Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Chúa nhật 24 thường niên C Lc 15, 1-32
Trên đường lên Giêrusalem để hoàn thành sứ mạng Chúa Cha trao phó, không ít lần Chúa Giêsu gặp phải những chướng ngại trên đường do bè phái Pharisêu và Kinh sư gây nên. Nhận thấy những người thu thuế và những người tội lỗi tuôn đến lắng nghe giáo huấn của Chúa, lòng căm tức của những ông “kẹ” này đối với Chúa Giêsu như càng thêm lửa, không dám nói thẳng, chỉ lẩm bẩm chê bai cái ông Giêsu này tại sao lại đi kết thân với những hạng người ấy- điều mà không một vị tư tế Dothái nào dám làm, vì sợ ra ô uế! Để trả lời cho những ta thán lẩm bẩm này, Chúa Giêsu đã kể cho họ liên tiếp ba dụ ngôn xoay quanh chủ đề nói về lòng thương xót của Thiên Chúa.
Có thể nói trong ba dụ ngôn mà giáo hội muốn mỗi người chúng ta suy chiêm, dụ ngôn người cha nhân hậu là một tuyệt tác rất riêng của thánh sử Luca. Vì thế, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về dụ ngôn tuyệt tác này.
Người con thứ-phá gia chi tử
Chúng ta hãy bắt đầu với người con thứ. Trong truyền thống Đông phương, một người con hay một ai đó chỉ có thể thừa hưởng tài sản của bố mẹ hay của một người nào đó khi và chỉ khi bố mẹ hoặc người đó qua đời, lúc đó, có thể nói, quyền thừa kế mới hiệu lực. Người con thứ hẳn phải biết điều này. Thế nhưng anh đã bất chấp tất cả, đòi người cha phải chia tài sản cho bằng được, điều đó cho thấy trong thâm tâm, anh ta đã xem người cha như đã chết, không còn hiện diện trên cõi trần này nữa, có chăng đó chỉ là cái bóng, “cản mũi kỳ đà” mà thôi.
Đạt được mục đích. Có được số tài sản cha chia, người con thứ nhanh nhảu ra đi. Thế là từ nay, như chim xổ lồng, thoát sự kiềm kẹp, tự do trác táng với túi tiền lúc nào cũng rủng rỉnh cùng chúng bạn vui suốt đêm thâu. Cái cách tiêu xài kiểu ấy thì đến núi cũng phải mòn huống nữa là… Tuy nhiên vấn đề không chỉ dừng lại ở đấy. Chúng ta thấy người con thứ cách nào đó, đã rơi vào tình trạng suy đồi về mặt luân lý vì lẽ niềm vui thú của anh ta là ở chỗ có tiền và ra sức hưởng thụ.
Một khi coi thường nền luân thường đạo lý, con người dễ dàng sa lầy hơn trên con đường mà hắn đang theo đuổi. Hơn ai hết, người con thứ giờ đây mới cảm nghiệm được thế nào là tình cảnh “còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi”, không còn tiền thì bầu bạn cũng cao chạy xa bay, để lại anh ta bơ vơ cùng với nạn đói xảy đến. Không tiền, không bạn, túng quẫn, người con thứ dường như tự buộc mình hay nói đúng hơn là rơi tiếp vào tình trạng của người suy thoái về phương diện địa vị xã hội. Thật vậy, đang ở trong tình trạng của cậu ấm cô chiêu có người hầu kẻ hạ thì nay phải rơi vào cảnh làm đầy tớ cho người khác.
Chưa dừng lại ở đó, người con thứ lại tiếp tục làm cho chúng ta kinh tởm khi anh ta chấp nhận đi chăn heo cho một người trong làng chỉ vì đói. Đối với chúng ta, việc chăn heo là chuyện hết sức bình thường, nhưng với người Dothái vấn đề không đơn giản như vậy. Trong Dothái giáo, heo là một con vật ô uế và đi chăn heo tức là đi vào con đường cùng của sự sa đoạ. Chấp nhận công việc này, tức là người con thứ để mình rơi vào tình trạng của người suy thoái về niềm tin Dothái giáo. Như thế là, cùng với tình trạng suy đồi về luân thường đạo lý, suy thoái về địa vị và nay niềm tin tôn giáo cũng mai một, người con thứ đã tự chuốc lấy tình trạng của một con người ở ngoài xã hội, cắt đứt mối quan hệ với dân tộc, với tôn giáo và gia đình.
Trong cảnh khốn cùng như thế, người con thứ hồi tâm. Mừng cho người con thứ vì biết hồi tâm nhưng cũng trách anh ta vì động thái của việc hồi tâm không có gì khá hơn. Thật vậy, lý do của việc quyết tâm trở về nơi người con thứ chỉ là vấn đề giải quyết cái đói, vấn đề bao tử chứ không phải vì anh ta yêu thương gì người cha đang ngày đêm mong chờ anh trở về. Tuy nhiên, cuối cùng anh cũng đã trở về…
Người cha-biểu tượng của tình yêu và tha thứ
Người cha trong dụ ngôn hẳn phải một phú hộ giàu sang, đầy quyền lực và oai nghi đúng với đặc điểm của một phú ông miền Đông phương. Đứng trước sự ngông cuồng của người con thứ, người cha đã chia gia tài cho các con không phải vì ông nhu nhược mà vì ông tôn trọng quyền tự do của con. Ngày người con thứ ra đi cũng chính là ngày ông bắt đầu ngóng chờ với niềm tin sẽ có ngày con ông trở về. Quả đúng như vậy. Mặc dù tuổi già sức yếu, người cha vẫn nhìn ra người con từ rất xa. Có thể nói chính ông đã phá tan dáng vẻ oai nghi đường bệ của một phú hộ Đông phương để hồ hởi chạy ra với người con tựa như trẻ thơ mong mẹ về.
Nổi mừng vui cũng như hàng loạt mệnh lệnh dồn dập của người cha làm cho chúng ta có cảm nghĩ hẳn ông đang chuẩn bị tiếp đón một nhân vật quan trọng. Mà không quan trọng sao được khi ý nghĩa của những mệnh lệnh trên hàm chứa một tình yêu vô bờ bến ông dành cho người con “phá gia” trở về mà không một ngôn từ nào có thể diễn tả hết được. Chiếc áo mới nhất mà ông mặc cho người con hẳn phải là chiếc áo dành cho ngày Đại lễ. Bởi chỉ có ngày Đại lễ, dịp lễ hội, người ta mới mặc áo mới, mới có dịp để chưng diện mà thôi. Chưa dừng lại ở đó. Chúng ta biết rằng đối với người Dothái, chiếc nhẫn không chỉ là kỷ vật, là món đồ trang sức, không chỉ là biểu trưng cho tình yêu mà nó còn là cái ấn đóng dấu nhằm xác nhận tư cách của một người con và đồng thời cũng xác nhận tư cách của một người được thừa hưởng quyền kế thừa tài sản. Như thế, bằng việc xỏ nhẫn và xỏ dép vào tay chân của người con, người cha trong Tin mừng đã xác lập lại mối tương quan cha-con, đồng thời cũng xác lập lại quyền thừa kế và trả lại quyền tự do cho nó – điều mà người con thứ không hề nghĩ tới. Chưa hết, người cha còn ra lệnh giết bê đã vỗ béo để ăn mừng cho sự trở về này. Như thế đã rõ, bê chỉ vỗ béo để chờ dịp Đại lễ. Ngày người con trở về và người cha đã hạ bê béo để ăn mừng chẳng phải là dịp Đại lễ mà từ lâu ông hằng ôm ấp mong chờ để có được ngày hôm nay sao?
Người anh cả- xác tại gia, hồn lạc xa
Nếu chúng ta vui mừng với sự kiện người con trở về và trân quý trước lòng bao dung và yêu thương vô bờ của người cha bao nhiêu, chúng ta lại càng thương cho người anh cả bấy nhiêu. Thật vậy, người anh cả, cách nào đó đã đại diện cho những người Pharisêu và Kinh sư mà Chúa Giêsu muốn nhắm tới. Người anh cả không biết rằng được ở với cha, được sống dưới tình yêu thương của cha là một hạnh phúc, trái lại anh đã xem đó là một gánh nặng, một sự cản trở và đè nén; cái đích của anh nhắm tới là phần thưởng, là tiền công, là “con dê con” để vui với chúng bạn chứ không phải là tình yêu và hạnh phúc được sống trong nhà cha. Tệ hơn nữa, anh đã lên án, chửi rủa và không thừa nhận đứa em ruột của mình mà lẽ ra anh phải có trách nhiệm với nó. Anh còn thua những người đầy tớ trong nhà – những người đã nhận và thông báo cho anh biết viêc người cha mở tiệc ăn mừng là do “em cậu đã trở về”.
Giống như những thủ lãnh tôn giáo, người anh cả tự cho mình là người công chính và dĩ nhiên không cần hối cải ăn năn. Không những thế, anh còn khước từ sự trở về của người em, không chấp nhận lòng sám hối ăn năn của người lầm lỗi. Và, tệ hơn, chính anh là người không chấp nhận lòng bao dung và tha thứ của người cha, không chấp nhận tình yêu thương của Thiên Chúa.
Tin mừng không cho biết cuối cùng thì người anh cả có vào dự tiệc với cha hay không, nhưng như thế cũng đủ để chúng ta nhận ra rằng dù thế nào đi nữa thì người cần trở về, cần phải hoán cải không chỉ có người con thứ, không chỉ có kẻ lỗi lầm mà đó còn là người con cả, là thủ lãnh tôn giáo, là tất cả những ai tự cho mình là công chính, là kiểu mẫu sống đạo. Có thể người con cả hay những người Pharisêu và Kinh sư không bỏ nhà đi hoang, không ăn chơi trác táng như người con thứ hay người tội lỗi, nhưng hãy coi chừng, rất có thể những thái độ và cách hành xử của họ đối với người đồng loại cách nào đó biến họ trở thành những người “xác ở nhà mà hồn đang phiêu du nơi nào”, trở thành những đồng bạc bị lạc mất ngay trong chính ngôi nhà mình.
Con chiên đi lạc, chúng ta không hề thấy tiếng kêu cầu cứu của nó, thế mà chủ nó vẫn cứ ra đi tìm cho kỳ được. Con chiên chẳng có công trạng gì, thế mà chủ nó vẫn vác trên vai, vui mừng mở tiệc mời bạn bè ăn mừng. Rồi sự trở về của người con thứ, dù động cơ sự trở về của anh ta không làm cho chúng ta hài lòng,… nhưng chính tình yêu, sự tha thứ và nỗi mừng vui của người cha cách nào đó đã che khuất bóng đen kia để rồi, toàn bộ Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy nổi lên sáng kiến của Thiên Chúa trong việc tìm kiếm những tội nhân. Niềm vui mừng của Thiên Chúa khi có người biết chỗi dậy, nhận ra những lầm lỗi thiếu sót của mình để bắt đầu cuộc sống mới. Đó cũng chính là điều chúng ta cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta không ngừng tìm kiếm, tha thứ và yêu thương hết những ai đang sống trong lỗi lầm để dẫn đưa họ trở về với Thiên Chúa tình yêu.
Chúa nhật 24 thường niên C Lc 15, 1-32
Trên đường lên Giêrusalem để hoàn thành sứ mạng Chúa Cha trao phó, không ít lần Chúa Giêsu gặp phải những chướng ngại trên đường do bè phái Pharisêu và Kinh sư gây nên. Nhận thấy những người thu thuế và những người tội lỗi tuôn đến lắng nghe giáo huấn của Chúa, lòng căm tức của những ông “kẹ” này đối với Chúa Giêsu như càng thêm lửa, không dám nói thẳng, chỉ lẩm bẩm chê bai cái ông Giêsu này tại sao lại đi kết thân với những hạng người ấy- điều mà không một vị tư tế Dothái nào dám làm, vì sợ ra ô uế! Để trả lời cho những ta thán lẩm bẩm này, Chúa Giêsu đã kể cho họ liên tiếp ba dụ ngôn xoay quanh chủ đề nói về lòng thương xót của Thiên Chúa.
Có thể nói trong ba dụ ngôn mà giáo hội muốn mỗi người chúng ta suy chiêm, dụ ngôn người cha nhân hậu là một tuyệt tác rất riêng của thánh sử Luca. Vì thế, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về dụ ngôn tuyệt tác này.
Người con thứ-phá gia chi tử
Chúng ta hãy bắt đầu với người con thứ. Trong truyền thống Đông phương, một người con hay một ai đó chỉ có thể thừa hưởng tài sản của bố mẹ hay của một người nào đó khi và chỉ khi bố mẹ hoặc người đó qua đời, lúc đó, có thể nói, quyền thừa kế mới hiệu lực. Người con thứ hẳn phải biết điều này. Thế nhưng anh đã bất chấp tất cả, đòi người cha phải chia tài sản cho bằng được, điều đó cho thấy trong thâm tâm, anh ta đã xem người cha như đã chết, không còn hiện diện trên cõi trần này nữa, có chăng đó chỉ là cái bóng, “cản mũi kỳ đà” mà thôi.
Đạt được mục đích. Có được số tài sản cha chia, người con thứ nhanh nhảu ra đi. Thế là từ nay, như chim xổ lồng, thoát sự kiềm kẹp, tự do trác táng với túi tiền lúc nào cũng rủng rỉnh cùng chúng bạn vui suốt đêm thâu. Cái cách tiêu xài kiểu ấy thì đến núi cũng phải mòn huống nữa là… Tuy nhiên vấn đề không chỉ dừng lại ở đấy. Chúng ta thấy người con thứ cách nào đó, đã rơi vào tình trạng suy đồi về mặt luân lý vì lẽ niềm vui thú của anh ta là ở chỗ có tiền và ra sức hưởng thụ.
Một khi coi thường nền luân thường đạo lý, con người dễ dàng sa lầy hơn trên con đường mà hắn đang theo đuổi. Hơn ai hết, người con thứ giờ đây mới cảm nghiệm được thế nào là tình cảnh “còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi”, không còn tiền thì bầu bạn cũng cao chạy xa bay, để lại anh ta bơ vơ cùng với nạn đói xảy đến. Không tiền, không bạn, túng quẫn, người con thứ dường như tự buộc mình hay nói đúng hơn là rơi tiếp vào tình trạng của người suy thoái về phương diện địa vị xã hội. Thật vậy, đang ở trong tình trạng của cậu ấm cô chiêu có người hầu kẻ hạ thì nay phải rơi vào cảnh làm đầy tớ cho người khác.
Chưa dừng lại ở đó, người con thứ lại tiếp tục làm cho chúng ta kinh tởm khi anh ta chấp nhận đi chăn heo cho một người trong làng chỉ vì đói. Đối với chúng ta, việc chăn heo là chuyện hết sức bình thường, nhưng với người Dothái vấn đề không đơn giản như vậy. Trong Dothái giáo, heo là một con vật ô uế và đi chăn heo tức là đi vào con đường cùng của sự sa đoạ. Chấp nhận công việc này, tức là người con thứ để mình rơi vào tình trạng của người suy thoái về niềm tin Dothái giáo. Như thế là, cùng với tình trạng suy đồi về luân thường đạo lý, suy thoái về địa vị và nay niềm tin tôn giáo cũng mai một, người con thứ đã tự chuốc lấy tình trạng của một con người ở ngoài xã hội, cắt đứt mối quan hệ với dân tộc, với tôn giáo và gia đình.
Trong cảnh khốn cùng như thế, người con thứ hồi tâm. Mừng cho người con thứ vì biết hồi tâm nhưng cũng trách anh ta vì động thái của việc hồi tâm không có gì khá hơn. Thật vậy, lý do của việc quyết tâm trở về nơi người con thứ chỉ là vấn đề giải quyết cái đói, vấn đề bao tử chứ không phải vì anh ta yêu thương gì người cha đang ngày đêm mong chờ anh trở về. Tuy nhiên, cuối cùng anh cũng đã trở về…
Người cha-biểu tượng của tình yêu và tha thứ
Người cha trong dụ ngôn hẳn phải một phú hộ giàu sang, đầy quyền lực và oai nghi đúng với đặc điểm của một phú ông miền Đông phương. Đứng trước sự ngông cuồng của người con thứ, người cha đã chia gia tài cho các con không phải vì ông nhu nhược mà vì ông tôn trọng quyền tự do của con. Ngày người con thứ ra đi cũng chính là ngày ông bắt đầu ngóng chờ với niềm tin sẽ có ngày con ông trở về. Quả đúng như vậy. Mặc dù tuổi già sức yếu, người cha vẫn nhìn ra người con từ rất xa. Có thể nói chính ông đã phá tan dáng vẻ oai nghi đường bệ của một phú hộ Đông phương để hồ hởi chạy ra với người con tựa như trẻ thơ mong mẹ về.
Nổi mừng vui cũng như hàng loạt mệnh lệnh dồn dập của người cha làm cho chúng ta có cảm nghĩ hẳn ông đang chuẩn bị tiếp đón một nhân vật quan trọng. Mà không quan trọng sao được khi ý nghĩa của những mệnh lệnh trên hàm chứa một tình yêu vô bờ bến ông dành cho người con “phá gia” trở về mà không một ngôn từ nào có thể diễn tả hết được. Chiếc áo mới nhất mà ông mặc cho người con hẳn phải là chiếc áo dành cho ngày Đại lễ. Bởi chỉ có ngày Đại lễ, dịp lễ hội, người ta mới mặc áo mới, mới có dịp để chưng diện mà thôi. Chưa dừng lại ở đó. Chúng ta biết rằng đối với người Dothái, chiếc nhẫn không chỉ là kỷ vật, là món đồ trang sức, không chỉ là biểu trưng cho tình yêu mà nó còn là cái ấn đóng dấu nhằm xác nhận tư cách của một người con và đồng thời cũng xác nhận tư cách của một người được thừa hưởng quyền kế thừa tài sản. Như thế, bằng việc xỏ nhẫn và xỏ dép vào tay chân của người con, người cha trong Tin mừng đã xác lập lại mối tương quan cha-con, đồng thời cũng xác lập lại quyền thừa kế và trả lại quyền tự do cho nó – điều mà người con thứ không hề nghĩ tới. Chưa hết, người cha còn ra lệnh giết bê đã vỗ béo để ăn mừng cho sự trở về này. Như thế đã rõ, bê chỉ vỗ béo để chờ dịp Đại lễ. Ngày người con trở về và người cha đã hạ bê béo để ăn mừng chẳng phải là dịp Đại lễ mà từ lâu ông hằng ôm ấp mong chờ để có được ngày hôm nay sao?
Người anh cả- xác tại gia, hồn lạc xa
Nếu chúng ta vui mừng với sự kiện người con trở về và trân quý trước lòng bao dung và yêu thương vô bờ của người cha bao nhiêu, chúng ta lại càng thương cho người anh cả bấy nhiêu. Thật vậy, người anh cả, cách nào đó đã đại diện cho những người Pharisêu và Kinh sư mà Chúa Giêsu muốn nhắm tới. Người anh cả không biết rằng được ở với cha, được sống dưới tình yêu thương của cha là một hạnh phúc, trái lại anh đã xem đó là một gánh nặng, một sự cản trở và đè nén; cái đích của anh nhắm tới là phần thưởng, là tiền công, là “con dê con” để vui với chúng bạn chứ không phải là tình yêu và hạnh phúc được sống trong nhà cha. Tệ hơn nữa, anh đã lên án, chửi rủa và không thừa nhận đứa em ruột của mình mà lẽ ra anh phải có trách nhiệm với nó. Anh còn thua những người đầy tớ trong nhà – những người đã nhận và thông báo cho anh biết viêc người cha mở tiệc ăn mừng là do “em cậu đã trở về”.
Giống như những thủ lãnh tôn giáo, người anh cả tự cho mình là người công chính và dĩ nhiên không cần hối cải ăn năn. Không những thế, anh còn khước từ sự trở về của người em, không chấp nhận lòng sám hối ăn năn của người lầm lỗi. Và, tệ hơn, chính anh là người không chấp nhận lòng bao dung và tha thứ của người cha, không chấp nhận tình yêu thương của Thiên Chúa.
Tin mừng không cho biết cuối cùng thì người anh cả có vào dự tiệc với cha hay không, nhưng như thế cũng đủ để chúng ta nhận ra rằng dù thế nào đi nữa thì người cần trở về, cần phải hoán cải không chỉ có người con thứ, không chỉ có kẻ lỗi lầm mà đó còn là người con cả, là thủ lãnh tôn giáo, là tất cả những ai tự cho mình là công chính, là kiểu mẫu sống đạo. Có thể người con cả hay những người Pharisêu và Kinh sư không bỏ nhà đi hoang, không ăn chơi trác táng như người con thứ hay người tội lỗi, nhưng hãy coi chừng, rất có thể những thái độ và cách hành xử của họ đối với người đồng loại cách nào đó biến họ trở thành những người “xác ở nhà mà hồn đang phiêu du nơi nào”, trở thành những đồng bạc bị lạc mất ngay trong chính ngôi nhà mình.
Con chiên đi lạc, chúng ta không hề thấy tiếng kêu cầu cứu của nó, thế mà chủ nó vẫn cứ ra đi tìm cho kỳ được. Con chiên chẳng có công trạng gì, thế mà chủ nó vẫn vác trên vai, vui mừng mở tiệc mời bạn bè ăn mừng. Rồi sự trở về của người con thứ, dù động cơ sự trở về của anh ta không làm cho chúng ta hài lòng,… nhưng chính tình yêu, sự tha thứ và nỗi mừng vui của người cha cách nào đó đã che khuất bóng đen kia để rồi, toàn bộ Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy nổi lên sáng kiến của Thiên Chúa trong việc tìm kiếm những tội nhân. Niềm vui mừng của Thiên Chúa khi có người biết chỗi dậy, nhận ra những lầm lỗi thiếu sót của mình để bắt đầu cuộc sống mới. Đó cũng chính là điều chúng ta cầu xin Chúa cho mỗi người chúng ta không ngừng tìm kiếm, tha thứ và yêu thương hết những ai đang sống trong lỗi lầm để dẫn đưa họ trở về với Thiên Chúa tình yêu.