Ý nghĩa Hang đá Bê lem.
H. Tin mừng ghi lại việc Chúa Giêsu giáng sinh như thế nào?
T. Tin mừng Mát-thêu và Lu-ca đều ghi lại việc Chúa Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê (Mt 2,1-12; Lk 2,1-7; Ga 7,42). Thánh Lu-ca tường thuật việc Chúa Giê-su giáng sinh như sau: Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. (Lc 2,4-7).
H. Hang đá Bê lem muốn diễn lại cảnh Chúa giáng sinh với mục đích gì?
T. Hang đá trình bầy biến cố lịch sử Chúa Giêsu ra đời cách đây hơn 2000 năm. Theo quan điểm con người, hang đá Bê lem diễn tả lại việc Chúa Giêsu giáng sinh hoàn cảnh bất ngờ, thấp hèn và nghèo nàn. Theo quan điểm Thiên Chúa, hang đá Bê lem diễn tả ý nghĩa sâu xa của việc Thiên Chúa nhập thể và nhập thế theo ý định quan phòng của Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhưng đã muốn làm người và sống với con người dưới trần thế. Đó là ý nghĩa danh xưng của Chúa Giêsu là Emmanuel– nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Is 7,14; Mt 1,23).
Mầu nhiệm nhập thể vượt hẳn suy nghĩ của con người nên con người chỉ biết chiêm ngắm và tôn thờ Đấng đang ở giữa chúng ta. Hang đá biểu lộ tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Người là Đấng Tạo Dựng vũ trụ đến sống với thụ tạo mình,
Người là Đấng cao cả đã trở nên rất nhỏ bé,
Người là Đấng toàn năng đã trở nên mỏng dòn và bị đe dọa,
Người là Sự sống, nhưng chịu chết vì yêu thương chúng ta,
Người là Một Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa, trở nên một người như chúng ta.
H. Các giáo xứ và các gia đình Kitô thường làm hang đá vào dịp lễ Chúa Giáng Sinh. Tục lệ làm hang đá bắt đầu từ khi nào?
T. Để cỗ võ lòng yêu mến Chúa Giêsu sinh ra trong khó nghèo, thánh Phanxicô thành Assisi (1182-1226) đã sáng tạo hang đá sống động vào năm 1223 tại làng Greccio. Thánh Phanxicô muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa tôn thờ Chúa Giêsu Kitô thay vì tặng quà vật chất trong mùa lễ Giáng Sinh. Hang đá do thánh Phanxicô sáng tạo được thánh Bonaventura ghi lại trong cuốn sách Cuộc đời thánh Phanxicô, viết vào khoảng năm 1260. Thánh Phanxicô đi hành hương tại Đất Thánh, nơi Chúa Giêsu sinh ra. Ngài cũng đến hành hương tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà ở Roma. Chính ngài được cảm hứng bởi mảnh gỗ của máng cỏ trưng bầy tại hầm dưới bàn thờ chính. Theo tài liệu của Thomas da Celano (1185-1265), thánh Phanxicô đã muốn rằng vẻ đẹp và ân sủng của lễ Chúa Giáng Sinh có thể được chiếm ngắm cách hữu hình, trong cách thức mà mọi người có thể vui mừng vì Chúa Giêsu đến trong khiêm tốn, để xóa bỏ khoảng cách giữa Thiên Chúa và nhân loại. Hang đá mời chúng ta đón tiếp Thiên Chúa với trọn tấm lòng yêu mến. Thánh nhân sống ẩn dật trong hang núi tại Greccio một thời gian. Vào ngày 25 tháng 12 năm 1223, thánh nhân đã xin một thầy cùng Dòng sửa soạn cho ngài một máng cỏ, một con bò, một con lừa. Trên máng cỏ là bàn thờ di động, nơi cử hành Thánh Thể. Không có tượng ảnh, không có Hài Nhi Giêsu bởi vì bánh và rượu được thánh hiến trên bàn thờ sẻ trở thành Thiên Chúa hiện diện thực sự giữa con người. Mọi người được sống lại giây phút lịch sử quan trọng như những mục đồng và dân chúng tại làng Bê lem thuở xưa. Trong thị kiến, thánh nhân được thấy Chúa Giêsu nằm trong máng cỏ tự nhiên thức giấc. Thomas de Celano kết luận: Trong đêm đó, mỗi người và mọi người trở về nhà trần ngập niềm vui.” Đức Giáo Hoàng Honorius III chúc lành cho cuộc mừng lễ này. Từ lễ Giáng Sinh năm sau, các giáo xứ bắt đầu làm hang đá để mừng lễ Chúa Giáng Sinh.
H. Theo truyền thống, hang đá Chúa Giáng Sinh phải có những nhân vật nào?
T. Hang đá thường trưng bầy Hài Nhi Giêsu, Đức Mẹ Maria, thánh Giuse, những người chăn chiên đến viếng thăm Chúa Giê-su ra đời, các nhà chiêm tinh đến bái lạy Chúa Giê-su Hài Nhi (Mt 2, 1-12), các thiên thần hát mừng ngợi khen Thiên Chúa, con bò và con lừa bên Hài Nhi Giê-su nằm trong máng cỏ.
H. Ba chiêm tinh là những nhân vật có thật hay chỉ là huyền thoại được thêm vào để làm cho quang cảnh hang đá thêm thú vị?
T. Thánh Mát thêu ghi lại việc các nhà chiêm tinh đến bái lạy Đức Giêsu Hài Nhi trong Tin Mừng: “Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, và hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người." (Mt 2, 1-2) Thánh Mát thêu kể tiếp: “Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình”. (Mt 2, 7-12).
H. Các món quà vàng, nhũ hương và mộc dược có mang ý nghĩa gì?
T. Các Giáo Phụ thường giải thích rằng các chiêm tinh dâng 3 lễ vật lên Chúa Giêsu Hài Nhi mang ý nghĩa tượng trưng: vàng chỉ Hài Nhi Giê-sulà Vua; nhũ hương chỉ Hài Nhi Giê-su là Thiên Chúa; mộc dược chỉ về nhân tính Hài Nhi Giêsu.
H. Ba chiêm tinh là ai? Họ từ đâu tới thờ lậy Chúa Giêsu mới giáng sinh?
T. Chiêm tinh là những người học thức và quí phái. Chắc chắn họ phải hiểu biết Thánh Kinh Cựu Ước vì chứa đựng nhiều mạc khải về Quân Vương dân Do thái ra đời. Sách Dân số viết: “một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp, một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en” (Ds 24,17). Ngôn sứ Mikka ghi chép: “Phần ngươi, hỡi Bê-lem Ép-ra-tha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa.” (Mk 5,2; Mt 2, 4-6). Họ biết về thiên văn nên nhận ra vua dân Do Thái sinh ra. Chính trong đêm Hài Nhi Giê-su sinh ra, trên bầu trời xuất hiện một ánh sáng huyền diệu trở thành như ngôi sao của Vương Quân (Mt 2,1-2) Thánh Mát thêu kể tiếp: “Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ quyết tâm tìm kiếm và gặp gỡ Đấng Thiên Sai. Tin mừng Mát-thêu và Luca không nhắc đến tên ba vị chiêm tinh nhưng các nguồn khác cho biết họ là ông Melchior từ Ba Tư, Caspar từ Ấn Độ và Balthazar từ Babylonia. Họ đến bằng ngựa, voi và lạc đà.
H. Con lừa và con bò cũng được xuất hiện được gần Chúa Giêsu nằm trong máng cỏ. Phúc âm có nói đến bò và lừa không?
T. Tin mừng Mát-thêu và Lu-ca không nói đến bò và lừa. Maria đang mang thai vào thòi kỳ cuối nên khó có thể đi bộ quãng đường 150 cây số từ Na-gia-rét xuống Bê lem. Do đó, thánh Giuse có thể đã dùng con lừa để giúp Maria và Hài Nhi trong lòng Mẹ. Con bò là con vật ăn cỏ giúp ấm hài nhi trong đêm đông lạnh giá. Theo truyền thống, con bò diễn tả sự kiên nhẫn, biểu tượng cho Dân Israel. Trong khi con lừa diễn tả sự khiêm tốn, biểu tượng cho Dân Ngoại. Bò và lừa được ngôn sứ Isaia ghi chép: “Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết cái máng cỏ nhà chủ nó. Nhưng Ít-ra-en thì không biết, dân Ta chẳng hiểu gì.” (Is 1:3). Chúa Giê-su nằm giữa con bò và con lừa mang ý nghĩa Thiên Chúa đã đến giữa chúng ta nhưng Người không được đón tiếp. Sách Ordo Paginarum xuất bản vào năm 1415 ghi chú rằng Chúa Giêsu nằm giữa bò và lừa. Từ đó, bò và lừa trở thành hai con vật chính thức trong hang đá truyền thống.
H. Hang đá luôn có các mục đồng cùng với các con chiên nữa, phải không?
T. “Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ." Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: "Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết." Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.” ( Lc 2,1-20). Các mục tử cũng có thể mang theo các chiên con khi đến gặp Hài Nhi Giê-su. Do đó, hang đá cũng trưng bầy các con chiên nằm trong tay các mục tử hoặc các con chiên đang lang thang giữa cách đồng.
H. Hang đá phải có các thiên thần hát ca nữa, đúng không?
T. Các thiên sứ từ trời xuống báo tin vui cho các người chăn chiên. Ngoài ra, con có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương." (Lc 2,13-14). Cả triều thần thiên quốc hát mừng Thiên Chúa nhập thể làm người. Trước đây, Thiên sứ Gáp-rien cũng được Thiên Chúa sai đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a. (Lc 1,26-27). Các thiên sứ là những sứ giả loan tin của Thiên Chúa đến với con người và đồng hành với con người tiến về Thiên Chúa.
H. Chúa Giêsu sinh ra trong tăm tối nhưng sao hang đá lại được trang trí với nhiều mầu sắc và ánh sáng?
T. Thánh Hippolyptus ở Rome (170-235) trong bài chú giải về ngôn sứ Daniel viết khoảng năm 204, là người đầu tiên nói rằng Chúa Giê-su sinh vào ngày 25 tháng 12. Cựu Ước nhắc lại rằng vào ngày 25 tháng 12 năm 165 trước Công Nguyên, do công của Judas Macabeus, Đền Thờ Giêsusalem được lấy lại và được thánh hiến hiến lại sau nhiều năm bị tục hóa. Trong dịp cử hành này, các ngọn nến ở gần bàn thờ được thắp sáng trong 8 ngày và đêm. Vào đêm giáng sinh, Chúa Giêsu là Thiên Chúa, đã vào Đền Thờ và trở thành một người như chúng ta. Những ánh sáng của hang đá và những ánh đèn Giáng Sinh trong thành phố và thị xã diễn tả cách biểu tương về sứ điệp của ơn cứu rỗi. Mọi gia đình và mọi thành phố đều thắp đèn sáng để đón tiếp Đấng Cứu Thế đến thăm viếng Dân Người.
H. Hang đá có cần phải làm phép không?
T. Việc làm phép hang đá giáo xứ có thể tổ chức tại lễ vọng Chúa Giáng Sinh hoặc trong thời gian thuận tiện. Hang đá gia đình có thể được cha mẹ hoặc một người trong gia đình đọc lời cầu nguyện sau: Thiên Chúa của mọi dân nước, từ lúc khởi đầu của sáng tạo Chúa đã bầy tỏ tình yêu của Chúa: khi chúng con rất cần có Vị Cứu tinh, Chúa đã sai Con Chúa sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria. Người đã mang niềm vui và bình an, công bình, thương xót và tình thương. Lạy Chúa, xin Chúa chúc phúc cho mọi người chiêm ngưỡng hang đá này để nhớ đến việc Đức Giêsu sinh ra trong khiêm tốn và hướng tâm trí chúng con về Người. Người là Thiên Chúa ở cùng chúng con và Đấng Cứu Chuộc của mọi người, Người hằng sống và hiển trị đến muôn đời. Amen.
Theo truyền thống, nhiều trẻ em đã làm hang đá để trưng bầy trong nhà thờ hoặc hội trường giáo xứ. Các em cũng mang hang đá cá nhân để được làm phép tại nhà thờ. Sau đó, các em sẽ mang về nhà để chiêm ngưỡng và cầu nguyện trước hang đá. Kể từ năm 1968, Đức Thánh Cha chủ sự nghi lễ tại Quảng trường thánh Phêrô vào Chúa Nhật Vui Mừng gồm việc làm phép hàng trăm hang đá và các Hài Nhi Giêsu cho trẻ em tại Roma. Vào năm 1978, có 50 ngàn học sinh tham dự nghi lễ làm phép hang đá và Hài Nhi Giêsu. Tục lệ này vẫn còn bảo tồn cho đến ngày nay.
H. Phải trình bầy và trang hoàng hang đá thế nào cho đúng?
T. Hang đá diễn tả sự nghèo hèn và khiêm tốn của Đấng Cứu Thế đến trần gian. Việc làm hang đá quan trọng nhưng việc chiêm ngưỡng hang đá quan trọng hơn. Giải thích về sự nghèo hèn của Chúa Giêsu, thánh Phaolô viết cho tín hữu Côrintô như sau: “Quả thật, anh em biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2 Cor 8, 9). Đức Thánh Cha Phanxicô viết: Chúng ta hãy để mình được chạm đến sự dịu dàng mang lại ơn cứu rỗi. Chúng ta hãy đến gần với Chúa là Đấng đã đến gần chúng ta. Chúng ta hãy đứng ngắm nhìn hang đá.” Ngài kết luận: “Giêsu. Trong tên ấy có hy vọng cho mỗi người nam và nữ. Đó là lý do tại sao chiêm ngưỡng hang đá là việc quan trọng.”
H. Con người phải có thái độ nào khi chiêm ngưỡng hang đá Bê-lem?
T. Hang đá không diễn tả một biến cố quá khứ nhưng muốn làm sống lại ý nghĩa Chúa Giáng Sinh trong hiện tại. Tin mừng thánh Gioan mời gọi mỗi người đáp lại và đón nhận Ngôi Lời là Thiên Chúa đã làm người mọi người: “ Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại…Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.” (Ga 1, 1-4, 9-12)
Linh mục Giuse Nguyễn Tất Thắng, O.P.
Vatican ngày 17.12.2018
H. Tin mừng ghi lại việc Chúa Giêsu giáng sinh như thế nào?
T. Tin mừng Mát-thêu và Lu-ca đều ghi lại việc Chúa Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê (Mt 2,1-12; Lk 2,1-7; Ga 7,42). Thánh Lu-ca tường thuật việc Chúa Giê-su giáng sinh như sau: Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ. (Lc 2,4-7).
H. Hang đá Bê lem muốn diễn lại cảnh Chúa giáng sinh với mục đích gì?
Mầu nhiệm nhập thể vượt hẳn suy nghĩ của con người nên con người chỉ biết chiêm ngắm và tôn thờ Đấng đang ở giữa chúng ta. Hang đá biểu lộ tình yêu dịu dàng của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Người là Đấng Tạo Dựng vũ trụ đến sống với thụ tạo mình,
Người là Đấng cao cả đã trở nên rất nhỏ bé,
Người là Đấng toàn năng đã trở nên mỏng dòn và bị đe dọa,
Người là Sự sống, nhưng chịu chết vì yêu thương chúng ta,
Người là Một Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa, trở nên một người như chúng ta.
H. Các giáo xứ và các gia đình Kitô thường làm hang đá vào dịp lễ Chúa Giáng Sinh. Tục lệ làm hang đá bắt đầu từ khi nào?
T. Để cỗ võ lòng yêu mến Chúa Giêsu sinh ra trong khó nghèo, thánh Phanxicô thành Assisi (1182-1226) đã sáng tạo hang đá sống động vào năm 1223 tại làng Greccio. Thánh Phanxicô muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa tôn thờ Chúa Giêsu Kitô thay vì tặng quà vật chất trong mùa lễ Giáng Sinh. Hang đá do thánh Phanxicô sáng tạo được thánh Bonaventura ghi lại trong cuốn sách Cuộc đời thánh Phanxicô, viết vào khoảng năm 1260. Thánh Phanxicô đi hành hương tại Đất Thánh, nơi Chúa Giêsu sinh ra. Ngài cũng đến hành hương tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà ở Roma. Chính ngài được cảm hứng bởi mảnh gỗ của máng cỏ trưng bầy tại hầm dưới bàn thờ chính. Theo tài liệu của Thomas da Celano (1185-1265), thánh Phanxicô đã muốn rằng vẻ đẹp và ân sủng của lễ Chúa Giáng Sinh có thể được chiếm ngắm cách hữu hình, trong cách thức mà mọi người có thể vui mừng vì Chúa Giêsu đến trong khiêm tốn, để xóa bỏ khoảng cách giữa Thiên Chúa và nhân loại. Hang đá mời chúng ta đón tiếp Thiên Chúa với trọn tấm lòng yêu mến. Thánh nhân sống ẩn dật trong hang núi tại Greccio một thời gian. Vào ngày 25 tháng 12 năm 1223, thánh nhân đã xin một thầy cùng Dòng sửa soạn cho ngài một máng cỏ, một con bò, một con lừa. Trên máng cỏ là bàn thờ di động, nơi cử hành Thánh Thể. Không có tượng ảnh, không có Hài Nhi Giêsu bởi vì bánh và rượu được thánh hiến trên bàn thờ sẻ trở thành Thiên Chúa hiện diện thực sự giữa con người. Mọi người được sống lại giây phút lịch sử quan trọng như những mục đồng và dân chúng tại làng Bê lem thuở xưa. Trong thị kiến, thánh nhân được thấy Chúa Giêsu nằm trong máng cỏ tự nhiên thức giấc. Thomas de Celano kết luận: Trong đêm đó, mỗi người và mọi người trở về nhà trần ngập niềm vui.” Đức Giáo Hoàng Honorius III chúc lành cho cuộc mừng lễ này. Từ lễ Giáng Sinh năm sau, các giáo xứ bắt đầu làm hang đá để mừng lễ Chúa Giáng Sinh.
H. Theo truyền thống, hang đá Chúa Giáng Sinh phải có những nhân vật nào?
T. Hang đá thường trưng bầy Hài Nhi Giêsu, Đức Mẹ Maria, thánh Giuse, những người chăn chiên đến viếng thăm Chúa Giê-su ra đời, các nhà chiêm tinh đến bái lạy Chúa Giê-su Hài Nhi (Mt 2, 1-12), các thiên thần hát mừng ngợi khen Thiên Chúa, con bò và con lừa bên Hài Nhi Giê-su nằm trong máng cỏ.
H. Ba chiêm tinh là những nhân vật có thật hay chỉ là huyền thoại được thêm vào để làm cho quang cảnh hang đá thêm thú vị?
T. Thánh Mát thêu ghi lại việc các nhà chiêm tinh đến bái lạy Đức Giêsu Hài Nhi trong Tin Mừng: “Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, và hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người." (Mt 2, 1-2) Thánh Mát thêu kể tiếp: “Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình”. (Mt 2, 7-12).
H. Các món quà vàng, nhũ hương và mộc dược có mang ý nghĩa gì?
T. Các Giáo Phụ thường giải thích rằng các chiêm tinh dâng 3 lễ vật lên Chúa Giêsu Hài Nhi mang ý nghĩa tượng trưng: vàng chỉ Hài Nhi Giê-sulà Vua; nhũ hương chỉ Hài Nhi Giê-su là Thiên Chúa; mộc dược chỉ về nhân tính Hài Nhi Giêsu.
H. Ba chiêm tinh là ai? Họ từ đâu tới thờ lậy Chúa Giêsu mới giáng sinh?
T. Chiêm tinh là những người học thức và quí phái. Chắc chắn họ phải hiểu biết Thánh Kinh Cựu Ước vì chứa đựng nhiều mạc khải về Quân Vương dân Do thái ra đời. Sách Dân số viết: “một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp, một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en” (Ds 24,17). Ngôn sứ Mikka ghi chép: “Phần ngươi, hỡi Bê-lem Ép-ra-tha, ngươi nhỏ bé nhất trong các thị tộc Giu-đa, từ nơi ngươi, Ta sẽ cho xuất hiện một vị có sứ mạng thống lãnh Ít-ra-en. Nguồn gốc của Người có từ thời trước, từ thuở xa xưa.” (Mk 5,2; Mt 2, 4-6). Họ biết về thiên văn nên nhận ra vua dân Do Thái sinh ra. Chính trong đêm Hài Nhi Giê-su sinh ra, trên bầu trời xuất hiện một ánh sáng huyền diệu trở thành như ngôi sao của Vương Quân (Mt 2,1-2) Thánh Mát thêu kể tiếp: “Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ quyết tâm tìm kiếm và gặp gỡ Đấng Thiên Sai. Tin mừng Mát-thêu và Luca không nhắc đến tên ba vị chiêm tinh nhưng các nguồn khác cho biết họ là ông Melchior từ Ba Tư, Caspar từ Ấn Độ và Balthazar từ Babylonia. Họ đến bằng ngựa, voi và lạc đà.
H. Con lừa và con bò cũng được xuất hiện được gần Chúa Giêsu nằm trong máng cỏ. Phúc âm có nói đến bò và lừa không?
T. Tin mừng Mát-thêu và Lu-ca không nói đến bò và lừa. Maria đang mang thai vào thòi kỳ cuối nên khó có thể đi bộ quãng đường 150 cây số từ Na-gia-rét xuống Bê lem. Do đó, thánh Giuse có thể đã dùng con lừa để giúp Maria và Hài Nhi trong lòng Mẹ. Con bò là con vật ăn cỏ giúp ấm hài nhi trong đêm đông lạnh giá. Theo truyền thống, con bò diễn tả sự kiên nhẫn, biểu tượng cho Dân Israel. Trong khi con lừa diễn tả sự khiêm tốn, biểu tượng cho Dân Ngoại. Bò và lừa được ngôn sứ Isaia ghi chép: “Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết cái máng cỏ nhà chủ nó. Nhưng Ít-ra-en thì không biết, dân Ta chẳng hiểu gì.” (Is 1:3). Chúa Giê-su nằm giữa con bò và con lừa mang ý nghĩa Thiên Chúa đã đến giữa chúng ta nhưng Người không được đón tiếp. Sách Ordo Paginarum xuất bản vào năm 1415 ghi chú rằng Chúa Giêsu nằm giữa bò và lừa. Từ đó, bò và lừa trở thành hai con vật chính thức trong hang đá truyền thống.
H. Hang đá luôn có các mục đồng cùng với các con chiên nữa, phải không?
T. “Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. Nhưng sứ thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ." Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: "Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết." Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.” ( Lc 2,1-20). Các mục tử cũng có thể mang theo các chiên con khi đến gặp Hài Nhi Giê-su. Do đó, hang đá cũng trưng bầy các con chiên nằm trong tay các mục tử hoặc các con chiên đang lang thang giữa cách đồng.
H. Hang đá phải có các thiên thần hát ca nữa, đúng không?
T. Các thiên sứ từ trời xuống báo tin vui cho các người chăn chiên. Ngoài ra, con có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương." (Lc 2,13-14). Cả triều thần thiên quốc hát mừng Thiên Chúa nhập thể làm người. Trước đây, Thiên sứ Gáp-rien cũng được Thiên Chúa sai đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a. (Lc 1,26-27). Các thiên sứ là những sứ giả loan tin của Thiên Chúa đến với con người và đồng hành với con người tiến về Thiên Chúa.
H. Chúa Giêsu sinh ra trong tăm tối nhưng sao hang đá lại được trang trí với nhiều mầu sắc và ánh sáng?
T. Thánh Hippolyptus ở Rome (170-235) trong bài chú giải về ngôn sứ Daniel viết khoảng năm 204, là người đầu tiên nói rằng Chúa Giê-su sinh vào ngày 25 tháng 12. Cựu Ước nhắc lại rằng vào ngày 25 tháng 12 năm 165 trước Công Nguyên, do công của Judas Macabeus, Đền Thờ Giêsusalem được lấy lại và được thánh hiến hiến lại sau nhiều năm bị tục hóa. Trong dịp cử hành này, các ngọn nến ở gần bàn thờ được thắp sáng trong 8 ngày và đêm. Vào đêm giáng sinh, Chúa Giêsu là Thiên Chúa, đã vào Đền Thờ và trở thành một người như chúng ta. Những ánh sáng của hang đá và những ánh đèn Giáng Sinh trong thành phố và thị xã diễn tả cách biểu tương về sứ điệp của ơn cứu rỗi. Mọi gia đình và mọi thành phố đều thắp đèn sáng để đón tiếp Đấng Cứu Thế đến thăm viếng Dân Người.
H. Hang đá có cần phải làm phép không?
T. Việc làm phép hang đá giáo xứ có thể tổ chức tại lễ vọng Chúa Giáng Sinh hoặc trong thời gian thuận tiện. Hang đá gia đình có thể được cha mẹ hoặc một người trong gia đình đọc lời cầu nguyện sau: Thiên Chúa của mọi dân nước, từ lúc khởi đầu của sáng tạo Chúa đã bầy tỏ tình yêu của Chúa: khi chúng con rất cần có Vị Cứu tinh, Chúa đã sai Con Chúa sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria. Người đã mang niềm vui và bình an, công bình, thương xót và tình thương. Lạy Chúa, xin Chúa chúc phúc cho mọi người chiêm ngưỡng hang đá này để nhớ đến việc Đức Giêsu sinh ra trong khiêm tốn và hướng tâm trí chúng con về Người. Người là Thiên Chúa ở cùng chúng con và Đấng Cứu Chuộc của mọi người, Người hằng sống và hiển trị đến muôn đời. Amen.
Theo truyền thống, nhiều trẻ em đã làm hang đá để trưng bầy trong nhà thờ hoặc hội trường giáo xứ. Các em cũng mang hang đá cá nhân để được làm phép tại nhà thờ. Sau đó, các em sẽ mang về nhà để chiêm ngưỡng và cầu nguyện trước hang đá. Kể từ năm 1968, Đức Thánh Cha chủ sự nghi lễ tại Quảng trường thánh Phêrô vào Chúa Nhật Vui Mừng gồm việc làm phép hàng trăm hang đá và các Hài Nhi Giêsu cho trẻ em tại Roma. Vào năm 1978, có 50 ngàn học sinh tham dự nghi lễ làm phép hang đá và Hài Nhi Giêsu. Tục lệ này vẫn còn bảo tồn cho đến ngày nay.
H. Phải trình bầy và trang hoàng hang đá thế nào cho đúng?
T. Hang đá diễn tả sự nghèo hèn và khiêm tốn của Đấng Cứu Thế đến trần gian. Việc làm hang đá quan trọng nhưng việc chiêm ngưỡng hang đá quan trọng hơn. Giải thích về sự nghèo hèn của Chúa Giêsu, thánh Phaolô viết cho tín hữu Côrintô như sau: “Quả thật, anh em biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2 Cor 8, 9). Đức Thánh Cha Phanxicô viết: Chúng ta hãy để mình được chạm đến sự dịu dàng mang lại ơn cứu rỗi. Chúng ta hãy đến gần với Chúa là Đấng đã đến gần chúng ta. Chúng ta hãy đứng ngắm nhìn hang đá.” Ngài kết luận: “Giêsu. Trong tên ấy có hy vọng cho mỗi người nam và nữ. Đó là lý do tại sao chiêm ngưỡng hang đá là việc quan trọng.”
H. Con người phải có thái độ nào khi chiêm ngưỡng hang đá Bê-lem?
T. Hang đá không diễn tả một biến cố quá khứ nhưng muốn làm sống lại ý nghĩa Chúa Giáng Sinh trong hiện tại. Tin mừng thánh Gioan mời gọi mỗi người đáp lại và đón nhận Ngôi Lời là Thiên Chúa đã làm người mọi người: “ Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại…Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa.” (Ga 1, 1-4, 9-12)
Linh mục Giuse Nguyễn Tất Thắng, O.P.
Vatican ngày 17.12.2018