Sở cảnh sát Bắc Ai-Len (PSNI) đã cảnh báo các gia đình này về mối đe dọa hồi cuối tuần qua, họ công bố trong tuần này rằng những đe dọa đó liên quan đến một nhóm Lực Lượng Tình Nguyện Ulster (UVF), là nhóm bán quân sự có chủ trương bảo hoàng và liên hệ đến một nhóm cũ, cũng dùng một tên gọi, có lịch sử chống Công Giáo từ đầu thế kỷ 20.
Các gia đình bị buộc phải bỏ chạy khỏi một khu chung cư ở đông Belfast, được xây dựng cho mục tiêu thống nhất các cộng đồng tôn giáo khác nhau.
"Thật là một điều miả mai," theo lời ông cảnh sát trưởng George Hamilton.
Ông Hamilton cho biết những đe dọa phát xuất từ số "hội viên cuả nhóm UVF cuả Belfast," nhưng " tổ chức cuả nhóm tội phạm này thì vô trật tự, hỗn loạn," ông nói thêm.
Cờ cuả nhóm UVF thường được treo trong khu phố, đã bị tháo dỡ vào ngày thứ năm, như là một "cử chỉ thiện chí", theo lời cuả một tổ chức dàn xếp đàm phán giữa UVF và cảnh sát.
Một cư dân xin dấu tên, đã bị buộc bỏ nhà, cho biết ông bị sốc, vì tất cả mọi người trong khu phố có vẻ yên bình và thân thiện.
"Chúng tôi đã sống ở đó hơn một năm và không bao giờ có vấn đề gì cả - chúng tôi vẫn nói chuyện thân thiện với mọi hàng xóm, mọi người thực sự là tốt - rồi bỗng nhiên điều này xảy ra làm hư hỏng tất cả," ông nói.
Các cư dân và gia đình - bao gồm nhiều trẻ em và đàn bà mang thai - bây giờ phải tìm nơi cư trú khác.
Các nhà lãnh đạo chính trị không phân biệt phe phái ở Bắc Aí Nhĩ Lan đã lên án các sự đe dọa trong một tuyên bố chung vào ngày thứ hai, và hứa hỗ trợ các cơ quan thích hợp như là cơ quan cư trú để trợ giúp các gia đình nếu họ cảm thấy không an toàn quay trở về căn nhà trước đó của họ.
Những tranh chấp tôn giáo từ lâu là một phần của lịch sử Bắc Aí Nhĩ Lan, những người tin lành chủ yếu muốn trở thành một phần của Vương Quốc Anh, trong khi đa số người Công Giáo thành lập ra Cộng Hòa Aí Nhĩ Lan và giành độc lập vào năm 1916.
Khu vực đã liên tục là nơi xung đột tôn giáo và chính trị, đặc biệt trong thời gian gọi là "The Troubles" ( "Thời Nhiễu Nhương",) là thời gian bạo lực kéo dài từ cuối thập niên 60 cho đến năm 1998, khi "Thoả Hiệp Thứ Sáu Tuần Thành" ("Good Friday Agreement ") được các phe đồng ý.
Ông cảnh sát trưởng Hamilton nói trong một cuộc họp báo rằng UVF "không có tính hợp pháp, chúng là một thiên tai cuả cộng đồng. Người đem thông tin cho chúng tôi sống trong sợ hãi nên không muốn ký tên vào biên bản, do đó chúng tôi không thể đưa chúng ra tòa vì không có chứng cứ chống lại họ. "
"20 năm sau 'Thoả Hiệp Thứ Sáu Tuần Thành,' tôi chỉ muốn UVF không còn nữa."
Giáo Hội Công Giáo từ lâu vẫn liên tục hỗ trợ và làm việc cho hòa bình hòa giải ở Aí Nhĩ Lan. Ngày 29 tháng 9 năm 1979, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã dâng một Thánh lễ tại Aí Nhĩ Lan, ở biên giới Vương Quốc Anh, Ngài đã lên tiếng kêu gọi hòa bình. "Tiếp tục bạo lực ở Aí Nhĩ Lan sẽ chỉ kéo dài sự hủy hoại miền đất mà các bạn từng yêu mến và các giá trị mà các bạn từng cổ võ," Ngài nói.
"Xấp mình trên hai đầu gối, tôi khẩn khoản van xin các bạn hãy từ bỏ con đường bạo lực này và hãy trở lại con đường hòa bình," vị thánh giáo hoàng nói.