siêu và rất ơn ích mang tên là Nho theo nghĩa nho là có thể đáp ứng mọi nhu yếu thâm sâu của con người.


Lại nói rằng Tàu chỉ đại diện cho nho ở đợt văn minh mà không ở đợt văn hóa. Hỏi vậy chi nào có thể gọi là đại diện cho đại tộc trong giai đọan sáng tạo này? Để được kể là chi đại biểu cần phải có những dấu hiệu nào?


Chương này sẽ đưa ra lời đáp: đó là Việt nam. Việt nam là chi thừa tự Thái nho nếu không duy nhất thì ít ra cũng vào hạng nhất. Lý chứng thì vô vàn, nhưng trong chương này chỉ đưa ít mẫu như sau.


2. Trước hết xét về danh xưng thì Việt nam tỏ ra gắn bó với tên Việt hơn hét: khởi đầu là một chuỗi tên huyền sử đi với chữ Việt như Viêm Việt, Hoàng Việt, Hùng Việt, Lạc Việt, Việt Thường..Rồi đến các tên lịch sử là Nam Việt, Đại Cồ Việt, (nhà Đinh thế kỷ thứ 10), Đại Việt ( đời Lý thế kỷ thứ 12) Cuối cùng là Việt nam ( từ thế kỷ 19 trở đi.)


Sự gắn bó này rất đặc sắc vì các chi khác không màng đến tên Việt, Tàu còn cố xóa bỏ tên Việt, mặc dầu có đến 70% Bách Việt nằm lại bên Tàu, mà nay không còn lấy một tên. Tên bị xóa cuối cùng là Lưỡng Việt đổi ra Lưỡng Quảng. Như vậy sự gắn bó với tên đại chủng tất phải ám chỉ một cài gì sâu xa không những thuộc Danh mà cả đến Tính thể nữa.


Về Danh thì tên Việt là một trong những tên cổ nhất có thể chọn để chỉ tòan khối Đông A, vì nó có kiểu nói to nhất là Bách Việt, lại bao gồm nhiều chi hơn hết. Đang khi những tên Di hay Lê chỉ có đến tứ hoăc cửu, riêng Việt thì đến bách: một trăm. Đã vậy, ngoài di vật đi kèm thì tên Việt không hề bị hạ gía như những tên khấc như Lê, Man, Di...tất cả đều bị hạ giá, riêng có tên Việt là không. Điều đáng ghi nữa lá cái phủ Việt toàn tìm được trên phần đát Việt x 8a tự vùng Kinh Man (nước Sở) trở xuống đến Ban Chiang và Non Nok tha ở Thái, Mên. Thế là về danh kể là xong: không chi naò gắn bó với tên Việt cho bằng Việt nam.


3. Bây giớ xét đến cái Tính của Việt. Hãy khởi đầu bằng đem ít trang huyền sử, đồ án, biểu hiệu của Việt nam đối chiếu với của đại tộc để xem mối liên hệ giữa đôi bên đi tới đâu. Có đủ lý chứng để kể Việt nam như thừa kế của đại tộc chăng?


Thưa Việt nam quả đã có những truyện ấy. Hơn thế nữa: các truyện còn được kể như huyền sử của nước tức là những trang sử mệnh quan trọng nhất vì huyền sử gắn bó với vận nước cách cơ thể. Trong đó nổi nang hơn hết là truyện Âu cơ tổ mẫu đẻ cái bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Rồi khi bố mẹ chia tay nhau thì 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống bể. Lâu lâu bố mẹ gặp lại nhau trên cánh đồng Tương vv.H.1 Chính chữ Tương làm nên nét đặc trưng của văn hóa Việt nam, chính nó làm nền tảng cho nền Minh Triết cũng gọi là đạo mà Kinh Dịch định nghĩa là "nhất âm nhất dương chi vị đạo" (Hệ từ V.) Muốn là đạo phải có cả âm cả dương, chính chữ Tương nối âm lại với dương. Những nền triết không đạt đạo, cũng là không đạt Minh triết là tại thiếu chữ Tương này đây. (Hình 7 Hôn 4)


Câu truyện trên chỉ là một trang huyền sử. Huyền sử không kể lại một biến cổ nhất định, mà chỉ cốt gợi lên những cảm súc nào đó. Cảm súc càng mãnh liệt, càng thành khẩn thiết tha thì càng hay. Hỏi vậy đó là những cảm tình nào, ý nghĩ nào? Thưa là ý nghĩ thâm sâu như trong Kinh Dịch, nhưng được áp dụng thẳng vào xã hội con người. Xã hội đầu tiên của con người là gia tộc, nên việc chi liên can đến gia tộc thì đều gợi lên những cảm súc thấm thiết yêu thương. Cùng mo ẽt ý đó mà Kinh Dịch nói cách trừu tượng rằng:"Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng".(HT XI) Còn huyền sử Việt nam thì diễn tả bằng hình ảnh thân thuộc mẹ cha. Mẹ đẻ cái bọc trăm trứng là thái cực viên đồ. Thái cực sinh lưỡng nghi khó hiểu vì trừu tượng thì huyền sử nói 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển. Núi biển là chủ của nước, của hồn thiêng sông núi như được chỉ trong "Sơn hải kinh".


Nhưng sao không đẻ thẳng ra con mà lại đẻ ra trứng. Thưa đẻ trứng mới hợp lối sống của chim (chữ nho gọi là điểu tục). Vì đại tộc nhận chim làm vật tổ, nên sau các mẹ đều sống theo lối chim: ở trên núi, mặc áo lông chim, đẻ con theo lổi chim tức là đẻ trứng. Có đẻ kiểu chim mới giống đại tộc nhận chim làm vật tổ. Có đẻ trứng mới biểu thị đựơc thái cực viên đồ.


Hỏi tại sao đẻ những một trăm trứng? Thưa là để chỉ Bách Việt, tức là miêu duệ đông đúc man vàn. Lại chia ra 50 con là để có được số 5 là con số mật mã của đại tộc.


Hỏi tại sao bố mẹ chia tay: mẹ lên núi, cha xuống biển, chia rẽ chăng? Thưa có chia mà không rẽ. Chia vì mẹ lên non, cha xuóng biển, nhưng không rẽ mà là phân cực ( âm dương ), nếu không có sự chia tay làm sao diễn được ý "âm dương nhị khí" như trong kinh dịch. Sự chia tay còn biểu thị cơ cấu của muôn vật trong trời đất: đâu đâu cũng phải phân cực mhư vậy. Nhìn bằng con mắt lý trí thì cho là chia rẽ, như nhị nguyên đối kháng quen nhìn thế, rồi đi đến chọn một bỏ một, nên không nhìn ra đượ c mối Tương quan nền tảng ràng buộc muôn vật lại thành "thiên địa vạn vật nhất thể", rồi đâm ra nhìn sự vật trong thế rời rạc phân li, không còn thấy ý nghĩa của cuộc sống con người trong vũ trụ nữa, vì ý nghĩa chỉ nhìn ra được khi đặt được các phần lẻ tẻ vào trong cái tòan thể, mà có nhận ra được ý nghĩa đời sống mới thấy đáng sống. Triểt nho đã nhìn ra được như thế là nhờ có cánh Đồng Tương. Vì chữ Tương hệ trọng dường ấy nên tiên to 34 đã đặt thêm con sông Tương và cho chảy vào Động đình hồ. (Hình 8 Thái cực viên đồ)


5. Rồi thêm bài vịnh sông Tương như sau:


Sông Tương chảy hai chiều.
Quân tại Tương giang đầu.
Thiếp tại Tương giang vĩ.
Tương tư bất tương kiến.
Đòng ẩm Tương giang thủy.



Bài thơ diễn đúng tiến trình dịch hóa mà lại gần gũi hơn, thi vị hơn nhờ những cặp đối kháng: quân với thiếp, đầu với vĩ, tương tư với bất tương kiến, nhưng vẫn mật thiết tương quan bằng năm chữ tương rải ra trong bài thơ. Ghê gớm nhất là câu cuối cùng nói lên con cháu đã biết ăn lời tức là thấm nhập đạo lý chữ tương bằng câu nói thâm sâu kết hậu:


Đồng ẩm Tương giang thủy.
Cùng uống nước sông Tương...



Uống ở đâu nào?


Thưa với 50 con theo cha xuống biển thì tha hồ uống, có thành vấn đề chăng là với 50 con theo Mẹ lên núi thì lấy đâu cho ra nước ? Đừng có lo: Mẹ sẽ liệu, và quả nhiên Mẹ đã liệu băng một cuộc cách mạng tận nền là biến thể ra chim nước. Trước đó các mẹ chỉ bằng các chim dương điểu cũng gọi là hoả điểu như Chương dương, Tẩt phương, Lạc địch, Trĩ phượng, nhưng từ thời họ Hồng Bàng khai quốc thì các Mẹ đổi ra chim nước: Hòng trong Hồng Bàng là Ngỗng trời cũng gọi là thiên nga. Âu cơ là hải âu. Vụ tiên là cò trắng. Hạc cũng là chim nước. Thế là giải quyết xong vấn đề "đồng ẩm Tương giang thủy":mẹ tiên tung bay trên trời nhưng đến giờ lunch thi xuống ăn dưới nước để hiện thực chữ Tương nền tảng. (Hình 9 Chim nước nhiều)


6. Mấy điều bàn trên đây chứng tỏ nước Việt gắn bó với các tiên tổ đại tộc hơn đâu hết. Tàu không dính dáng gì đến nước cả. Điền tổ là Hậu tắc, mà tăc là lúa mì ruộng khô. Thế mà các tổ tiên Việt thì đều là lưỡng thê tức sống cả trên đất lẫn dưới nước như Phục Hi cũng gọi là rồng xanh ( thanh tinh). Nữ Oa thì có họ rồng rõ rệt: đầu người mình răn. Thần Nông cũng họ rồng (thần long). Cả ba vị tổ nền tảng hơn hết đều là lưỡng thê: s ống cả trên đất lẫn dưới nước.


Mấy tổ chung trên đây đươc nối với huyền sử Việt nam như sau:Cháu ba đời vua Thần nông tên là Đế Minh tuần thú phương nam gặp Vụ tiên trên núi Ngũ lĩnh, đẻ ra Lộc tục phong làm vua hai châu Kinh và Dương (tức Man và Di). Kinh Dương vương cưới con gái Động đình hồ là Long nữ sinh ra Lạc long quân. Lạc long quân lấy Âu cơ đẻ ra cái bọc trăm trứng.(H 2,3) Như vậy rõ ràng là có sự liên tiếp nối truyền: trước sau vẫn bám sát nước, vẫn dòng họ lưỡng thê, đến nỗi cuối cùng gọ i tên quê hương là nước: water Việt nam, như để nhắc nhở răng nơi phát nguyên cuả mình là nước, hay là non nước, hoặc sông, nùi" Đứng lên đáp lời sông núi".Những tên gọi đó nói lên quyền thừa tự văn hóa của đại tộc với các di sản của đại tộc luôn luôn có đóng con dấu nước như ít chứng từ sau:


Trước hết là Giếng Việt ( Việt tỉnh ). Có thể hỏi giếng thì ở đâu chẩ có, lý nào mà dám kéo về cho mình vậy? Thưa vì tổ tiên Việt đã làm ra của Việt bằng đặt bốn thanh gỗ chung quanh giếng để bao lấy miệng giếng tròn. Tròn chỉ trời, khuôn vuông chỉ đất. (Hình 10 Giếng)


Rồi đi thêm một đường tuyệt diệu nữa là đem đặt ngay vào khung giếng bộ số ruột của đại tộc cho trở thành cơ cấu ngũ hành. Đó là bộ cơ cấu uyên nguyên bao cả Không lãn Có, cả Hữu lẫn Vô, hầu trở thành con chấm chủ quyền đóng trên nền Minh Triết của đại tộc Việt. (Hình 11 Ngũ hành)


Đó là di sản đầu tiên phát xuất từ nứơc nó sẽ làm nảy sinh các di sản kép khác như Hồng phạm, Cưủ trù, Hà đồ, Lạc thư...tất cả đều lấy Việt tỉnh làm cốt lõi. (Hình 12 Hồng phạm)


7.Nói Ngũ hành thuộc Việt tộc thì có lẽ còn nghe được chứ cả đến Hồng Phạm Cưủ Trù, rồi Hà Đồ Lạc Thư mà cũng lôi về cho Việt thì có phần qúa đáng chăng? Ấy trước kia chúng tôi cũng nghĩ như thế, nhưng sau nhiều năm suy xét kiếm tim thì thấy không cần ngần ngại quyết đóan vì hầu hết những đồ án kép từ số 9 trở lên cũng đều thấy xuất hiện ở phương nam trước, thí dụ như Cửu Lạc, Phép bói rùa căn cứ trên số 9, 18 đời hùng vương là số 9 nhân đô i, hay 15 bộ nước Văn lang là qui chiếu đến Lạc thư cộng chiều nầo cũng được 15...Nhưng tóm lược đầy đủ hơn cả thì là Trống Đông sơn. Đây là một di sản chói chang của đại tộc tìm được nhiều nhất nơi Việt nam, nhất là ở Đông sơn trong tỉnh Thanh hóa. Tàu có được hơn ba chục chiếc nhưng toàn tim được từ sông Dương tử trở xuống tức là trong miền bản địa của Việt nam xưa lúc còn gọi là Lĩnh nam hoặc Ngũ lĩnh.


Trống Đông sơn cũng nói lên cùng một truyện như cái bọc Âu Cơ tổ mẫu nhưng thiên về giai đọan chia tay: 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển. 50 con theo mẹ lên núi ở đây là mặt trống, trên đó ta thấy tòan chim là chim, người mang lông chim đã vậy, mà đến đồ vật như chày giã gạo cũng đeo lông chim. Chỉ có 10 con hươu sao không là chim nhưng lại biểu thị cho thập thiên can có liên hệ với chim thiên nga ít ra về đàng từ ngữ. Còn 50 con theo cha xuống biển thì ở tang trống, nơi ấy cũng có nước, no í hàm ngụ trong 6 chiếc thuyền. Thuyền đã biến thể ra rồng đang mở hóac miệng để đón lấy cái hôn nồng cháy của chim âu đưa tới tận họng nên được kể như nhắc lại vụ bố mẹ mùi với nhau trên cánh đồng Tương. (Hình 13 Trống Đông sơn)


Ý lực "thái cực sinh lưỡng nghi" cũng đã được diễn tả bằng mặt trống chia hai: bên âm số chẵn, bên dương số lẻ. Bên chẵn thì trên nóc nhà 2 chim, đoàn người 6, đoàn chim 4 cặp. Bên lẻ thì trên nóc nhà 1 chim, đoàn người 7, đoàn chim 3 cặp. Còn tứ tượng có thể là 36 con chim vòng ngòai cùng tượng cho 4 chiếc hoa quỳ 9 cánh. Chín cánh vì số 9 là con số của Lạc Việt gọi là Cưủ Lạc. Còn nói hoa quỳ vì nó hướng dương (sunflower).


"Hoa quỳ chăm chắm hướng về thái dương"


Nói là thái dương vì nó tiến theo lối tả nhậm, là quay vai tả vào mặt trời ở trung cung hầu đón nhận những luồng linh lực phát sinh tư đấy. Như vậy là với 4 chiếc hoa quỳ trống Đông sơn đã diễn đủ ý tưởng như câu:


"Thái cực sinh lưỡng nghi.
Lưỡng nghi sinh tứ tượng."



9. Bây giờ đến số 3 Tam Tài: Trời, Đất, Người thì lại càng lộng lẫy hơn nưã, vì được diễn tả cả trên mặt lẫn trên tang trống. Trên mặt trống thì là trời, đất, người rõ rệt bằng hình.


Trời đại diện do mặt nhật ở trung cung.


Người là hai vòng giưã: vòng Tam giác gốc chỉ con người đại ngã được định nghĩa là đức trời đức đất giao hợp (nhân gỉa kỳ thiên điạ chi đức). Vòng sau là những con người đang ca múa. Đó là những con người tiểu ngã.


Đất là hai vòng điểu thú ngòai cùng.


Còn tang thì diễn tả Tam Tài bằng chia ra ba đọan: Tang ở trên cùng chỉ trời.. Thân ở giưã chỉ người. Chân cuối cùng chỉ đất. Vì trời, đất, người đang tham dự cuộc hòa ca múa hát, nên trống đồng đáng được xưng tụng là chiếc lâu đài kỳ diệu của nền triết lý Thái Hòa. Trời đất xa cách nhau cùng cực thế mà hòa được với nhau theo thế:"thiên sinh, địa dưỡng, nhân hòa."


10. Hỏi ngũ hành số 5 có trong trống chăng?


Thưa có chứ. Hãy nhìn vào mặt trống từ ngoài thì thấy hai vòng chim thú chỉ đất. Rồi tới hai vòng giữa chỉ người. Trong cùng là "thiên vô thanh vô xú" được biểu thị bằng Hành Thổ ở trung cung. Như vậy là xét trên mặt trống đã thảy có đủ ngũ hành.


Còn nếu xem xuống dưới thì cũng thấy ngũ hành trong cách treo trông đời xưa mà nay còn giữ được nơi người Mường ở bắc Việt, là treo trống cách mặt đất 20 phân, bên dưới đào cái lỗ tròn 30 phân.


Tháy chưa? Con số ruột của Việt tộc đã ló mặt ra rồi đó: 2 với 3 là 5 chứ còn là mấy nữa? Rồi khi đánh trống long trọng thì phải có 5 người: 4 ngừơi con và 1 người cái. Bốn người con đánh nhịp chung quanh mặt trống, còn người cái đánh bài bản từ giữa đánh ra đến mép trầm bổng có đủ 5 cung. Đáy không bịt mà để trống, vì thế mới gọi tên là cái Trống. Nhờ để trống nên khi đánh thì tiếng trống vang ra khắp vũ trụ, tức là thông với 3 trời 2 đất, do đó có gọi trống đồng là nhạc khí vũ trụ thì rất có nền tảng.


11. Nhìn bao trùm chiếc Trống ta thấy được đó quả là nhạc khí vũ trụ hay cũng gọi được là lâu đài triết lý Thái Hoà. Các hình người và chim muông cùng hợp nhau ca múa trong cảnh thống nhất siêu tuyệt. Bởi tất cả cùng tiến theo hướng tả nhậm tức tiến về trung cung để hiện thực câu "Chí Trung Hòa":có chí trung thì mới chí hòa. Nhờ có chí trung bằng đi theo hướng tả nhậm, nên ta thấy cảnh chí hòa là tròi, đất, ngơời đều ca vũ. Con người thì sống cuộc sống hạnh phúc: nhơơ 180n nhơ như chim trời, tung tăng như cá nước, người xưa gọi đó là cuộc sống phong lưu theo nghĩa phong là gío, lưu là nước, thong dong như gió thổi, như nước trôi. Đây là một thành tưụ của triết lý đạt Minh Triết, vì Minh Triết là nghệ thuật tối cao sắp đặt cuộc sống sao cho mọi người được hạnh phúc. Nói vắn tắt theo kiểu siêu hình thì Minh Triết là khả năng hội nhập hai thái cực. Hai thái cực cùng tột là Có vơi Không, chẵn với lẻ, vuông với tròn, nói bao trùm là âm với dương, nghĩa là bao gồm mọi thái cực, nên có thể nói đây là một thành tưụ vựơt bực, hầu như không thẩy ở đâu khác: một nền Minh Triết ưu việt được kết tinh vào một kiệt tác nghệ thuật thâm sâu. (Hình 14 Tang trống)


12. Các nơi khác chỉ thấy có một chiều: hoặc âm hoặc dương, chứ không thấy có và không hợp một như ở đây. Có hay không là lối nhị nguyên đổi kháng, bắt phải chọn một bỏ một: chọn trời bỏ đất, họăc chọn đất bỏ trời, nhưng cả hai đều một chiều nên đều vong thân, như thường thấy chiếu giãi vào lối sống khắc nghị (serious). Ngược lại có và không là lối suy luận giàn hòa, một lối suy luận bổ túc (combinary or complementary logic) và đó là nét đặc trưng của Việt nho, cũng là của nhân chủ thường chiếu giãi vào lối sống tròn đầy viên mãn, nên an nhiên tự tại.


Khi nhìn bao trùm nền cổ nghệ tư tây sang đông sẽ dễ thấy bên phía tây thường là những đền điện hình vuông với kích thước đồ sộ như những kim tự tháp khổng lồ, những ziggurat cao 650 feet, những Angkorvat mênh mông.. Những kích thứơc khổng lồ đó đã mọc lên trên muôn vàn lao khổ chết chóc của biết bao đòan nộ lệ, rồi chúng đưng đó để phục vụ cho các tay chuyên chế, baọ hành để đàn áp tinh thần dân chúng. Điều đó còn được tăng cường bằng những bức cha 39m tả cảnh săn bắn hay cảnh chiến tranh, những giết chóc, những con vật cắn xé nhau...Tất cả đã phản chiếu sự thất bại của những nền triết nhị nguyên, vì không nối lại được có với không, nên xã hội bị chia ra giai cấp bên không bên có. Bên có làm chủ, bên không làm nô. Đó là một sự chia đôi mà Nietzsche gọi là nhát chém luôn luôn nhỏ máu qua các thời đại (bleeding dichotomy).


13. Trái lại khi vào miền đông bộ thì không thấy những thể tích khổng lồ nữa và không chỉ có vuông mà còn cả tròn như đền tế thiên làm mẫu. Nghệ thuật thì vừa tỉ xích con người và thường thường là hàm tàng ngay trong đồ đạc, các nhà nghiên cứu gọi đó là tính ứng dụng.


Một nét đặc trưng nữa là coi trọng những cái bé nhỏ, coi đó như lân cận với linh thiêng: càng nhỏ, càng tế vi thì càng linh thiêng. Do đó có lối xếp loại nghệ thuật khác hẳn với tây phương. Với tây phương thì cái gì càng lớn thể tích, càng hưũ hình, thì cang quý: nghệ thuật đựơc xếp lọai như sau: trước hểt là kiến trúc, rồi tới điêu khắc và tạo hình, sau mới đến hội họa...Kiến trúc đứng đầu vì vừa có ích vừa to lớn. Thứ đến là tao hình và điêu khắc, vì tuy có hình thể nhưng bé hơn và nhất là vô ích. sau mới tới hội hoạ, vì đã vô ích lại kém về thể tích : chỉ có hai chiều. Trái với Việt nho thì bảng nghệ thuạt là cầm, kỳ, thi, họa. Cả bốn được chiếm bảng danh dự vì đều vộ ích như nhau. Cầm được mở đầu báng vì vô hình tương đối nhất. Kỳ và thi đứng sau vì tay phải đẩy quân cờ, óc phải bày mưu kế kẻo thua cuộc, miệng phải đẩy hơi ra để ngâm. Thứ bốn mới đến hội họa vì đã lệ thuộc và o hình thể, cũng may mới có hai chiều, chứ nếu ba chiều như kiến trúc thì đã không được chọn. Tóm lại từ tên gọi tới các tỗ lưỡng thê, cho đến các ấn tích luôn luôn gắn bó với nước đã tỏ rõ water Việt nam chính là cháu đích tôn của đại tộc Việt, có quyền thừa tự các di sản văn hóa của đại tộc mà trời đa lưu lại nhiều nhất trên quê nước Việt nam.


"Việt nam minh châu trời đông.
Việt nam nước thiêng tiên rồng.
Non sông như gấm hoa uy linh một phương.
Xây vinh quang ngất cao bên Thái bình dương"

(Hình 15 Thao thiết)


(Tài liệu này do LM Trần Công Nghị giữ)