KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP 2

B. Vấn đề Nợ Công.

Trong gia đình chúng ta, một hay các thành viên chi tiêu quá mức lợi tức thu được thì phải đi vay tiền để trám vào chổ thiếu hụt đó. Một quốc gia, như Hy lạp chẳng hạn, cũng vậy. Do người dân trốn đóng thuế và chính phủ tiêu xài nhiều, ngân sách Hy lạp rơi vào tình trạng khiếm hụt trầm trọng. Năm 2010, chính phủ, dựa vào các số liệu tài chính công, công bố mức thâm hụt ngân sách là 12% TSLQN, chứ không là 6% như giới cầm quyền xuất nhiệm loan báo, và 9,40% dự trù năm 2010. Ngoài ra, nợ công cao tới 113,40% (410 tỷ mỹ kim), năm 2009, và 120,80% TSLQN, năm 2010. Để tiếp tục sinh hoạt quốc sự, chính phủ Hy lạp phải đi vay (tín dụng). Ngoài những khoản tín dụng do các ngân hàng cấp (30 tỷ euro), nước này còn thương lượng để được sự tài trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund, tiếng Anh và Fonds monétaire international, tiếng Pháp, 32,1 tỷ), Ngân hàng Trung ương Âu châu (27,3 tỷ), Quỹ bình ổn tài chính Âu châu (do các thành viên khu vực euro đóng góp, 141,8 tỷ), vay song phương với các quốc gia Liên hiệp Âu châu (52,9 tỷ) và các khoản tín dụng khác (37,7 tỷ). Tổng cộng : 321,7 tỷ euro.

Khi đi vay, con nợ phải làm việc hết mình để làm sao vừa đủ nuôi những người mình có trách nhiệm và trả vốn nợ lẫn tiền lời. Nếu còn dư thì quá tốt. Nước Hy lạp cũng không thoát khỏi tình trạng này. Khi không trả được nợ và lời khi đáo hạn, Hy lạp có thể bị rơi vào tình trạng khánh tận và có thể phải rời khu vực Đồng Euro… Là một quốc gia dân chủ lâu đời, công dân Hy lạp dùng lá phiếu để ủy quyền cho các dân biểu Quốc hội. Những vị này chọn Thủ tướng từ đảng đa số để thành lập chính phủ với quyền Hành pháp trong chính thể Tam Quyền Phân lập. Do đó, thông qua sự kiện khủng hoảng nợ công này, cách thương thảo của Hy lạp và các chủ nợ đáng được coi là khả quan trong hiện tại, chúng ta nhận thấy những ưu điểm của chế độ Dân chủ đa đảng và tính tương kính và chân thành trong sự đối thoại, trái hẳn với cái gọi là Đảng trị tại Việt Nam (Toàn dân là đa số chắc chắn phải khôn ngoan hơn Đảng thiểu số và tham nhủng).

C. Các Chánh phủ dân cử bị chế tài bởi sự thất cử.

Hy lạp, cũng như các quốc gia thành viên, Liên hiệp Âu châu, là một nước xã hội chủ nghĩa thứ thiệt. Tại đó, Nhà Nước, nhờ phương tiện thuế, nhất là với thuế lợi tức lũy tiến, để nhờ hộ có lợi tức cao tương trợ người kém may mắn hơn. Tại các trường công lập, học sinh nghèo giàu đều được hưởng sự giáo dục và các phương tiện học tập như nhau. Phụ huynh có tự do chọn trường tư có hợp đồng với bộ Giáo dục và học phí trả tỷ lệ thuận với số tiền ghi trong tờ khai thuế lợi tức. Vì Hiến pháp buộc các công dân trẻ phải đi học đêán 16 tuổi, chính phủ các nước Liên hiệp Âu châu phải bảo đảm các bạn trẻ này có nơi học miễn phí. Về chi phí y tế, trích đóng quỹ bệnh theo bách phân trên lương, người có lương cao phải nộp nhiều hơn. Chẳng may bị bệnh hay gặp tai nạn, mọi người được chửa trị như nhau. Tại Việt Nam, thế nào ? Kẻ cầm quyền Việt cộng biết mình bòn rút công quỹ nhưng cứ làm và người dân cũng biết nhưng đành cam chịu.

Từ khi các sôÙ liệu tài chính công bị sửa đổi, trước năm 2009, đã gây nên khủng hoảng, các chính phủ hữu phái (Tân Dân chủ, Néa Dimokratía) và tả phái (Xã hội, PASOK) thay phiên nhau cầm quyền để thương lượng với các chủ nợ về các số tiền nợ và các biện pháp kiệm ước phải áp dụng để bảo đảm sự hoàn trái đúng hạn. Các biện pháp này đã làm gia tăng số người thất nghiệp (25,8% số người dân trong tuổi lao động không có việc làm), lương tối thiểu chỉ còn 580 euro (so với 1.133 euro tại Pháp, sau khi trừ phần góp các quỹ an ninh xã hội), lương trung bình tại các xí nghiệp tư bị giảm 20% (từ năm 2009, hiện là 817 euro). Người dân rất bất mãn khi thấy lợi tức mình ngày càng giảm để dành tiền đó thanh toán vốn nợ và tiền lời đáo hạn. Do đó, người dân Hy lạp, trước nổi ‘nhục quốc thể’, không cam chịu, đã từ những hiệp hội dân sự để tương trợ lẫn nhau trong cơn túng thiếu tiến dần tới sự hình thành cùng là cảm tình viên đảng Liên minh Cánh tả Cấp tiến (SYRIZA, Coalition of the Radical Left, tiếng Anh và Coalition de la gauche radicale, tiếng Pháp). Đảng bao gồm 22 nhóm thiên tả, từ cộng sản đệ tam và đệ tứ đến các phần tử ‘Mao-ít’ (tức theo Mao Trạch Đông, Trung cộng), nhưng biết tôn trọng trò chơi Dân chủ. Họ theo đuổi bốn chủ trương : 1. Hoản hạn trả nợ ; 2. Muốn được cứu trợ thêm ; 3. Tăng chi cho hưu bổng ; 4. Vẫn ở trong khu vực Euro.

Tham gia bầu cử Quốc hội ngày 12.06.2012, Syriza về nhì với 27% số phiếu hợp lệ, sau Tân Dân chủ được 29,8%, chiếm 71 ghế. Trong cuộc tuyển cử Nghị viện Âu châu ngày 25.05.214, đảng này về đầu với 26,5%, trước Tân Dân chủ 22,7%. Chuyện phải đến đã đến trong nước Hy lạp dân chủ, cử tri tự do bầu chọn dân biểu để ủy nhiệm quyền Lập pháp, nhân cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội ngày 25.01.2015. Kết quả, Syriza về đầu với 36,34% số phiếu hợp lệ và chiếm 149 ghế dân biểu (đảng Tân Dân chủ xuất nhiệm được 27,81%, với 79 ghế. Quốc hội có 300 dân biểu và đa số tuyệt đối là 151 [(300/2)+1]. Do thiếu 2, đảng này phải tìm hậu thuẩn nơi đảng Hy lạp độc lập (Grecs indépendants, hữu phái chống các biện pháp kiệm ước) thu 4,75% số phiếu với 13 dân biểu. Đổi lại, đảng này được tham chính với chính phủ Tsípras.

Ông Aléxis Tsípras, sinh ngày 28.07.1947 tại Athens (thủ đô Hy lạp), tốt nghiệp kỹ sư dân sự Đại học kỹ thuật quốc gia Athens năm 2000 và nghiên cứu hậu đại học tại Trường kiến trúc NTUA. Sau đó, ông hành nghề với vai trò kỹ sư công nghiệp xây dựng và đạ viết những nghiên cứu và dự án với chủ đề về thủ đô Athens. Ông mhậm chức Thủ tướng ngày 26.01.2015 và thành lập Nội các ‘chống khắc khổ’ mà thành phần, được công bố ngày 27.01.2015, chỉ có 13 bộ trưởng thay vì 19 trước đó. Ông là Thủ tướng trẻ nhất Hy lạp từ 150 năm nay và là người chủ trương đi ngược với đường lối chính thống ‘tăng thu giảm chi’, cân bằng ngân sách hiện nay. Chính sách ‘kiệm ước’ này do ba định chế tài chính quốc tế và Liên hiệp Âu châu áp đặt mà đại đa số người dân Hy lạp coi như một liều ‘thuốc đắng’ vừa thiếu hiệu quả vừa là một sự sỉ nhục cho Đất Nước sau 9 đợt cải cách. Có thể chỉ Giáo Hội Chính thống có tài sản khổng lồ và giới thương thuyền được ưu đãi về thuế vụ.

D. Chính phủ cần sự tín nhiệm của Quốc hội.

Do không đạt được đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử ngày 25.01.2015, Syriza phải liên kết với đảng Hy lạp độc lập để chánh phủ Tsípras có thể hội đủ số 162 dân biểu ước muốn. Để chứng minh sự đa số này với quốc dân và quốc têá, nhất là đối với các chủ nợ, Thủ tướng Alexis Tsipras đã yêu cầu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Ngày 10.02.2015, trước Quốc hội, ông trình bày chương trình hành động ‘nhẹ nhàng’ hơn khi tranh cử, tuy mục đích chính không thay đổi. Thật vậy, trước hai thành phần cử tri khác nhau, người ta cần phải dùng những ngôn ngữ khác nhau. Với quốc dân, những nạn nhân thật sự tận xương tủy của chính sách ‘thắt lưng, buộc bụng’, trong khi, tại Quốc hội, chỉ nói trước các vị đồng viện, chỉ là những đại diện của quốc dân và rất biết ‘jeu’ (vai trò của nhau tại Quốc hội) của nhau giữa đa số và đối lập. Kết quả biểu quyết : chánh phủ Tsipras đã được Quốc hội tín nhiệm với số phiếu 162 thuận, 137 chống và 1 trắng.

III. ĐỐI THOẠI TRONG XÂY DỰNG.

Trong một nước Hy lạp dân chủ, được sự trao quyền từ đa số cử tri, chính phủ Tsípras đầy đủ chính danh để đối thoại với chủ nợ và các cấp lãnh đạo Liên hiệp Âu châu đem lại cho đồng bào một đời sống bớt khổ hơn, đè nặng bởi các biện pháp kiệm ước. Trường hợp hiếm có là chính phủ nước vay nợ yêu cầu các chủ nợ đồng thuận những điều kiện theo ý muốn của người dân Hy lạp.

Trong khuôn khổ bài này, chúng ta không đi vào chi tiết các khoản nợ mà Hy lạp đã vay để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công cũng như các biện pháp khắc khổ mà người dân phải gánh chịu mà chỉ đề cập đến các thể thức để người dân, chủ đất nước, trao quyền cho những vị dân cử hay biện pháp mà nhà cầm quyền hỏi ý dân. Đây là những hình thức dân chủ vắng bóng tại Việt Nam, nơi đảng độc tài và tham nhủng đang thanh toán nhau để dành quyền. Những lãnh đạo tôn giáo và chuyên môn, dù lên án cơ chế ‘xin – cho’, nhưng vẫn dùng để tranh chức với nhau. Chủ trương ‘đối thoại, không đối đầu’ cũng chỉ là vâng lệnh mà thôi.

A. Thanh toán nợ đáo hạn 1,6 tỷ và nhận khoản tín dụng 7,2 tỷ euro.

Do công quỹ trống rỗng nhưng phải thanh toán 300 triệu euro nợ đáo hạn cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước ngày 05.06.2015, ngày 01.06.2015, chính phủ Hy lạp đã trình ba chủ nợ một kế hoạch cải tổ ‘đầy đủ và thực tế’để đưa nước này thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, tài chính và xã hội. Liên hiệp Âu châu đánh giá đề nghị này đã ‘có những tiến bộ quan trọng’ nhưng đôi bên còn phải giải quyết nhiều bất đồng trước khi đạt đến đích. Sau đó, tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mời Tổng thống Pháp, François Hollande, giám đốc IMF, Christine Lagarde và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Junker để bàn về hồ sơ Hy lạp. Có thể nói đây là cơ hội cuối cùng để họ quyết định tháo khoán phần chót cho Athens khoản tín dụng 7,2 tỷ euro, vốn bị trì hoãn từ tháng 02.2015. Ngoài ra, Athens cũng xin triển hạn trả số tiền 300 triệu euro vào ngày 30.06.2015, cùng với số tiền đáo hạn ngày đó là 1,6 tỷ. Nếu đến ngày đó, Hy lạp không thanh toán được nợ, nước này có thể bị coi như rơi vào tình trạng vỡ nợ và phải rời khỏi khu vực đồng Euro. Đây là một thãm họa chẳng những cho Hy lạp mà còn cho cả Liên hiệp Âu châu.

B. Hy lạp phải rời khỏi khu vực đồng Euro ?

Nếu Hy lạp phải rời khỏi khu vực
đồng Euro vì không còn khả năng trả nợ thì thật nguy hiễm vì, từ năm 2010, khi cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra tại Âu châu, các ngân hàng Đức và Pháp đã cho Tây ban nha, Hy lạp, Bồ đào nha, Ái nhĩ lan... vay tổng cộng 410 tỷ euro có khả năng trở thành ‘nợ khó đòi’. Từ nhiều năm qua, nước Pháp chỉ thực hiện mức tăng trưởng chậm trong nhiều năm qua, thậm chí chỉ là 0% và ngân sách thâm hụt ngày càng cao. Chỉ còn Đức là đầu tàu duy nhất để kéo cả khu vực euro.

Việc Hy lạp rời khu euro, rồi Liên hiệp Âu châu (thường gọi là Grexit, chữ ghép của Grece ‘Hy lạp’ và Exit ‘thoát’) sẽ tạo một tiền lệ xấu cho những quốc gia khác trong khu vực này. Ý tưởng dùng chống kiệm ước đưa đến ước muốn thoát khỏi Liên hiệp Âu châu đã phát sinh tại Tây ban nha, Bồ đào nha và có thể lan tới Pháp, Ý. Nếu mỗi khi ‘không trả nợ, khai trừ’ thì sớm dẫn Liên hiệp Âu châu đến sự sụp đổ. Đó là lý do tại các thành viên Liên hiệp vẫn phải kiên trì thương thảo những đề nghị từ chính phủ Tsípras. Về phần Hy lạp, nếu không đạt được đồng thuận với các chủ nợ thì phải tuyên bố vỡ nợ ngày 30.06.2015 mà hậu quả tai hại sẽ đầu tiên đến với 12 triệu dân Hy lạp. Do sợ chính phủ đem tiền đi trả nợ, họ đã rút tiền ký gửi tại ngân hàng, tuy trong trật tự, nhưng là một điều không bình thường. Chính phủ đã phải đóng cửa ngân hàng và hạn chế số tiền rút trong ngày là 60 euro.

Trong khi Hy lạp chưa bị coi là mất khả năng thanh toán, Thủ tướng Alexis Tsipras đã phải hành động nước rút để trình với các chủ nợ chương trình cải tổ, để được giải ngân 7,2 tỷ euro, vừa có tiền hầu thanh toán khoản nợ 1,6 tỷ euro cho IMF vừa đủ để mở cửa lại các ngân hàng. Ngoài ra, việc vỡ nợ không phải điều kiện pháp lý để buộc một quốc gia thành viên phải rời khỏi khu vực euro hay Liên hiệp Âu châu, nếu không có ý kiến của người dân nước đó. Hãy nhớ đây là những quốc gia dân chủ…

Để chuẩn bị cho phiên họp thượng đỉnh bất thường các nước trong khu vực euro tối ngày 22.06.2015 tại Bruxelles, được xem như hồi cuối cuộc giằng co giữa Hy lạp và các chủ nợ, Thủ tướng Tsípras đã triệu tập phiên họp nội các để tìm ra những giải pháp chung. Tại phiên họp, Hy lạp vẫn không nhượng bộ về vấn đề hưu bổng và lương người lao động, nhưng đồng ý nhanh chóng cải tổ về hệ thống thuế khóa, cách riêng thuế đánh vào các doanh nghiệp có thu nhập cao và, có thể, Giáo Hội Chính thống và Thuế trị giá gia tăng.

C. Trưng cầu dân ý.

Để hỏi ý kiến người dân, người được đồng bào ủy quyền dùng một trong hai thể thức : Biểu quyết bởi Quốc hội hay Trưng cầu dân ý (trực tiếp từng cử tri, nhưng khá tốn kém).

Để giải thích về quyết định tổ chức Trưng cầu dân ý ngày 05.07.2015, Thủ tướng Tsipras nói các đề xuất của các chủ nợ giống như là một ‘yêu cầu lần chót mang tính phỉ báng’ và kêu gọi cử tri cùng mạnh mẽ nói ‘không’ để tăng sức nặng cho vị thế của Hy Lạp. Ông nói chính phủ muốn ‘tiếp tục ở lại trong khuôn khổ châu Âu, nhưng với điều kiện phải ‘có thêm sự công bằng’. Kết quả, 61% cử tri đã trả lời ‘không’ với các đề nghị của các chủ nợ.

Tuy nhiên, với kế hoạch đạt được với các chủ nợ ngày 13.07.2015 tại Bruxelles đòi Hy lạp tăng thuế Trị giá gia tăng, cải tổ hệ thống hưu bổng, luật lao động, ngân hàng … trong một thời gian ngắn. Phê bình kế hoạch, ông Tsípras nhìn nhận : « Đây không phải là một thỏa thuận tốt đối với Hy lạp nhưng Athens không có sự chọn lựa nào khác ». Đêm 15 rạng sáng ngày 16.07.2015, Quốc hội thông qua một loạt các biện pháp khắc khổ này với 229 phiếu thuận, 64 chống và 6 dân biểu vắng mặt. Để đổi lại, Hy lạp hy vọng được cấp thêm cho một chương trình hỗ trợ thứ ba, khoảng từ 82 đến 85 tỷ euro trong 5 năm. Ngoài ra, BCE loan báo nâng mức hỗ trợ khẩn cấp cho các ngân hàng Hy lạp từ đầu tháng 6/2015 lên thành 90 tỷ euro một tuần. Đây là tin vui đối với người dân Hy lạp sau hơn hai tuần các ngân hàng tạm đóng cửa. Ngoài ra, Thống đốc BCE đề nghị : quốc tế cần xóa bớt nợ cho Hy lạp.

Hà Minh Thảo