NEW YORK. Đại diện Tòa Thánh tại LHQ ở New York, Đức TGM Bernardito Auza, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường việc bảo vệ cho các thường dân trong các cuộc xung đột võ trang.
Đức TGM Auza đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài tham luận hôm 25-5-2017, tại cuộc thảo luận mở của Hội đồng bảo an LHQ về đề tài ”Bảo vệ các thường dân và săn sóc sức khỏe trong các cuộc xung đột võ trang”.
Vị đại diện Tòa Thánh nhận xét rằng một xu hướng trong các cuộc xung đột võ trang hiện nay là các thường dân không những ngày càng ít được bảo vệ khỏi các cuộc xung đột ấy, nhưng còn trở thành các mục tiêu nữa. Việc sử dụng thường dân như võ khí chiến tranh là một lối hành xử đáng lên án nhất.. Bạo lực khôn tả bị cố tình gây ra cho các thường dân và những vụ trắng trợn vi phạm công pháp quốc tế về nhân đạo ngày càng trở thành điều thông thường”.
Đức TGM Auza cũng tố giác sự kiện với sự tối tân hóa các võ khí sự phân biệt giữa các võ khí tàn sát tập thể với các các võ khí quy ước tân thời ngày càng lu mờ, vì cả hai thứ võ khí này đều giống nhau trong việc tàn sát các thường dân và phá hủy những vùng rộng lớn, cùng với các dân cư trong đó. Bất kỳ võ khí nào có ảnh hưởng tàn phá như thế trên các thường dân đều là điều trái ngược với công pháp quốc tế về nhân đạo và mọi lý tưởng văn minh, đáng bị lên án quyết liệt, không chút do dự”.
Trong bài tham luận, Đức TGM Auza cũng lên án sự cố ý tàn phá các hạ tầng cơ cấu quan trọng đối với sự sống còn của các thường dân, như trường học, nhà thương và các hệ thống cung cấp nước. Chủ trương này đã trở thành một chiến lược được chọn lựa và thi hành trong các cuộc xung đột hiện nay tại Trung Đông.. Cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ, theo hiến chương LHQ, phải bảo vệ các thường dân và các cơ cấu hạ tầng của họ chống lại sự tàn bạo dã man.
Đức TGM Auza nhắc lại nhân xét của ĐTC Phanxicô đối với sự mâu thuẫn của nhiều chính phủ: ”Chúng ta nói 'Không bao giờ chiến tranh nữa', nhưng chúng ta tiếp tục sản xuất và bán khí giới cho những người đang giao chiến với nhau.” Quốc tế thảo luận nhiều về việc chấm dứt bạo lực và xung đột hầu như vô ích nếu đồng thời vô số các võ khí tiếp tục được sản xuất, được bán và tặng cho các chế độ độc tài, các nhóm khủng bố và các tổ chức tội phạm. Những người sản xuất, buôn bán võ khí phải ý thức rằng họ trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ các tội ác tàn sát tập thể, giúp những kẻ vi phạm các nhân quyền căn bản và quay lưng lại đối với sự phát triển của toàn bộ các dân tộc hoặc các quốc gia. Vì thế cần củng cố các luật pháp và hiệp ước liên hệ trên bình diện đa phương, song phương và bình diện quốc gia, như một bước tiến theo chiều hướng đúng để bảo vệ các thường dân bị kẹt trong các cuộc xung đột võ trang.
Và Đức TGM Auza nói rằng: ”Tòa Thánh tái kêu gọi các hãng và quốc gia sản xuất võ khí hãy hạn chế việc chế tạo, bán và tặng các võ khí kinh khủng sau đó được sử dụng để gây kinh hoàng cho các thường dân hoặc tàn phá các cơ cấu hạ tầng dân sự”. (SD 26-5-2017)
Đức TGM Auza đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài tham luận hôm 25-5-2017, tại cuộc thảo luận mở của Hội đồng bảo an LHQ về đề tài ”Bảo vệ các thường dân và săn sóc sức khỏe trong các cuộc xung đột võ trang”.
Vị đại diện Tòa Thánh nhận xét rằng một xu hướng trong các cuộc xung đột võ trang hiện nay là các thường dân không những ngày càng ít được bảo vệ khỏi các cuộc xung đột ấy, nhưng còn trở thành các mục tiêu nữa. Việc sử dụng thường dân như võ khí chiến tranh là một lối hành xử đáng lên án nhất.. Bạo lực khôn tả bị cố tình gây ra cho các thường dân và những vụ trắng trợn vi phạm công pháp quốc tế về nhân đạo ngày càng trở thành điều thông thường”.
Đức TGM Auza cũng tố giác sự kiện với sự tối tân hóa các võ khí sự phân biệt giữa các võ khí tàn sát tập thể với các các võ khí quy ước tân thời ngày càng lu mờ, vì cả hai thứ võ khí này đều giống nhau trong việc tàn sát các thường dân và phá hủy những vùng rộng lớn, cùng với các dân cư trong đó. Bất kỳ võ khí nào có ảnh hưởng tàn phá như thế trên các thường dân đều là điều trái ngược với công pháp quốc tế về nhân đạo và mọi lý tưởng văn minh, đáng bị lên án quyết liệt, không chút do dự”.
Trong bài tham luận, Đức TGM Auza cũng lên án sự cố ý tàn phá các hạ tầng cơ cấu quan trọng đối với sự sống còn của các thường dân, như trường học, nhà thương và các hệ thống cung cấp nước. Chủ trương này đã trở thành một chiến lược được chọn lựa và thi hành trong các cuộc xung đột hiện nay tại Trung Đông.. Cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ, theo hiến chương LHQ, phải bảo vệ các thường dân và các cơ cấu hạ tầng của họ chống lại sự tàn bạo dã man.
Đức TGM Auza nhắc lại nhân xét của ĐTC Phanxicô đối với sự mâu thuẫn của nhiều chính phủ: ”Chúng ta nói 'Không bao giờ chiến tranh nữa', nhưng chúng ta tiếp tục sản xuất và bán khí giới cho những người đang giao chiến với nhau.” Quốc tế thảo luận nhiều về việc chấm dứt bạo lực và xung đột hầu như vô ích nếu đồng thời vô số các võ khí tiếp tục được sản xuất, được bán và tặng cho các chế độ độc tài, các nhóm khủng bố và các tổ chức tội phạm. Những người sản xuất, buôn bán võ khí phải ý thức rằng họ trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ các tội ác tàn sát tập thể, giúp những kẻ vi phạm các nhân quyền căn bản và quay lưng lại đối với sự phát triển của toàn bộ các dân tộc hoặc các quốc gia. Vì thế cần củng cố các luật pháp và hiệp ước liên hệ trên bình diện đa phương, song phương và bình diện quốc gia, như một bước tiến theo chiều hướng đúng để bảo vệ các thường dân bị kẹt trong các cuộc xung đột võ trang.
Và Đức TGM Auza nói rằng: ”Tòa Thánh tái kêu gọi các hãng và quốc gia sản xuất võ khí hãy hạn chế việc chế tạo, bán và tặng các võ khí kinh khủng sau đó được sử dụng để gây kinh hoàng cho các thường dân hoặc tàn phá các cơ cấu hạ tầng dân sự”. (SD 26-5-2017)