Theo Becka A. Alper của Trung Tâm Nghiên cứu Pew, số người Hoa Kỳ không thống thuộc tôn giáo ngày càng gia tăng. Gần đây Trung Tâm này có thăm dò hơn 1,300 người trong số họ, mà ngôn ngữ hiện nay gọi là “nones”, để biết lý do tại sao họ đã không đồng hóa với bất cứ tôn giáo nào. Trong số các lý do có thể chọn trong cuộc thăm dò, lý do được chọn nhiều hơn cả là họ nghi ngờ các giáo huấn tôn giáo.
Sáu trong mười người Hoa Kỳ không thống thuộc tôn giáo, tức những người trưởng thành tự mô tả căn tính tôn giáo của mình là vô thần, bất khả tri hay “không gì đặc biệt cả”, cho rằng nghi ngờ các giáo huấn tôn giáo là lý do rất quan trọng khiến họ không thống thuộc. Lý do được chọn nhiều thứ hai là chống đối các lập trường của các giáo hội về các vấn đề xã hội và chính trị, được 49% người trả lời trưng dẫn (cuộc thăm dò đưa ra các câu hỏi riêng biệt về mỗi một trong 6 chọn lựa). Số ít hơn, nhưng vẫn đáng kể, nói rằng họ không ưa các tổ chức tôn giáo (41%), không tin Thiên Chúa (37%), coi tôn giáo không liên quan đến họ (36%) hoặc không thích các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Những người tự nhận là vô thần, bất khả tri hoặc “không gì đặc biệt cả” có khuynh hướng đưa ra các lý do khác nhau cho việc không thống thuộc của họ, cho thấy người “nones” không phải là một nhóm thuần nhất (monolithic group). Thí dụ, khoảng chín trong mười người tự mô tả mình vô thần (89%) nói: việc họ không tin Thiên Chúa là lý do rất quan trọng đối với căn tính tôn giáo của họ, so với 37% người bất khả tri và 21% người “không gì đặc biệt cả”. Người vô thần cũng có nhiều sác xuất hơn những người “nones” khác trong việc nói rằng tôn giáo đơn giản không liên hệ gì tới họ (63% người vô thần so với 40% người bất khả tri và 26% người trưởng thành không có tôn giáo đặc thù nào).
Trung tâm cũng hỏi những người không thống thuộc tôn giáo câu nào trong sáu tuyên bố có thể có là lý do đơn nhất quan trọng hơn cả khiến họ không thống thuộc. Một lần nữa, nghi ngờ các giáo huấn tôn giáo đứng đầu các câu trả lời, với một phần tư mọi người “nones” cho biết đây là lý do quan trọng nhất. Số tương tự (22%) trưng dẫn việc không tin Thiên Chúa, và 16% cho hay lý do quan trọng nhất là họ không thích lập trường của các giáo hội về các vấn đề xã hội và chính trị.
Cũng có nhiều dị biệt lớn giữa ba tiểu nhóm không thống thuộc về vấn đề này. Ba phần tư người vô thần nói lý do quan trọng nhất khiến họ vô thần là họ không tin Thiên Chúa. Ít người bất khả tri (17%) và người “không gì đặc biệt cả” (8%) nói lý do này. Trong số những người tự coi mình là bất khả tri, lý do quan trọng nhất được trưng dẫn khiến họ bất khả tri là nghi ngờ khá nhiều giáo huấn tôn giáo (38%).
Những người tự nhận “không gì đặc biệt cả” đưa ra một loạt các câu trả lời khác nhau khi được hỏi lý do quan trọng nhất khiến họ không thống thuộc tôn giáo, chứ không có câu trả lời đơn độc nào trổi vượt cả. Một phần tư cho hay lý do quan trọng nhất là nghi ngờ nhiều giáo huấn tôn giáo, 21% nói họ không thích lập trường của các giáo hội về các vấn đề xã hội và chính trị, và 28% nói không có lý do nào đề nghị là quan trọng cả.
Trong một cuộc thăm dò trước đây, Pew yêu cầu những người Hoa Kỳ không thống thuộc tôn giáo nhưng trước đây từng được dưỡng dục trong tôn giáo (chiếm đa số trong mọi nhóm không thống thuộc) giải thích bằng chính ngôn từ của họ tại sao họ không còn đồng hóa với bất cứ nhóm tôn giáo nào. Vấn đề này cũng nhận được hàng loạt các trả lời khác nhau từ nhóm “không gì đặc biệt cả”. Một số nói rằng họ không tin các giáo huấn tôn giáo hoặc không thích tôn giáo có tổ chức, trong khi những người khác cho hay họ là người tôn giáo (dù không thống thuộc) hoặc họ tin Thiên Chúa nhưng không thực hành bất cứ tôn giáo nào.
Sáu trong mười người Hoa Kỳ không thống thuộc tôn giáo, tức những người trưởng thành tự mô tả căn tính tôn giáo của mình là vô thần, bất khả tri hay “không gì đặc biệt cả”, cho rằng nghi ngờ các giáo huấn tôn giáo là lý do rất quan trọng khiến họ không thống thuộc. Lý do được chọn nhiều thứ hai là chống đối các lập trường của các giáo hội về các vấn đề xã hội và chính trị, được 49% người trả lời trưng dẫn (cuộc thăm dò đưa ra các câu hỏi riêng biệt về mỗi một trong 6 chọn lựa). Số ít hơn, nhưng vẫn đáng kể, nói rằng họ không ưa các tổ chức tôn giáo (41%), không tin Thiên Chúa (37%), coi tôn giáo không liên quan đến họ (36%) hoặc không thích các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Những người tự nhận là vô thần, bất khả tri hoặc “không gì đặc biệt cả” có khuynh hướng đưa ra các lý do khác nhau cho việc không thống thuộc của họ, cho thấy người “nones” không phải là một nhóm thuần nhất (monolithic group). Thí dụ, khoảng chín trong mười người tự mô tả mình vô thần (89%) nói: việc họ không tin Thiên Chúa là lý do rất quan trọng đối với căn tính tôn giáo của họ, so với 37% người bất khả tri và 21% người “không gì đặc biệt cả”. Người vô thần cũng có nhiều sác xuất hơn những người “nones” khác trong việc nói rằng tôn giáo đơn giản không liên hệ gì tới họ (63% người vô thần so với 40% người bất khả tri và 26% người trưởng thành không có tôn giáo đặc thù nào).
Trung tâm cũng hỏi những người không thống thuộc tôn giáo câu nào trong sáu tuyên bố có thể có là lý do đơn nhất quan trọng hơn cả khiến họ không thống thuộc. Một lần nữa, nghi ngờ các giáo huấn tôn giáo đứng đầu các câu trả lời, với một phần tư mọi người “nones” cho biết đây là lý do quan trọng nhất. Số tương tự (22%) trưng dẫn việc không tin Thiên Chúa, và 16% cho hay lý do quan trọng nhất là họ không thích lập trường của các giáo hội về các vấn đề xã hội và chính trị.
Cũng có nhiều dị biệt lớn giữa ba tiểu nhóm không thống thuộc về vấn đề này. Ba phần tư người vô thần nói lý do quan trọng nhất khiến họ vô thần là họ không tin Thiên Chúa. Ít người bất khả tri (17%) và người “không gì đặc biệt cả” (8%) nói lý do này. Trong số những người tự coi mình là bất khả tri, lý do quan trọng nhất được trưng dẫn khiến họ bất khả tri là nghi ngờ khá nhiều giáo huấn tôn giáo (38%).
Những người tự nhận “không gì đặc biệt cả” đưa ra một loạt các câu trả lời khác nhau khi được hỏi lý do quan trọng nhất khiến họ không thống thuộc tôn giáo, chứ không có câu trả lời đơn độc nào trổi vượt cả. Một phần tư cho hay lý do quan trọng nhất là nghi ngờ nhiều giáo huấn tôn giáo, 21% nói họ không thích lập trường của các giáo hội về các vấn đề xã hội và chính trị, và 28% nói không có lý do nào đề nghị là quan trọng cả.
Trong một cuộc thăm dò trước đây, Pew yêu cầu những người Hoa Kỳ không thống thuộc tôn giáo nhưng trước đây từng được dưỡng dục trong tôn giáo (chiếm đa số trong mọi nhóm không thống thuộc) giải thích bằng chính ngôn từ của họ tại sao họ không còn đồng hóa với bất cứ nhóm tôn giáo nào. Vấn đề này cũng nhận được hàng loạt các trả lời khác nhau từ nhóm “không gì đặc biệt cả”. Một số nói rằng họ không tin các giáo huấn tôn giáo hoặc không thích tôn giáo có tổ chức, trong khi những người khác cho hay họ là người tôn giáo (dù không thống thuộc) hoặc họ tin Thiên Chúa nhưng không thực hành bất cứ tôn giáo nào.