(Fides.org) Tin từ Colombo: Theo một bản tường trình của Tổ Chức Giúp Khủng Hoảng Quốc Tế gởi cho Agenzia Fides (Cơ Quan Truyền Thông Vatican) thì phụ nữ người Tamil là những người phải chịu nhiều đau thương nhất do hậu quả của cuộc nội chiến kéo dài ở Sri Lanka suốt gần 30 năm.
Cuộc xung đột võ trang ở Sri Lanka đã chấm dứt được tám năm rồi, thế mà những phụ nữ nói tiếng Tamil ở các đảo phía bắc và phía đông vẫn còn đang đòi hỏi công lý và sự thật vì những vi phạm trong thời chiến.
Bản tường trình đưa ra văn kiện nhắc lại những lời hứa chắc nịnh của chính quyền đối với Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2015, bao gồm một ủy ban về sự thật, một tòa án đặc biệt và những cơ quan điều tra những người mất tích và bồi thường. Không một lời hứa nào được thực hiện mà ngay cả những nhu cầu khẩn thiết về kinh tế và tâm lý xã hội của những người bị thiệt hại do xung đột cũng không được đáp ứng.
Ngoài ra còn có những vi phạm tấn công tình dục trong các trại tỵ nạn (vào năm cuối của cuộc xung đột 2008-2009, khoảng 300,000 người dân sống ở các tỉnh phía Đông Bắc đã bắt buộc phải di tản), bi kịch lớn nhất cho phụ nữ là bị góa chồng trong một xã hội mà nam giới là trụ cột, là người chủ và có quyền trên phụ nữ. Cũng theo bản tường trình thì có vào khoảng 40,000 phụ nữ đã bị góa chồng trong chiến tranh ở các tỉnh phía Bắc và 50,000 ở phía Đông. Những con số này không kể những bà vợ của những người mất tích hay thất lạc. Theo một bản ước đoán, có đến 58,000 gia đình ở phía bắc chiếm một phần tư dân số, đàn bà là chủ gia đình.
Những góa phụ không những phải đối phó với những khó khăn về kinh tế, lép vế nơi xã hội và sự xụp đổ của cấu trúc truyền thống trong một xã hội tan nát, họ còn phải mang những vết thương tâm lý xã hội và hoảng loạn của chiến tranh.
Bản tường trình kêu gọi chính quyền và Liên Hiệp Quốc hãy thực hiện những cam kết vào năm 2015 và thiết lập cơ cấu hỗ trợ kinh tế, giáo dục và tâm lý xã hội ở những vùng đông bắc cho những gia đình phụ nữ không có chồng.
Giuse Thẩm Nguyễn
Cuộc xung đột võ trang ở Sri Lanka đã chấm dứt được tám năm rồi, thế mà những phụ nữ nói tiếng Tamil ở các đảo phía bắc và phía đông vẫn còn đang đòi hỏi công lý và sự thật vì những vi phạm trong thời chiến.
Bản tường trình đưa ra văn kiện nhắc lại những lời hứa chắc nịnh của chính quyền đối với Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2015, bao gồm một ủy ban về sự thật, một tòa án đặc biệt và những cơ quan điều tra những người mất tích và bồi thường. Không một lời hứa nào được thực hiện mà ngay cả những nhu cầu khẩn thiết về kinh tế và tâm lý xã hội của những người bị thiệt hại do xung đột cũng không được đáp ứng.
Ngoài ra còn có những vi phạm tấn công tình dục trong các trại tỵ nạn (vào năm cuối của cuộc xung đột 2008-2009, khoảng 300,000 người dân sống ở các tỉnh phía Đông Bắc đã bắt buộc phải di tản), bi kịch lớn nhất cho phụ nữ là bị góa chồng trong một xã hội mà nam giới là trụ cột, là người chủ và có quyền trên phụ nữ. Cũng theo bản tường trình thì có vào khoảng 40,000 phụ nữ đã bị góa chồng trong chiến tranh ở các tỉnh phía Bắc và 50,000 ở phía Đông. Những con số này không kể những bà vợ của những người mất tích hay thất lạc. Theo một bản ước đoán, có đến 58,000 gia đình ở phía bắc chiếm một phần tư dân số, đàn bà là chủ gia đình.
Những góa phụ không những phải đối phó với những khó khăn về kinh tế, lép vế nơi xã hội và sự xụp đổ của cấu trúc truyền thống trong một xã hội tan nát, họ còn phải mang những vết thương tâm lý xã hội và hoảng loạn của chiến tranh.
Bản tường trình kêu gọi chính quyền và Liên Hiệp Quốc hãy thực hiện những cam kết vào năm 2015 và thiết lập cơ cấu hỗ trợ kinh tế, giáo dục và tâm lý xã hội ở những vùng đông bắc cho những gia đình phụ nữ không có chồng.
Giuse Thẩm Nguyễn