Ngày trở về
Người nào đi xa cũng có lúc mong tới có ngày trở về nơi chốn quê cũ của mình.
Nghĩ đến ngày trở về niềm vui mừng mong chờ rộn lên trong tâm trí. Vì sắp gặp gỡ lại người thân yêu đã lâu ngày xa vắng, gặp sống lại những kỷ niệm nơi quê hương ngày xưa đã sống trải qua…
Trở về có niềm vui thành công trong đời sống từ khi đi xa quê nhà, càng làm cho ¤người ở quê nhà có thêm niềm vui.
Nhưng cũng có người ái ngại lo lắng cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến ngày trở về. Vì hoàn cảnh hiện tại đời sống không đạt được thành công, không có mấy niềm vui…và không biết mình trở về có là sự khó chịu, khó nghĩ gánh nặng vướng trở cho người khác không? Và vì thế, có không ít người vướng vào hoàn cảnh này, nên rất ái ngại ngượng ngùng do dự về ngày trở về…
Trong đời sống những hòan cảnh tươmg tự như vậy không là hiếm hoi.
Một người trẩy đi xa với lòng phấn khởi đi lập sự nghiệp mới, nhưng chẳng may bước đường đời sống không thành công, vướng vào bước đường cùng…họ muốn quay trở về lại quê nhà cũ với cha mẹ, anh em, bạn bè, nhưng ái ngại. Vì lo âu sợ mất thể diện cho gia đình, cho bản thân nữa…
Bạn trẻ lớn lên xây dựng con đường đời sống chẳng may không đạt thành công về học hành, về nghề nghiệp, về hôn nhân gia đình…như lòng mong ước, như cha mẹ cầu mong ước nguyện. Bước đường trở về với gia đình không biết cha mẹ, anh chị nghĩ sao…Và nhiều cha mẹ gặp hoàn cảnh như thế cũng rất lo lắng ái ngại không biết phải đối xử ra sao nữa…
Chúa Giêsu đưa ra một dụ ngôn chất chứa hình ảnh cho hoàn cảnh vừa thương tâm vì thất bại, vừa khó xử như thế: dụ ngôn người con hoang đàng trở về nhà. ( Lc 15,11-32).
Người con bỏ nhà ra đi sống một đời sống hoang đàng phung phí của cải, mà anh đã nhận được từ gia đình. Và sau cùng gặp khủng hoảng thất bại, đến độ trở thành người đói rách. Anh nghĩ đến nhà, muốn trở về, nhưng rất ái ngại không biết sẽ ăn nói với cha mình làm sao. Nhưng sau cùng anh can đảm trở về nhà, để cầu xin sự tha thứ của cha mình, vì đã phạm tội lỗi chống lại Trời và cha mình.
Anh ta là hình ảnh của một người gặp bước đường thất bại khốn cùng, và đã với lòng hối lỗi trở về nhà xin cha mình tha thứ cho. Đây là hình ảnh của con người vướng mắc vào tội lỗi trở về cùng Chúa xin ơn tha thứ.
Điều đã xảy ra khiến anh không ngờ được. Cha của anh ra đón anh trở về nhà. Ông không trách móc sao con lại ra nông nỗi thất bại khốn cùng như thế này.
Trái lại người cha cảm động xao xuyến hân hoan vui mừng đón con mình trở về với chan chứa tình yêu thương phụ tử. Ông không nói gì đến qúa khứ của người con, và còn cho tổ chức tiệc ăn mừng đón con trở về.
Người cha đây là hình ảnh chan chứa tình yêu, lòng thương xót của Thiên Chúa.
„ Các Thánh Giáo phụ đã cắt nghĩa hiểu dụ ngôn: người con trở về là hình ảnh con người chúng ta như một „ Adong“ được Thiên Chúa đón nhận cho vào nhà của Ngài, sau khi đã phạm tội. Trong dụ ngôn người cha sai lấy áo choàng mặc cho người con trở về. Theo các Giáo phụ „áo choàng thứ nhất“, mà nguyên thủy con người từ khi được tạo dựng được mang mặc khi xưa, đã đánh mất vì phạm tội lỗi luật Thiên Chúa. Bây giờ tấm „áo choàng thứ nhất „ được trao ban lại cho, tấm áo choàng của Con Thiên Chúa.
Bữa tiệc ăn mừng là hình ảnh của lễ mừng đức tin, thánh lễ tạ ơn trọng thể.
Người cha ra đón con trở về „ ôm hôn con mình“ ( Lc 15,20) Thánh Augustino cắt nghĩa“ Bàn tay người cha là người con“. Và Thánh Irenaeus cắt nghĩa đôi tay của người cha đặt trên vai người con là hình ảnh nói về Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần: tình yêu thương và ơn tha thứ… ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI. JESUS von Nazareth I., Herder2007, chương 7., trang 242-247).
Hình ảnh người cha nhân hậu đầy tình yêu thương với người con sống đi hoang phạm tội lỗi trở về trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, mời gọi mọi người tìm đến tham dự vào tiệc vui mừng sự sống , mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá đã tạo dựng ban cho mỗi người con đường đời sống.
Và phải chăng cung cách đối xứ của người cha đầy lòng nhân hậu tình yêu thương không xét đến qúa khứ, đến thể diện bên ngoài là hình ảnh gương mẫu, hay lời khuyên giải giúp cho con người chúng ta phải xử sự khi vướng gặp hoàn cảnh khúc mắc khó xử trong đời sống giữa con người với nhau.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Người nào đi xa cũng có lúc mong tới có ngày trở về nơi chốn quê cũ của mình.
Nghĩ đến ngày trở về niềm vui mừng mong chờ rộn lên trong tâm trí. Vì sắp gặp gỡ lại người thân yêu đã lâu ngày xa vắng, gặp sống lại những kỷ niệm nơi quê hương ngày xưa đã sống trải qua…
Trở về có niềm vui thành công trong đời sống từ khi đi xa quê nhà, càng làm cho ¤người ở quê nhà có thêm niềm vui.
Nhưng cũng có người ái ngại lo lắng cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến ngày trở về. Vì hoàn cảnh hiện tại đời sống không đạt được thành công, không có mấy niềm vui…và không biết mình trở về có là sự khó chịu, khó nghĩ gánh nặng vướng trở cho người khác không? Và vì thế, có không ít người vướng vào hoàn cảnh này, nên rất ái ngại ngượng ngùng do dự về ngày trở về…
Trong đời sống những hòan cảnh tươmg tự như vậy không là hiếm hoi.
Một người trẩy đi xa với lòng phấn khởi đi lập sự nghiệp mới, nhưng chẳng may bước đường đời sống không thành công, vướng vào bước đường cùng…họ muốn quay trở về lại quê nhà cũ với cha mẹ, anh em, bạn bè, nhưng ái ngại. Vì lo âu sợ mất thể diện cho gia đình, cho bản thân nữa…
Bạn trẻ lớn lên xây dựng con đường đời sống chẳng may không đạt thành công về học hành, về nghề nghiệp, về hôn nhân gia đình…như lòng mong ước, như cha mẹ cầu mong ước nguyện. Bước đường trở về với gia đình không biết cha mẹ, anh chị nghĩ sao…Và nhiều cha mẹ gặp hoàn cảnh như thế cũng rất lo lắng ái ngại không biết phải đối xử ra sao nữa…
Chúa Giêsu đưa ra một dụ ngôn chất chứa hình ảnh cho hoàn cảnh vừa thương tâm vì thất bại, vừa khó xử như thế: dụ ngôn người con hoang đàng trở về nhà. ( Lc 15,11-32).
Người con bỏ nhà ra đi sống một đời sống hoang đàng phung phí của cải, mà anh đã nhận được từ gia đình. Và sau cùng gặp khủng hoảng thất bại, đến độ trở thành người đói rách. Anh nghĩ đến nhà, muốn trở về, nhưng rất ái ngại không biết sẽ ăn nói với cha mình làm sao. Nhưng sau cùng anh can đảm trở về nhà, để cầu xin sự tha thứ của cha mình, vì đã phạm tội lỗi chống lại Trời và cha mình.
Anh ta là hình ảnh của một người gặp bước đường thất bại khốn cùng, và đã với lòng hối lỗi trở về nhà xin cha mình tha thứ cho. Đây là hình ảnh của con người vướng mắc vào tội lỗi trở về cùng Chúa xin ơn tha thứ.
Điều đã xảy ra khiến anh không ngờ được. Cha của anh ra đón anh trở về nhà. Ông không trách móc sao con lại ra nông nỗi thất bại khốn cùng như thế này.
Trái lại người cha cảm động xao xuyến hân hoan vui mừng đón con mình trở về với chan chứa tình yêu thương phụ tử. Ông không nói gì đến qúa khứ của người con, và còn cho tổ chức tiệc ăn mừng đón con trở về.
Người cha đây là hình ảnh chan chứa tình yêu, lòng thương xót của Thiên Chúa.
„ Các Thánh Giáo phụ đã cắt nghĩa hiểu dụ ngôn: người con trở về là hình ảnh con người chúng ta như một „ Adong“ được Thiên Chúa đón nhận cho vào nhà của Ngài, sau khi đã phạm tội. Trong dụ ngôn người cha sai lấy áo choàng mặc cho người con trở về. Theo các Giáo phụ „áo choàng thứ nhất“, mà nguyên thủy con người từ khi được tạo dựng được mang mặc khi xưa, đã đánh mất vì phạm tội lỗi luật Thiên Chúa. Bây giờ tấm „áo choàng thứ nhất „ được trao ban lại cho, tấm áo choàng của Con Thiên Chúa.
Bữa tiệc ăn mừng là hình ảnh của lễ mừng đức tin, thánh lễ tạ ơn trọng thể.
Người cha ra đón con trở về „ ôm hôn con mình“ ( Lc 15,20) Thánh Augustino cắt nghĩa“ Bàn tay người cha là người con“. Và Thánh Irenaeus cắt nghĩa đôi tay của người cha đặt trên vai người con là hình ảnh nói về Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần: tình yêu thương và ơn tha thứ… ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI. JESUS von Nazareth I., Herder2007, chương 7., trang 242-247).
Hình ảnh người cha nhân hậu đầy tình yêu thương với người con sống đi hoang phạm tội lỗi trở về trong dụ ngôn của Chúa Giêsu, mời gọi mọi người tìm đến tham dự vào tiệc vui mừng sự sống , mà Thiên Chúa, Đấng Tạo Hoá đã tạo dựng ban cho mỗi người con đường đời sống.
Và phải chăng cung cách đối xứ của người cha đầy lòng nhân hậu tình yêu thương không xét đến qúa khứ, đến thể diện bên ngoài là hình ảnh gương mẫu, hay lời khuyên giải giúp cho con người chúng ta phải xử sự khi vướng gặp hoàn cảnh khúc mắc khó xử trong đời sống giữa con người với nhau.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long