Cuộc hành hương đến hang đá Bethlehem
Hằng năm vào ngày 6. Tháng Giêng Giáo Hội Công Giáo mừng kính lễ Chúa Hiển linh, mà vẫn quen gọi là lễ Ba Vua. Trái lại Giáo hội Chính Thống theo lễ nghi Đông phương ngày này là ngày mừng lễ sinh nhật Chúa Giêsu.
Đâu là nguồn gốc lịch sử và đạo đức thần học ngày lễ Ba Vua theo lễ nghi Giáo Hội Công Giáo ?
Theo kinh thánh thuật lại , sau khi Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem, các nhà Đạo sĩ từ bên phương đông tìm đến nơi Chúa sinh ra bái kiến thờ lạy. Vì họ cho rằng hài nhi mới sinh là vị Vua . ( Mt 2, 1-2).
Và họ còn qủa quyết đã thấy ngôi sao của vị vua xuất hiện ở phương Đông. Thế là cuộc hành trình của họ vượt đường xa trở thành cuộc hành hương tìm đến hài nhi Giêsu, vị Vua mới sinh ra trên trần gian ở cánh đồng Bethlehem..
Ngay từ thế kỷ 2. sau Chúa giáng sinh, bên Đông phương lịch sử các nhà đạo sĩ thiên văn này hay còn gọi là nhà chiêm tinh rất được yêu mến trọng vọng trong xã hội. Những vị này theo truyền tụng trong dân gian nguyên thủy họ là những Vị Tư Tế bên Ba Tư, và cũng là những học giả ngành thiên văn nghiên cứu về ý nghĩa dấu chỉ các ngôi sao trên trời. Họ được cho là những người có khả năng hiểu biết những sự vượt qúa khỏi lãnh vực tự nhiên, khi nhìn sao trời nhận ra tín hiệu sứ điệp gửi phát ra từ đó.
Trong thế giới cổ xưa vì sao Saturn được hiểu là ngôi sao của dân Israel, cũng gọi là sao Sabbat. Trong khi ngôi sao Jupiter là ngôi sao của vị Vua. Theo khảo cứu của khoa học ngành thiên văn , trong năm 7. trước Chúa giáng sinh hai vì sao này cùng xuất hiện sáng tỏ trên nền trời.
Ở Roma sự xuất hiện lạ lùng của vì sao này được hiểu cắt nghĩa là hình ảnh chỉ về Hoàng đế Augustus, vị hòang đế mang đến hòa bình cho toàn đế quốc Roma.
Ở vùng Babylon sự xuất hiện của ngôi sao lạ lùng này lại được hiểu cắt nghĩa là hình ảnh dấu chỉ sự xuất hiện của đấng Cứu Thế. Vì người ta nhớ lại lời hứa cho dòng dõi Bileam được thể hiện qua các nhà chiêm tinh từ phương đông đến: „ Một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp,một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en“ ( Sách Dân số 24,17).
Phái Qumran so sánh sự xuất hiện của đấng Cứu Thế ( Messiah) với sự xuất hiện của ngôi sao: Trên nền trời ngôi sao của Người chiếu sáng như một vị Vua.
Các Giáo Phụ đã suy tư theo tầm nhìn chung hợp Chúa Giêsu với một ngôi sao khác: ngôi sao ban mai đồng thời cũng là ngôi sao hôm.
Các nhà Đạo sĩ thiên văn khi tìm đến Bethlehem , họ vào thăm viếng bái lạy vị hài nhi Giêsu và dâng ba tặng phẩm làm lễ vật dâng mừng Vua hài nhi Giêsu: Vàng, nhũ hương và mộc dược. Ba tặng vật này xưa kia Ngôn sứ Isaia đã nói tới (Is.60,6) như tặng vật cho vị vua mặt trời . Nơi Chúa Giêsu Kito mặt trời công chính đã mọc lên soi chiếu ánh sáng vào đêm tối trần gian.
Các Giáo Phụ đã suy niệm về dấu chỉ ý nghĩa của ba tặng vật đó: Vàng cho hài nhi Giesu là vị vua chính thực, Nhũ hương chỉ về thiên tính của Vua Giêsu, và Mộc dược dấu chỉ nói về sự chết của Chúa Giêsu trên thập gía.
Hay ba tặng vật dâng tiến Vua hài nhi Giesu đó cũng hình ảnh những tặng vật đời sống của chúng ta: Vàng nói về tình yêu của chúng ta. Nhũ hương chỉ về khát vọng chờ mong của chúng ta. Và Mộc được nói về sự đau khổ, những vết thương của chúng ta. Chúng ta không cần phải mang đến hang đá Chúa Giêsu thành tích tặng phẩm gì, ngoài những sự chúng ta luôn có: tình yêu mến, lòng khát vọng trông mong và những vết thương đau đời sống chúng ta.
Mộc dược không chỉ là hình ảnh của vết thương đau. Như thảo mộc cây thuốc có sức chữa lành xoa dịu những vết thương đau đớn. Đến trước hang đá hài nhi Giêsu xin ơn chữa lành những vết thương đau khổ, và như thế khát vọng trông mong của chúng ta đạt tới đích điểm địa chỉ.
Chúng ta cũng không chỉ mang đến tình yêu mến, nhưng chúng ta cảm nhận nơi Chúa Giêsu tình yêu Thiên Chúa đã sinh xuống làm người là một trẻ thơ giữa con người. Tình yêu Chúa đã mang lại cho con người không còn phải bơ vơ, nhưng có sự che chở và quê hương nơi thung lũng nước mắt trần gian.
Ngay từ thế kỷ thứ 2. sau Chúa giáng sinh bên Đông phương đã mừng lễ Chúa hiển linh. Ngày lễ này có nguồn gốc từ thời xa xưa trước Chúa giáng sinh để tôn thờ hoàng đế trong xã hội quốc gia.
Từ thế kỷ 4. sau Chúa giáng sinh, sau khi đạo Công Giáo được hoàng đế Constantino công nhận năm 312 cho hưởng tự do thực hành, Giáo Hội Công Giáo đã rửa tội lập ra ngày lễ Hiển linh này để kính thờ tôn vinh Chúa Giêsu, thay thế cho ngày lễ hiển linh tôn thờ hoàng đế trần gian. Sau nhiều lần thay đổi, ngày lễ này được ấn định vào ngày 6. Tháng Giêng hằng năm.
Phúc âm Thánh sử Mattheo nói đến các nhà bác học Đạo sĩ từ phương đông tìm đến hành hương kính viếng hài nhi Giêsu, nhưng không nói đến bao nhiêu vị. Con số ba sau này được nói đến, vì căn cứ vào ba của lễ tặng vật các vị mang tới dâng kính cho hài nhi Giêsu: vàng, nhũ hương và mộc dược.
Con số ba trong nhiều nền văn hóa là con số thánh thiêng và chỉ về sự nối kết thần linh trong nhiều tôn giáo cũng như thần thoại. Trong Kitô giáo có Ba ngôi Thiên Chúa, người Roma nói đến ba vị thần: Juno, Jupiter và Minerva, người Aicập có ba vị chính thần: Horus, Isis và Osiris. Triết lý tôn giáo bên Ân Độ nói đến bản thể, tư tưởmg và niềm vui cao cả nhất, hay cảm giác hạnh phúc.
Ba Vua thánh đến Bethlehem là biểu tượng nói đến ba giai đoạn đời sống con người: tuổi trẻ, tuổi trưởng thành và tuổi cao niên. Và con số ba Vua, hay ba nhà Đạo sĩ cũng nói đến dòng dõi những người con trai của Tổ phụ Noe: Sem, Kham và Giaphet, trong Kinh Thánh Cựu ước. ( Sáng Thế 9, 18).
Kinh thánh chỉ nói đến các nhà Bác học đạo sĩ không nói đến tên của họ, nhưng trong dòng thời gian ba vị này được nói đến với tên Caspar, Melchior và Balthasa. Ngày nay hình tượng ba vị Vua này không thể thiếu trong hang đá Chúa giáng sinh.
Caspar theo tương truyền có gốc gác từ nước Batư và mang ý nghĩa“ Người quản thủ kho tàng“ và là vị mang tặng vật Mộc dược.
Tên Melchior là tên có gốc gác từ tiếng Do Thái và biểu hiệu cho „ Vua ánh sáng“. Và vị Melchior mang tặng vật vàng.
Balthasar có nguồn gốc từ Do Thái và mang ý nghĩa „ Thiên Chúa bảo vệ đời sống, hay Thiên Chúa cứu giúp hộ phù.“ Vị Melchior mang tậng vật Nhũ hương.
Trong cuộc hành hương đi tìm hài nhi Giesu của các nhà Đạo sĩ bác học, ngôi sao lạ trên nền trời đã đóng vai trò quan trọng: Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện trên nền trời . Ngôi sao lạ này đã soi chiếu dẫn đường cho các nhà Đạo sĩ bác học vượt đường xa hành hương tìm đến Bethlehem , nơi vua Giesu sinh ra. Đức Giáo Hoàng Benedicktô XVI. có suy tư về mối tương quan của ngôi sao với hài nhi Giesu con Thiên Chúa đã sinh ra làm người:
„ Trong tù Thánh Phaolo viết thư mục vụ cho giáo đoàn Colosseo và Epheso nhấn mạnh đến khía cạnh Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã chiến thắng những quyền lực và sức mạnh trong không gian khí trời, và đã làm chủ thống trị tất cả không gian. Lịch sử về ngôi sao của các nhà đạo sĩ chiêm tinh cũng thuộc vào biên cương con đường đó: không phải ngôi sao quyết định số phận của của hài nhi, nhưng hài nhi đã điều khiển hướng dẫn ngôi sao. Người ta có thể theo hướng xoay chiều về khoa nhân chủng học nói được rằng : Đấng là Thiên Chúa đã chấp nhận làm người thì lớn cao cả hơn mọi quyền lực của thế giới vật chất và nhiều hơn cả toàn thể không gian vũ trụ.“ ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI. JESUS von Nazareth, Prolog, Die Kindheitsgeschichten, Herder Freiburg, Basel 2012, trang 110)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hằng năm vào ngày 6. Tháng Giêng Giáo Hội Công Giáo mừng kính lễ Chúa Hiển linh, mà vẫn quen gọi là lễ Ba Vua. Trái lại Giáo hội Chính Thống theo lễ nghi Đông phương ngày này là ngày mừng lễ sinh nhật Chúa Giêsu.
Đâu là nguồn gốc lịch sử và đạo đức thần học ngày lễ Ba Vua theo lễ nghi Giáo Hội Công Giáo ?
Theo kinh thánh thuật lại , sau khi Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem, các nhà Đạo sĩ từ bên phương đông tìm đến nơi Chúa sinh ra bái kiến thờ lạy. Vì họ cho rằng hài nhi mới sinh là vị Vua . ( Mt 2, 1-2).
Và họ còn qủa quyết đã thấy ngôi sao của vị vua xuất hiện ở phương Đông. Thế là cuộc hành trình của họ vượt đường xa trở thành cuộc hành hương tìm đến hài nhi Giêsu, vị Vua mới sinh ra trên trần gian ở cánh đồng Bethlehem..
Ngay từ thế kỷ 2. sau Chúa giáng sinh, bên Đông phương lịch sử các nhà đạo sĩ thiên văn này hay còn gọi là nhà chiêm tinh rất được yêu mến trọng vọng trong xã hội. Những vị này theo truyền tụng trong dân gian nguyên thủy họ là những Vị Tư Tế bên Ba Tư, và cũng là những học giả ngành thiên văn nghiên cứu về ý nghĩa dấu chỉ các ngôi sao trên trời. Họ được cho là những người có khả năng hiểu biết những sự vượt qúa khỏi lãnh vực tự nhiên, khi nhìn sao trời nhận ra tín hiệu sứ điệp gửi phát ra từ đó.
Trong thế giới cổ xưa vì sao Saturn được hiểu là ngôi sao của dân Israel, cũng gọi là sao Sabbat. Trong khi ngôi sao Jupiter là ngôi sao của vị Vua. Theo khảo cứu của khoa học ngành thiên văn , trong năm 7. trước Chúa giáng sinh hai vì sao này cùng xuất hiện sáng tỏ trên nền trời.
Ở Roma sự xuất hiện lạ lùng của vì sao này được hiểu cắt nghĩa là hình ảnh chỉ về Hoàng đế Augustus, vị hòang đế mang đến hòa bình cho toàn đế quốc Roma.
Ở vùng Babylon sự xuất hiện của ngôi sao lạ lùng này lại được hiểu cắt nghĩa là hình ảnh dấu chỉ sự xuất hiện của đấng Cứu Thế. Vì người ta nhớ lại lời hứa cho dòng dõi Bileam được thể hiện qua các nhà chiêm tinh từ phương đông đến: „ Một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp,một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en“ ( Sách Dân số 24,17).
Phái Qumran so sánh sự xuất hiện của đấng Cứu Thế ( Messiah) với sự xuất hiện của ngôi sao: Trên nền trời ngôi sao của Người chiếu sáng như một vị Vua.
Các Giáo Phụ đã suy tư theo tầm nhìn chung hợp Chúa Giêsu với một ngôi sao khác: ngôi sao ban mai đồng thời cũng là ngôi sao hôm.
Các nhà Đạo sĩ thiên văn khi tìm đến Bethlehem , họ vào thăm viếng bái lạy vị hài nhi Giêsu và dâng ba tặng phẩm làm lễ vật dâng mừng Vua hài nhi Giêsu: Vàng, nhũ hương và mộc dược. Ba tặng vật này xưa kia Ngôn sứ Isaia đã nói tới (Is.60,6) như tặng vật cho vị vua mặt trời . Nơi Chúa Giêsu Kito mặt trời công chính đã mọc lên soi chiếu ánh sáng vào đêm tối trần gian.
Các Giáo Phụ đã suy niệm về dấu chỉ ý nghĩa của ba tặng vật đó: Vàng cho hài nhi Giesu là vị vua chính thực, Nhũ hương chỉ về thiên tính của Vua Giêsu, và Mộc dược dấu chỉ nói về sự chết của Chúa Giêsu trên thập gía.
Hay ba tặng vật dâng tiến Vua hài nhi Giesu đó cũng hình ảnh những tặng vật đời sống của chúng ta: Vàng nói về tình yêu của chúng ta. Nhũ hương chỉ về khát vọng chờ mong của chúng ta. Và Mộc được nói về sự đau khổ, những vết thương của chúng ta. Chúng ta không cần phải mang đến hang đá Chúa Giêsu thành tích tặng phẩm gì, ngoài những sự chúng ta luôn có: tình yêu mến, lòng khát vọng trông mong và những vết thương đau đời sống chúng ta.
Mộc dược không chỉ là hình ảnh của vết thương đau. Như thảo mộc cây thuốc có sức chữa lành xoa dịu những vết thương đau đớn. Đến trước hang đá hài nhi Giêsu xin ơn chữa lành những vết thương đau khổ, và như thế khát vọng trông mong của chúng ta đạt tới đích điểm địa chỉ.
Chúng ta cũng không chỉ mang đến tình yêu mến, nhưng chúng ta cảm nhận nơi Chúa Giêsu tình yêu Thiên Chúa đã sinh xuống làm người là một trẻ thơ giữa con người. Tình yêu Chúa đã mang lại cho con người không còn phải bơ vơ, nhưng có sự che chở và quê hương nơi thung lũng nước mắt trần gian.
Ngay từ thế kỷ thứ 2. sau Chúa giáng sinh bên Đông phương đã mừng lễ Chúa hiển linh. Ngày lễ này có nguồn gốc từ thời xa xưa trước Chúa giáng sinh để tôn thờ hoàng đế trong xã hội quốc gia.
Từ thế kỷ 4. sau Chúa giáng sinh, sau khi đạo Công Giáo được hoàng đế Constantino công nhận năm 312 cho hưởng tự do thực hành, Giáo Hội Công Giáo đã rửa tội lập ra ngày lễ Hiển linh này để kính thờ tôn vinh Chúa Giêsu, thay thế cho ngày lễ hiển linh tôn thờ hoàng đế trần gian. Sau nhiều lần thay đổi, ngày lễ này được ấn định vào ngày 6. Tháng Giêng hằng năm.
Phúc âm Thánh sử Mattheo nói đến các nhà bác học Đạo sĩ từ phương đông tìm đến hành hương kính viếng hài nhi Giêsu, nhưng không nói đến bao nhiêu vị. Con số ba sau này được nói đến, vì căn cứ vào ba của lễ tặng vật các vị mang tới dâng kính cho hài nhi Giêsu: vàng, nhũ hương và mộc dược.
Con số ba trong nhiều nền văn hóa là con số thánh thiêng và chỉ về sự nối kết thần linh trong nhiều tôn giáo cũng như thần thoại. Trong Kitô giáo có Ba ngôi Thiên Chúa, người Roma nói đến ba vị thần: Juno, Jupiter và Minerva, người Aicập có ba vị chính thần: Horus, Isis và Osiris. Triết lý tôn giáo bên Ân Độ nói đến bản thể, tư tưởmg và niềm vui cao cả nhất, hay cảm giác hạnh phúc.
Ba Vua thánh đến Bethlehem là biểu tượng nói đến ba giai đoạn đời sống con người: tuổi trẻ, tuổi trưởng thành và tuổi cao niên. Và con số ba Vua, hay ba nhà Đạo sĩ cũng nói đến dòng dõi những người con trai của Tổ phụ Noe: Sem, Kham và Giaphet, trong Kinh Thánh Cựu ước. ( Sáng Thế 9, 18).
Kinh thánh chỉ nói đến các nhà Bác học đạo sĩ không nói đến tên của họ, nhưng trong dòng thời gian ba vị này được nói đến với tên Caspar, Melchior và Balthasa. Ngày nay hình tượng ba vị Vua này không thể thiếu trong hang đá Chúa giáng sinh.
Caspar theo tương truyền có gốc gác từ nước Batư và mang ý nghĩa“ Người quản thủ kho tàng“ và là vị mang tặng vật Mộc dược.
Tên Melchior là tên có gốc gác từ tiếng Do Thái và biểu hiệu cho „ Vua ánh sáng“. Và vị Melchior mang tặng vật vàng.
Balthasar có nguồn gốc từ Do Thái và mang ý nghĩa „ Thiên Chúa bảo vệ đời sống, hay Thiên Chúa cứu giúp hộ phù.“ Vị Melchior mang tậng vật Nhũ hương.
Trong cuộc hành hương đi tìm hài nhi Giesu của các nhà Đạo sĩ bác học, ngôi sao lạ trên nền trời đã đóng vai trò quan trọng: Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện trên nền trời . Ngôi sao lạ này đã soi chiếu dẫn đường cho các nhà Đạo sĩ bác học vượt đường xa hành hương tìm đến Bethlehem , nơi vua Giesu sinh ra. Đức Giáo Hoàng Benedicktô XVI. có suy tư về mối tương quan của ngôi sao với hài nhi Giesu con Thiên Chúa đã sinh ra làm người:
„ Trong tù Thánh Phaolo viết thư mục vụ cho giáo đoàn Colosseo và Epheso nhấn mạnh đến khía cạnh Chúa Giêsu Kitô phục sinh đã chiến thắng những quyền lực và sức mạnh trong không gian khí trời, và đã làm chủ thống trị tất cả không gian. Lịch sử về ngôi sao của các nhà đạo sĩ chiêm tinh cũng thuộc vào biên cương con đường đó: không phải ngôi sao quyết định số phận của của hài nhi, nhưng hài nhi đã điều khiển hướng dẫn ngôi sao. Người ta có thể theo hướng xoay chiều về khoa nhân chủng học nói được rằng : Đấng là Thiên Chúa đã chấp nhận làm người thì lớn cao cả hơn mọi quyền lực của thế giới vật chất và nhiều hơn cả toàn thể không gian vũ trụ.“ ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI. JESUS von Nazareth, Prolog, Die Kindheitsgeschichten, Herder Freiburg, Basel 2012, trang 110)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long