Chúng tôi xin gởi đến quý vị và anh chị em bản tin đặc biệt về vụ khủng bố cộng đoàn Công Giáo nhỏ bé tại Sri Lanka.
Trong chương trình này chúng tôi sẽ nói về bài học đắt giá của Sri Lanka và sau đó là đám tang khổng lồ ngày thứ Ba 23 tháng Tư tại nhà thờ Thánh Sebastian.
1. Bài học đắt giá của Sri Lanka
Chính phủ Sri Lanka đã công bố ngày thứ Ba 23 tháng Tư là ngày quốc tang tưởng niệm 310 nạn nhân đã thiệt mạng trong các vụ tấn công diễn ra hôm Chúa Nhật Phục sinh.
Một chi tiết quan trọng chúng tôi muốn trình bày với quý vị và anh chị em là vụ khủng bố này lẽ ra đã có thể tránh được. Tình báo Hoa Kỳ đã báo trước nhưng Sri Lanka đánh giá thấp một bọn chuyên vẽ bậy lên các tượng Phật.
Các quan chức Sri Lanka cho biết nhóm phiến quân Hồi giáo National Thowheeth Jama'ath là bọn phải chịu trách nhiệm về các vụ đánh bom hôm Chúa Nhật Phục sinh ở đảo quốc này giết chết ít nhất 310 người và làm bị thương thêm 500 người nữa.
Rajitha Senaratne, bộ trưởng y tế, cho biết bảy kẻ đánh bom tự sát thực hiện các cuộc tấn công hôm Chúa Nhật, đều là công dân Sri Lanka , nhưng chắc chắn có quan hệ với những phần tử nước ngoài. “Có một mạng lưới quốc tế, nếu không, những cuộc tấn công không thể thành công,” ông Senaratne cho biết trong một cuộc họp báo.
Điều đáng nói là nhà chức trách ở Sri Lanka đã nhận được cảnh báo về các vụ tấn công khoảng hai tuần trước, Senaratne cho biết trong một cuộc họp báo. Tư lệnh cảnh sát Sri Lanka, tướng Pujith Jayasundara đã gửi một cảnh báo hồi đầu tháng này nói rằng National Thowheeth Jama'ath đang lên kế hoạch tấn công.
Ông viết:
“Một cơ quan tình báo nước ngoài đã thông báo rằng National Thowheeth Jama'ath đang có kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công tự sát nhắm vào các nhà thờ lớn cũng như Cao Ủy Ấn Độ tại Colombo”.
Phát biểu với các phóng viên, Senaratne cho biết các quan chức đã nhận được cảnh báo nhưng Thủ tướng và những người khác “hoàn toàn mù tịt về tình hình.” Tờ New York Times cho biết có những căng thẳng giữa Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremeinghe và Tổng thống Maithripala Sirisena. Đó có thể là một phần gây nên thảm họa này.
Hôm Chúa Nhật, thủ tướng Wickremeinghe cho biết rằng ông và nội các của mình đã không nhận được thông tin gì về lời cảnh báo này:
“Chúng ta phải nhìn vào lý do tại sao các biện pháp phòng ngừa thích hợp đã không được thực hiện”, ông nói.
Alan Keenan, một nhà phân tích cao cấp về Sri Lanka thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế cho biết có rất ít thông tin về nhóm National Thowheeth Jama'ath.
Trước các cuộc tấn công vào hôm Chúa Nhật, nhóm này chủ yếu liên quan đến việc phá hoại các bức tượng Phật ở Sri Lanka, mà cao điểm là vào tháng 12, năm ngoái. Các thành phần trong nhóm này đi vào các ngôi chùa và nhân lúc vắng người xịt sơn lên mặt các pho tượng Phật.
Tháng 12 năm ngoái, một số thành viên trong nhóm bị bắt quả tang khi xịt sơn vào một số pho tượng Phật trong một cuộc triển lãm.
Chính phủ Sri Lanka có lẽ đã đánh giá thấp nhóm National Thowheeth Jama'ath.
Keenan nói nhóm này có thể đã được tách ra khỏi tổ chức chính trị “Sri Lanka Thowheeth Jama'ath,” là nhóm có quan điểm cứng rắn và chủ trương bài Phật giáo. Keenan cũng lưu ý rằng nhiều tổ chức ở Sri Lanka cũng sử dụng tên “Thowheeth Jama'ath,” gây khó khăn cho việc xác định nguồn gốc của nhóm.
Thowheeth Jama'ath hiểu nôm na là “một nhóm vì danh một Thiên Chúa duy nhất.”
Tính chất phối hợp cao, và gây tiếng vang lớn trong các vụ tấn công nhắm vào các nhà thờ Công Giáo vào giữa lễ Phục sinh, cùng với các khách sạn sang trọng cho thấy nhóm này không thể thực hiện được các vụ đánh bom nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, Keenan nói.
Những cuộc tấn công như vậy là chưa từng có ở Sri Lanka
Quá khứ phức tạp của Sri Lanka chưa bao giờ ghi dấu bạo lực giữa Kitô hữu và người Hồi giáo ở nước này, Keenan nói.
“Sri Lanka là một nơi rất phức tạp. Nói chung, đã có sự căng thẳng và bạo lực giữa khá nhiều tầng lớp,” ông nói. “Nhưng tại Sri Lanka, người Hồi giáo là một cộng đồng rất tự chế và không thích đối đầu. Đó là lý do tại sao biến cố này phải có bàn tay của các thế lực bên ngoài.”
Theo dữ liệu điều tra dân số hồi năm ngoái 2018, 70.2% người Sri Lanka nhận mình là Phật giáo, 12% theo Ấn Giáo, 9.7% theo Hồi giáo và 7.4% theo Kitô giáo, trong số này rằng 82% các Kitô hữu Sri Lanka là người Công Giáo.
“Trong những năm gần đây, bạo lực ở Sri Lanka đã được truyền bá bởi những kẻ cực đoan Phật giáo,” Keenan nói. “Các nhóm Phật giáo cứng rắn, như Bodu Bala Sena, còn được gọi là Lực lượng Phật giáo, đã bị buộc tội gieo rắc thù hận và bạo lực chống người Hồi giáo.”
Tổng thống Maithripala Sirisena nói hôm thứ Hai rằng ông sẽ có cuộc gặp gỡ với các vị đại sứ các nước và các tổ chức Liên Hiệp Quốc để tìm kiếm sự trợ giúp chống lại các mưu toan khủng bố của các nhóm Hồi Giáo cực đoan trên đất nước ông.
2. Phóng sự của CNN về đám tang khổng lồ tại nhà thờ Thánh Sebastian ở Negombo, Sri Lanka
Các phóng viên Ivan Watson, James Griffiths, và Rebecca Wright có bài tường trình sau từ Negombo, Sri Lanka vào sáng thứ Ba 23/4/2019.
Sáng thứ Ba 23 tháng Tư, hàng trăm anh chị em giáo dân, hầu hết mặc đồ trắng, buồn bã đứng chật trong sân Nhà thờ Thánh Sebastian ở Negombo, phía bắc thủ đô Colombo, để tham dự thánh lễ an táng cho hơn 100 người đã chết tại nhà thờ này.
Sau vụ nổ tại nhà thờ vào Chúa Nhật Phục sinh, phần lớn nội thất của ngôi thánh đường đã bị hư hại nặng nề. Mái ngói đỏ của nhà thờ cũng không còn nữa. Những mảnh vỡ thủy tinh có thể được nhìn thấy rải rác xung quanh sân nhà thờ, khi các công nhân dọn ra ngoài những hàng ghế dính đầy máu của anh chị em giáo dân, cùng với một đống quần áo và giày dép của những người bị thương và những người đã chết.
Một cái lều lớn, màu trắng đã được dựng lên trong khuôn viên của nhà thờ, che chắn cho một bàn thờ tạm để dâng các thánh lễ. Người ta phải rùng mình trước một rừng các quan tài của những người thiệt mạng trong cuộc tấn công vào hôm Chúa Nhật.
Cha Ivan, một linh mục cao niên, là người điều hành một số trường Công Giáo ở Colombo, nói với CNN rằng ngài chưa từng thấy một đám tang lớn như thế tại Nhà thờ Thánh Sebastian từ năm 1984, ngay sau khi cuộc nội chiến đẫm máu bùng nổ.
Hơn 100 người đã chết trong các lễ Phục sinh tại nhà thờ, nằm ở trung tâm của một cộng đồng nơi có đông người Công Giáo tại thành phố Negombo. Đây là một trong số ít các khu vực ở quốc gia này mà Kitô hữu chiếm được đa số. Mọi người trong cộng đồng đều biết ít nhất một người thiệt mạng hoặc bị thương.
Đoạn phim do hệ thống an ninh của nhà thờ thu được về những khoảnh khắc trước khi vụ tấn công xảy ra cho thấy đó là một buổi lễ chật cứng anh chị em, tràn ra đến ngoài cổng nhà thờ, và mọi người đang chăm chú lắng nghe. Một linh mục nói rằng toàn bộ nhà thờ bị bao phủ bởi bụi và những mảnh vụn gây ra bởi vụ nổ.
Một số người được CNN phỏng vấn cho biết họ hoàn toàn bất ngờ trước cuộc tấn công, không có bất kỳ sự căng thẳng nào với các tín hữu của các tôn giáo khác hoặc bất kỳ mối đe dọa nào chống lại người Công Giáo.
An ninh được thắt chặt - cảnh sát xếp hàng dài trên đường đến ngôi nhà thờ, là một trong ba địa điểm bị đánh bom vào ngày Chúa Nhật Phục sinh.
Các lực lượng an ninh, bao gồm quân đội và các bộ phận khác nhau của cảnh sát, lục soát túi xách và nắn trên thân thể từng người tham dự thánh lễ tại ba trạm kiểm soát khác nhau. Các lực lượng an ninh còn được trang bị cả những con chó đánh hơi.
Rebecca Wright của CNN, có mặt tại hiện trường, cho biết cô trông thấy anh chị em giáo dân khi đi qua một căn nhà gần nhà thờ đã dừng lại để tỏ lòng tôn kính, có lẽ là nhà của một trong những nạn nhân được nhiều người biết đến. Hàng trăm người đang tập trung tại cổng ngôi nhà bị hư hại, hát những bài thánh ca được dùng trong các lễ an táng.
Trong chương trình này chúng tôi sẽ nói về bài học đắt giá của Sri Lanka và sau đó là đám tang khổng lồ ngày thứ Ba 23 tháng Tư tại nhà thờ Thánh Sebastian.
1. Bài học đắt giá của Sri Lanka
Chính phủ Sri Lanka đã công bố ngày thứ Ba 23 tháng Tư là ngày quốc tang tưởng niệm 310 nạn nhân đã thiệt mạng trong các vụ tấn công diễn ra hôm Chúa Nhật Phục sinh.
Một chi tiết quan trọng chúng tôi muốn trình bày với quý vị và anh chị em là vụ khủng bố này lẽ ra đã có thể tránh được. Tình báo Hoa Kỳ đã báo trước nhưng Sri Lanka đánh giá thấp một bọn chuyên vẽ bậy lên các tượng Phật.
Các quan chức Sri Lanka cho biết nhóm phiến quân Hồi giáo National Thowheeth Jama'ath là bọn phải chịu trách nhiệm về các vụ đánh bom hôm Chúa Nhật Phục sinh ở đảo quốc này giết chết ít nhất 310 người và làm bị thương thêm 500 người nữa.
Rajitha Senaratne, bộ trưởng y tế, cho biết bảy kẻ đánh bom tự sát thực hiện các cuộc tấn công hôm Chúa Nhật, đều là công dân Sri Lanka , nhưng chắc chắn có quan hệ với những phần tử nước ngoài. “Có một mạng lưới quốc tế, nếu không, những cuộc tấn công không thể thành công,” ông Senaratne cho biết trong một cuộc họp báo.
Điều đáng nói là nhà chức trách ở Sri Lanka đã nhận được cảnh báo về các vụ tấn công khoảng hai tuần trước, Senaratne cho biết trong một cuộc họp báo. Tư lệnh cảnh sát Sri Lanka, tướng Pujith Jayasundara đã gửi một cảnh báo hồi đầu tháng này nói rằng National Thowheeth Jama'ath đang lên kế hoạch tấn công.
Ông viết:
“Một cơ quan tình báo nước ngoài đã thông báo rằng National Thowheeth Jama'ath đang có kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công tự sát nhắm vào các nhà thờ lớn cũng như Cao Ủy Ấn Độ tại Colombo”.
Phát biểu với các phóng viên, Senaratne cho biết các quan chức đã nhận được cảnh báo nhưng Thủ tướng và những người khác “hoàn toàn mù tịt về tình hình.” Tờ New York Times cho biết có những căng thẳng giữa Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremeinghe và Tổng thống Maithripala Sirisena. Đó có thể là một phần gây nên thảm họa này.
Hôm Chúa Nhật, thủ tướng Wickremeinghe cho biết rằng ông và nội các của mình đã không nhận được thông tin gì về lời cảnh báo này:
“Chúng ta phải nhìn vào lý do tại sao các biện pháp phòng ngừa thích hợp đã không được thực hiện”, ông nói.
Alan Keenan, một nhà phân tích cao cấp về Sri Lanka thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế cho biết có rất ít thông tin về nhóm National Thowheeth Jama'ath.
Trước các cuộc tấn công vào hôm Chúa Nhật, nhóm này chủ yếu liên quan đến việc phá hoại các bức tượng Phật ở Sri Lanka, mà cao điểm là vào tháng 12, năm ngoái. Các thành phần trong nhóm này đi vào các ngôi chùa và nhân lúc vắng người xịt sơn lên mặt các pho tượng Phật.
Tháng 12 năm ngoái, một số thành viên trong nhóm bị bắt quả tang khi xịt sơn vào một số pho tượng Phật trong một cuộc triển lãm.
Chính phủ Sri Lanka có lẽ đã đánh giá thấp nhóm National Thowheeth Jama'ath.
Keenan nói nhóm này có thể đã được tách ra khỏi tổ chức chính trị “Sri Lanka Thowheeth Jama'ath,” là nhóm có quan điểm cứng rắn và chủ trương bài Phật giáo. Keenan cũng lưu ý rằng nhiều tổ chức ở Sri Lanka cũng sử dụng tên “Thowheeth Jama'ath,” gây khó khăn cho việc xác định nguồn gốc của nhóm.
Thowheeth Jama'ath hiểu nôm na là “một nhóm vì danh một Thiên Chúa duy nhất.”
Tính chất phối hợp cao, và gây tiếng vang lớn trong các vụ tấn công nhắm vào các nhà thờ Công Giáo vào giữa lễ Phục sinh, cùng với các khách sạn sang trọng cho thấy nhóm này không thể thực hiện được các vụ đánh bom nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, Keenan nói.
Những cuộc tấn công như vậy là chưa từng có ở Sri Lanka
Quá khứ phức tạp của Sri Lanka chưa bao giờ ghi dấu bạo lực giữa Kitô hữu và người Hồi giáo ở nước này, Keenan nói.
“Sri Lanka là một nơi rất phức tạp. Nói chung, đã có sự căng thẳng và bạo lực giữa khá nhiều tầng lớp,” ông nói. “Nhưng tại Sri Lanka, người Hồi giáo là một cộng đồng rất tự chế và không thích đối đầu. Đó là lý do tại sao biến cố này phải có bàn tay của các thế lực bên ngoài.”
Theo dữ liệu điều tra dân số hồi năm ngoái 2018, 70.2% người Sri Lanka nhận mình là Phật giáo, 12% theo Ấn Giáo, 9.7% theo Hồi giáo và 7.4% theo Kitô giáo, trong số này rằng 82% các Kitô hữu Sri Lanka là người Công Giáo.
“Trong những năm gần đây, bạo lực ở Sri Lanka đã được truyền bá bởi những kẻ cực đoan Phật giáo,” Keenan nói. “Các nhóm Phật giáo cứng rắn, như Bodu Bala Sena, còn được gọi là Lực lượng Phật giáo, đã bị buộc tội gieo rắc thù hận và bạo lực chống người Hồi giáo.”
Tổng thống Maithripala Sirisena nói hôm thứ Hai rằng ông sẽ có cuộc gặp gỡ với các vị đại sứ các nước và các tổ chức Liên Hiệp Quốc để tìm kiếm sự trợ giúp chống lại các mưu toan khủng bố của các nhóm Hồi Giáo cực đoan trên đất nước ông.
2. Phóng sự của CNN về đám tang khổng lồ tại nhà thờ Thánh Sebastian ở Negombo, Sri Lanka
Các phóng viên Ivan Watson, James Griffiths, và Rebecca Wright có bài tường trình sau từ Negombo, Sri Lanka vào sáng thứ Ba 23/4/2019.
Sáng thứ Ba 23 tháng Tư, hàng trăm anh chị em giáo dân, hầu hết mặc đồ trắng, buồn bã đứng chật trong sân Nhà thờ Thánh Sebastian ở Negombo, phía bắc thủ đô Colombo, để tham dự thánh lễ an táng cho hơn 100 người đã chết tại nhà thờ này.
Sau vụ nổ tại nhà thờ vào Chúa Nhật Phục sinh, phần lớn nội thất của ngôi thánh đường đã bị hư hại nặng nề. Mái ngói đỏ của nhà thờ cũng không còn nữa. Những mảnh vỡ thủy tinh có thể được nhìn thấy rải rác xung quanh sân nhà thờ, khi các công nhân dọn ra ngoài những hàng ghế dính đầy máu của anh chị em giáo dân, cùng với một đống quần áo và giày dép của những người bị thương và những người đã chết.
Một cái lều lớn, màu trắng đã được dựng lên trong khuôn viên của nhà thờ, che chắn cho một bàn thờ tạm để dâng các thánh lễ. Người ta phải rùng mình trước một rừng các quan tài của những người thiệt mạng trong cuộc tấn công vào hôm Chúa Nhật.
Cha Ivan, một linh mục cao niên, là người điều hành một số trường Công Giáo ở Colombo, nói với CNN rằng ngài chưa từng thấy một đám tang lớn như thế tại Nhà thờ Thánh Sebastian từ năm 1984, ngay sau khi cuộc nội chiến đẫm máu bùng nổ.
Hơn 100 người đã chết trong các lễ Phục sinh tại nhà thờ, nằm ở trung tâm của một cộng đồng nơi có đông người Công Giáo tại thành phố Negombo. Đây là một trong số ít các khu vực ở quốc gia này mà Kitô hữu chiếm được đa số. Mọi người trong cộng đồng đều biết ít nhất một người thiệt mạng hoặc bị thương.
Đoạn phim do hệ thống an ninh của nhà thờ thu được về những khoảnh khắc trước khi vụ tấn công xảy ra cho thấy đó là một buổi lễ chật cứng anh chị em, tràn ra đến ngoài cổng nhà thờ, và mọi người đang chăm chú lắng nghe. Một linh mục nói rằng toàn bộ nhà thờ bị bao phủ bởi bụi và những mảnh vụn gây ra bởi vụ nổ.
Một số người được CNN phỏng vấn cho biết họ hoàn toàn bất ngờ trước cuộc tấn công, không có bất kỳ sự căng thẳng nào với các tín hữu của các tôn giáo khác hoặc bất kỳ mối đe dọa nào chống lại người Công Giáo.
An ninh được thắt chặt - cảnh sát xếp hàng dài trên đường đến ngôi nhà thờ, là một trong ba địa điểm bị đánh bom vào ngày Chúa Nhật Phục sinh.
Các lực lượng an ninh, bao gồm quân đội và các bộ phận khác nhau của cảnh sát, lục soát túi xách và nắn trên thân thể từng người tham dự thánh lễ tại ba trạm kiểm soát khác nhau. Các lực lượng an ninh còn được trang bị cả những con chó đánh hơi.
Rebecca Wright của CNN, có mặt tại hiện trường, cho biết cô trông thấy anh chị em giáo dân khi đi qua một căn nhà gần nhà thờ đã dừng lại để tỏ lòng tôn kính, có lẽ là nhà của một trong những nạn nhân được nhiều người biết đến. Hàng trăm người đang tập trung tại cổng ngôi nhà bị hư hại, hát những bài thánh ca được dùng trong các lễ an táng.