LEGIO MARIÆ VỚI ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN
Theo Lịch Phụng vụ, Chúa Nhật IV/PS hàng năm – CN CHÚA CHIÊN LÀNH – Giáo Hội cầu cho “Ơn Thiên triệu Linh mục và Tu sĩ”. Nói đến ơn Thiên triệu, đa phần đều cho rằng đó là ơn gọi Linh mục và Tu sĩ. Thực ra, ơn Thiên triệu là nói chung tất cả các ơn gọi xuất phát từ Thiên Chúa (Thiên: Trời – Thiên Chúa; Triệu: mời gọi). Đó là những ân sủng Thiên Chúa ban cho con người: Ơn gọi Ki-tô hữu (Phép Rửa – Mt 28, 19-20); Ơn gọi lập gia đình (Hôn phối – Mt 19, 4-7); Ơn gọi Tu trì (tức “Ơn Thiên triệu Linh mục và Tu sĩ” hay “Ơn gọi đời sống Thánh hiến” – Mt 19, 10-12; Lc 20, 35-36).
Trong Sứ điệp “Ngày thế giới cầu cho Ơn Gọi” (ban hành ngày 14/4/2015), ĐTC. Phan-xi-cô đã nói rõ về vấn đề này: “Chúa Nhật thứ 4 mùa Phục sinh giới thiệu cho chúng ta hình ảnh người Mục Tử Nhân Lành, Đấng biết rõ chiên của mình, kêu gọi chúng, nuôi dưỡng chúng và hướng dẫn chúng. Đã hơn 50 năm nay, chúng ta cử hành ngày Chúa Nhật này như là ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi... Nơi căn cội của mỗi ơn gọi Ki-tô hữu có một chuyển động cơ bản của kinh nghiệm đức tin: tin có nghĩa là rời bỏ chính mình, ra khỏi tiện nghi thoải mái và sự cứng nhắc của cái tôi để tập trung cuộc sống của chúng ta vào Chúa Giê-su Ki-tô.”
Ấy cũng bởi vì “Khi làm cho mình trở nên tiếng vọng của việc cảm nghiệm nơi nhiều người trong các Con và của Bộ Về Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ, trong dịp kỷ niệm lần thứ 50 Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Ánh sáng muôn dân, mà trong chương thứ VI của Hiến Chế này, bàn về các Tu Sĩ, cũng như Sắc Lệnh Đức Ái toàn hảo về việc canh tân đời sống Tu Sĩ, Cha đã quyết định cho mở Năm Về Đời Sống Thánh Hiến” (Lời mở đầu Tông thư của ĐTC. Phan-xi-cô gửi tất cả các người Tận hiến nhân dịp “Năm Đời sống thánh hiến”). Xin cùng tìm hiểu về Ơn gọi Đời sống Thánh hiến:
I.- ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN LÀ GÌ?
Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu “Perfectæ Caritatis” (số 1) đã giải thich: “Ngay từ thời sơ khai của Giáo Hội, đã có những người nam cũng như nữ, qua việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm, quyết tự nguyện theo Chúa Ki-tô với một tinh thần tự do thanh thoát hơn, bắt chước Người cách trung thành hơn, và mỗi người một cách, tất cả đều sống tận hiến cho Thiên Chúa.” Điều đó cho thấy đời sống Thánh hiến là một trong những cách thức sống đạo để được thánh hiến "sâu xa hơn", bắt nguồn từ bí tích Thánh Tẩy và việc tận hiến cho Thiên Chúa. Trong đời sống thánh hiến, dưới tác động của Thánh Thần, các Ki-tô hữu sẵn sàng “vâng nghe Lời Người Con Yêu Dấu” (Mc 9, 7), tự hiến cho Thiên Chúa là Cha Toàn Năng hằng hữu – Đấng được yêu mến trên hết mọi sự; đồng thời theo đuổi đức ái hoàn hảo (“mến Chúa yêu người”) để phục vụ Nước Trời, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo đến tận cùng trái đất.
Như vậy, người Ki-tô hữu sống đời thánh hiến là tự nguyện “buộc mình tuân giữ ba lời khuyên của Phúc Âm qua lời khấn hay qua những ràng buộc thánh khác tương tự như lời khấn dòng; nhờ đó họ hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa chí ái, để phụng sự và làm vinh danh Ngài với một danh hiệu mới mẻ và đặc biệt. Vì thế, bậc sống được thiết lập do việc tuyên khấn các lời khuyên của Phúc Âm, tuy không liên quan đến cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, nhưng dĩ nhiên cũng gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội.” (Hiến chế Tín lý về Giáo Hội “Lumen Gentium”, số 44).
II.- ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN BAO GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
Nói chung, toàn thể Giáo Hội đều được thánh hiến từ căn bản là bí tích Rửa Tội và Thêm Sức; sau đó sự thánh hiến được nâng tầm cao hơn tùy theo bí tích hoặc lời tuyên khấn do cá nhân hay cộng đoàn Ki-tô hữu tự chọn. Thực vậy, “Sứ mạng của các giáo dân, những người "có nhiệm vụ tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách dấn thân vào các việc trần thế và xếp đặt chúng theo kế hoạch Thiên Chúa", đặt nền tảng trên sự thánh hiến do bí tích Rửa tội và Thêm sức, chung cho tất cả các thành phần của Dân Thiên Chúa. Ngoài sự thánh hiến căn bản ấy, các giáo sĩ được thánh hiến bằng bí tích Truyền chức Thánh để nối tiếp sứ vụ tông đồ qua dòng thời gian. Những người tận hiến cam kết sống các lời khuyên Phúc Âm, được thánh hiến một cách mới mẻ và đặc biệt; sự thánh hiến này, tuy không mang tính bí tích, nhưng ràng buộc khiến họ chấp nhận lối sống độc thân, khó nghèo, vâng phục đã được Đức Giê-su đích thân thể hiện và đề nghị cho các môn đệ. Cho dù cả ba bậc sống khác nhau đều biểu lộ mầu nhiệm duy nhất của Đức Ki-tô, nhưng các giáo dân thì có đặc tính riêng biệt tuy không độc hữu là sinh hoạt giữa trần thế; còn các mục tử thì mang trách nhiệm về tác vụ, còn những người tận hiến thì cố gắng nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục” (Tông huấn “Đời Sống Thánh Hiến – Vita Consecrata”, số 31).
Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu “Perfectæ Caritatis” (từ số 5 tới số 11) đã cho thấy có nhiều hình thức thánh hiến:“*5. Yếu tố chung cho mọi hình thức đời sống dòng tu. *6. Ưu tiên của đời sống thiêng liêng. *7. Những hội dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm. *8. Những hội dòng dấn thân làm việc tông đồ. *9. Trung thành với đời sống đan viện và cộng đồng. *10. Ðời sống tu trì giáo dân. *11. Tu hội triều.” Giáo lý Hội Thánh Công Giáo cũng phân định:
1- Đời sống ẩn tu:Các vị ẩn tu thường không công khai tuyên khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm, "họ dâng hiến cuộc đời để ngợi khen Thiên Chúa và cứu độ thế gian, qua việc triệt để lánh xa trần thế, giữ yên lặng cô tịch, cầu nguyện liên lỉ và sống khổ hạnh đền tội." (CIC can 603, 1). (GL/HTCG, số 920-921).
2- Các trinh nữ và góa phụ sống đời thánh hiến:Từ thời các tông đồ, đã có các trinh nữ và góa phụ Ki-tô giáo được Chúa mời gọi để tâm hồn, thể xác và tinh thần được tự do hơn mà gắn bó hoàn toàn với Người (1Cr 7, 34-36). Họ quyết định sống trong bậc đồng trinh hoặc khiết tịnh vĩnh viễn "vì Nước Trời" (Mt 19, 12). (GL/HTCG, số 922-924).
3- Đời sống tu sĩ:Đời sống tu trì phát sinh từ Đông Phương trong những thế kỷ đầu của Ki-tô giáo (UR 15) và được thể hiện trong các dòng tu được Hội Thánh thành lập theo Giáo luật (CIC can 573). Lối sống này phân biệt với những hình thức khác của đời thánh hiến ở các điểm: tổ chức đời sống phụng tự, công khai khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm, sống huynh đệ, làm chứng cho sự kết hợp giữa Đức Ki-tô với Hội Thánh (CIC can 607). (GL/HTCG, số 925-927).
4- Các Tu hội đời:"Tu hội đời là một hội sống đời thánh hiến, trong đó các tín hữu sống giữa đời, hướng tới đức ái trọn hảo và nỗ lực góp phần thánh hóa trần gian ngay giữa lòng đời." (CIC can 710).” (GL/HTCG, số 928-929).
5- Các hiệp hội có đời sống tông đồ: Bên cạnh những hình thức khác nhau của đời thánh hiến, có các hiệp hội tông đồ. Trong các hiệp hội này, các thành viên tuy không có lời khấn dòng, nhưng theo đuổi nhiệm vụ tông đồ riêng của hội và bằng đời sống chung trong tình huynh đệ; họ hướng tới Đức Ái hoàn hảo theo nếp sống riêng của họ nhờ việc tuyên giữ hiến chương của hội. (GL/HTCG, số 930).
III.- ĐỂ SỐNG XỨNG ĐÁNG VỚI ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN:
Năm nay là năm “Đời sống Thánh hiến”, toàn thể đại gia đình Ki-tô hữu (Hội Thánh) nói chung, và cách riêng, các gia đình thừa sai Giáo xứ, hãy tích cực sống cách cụ thể tinh thần Tông thư gửi tất cả các người tận hiến nhân dịp năm “Đời sống Thánh hiến”, bằng cách đáp lại lời kêu gọi cần phải đạt cho được “3 mục tiêu” và “5 điều mong ước” của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô:
A. Ba mục tiêu của năm Đời sống Thánh hiến:
A1- Nhìn về quá khứ với lòng tri ân:Mỗi Dòng của chúng ta đều đến từ một lịch sử phong phú của đặc sủng. Khởi đầu là tác động của Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi trong Thánh Linh một số người đi theo sát gót Đức Ki-tô, để chuyển dịch Tin Mừng ra một lối sống đặc thù, để đọc các dấu chỉ thời đại với cặp mắt đức tin, để đáp ứng với những nhu cầu của Giáo Hội một cách sáng tạo.
A2- Sống hiện tại cách say mê:Việc ôn lại quá khứ thúc đẩy chúng ta hãy thể hiện những khía cạnh cấu tạo đời sống thánh hiến của mình, nhờ chú ý lắng nghe điều mà Thần Khí nói với Hội Thánh ngày hôm nay. Chúng ta hãy là những con người của sự hiệp thông, hãy can đảm hiện diện tại những nơi có đố kị và tranh chấp, và hãy trở nên dấu chỉ khả tín của sự hiện diện của Thánh Linh, Đấng đổ tràn xuống các tâm hồn niềm say mê cho hết mọi người được trở nên một (x. Ga 17, 21). Hãy sống huyền nhiệm của sự gặp gỡ: “khả năng lắng nghe người khác, khả năng cùng nhau tìm ra con đường, phương pháp”, hãy để cho mình được chiếu sáng bởi mối tương quan tình yêu đã xuyên qua Tam Vị (x. 1 Ga 4,8) như khuôn mẫu cho mọi tương quan liên bản vị.
A3- Nhắm đến tương lai với niềm hy vọng: Đời sống thánh hiến đang gặp nhiều khó khăn dưới mọi hình thức: ơn gọi sụt giảm, các thành viên tuổi cao, nhất là tại các nước Tây phương, những vấn đề kinh tế tiếp theo cuộc khủng hoảng tài chánh trầm trọng, những thách đố của việc quốc tế hóa và toàn cầu hóa, những nguy cơ của thuyết tương đối, đời tu bị gạt ra bên lề và không được xã hội trân trọng … Giữa những hoang mang mà chúng ta cùng chia sẻ với bao nhiều người đương thời, bừng lên niềm hy vọng của chúng ta, là hoa trái của đức tin vào Đấng làm chủ lịch sử và không ngừng lặp lại với chúng ta: “Đừng sợ... Ta đang ở với con.” (Gr 1, 8).
B. Năm điều mong ước của ĐTC:
B1- Ước mong “Đâu có các tu sĩ thì có niềm vui”:Chúng ta được mời gọi cảm nghiệm và chứng tỏ rằng Thiên Chúa có khả năng lấp đầy con tim của chúng ta và làm cho chúng ta được hạnh phúc, không cần phải đi tìm hạnh phúc ở đâu khác; chứng tỏ rằng tình huynh đệ chân chính sống trong các cộng đoàn của chúng ta nuôi dưỡng niềm vui; chứng tỏ rằng sự tận hiến để phục vụ Giáo Hội, các gia đình, các người trẻ, các người già, các người nghèo, giúp cho chúng ta đạt được sự thành tựu bản thân và mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc đời.
B2- Ước mong “đánh thức thế giới”: Bởi vì đặc trưng của đời sống thánh hiến là tính ngôn sứ. Như tôi đã nói với các bề trên tổng quyền: “tính cách triệt để không chỉ dành riêng cho các tu sĩ, nhưng là điều đòi hỏi hết mọi người. Nhưng các tu sĩ đi theo Chúa một cách đặc biệt, đó là cách thức ngôn sứ.” Đây là điều đòi hỏi ưu tiên: “những ngôn sứ chứng tá cho Đức Giê-su đã sống ở thế giới này… Một tu sĩ không bao giờ được khước từ tính ngôn sứ.” (29-11-2013).
B3- Ước mong các tu sĩ và những người tận hiến trở nên những “chuyên viên hiệp thông”: Tôi mong rằng “linh đạo hiệp thông” mà thánh Gio-an Phao-lô II đã chỉ ra, sẽ trở thành thực tại, và anh chị em sẽ là những người đầu tiên đón nhận “sự thách đố lớn lao ở trước mặt” trong ngàn năm mới: “làm cho Giáo Hội là ngôi nhà và trường học của hiệp thông”. Tôi chắc rằng trong Năm nay, anh chị em cố gắng để cho lý tưởng huynh đệ mà các vị sáng lập theo đuổi sẽ tăng trưởng ở nhiều cấp độ, tựa hồ những vòng tròn đồng tâm.
B4- Ước mong tất cả mọi thành phần của Giáo Hội “ra khỏi chính mình và đi về những vùng ngoại ô của cuộc đời”: Đó là những lời cuối cùng của Chúa Giê-su ngỏ với các môn đệ và hôm nay vẫn còn ngỏ cho tất cả mỗi người chúng ta: “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ” (Mc 16, 15). Cả một nhân loại đang chờ đợi: những người đã mất hết hy vọng, những gia đình đang gặp khó khăn, những trẻ thơ bị bỏ rơi, các bạn trẻ gặp ngõ cụt trước tương lai, những người già lão bệnh tật bị loại trừ, những người giàu của cải nhưng trống rỗng trong lòng, những người đang tìm ý nghĩa cuộc đời, khao khát đời tâm linh…
B5- Ước mong mỗi hình thức đời sống thánh hiến hãy tự vấn về điều mà Thiên Chúa và nhân loại hiện đang đòi hỏi. Các đan viện và những nhóm có khuynh hướng chiêm niệm có thể gặp gỡ nhau, hoặc liên kết với nhau để trao đổi những kinh nghiệm về đời cầu nguyện, về cách thức tăng trưởng sự hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, về cách thức nâng đỡ các Ki-tô hữu bị bách hại, về cách thức đón tiếp và đồng hành những ai đang tìm kiếm một đời sống thiêng liêng sâu xa hơn hoặc đang cần sự nâng đỡ tinh thần hay vật chất.
IV.- LEGIO MARIÆ VỚI ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN:
Legio Mariæ đã có một nhận thức rất đúng đắn về ơn gọi Đời sống Thánh hiến: “Nhiệm vụ lớn lao của Legio Mariæ là khuếch trương ý thức về ơn gọi của giáo dân. Bởi tin chắc về ơn gọi riêng, ta sẽ có tinh thần tông đồ. Với khát vọng chuyên cần việc Chúa Ki-tô, mong mỏi nên Chúa Ki-tô khác, và phụng sự Chúa Ki-tô trong anh em nhỏ nhất của Người, thế là Legio như một nhà dòng cho tín hữu, Legio là lý tưởng thánh thiện trọn lành chuyển sang đời sống giáo dân. Legio là nước Chúa Ki-tô thâm nhập vào lớp người sống giữa thế giới ngày nay” (Đức Cha Alfred O’Rahilly - Thủ Bản, số lề 122; xc. thêm số lề 151, 165, 362, 363, 382, 383. Đồng thời đọc thêm bài “Legio Mariæ và Đời sống Thánh hiến” của Lm. Bede MacGregor, OP. trong TLHT Senatus VN tháng 3/2015).
Và để hoạt động đạt hiệu quả tối đa, “Legio Mariæ quyết tôn kính, vâng lời vị Linh mục như bề trên chính thức, và còn hơn thế nữa. Đó là ý kiến quan trọng của việc tông đồ trong Legio Mariæ. Dầu đại đa số hội viên là giáo hữu, Legio Mariæ vẫn hành động liên kết mật thiết với các Linh mục, dưới quyền hướng dẫn của ngài, và vì quyền lợi cao quý của hai bên. Vì thế, Legio Mariæ hết lòng giúp Linh mục trong nhiệm vụ của ngài, và làm cho ngài chiếm một chỗ rộng hơn trong đời sống nhân loại, vì tiếp đón Linh mục là tiếp đón chính Đấng đã sai ngài đến (“Quả thật, quả thật, Ta cho hay, ai đã đón tiếp người mà Ta đã cử đến, là tiếp Ta; ai tiếp Ta, tức là tiếp Đấng đã cử Ta đến” – Ga 13, 20 - TB số lề 124; xc thêm 121, 122, 123, 125, 126, 127, 129, 130, 166, 173, 176, 183, 236, 280, 290, 308, 320, 322, 370, 382, 389, 447, 526, 552, 554, 555).
Chính ĐGH. Phan-xi-cô đã nói với các Linh mục trong các Giáo Hội địa phương: “Trong bối cảnh này, tôi mời gọi anh em, những mục tử của các Giáo Hội địa phương, hãy ân cần cổ động trong cộng đồng của anh em, các đặc sủng khác nhau, dù cũ hay mới, bằng cách nâng đỡ, linh hoạt, giúp đỡ trong việc phân định, âu yếm gần gũi họ trong những hoàn cảnh đau đớn và yếu đuối mà một vài người tận hiến có thể gặp phải, và nhất là bằng cách dạy dỗ để soi sáng cho dân Chúa biết giá trị của đời sống thánh hiến nhờ vậy làm nổi bật vẻ đẹp và sự thánh thiện của Giáo Hội” (Tông thư gửi tất cả các người tận hiến nhân dịp năm “Đời sống Thánh hiến”, số III – 5).
Cũng bởi vì Thủ Bản của Legio Mariæ không quy định mời quý vị linh mục đảm nhận vai trò linh hướng cho những Præsidium tại các giáo xứ, nên Legio Mariæ rất mong được các Linh mục tán đồng và trợ giup (tán trợ). Xin quý Linh mục vì tôn chỉ và mục đích tốt đẹp của Legio Mariæ, hết lòng cộng tác, hướng dẫn như một vị Linh giám trong cương vị “BẢO TRỢ” những Præsidium tại các giáo xứ (xc. Thủ Bản, số lề 176:BẬC TÁN TRƠ:Bậc này dành cho Linh mục, Tu sĩvà giáo dân không thể hoặc không muốn làm hội viên hoạt động, nhưng dâng mình phục vụ bằng lời cầu nguyện theo ý Legio Mariæ. Bậc Tán trợ chia ra hai cấp : a) sơ cấp, đơn giản là tán trợ; và b) cao cấp, biệt hiệu là Bảo trợ”).
KẾT LUẬN:
Tóm lại, việc khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm, mà các tu sĩ đã tình nguyện chấp nhận theo ơn gọi riêng của mình, góp phần không nhỏ vào việc thanh luyện tâm hồn, không ngừng khích lệ sống bác ái nhiệt thành, nhất là có sức làm cho người Ki-tô hữu ngày càng nên giống (“đồng hình đồng dạng”) với Đức Giê-su và Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Người, như gương lành của bao đấng sáng lập dòng đã chứng tỏ. Nói về Ơn gọi, không thể không nhắc đến “mẫu gương tuyệt vời của mọi ơn gọi” là Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Quả thật “Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, mẫu gương của mọi ơn gọi, đã không sợ hãi khi thưa tiếng “xin vâng” trước lời mời gọi của Thiên Chúa. Nguyện xin Mẹ đồng hành với chúng ta và dẫn dắt chúng ta. Cùng với sự can đảm đầy quảng đại của đức tin, Mẹ đã hân hoan ra khỏi chính mình và đặt trọn toàn bộ kế hoạch đời mình nơi Thiên Chúa. Chúng ta hãy hướng về Mẹ để xin Mẹ giúp chúng ta biết hoàn toàn sẵn sàng cho kế hoạch mà Thiên Chúa đã khơi lên trong chúng ta; để chúng ta thêm lòng khao khát bước ra và lên đường, với lòng hăng hái, hướng về người khác (x. Lc 1,39). Nguyện xin Mẹ bảo vệ chúng ta và chuyển cầu cho tất cả chúng ta” (Sứ điệp “Ngày thế giới cầu cho Ơn Gọi”).
Vì thế, học hỏi về ơn gọi “Đời sống Thánh hiến”, người Ki-tô hữu hãy chạy đến với Đức Mẹ Thăm Viếng hiệp dâng lời cầu nguyện: “Lạy Nữ Trinh Thăm Viếng, chúng con trao phó những người tận hiến cho Mẹ để họ biết mau mắn tìm gặp những người lâm cảnh khốn cùng để mang lại sự trợ giúp và nhất là để mang Chúa Giê-su đến. Xin Mẹ dạy họ biết công bố những kỳ công Thiên Chúa đang thực hiện trong thế giới ngõ hầu muôn dân đều ca ngợi danh Người. Xin nâng đỡ họ trong những công tác phục vụ người nghèo khó, kẻ đói ăn, người thất vọng, kẻ hèn mọn và hết mọi người đang thành tâm tìm kiếm Con của Mẹ.” (Tông huấn “Đời Sống Thánh Hiến – Vita Consecrata”, số 112).
JM. Lam Thy ĐVD
Theo Lịch Phụng vụ, Chúa Nhật IV/PS hàng năm – CN CHÚA CHIÊN LÀNH – Giáo Hội cầu cho “Ơn Thiên triệu Linh mục và Tu sĩ”. Nói đến ơn Thiên triệu, đa phần đều cho rằng đó là ơn gọi Linh mục và Tu sĩ. Thực ra, ơn Thiên triệu là nói chung tất cả các ơn gọi xuất phát từ Thiên Chúa (Thiên: Trời – Thiên Chúa; Triệu: mời gọi). Đó là những ân sủng Thiên Chúa ban cho con người: Ơn gọi Ki-tô hữu (Phép Rửa – Mt 28, 19-20); Ơn gọi lập gia đình (Hôn phối – Mt 19, 4-7); Ơn gọi Tu trì (tức “Ơn Thiên triệu Linh mục và Tu sĩ” hay “Ơn gọi đời sống Thánh hiến” – Mt 19, 10-12; Lc 20, 35-36).
Trong Sứ điệp “Ngày thế giới cầu cho Ơn Gọi” (ban hành ngày 14/4/2015), ĐTC. Phan-xi-cô đã nói rõ về vấn đề này: “Chúa Nhật thứ 4 mùa Phục sinh giới thiệu cho chúng ta hình ảnh người Mục Tử Nhân Lành, Đấng biết rõ chiên của mình, kêu gọi chúng, nuôi dưỡng chúng và hướng dẫn chúng. Đã hơn 50 năm nay, chúng ta cử hành ngày Chúa Nhật này như là ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi... Nơi căn cội của mỗi ơn gọi Ki-tô hữu có một chuyển động cơ bản của kinh nghiệm đức tin: tin có nghĩa là rời bỏ chính mình, ra khỏi tiện nghi thoải mái và sự cứng nhắc của cái tôi để tập trung cuộc sống của chúng ta vào Chúa Giê-su Ki-tô.”
Ấy cũng bởi vì “Khi làm cho mình trở nên tiếng vọng của việc cảm nghiệm nơi nhiều người trong các Con và của Bộ Về Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ, trong dịp kỷ niệm lần thứ 50 Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội Ánh sáng muôn dân, mà trong chương thứ VI của Hiến Chế này, bàn về các Tu Sĩ, cũng như Sắc Lệnh Đức Ái toàn hảo về việc canh tân đời sống Tu Sĩ, Cha đã quyết định cho mở Năm Về Đời Sống Thánh Hiến” (Lời mở đầu Tông thư của ĐTC. Phan-xi-cô gửi tất cả các người Tận hiến nhân dịp “Năm Đời sống thánh hiến”). Xin cùng tìm hiểu về Ơn gọi Đời sống Thánh hiến:
I.- ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN LÀ GÌ?
Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu “Perfectæ Caritatis” (số 1) đã giải thich: “Ngay từ thời sơ khai của Giáo Hội, đã có những người nam cũng như nữ, qua việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm, quyết tự nguyện theo Chúa Ki-tô với một tinh thần tự do thanh thoát hơn, bắt chước Người cách trung thành hơn, và mỗi người một cách, tất cả đều sống tận hiến cho Thiên Chúa.” Điều đó cho thấy đời sống Thánh hiến là một trong những cách thức sống đạo để được thánh hiến "sâu xa hơn", bắt nguồn từ bí tích Thánh Tẩy và việc tận hiến cho Thiên Chúa. Trong đời sống thánh hiến, dưới tác động của Thánh Thần, các Ki-tô hữu sẵn sàng “vâng nghe Lời Người Con Yêu Dấu” (Mc 9, 7), tự hiến cho Thiên Chúa là Cha Toàn Năng hằng hữu – Đấng được yêu mến trên hết mọi sự; đồng thời theo đuổi đức ái hoàn hảo (“mến Chúa yêu người”) để phục vụ Nước Trời, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo đến tận cùng trái đất.
Như vậy, người Ki-tô hữu sống đời thánh hiến là tự nguyện “buộc mình tuân giữ ba lời khuyên của Phúc Âm qua lời khấn hay qua những ràng buộc thánh khác tương tự như lời khấn dòng; nhờ đó họ hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa chí ái, để phụng sự và làm vinh danh Ngài với một danh hiệu mới mẻ và đặc biệt. Vì thế, bậc sống được thiết lập do việc tuyên khấn các lời khuyên của Phúc Âm, tuy không liên quan đến cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, nhưng dĩ nhiên cũng gắn chặt với đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội.” (Hiến chế Tín lý về Giáo Hội “Lumen Gentium”, số 44).
II.- ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN BAO GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?
Nói chung, toàn thể Giáo Hội đều được thánh hiến từ căn bản là bí tích Rửa Tội và Thêm Sức; sau đó sự thánh hiến được nâng tầm cao hơn tùy theo bí tích hoặc lời tuyên khấn do cá nhân hay cộng đoàn Ki-tô hữu tự chọn. Thực vậy, “Sứ mạng của các giáo dân, những người "có nhiệm vụ tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách dấn thân vào các việc trần thế và xếp đặt chúng theo kế hoạch Thiên Chúa", đặt nền tảng trên sự thánh hiến do bí tích Rửa tội và Thêm sức, chung cho tất cả các thành phần của Dân Thiên Chúa. Ngoài sự thánh hiến căn bản ấy, các giáo sĩ được thánh hiến bằng bí tích Truyền chức Thánh để nối tiếp sứ vụ tông đồ qua dòng thời gian. Những người tận hiến cam kết sống các lời khuyên Phúc Âm, được thánh hiến một cách mới mẻ và đặc biệt; sự thánh hiến này, tuy không mang tính bí tích, nhưng ràng buộc khiến họ chấp nhận lối sống độc thân, khó nghèo, vâng phục đã được Đức Giê-su đích thân thể hiện và đề nghị cho các môn đệ. Cho dù cả ba bậc sống khác nhau đều biểu lộ mầu nhiệm duy nhất của Đức Ki-tô, nhưng các giáo dân thì có đặc tính riêng biệt tuy không độc hữu là sinh hoạt giữa trần thế; còn các mục tử thì mang trách nhiệm về tác vụ, còn những người tận hiến thì cố gắng nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục” (Tông huấn “Đời Sống Thánh Hiến – Vita Consecrata”, số 31).
Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu “Perfectæ Caritatis” (từ số 5 tới số 11) đã cho thấy có nhiều hình thức thánh hiến:“*5. Yếu tố chung cho mọi hình thức đời sống dòng tu. *6. Ưu tiên của đời sống thiêng liêng. *7. Những hội dòng hoàn toàn chuyên lo chiêm niệm. *8. Những hội dòng dấn thân làm việc tông đồ. *9. Trung thành với đời sống đan viện và cộng đồng. *10. Ðời sống tu trì giáo dân. *11. Tu hội triều.” Giáo lý Hội Thánh Công Giáo cũng phân định:
1- Đời sống ẩn tu:Các vị ẩn tu thường không công khai tuyên khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm, "họ dâng hiến cuộc đời để ngợi khen Thiên Chúa và cứu độ thế gian, qua việc triệt để lánh xa trần thế, giữ yên lặng cô tịch, cầu nguyện liên lỉ và sống khổ hạnh đền tội." (CIC can 603, 1). (GL/HTCG, số 920-921).
2- Các trinh nữ và góa phụ sống đời thánh hiến:Từ thời các tông đồ, đã có các trinh nữ và góa phụ Ki-tô giáo được Chúa mời gọi để tâm hồn, thể xác và tinh thần được tự do hơn mà gắn bó hoàn toàn với Người (1Cr 7, 34-36). Họ quyết định sống trong bậc đồng trinh hoặc khiết tịnh vĩnh viễn "vì Nước Trời" (Mt 19, 12). (GL/HTCG, số 922-924).
3- Đời sống tu sĩ:Đời sống tu trì phát sinh từ Đông Phương trong những thế kỷ đầu của Ki-tô giáo (UR 15) và được thể hiện trong các dòng tu được Hội Thánh thành lập theo Giáo luật (CIC can 573). Lối sống này phân biệt với những hình thức khác của đời thánh hiến ở các điểm: tổ chức đời sống phụng tự, công khai khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm, sống huynh đệ, làm chứng cho sự kết hợp giữa Đức Ki-tô với Hội Thánh (CIC can 607). (GL/HTCG, số 925-927).
4- Các Tu hội đời:"Tu hội đời là một hội sống đời thánh hiến, trong đó các tín hữu sống giữa đời, hướng tới đức ái trọn hảo và nỗ lực góp phần thánh hóa trần gian ngay giữa lòng đời." (CIC can 710).” (GL/HTCG, số 928-929).
5- Các hiệp hội có đời sống tông đồ: Bên cạnh những hình thức khác nhau của đời thánh hiến, có các hiệp hội tông đồ. Trong các hiệp hội này, các thành viên tuy không có lời khấn dòng, nhưng theo đuổi nhiệm vụ tông đồ riêng của hội và bằng đời sống chung trong tình huynh đệ; họ hướng tới Đức Ái hoàn hảo theo nếp sống riêng của họ nhờ việc tuyên giữ hiến chương của hội. (GL/HTCG, số 930).
III.- ĐỂ SỐNG XỨNG ĐÁNG VỚI ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN:
Năm nay là năm “Đời sống Thánh hiến”, toàn thể đại gia đình Ki-tô hữu (Hội Thánh) nói chung, và cách riêng, các gia đình thừa sai Giáo xứ, hãy tích cực sống cách cụ thể tinh thần Tông thư gửi tất cả các người tận hiến nhân dịp năm “Đời sống Thánh hiến”, bằng cách đáp lại lời kêu gọi cần phải đạt cho được “3 mục tiêu” và “5 điều mong ước” của Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô:
A. Ba mục tiêu của năm Đời sống Thánh hiến:
A1- Nhìn về quá khứ với lòng tri ân:Mỗi Dòng của chúng ta đều đến từ một lịch sử phong phú của đặc sủng. Khởi đầu là tác động của Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi trong Thánh Linh một số người đi theo sát gót Đức Ki-tô, để chuyển dịch Tin Mừng ra một lối sống đặc thù, để đọc các dấu chỉ thời đại với cặp mắt đức tin, để đáp ứng với những nhu cầu của Giáo Hội một cách sáng tạo.
A2- Sống hiện tại cách say mê:Việc ôn lại quá khứ thúc đẩy chúng ta hãy thể hiện những khía cạnh cấu tạo đời sống thánh hiến của mình, nhờ chú ý lắng nghe điều mà Thần Khí nói với Hội Thánh ngày hôm nay. Chúng ta hãy là những con người của sự hiệp thông, hãy can đảm hiện diện tại những nơi có đố kị và tranh chấp, và hãy trở nên dấu chỉ khả tín của sự hiện diện của Thánh Linh, Đấng đổ tràn xuống các tâm hồn niềm say mê cho hết mọi người được trở nên một (x. Ga 17, 21). Hãy sống huyền nhiệm của sự gặp gỡ: “khả năng lắng nghe người khác, khả năng cùng nhau tìm ra con đường, phương pháp”, hãy để cho mình được chiếu sáng bởi mối tương quan tình yêu đã xuyên qua Tam Vị (x. 1 Ga 4,8) như khuôn mẫu cho mọi tương quan liên bản vị.
A3- Nhắm đến tương lai với niềm hy vọng: Đời sống thánh hiến đang gặp nhiều khó khăn dưới mọi hình thức: ơn gọi sụt giảm, các thành viên tuổi cao, nhất là tại các nước Tây phương, những vấn đề kinh tế tiếp theo cuộc khủng hoảng tài chánh trầm trọng, những thách đố của việc quốc tế hóa và toàn cầu hóa, những nguy cơ của thuyết tương đối, đời tu bị gạt ra bên lề và không được xã hội trân trọng … Giữa những hoang mang mà chúng ta cùng chia sẻ với bao nhiều người đương thời, bừng lên niềm hy vọng của chúng ta, là hoa trái của đức tin vào Đấng làm chủ lịch sử và không ngừng lặp lại với chúng ta: “Đừng sợ... Ta đang ở với con.” (Gr 1, 8).
B. Năm điều mong ước của ĐTC:
B1- Ước mong “Đâu có các tu sĩ thì có niềm vui”:Chúng ta được mời gọi cảm nghiệm và chứng tỏ rằng Thiên Chúa có khả năng lấp đầy con tim của chúng ta và làm cho chúng ta được hạnh phúc, không cần phải đi tìm hạnh phúc ở đâu khác; chứng tỏ rằng tình huynh đệ chân chính sống trong các cộng đoàn của chúng ta nuôi dưỡng niềm vui; chứng tỏ rằng sự tận hiến để phục vụ Giáo Hội, các gia đình, các người trẻ, các người già, các người nghèo, giúp cho chúng ta đạt được sự thành tựu bản thân và mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho cuộc đời.
B2- Ước mong “đánh thức thế giới”: Bởi vì đặc trưng của đời sống thánh hiến là tính ngôn sứ. Như tôi đã nói với các bề trên tổng quyền: “tính cách triệt để không chỉ dành riêng cho các tu sĩ, nhưng là điều đòi hỏi hết mọi người. Nhưng các tu sĩ đi theo Chúa một cách đặc biệt, đó là cách thức ngôn sứ.” Đây là điều đòi hỏi ưu tiên: “những ngôn sứ chứng tá cho Đức Giê-su đã sống ở thế giới này… Một tu sĩ không bao giờ được khước từ tính ngôn sứ.” (29-11-2013).
B3- Ước mong các tu sĩ và những người tận hiến trở nên những “chuyên viên hiệp thông”: Tôi mong rằng “linh đạo hiệp thông” mà thánh Gio-an Phao-lô II đã chỉ ra, sẽ trở thành thực tại, và anh chị em sẽ là những người đầu tiên đón nhận “sự thách đố lớn lao ở trước mặt” trong ngàn năm mới: “làm cho Giáo Hội là ngôi nhà và trường học của hiệp thông”. Tôi chắc rằng trong Năm nay, anh chị em cố gắng để cho lý tưởng huynh đệ mà các vị sáng lập theo đuổi sẽ tăng trưởng ở nhiều cấp độ, tựa hồ những vòng tròn đồng tâm.
B4- Ước mong tất cả mọi thành phần của Giáo Hội “ra khỏi chính mình và đi về những vùng ngoại ô của cuộc đời”: Đó là những lời cuối cùng của Chúa Giê-su ngỏ với các môn đệ và hôm nay vẫn còn ngỏ cho tất cả mỗi người chúng ta: “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ” (Mc 16, 15). Cả một nhân loại đang chờ đợi: những người đã mất hết hy vọng, những gia đình đang gặp khó khăn, những trẻ thơ bị bỏ rơi, các bạn trẻ gặp ngõ cụt trước tương lai, những người già lão bệnh tật bị loại trừ, những người giàu của cải nhưng trống rỗng trong lòng, những người đang tìm ý nghĩa cuộc đời, khao khát đời tâm linh…
B5- Ước mong mỗi hình thức đời sống thánh hiến hãy tự vấn về điều mà Thiên Chúa và nhân loại hiện đang đòi hỏi. Các đan viện và những nhóm có khuynh hướng chiêm niệm có thể gặp gỡ nhau, hoặc liên kết với nhau để trao đổi những kinh nghiệm về đời cầu nguyện, về cách thức tăng trưởng sự hiệp thông với toàn thể Giáo Hội, về cách thức nâng đỡ các Ki-tô hữu bị bách hại, về cách thức đón tiếp và đồng hành những ai đang tìm kiếm một đời sống thiêng liêng sâu xa hơn hoặc đang cần sự nâng đỡ tinh thần hay vật chất.
IV.- LEGIO MARIÆ VỚI ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN:
Legio Mariæ đã có một nhận thức rất đúng đắn về ơn gọi Đời sống Thánh hiến: “Nhiệm vụ lớn lao của Legio Mariæ là khuếch trương ý thức về ơn gọi của giáo dân. Bởi tin chắc về ơn gọi riêng, ta sẽ có tinh thần tông đồ. Với khát vọng chuyên cần việc Chúa Ki-tô, mong mỏi nên Chúa Ki-tô khác, và phụng sự Chúa Ki-tô trong anh em nhỏ nhất của Người, thế là Legio như một nhà dòng cho tín hữu, Legio là lý tưởng thánh thiện trọn lành chuyển sang đời sống giáo dân. Legio là nước Chúa Ki-tô thâm nhập vào lớp người sống giữa thế giới ngày nay” (Đức Cha Alfred O’Rahilly - Thủ Bản, số lề 122; xc. thêm số lề 151, 165, 362, 363, 382, 383. Đồng thời đọc thêm bài “Legio Mariæ và Đời sống Thánh hiến” của Lm. Bede MacGregor, OP. trong TLHT Senatus VN tháng 3/2015).
Và để hoạt động đạt hiệu quả tối đa, “Legio Mariæ quyết tôn kính, vâng lời vị Linh mục như bề trên chính thức, và còn hơn thế nữa. Đó là ý kiến quan trọng của việc tông đồ trong Legio Mariæ. Dầu đại đa số hội viên là giáo hữu, Legio Mariæ vẫn hành động liên kết mật thiết với các Linh mục, dưới quyền hướng dẫn của ngài, và vì quyền lợi cao quý của hai bên. Vì thế, Legio Mariæ hết lòng giúp Linh mục trong nhiệm vụ của ngài, và làm cho ngài chiếm một chỗ rộng hơn trong đời sống nhân loại, vì tiếp đón Linh mục là tiếp đón chính Đấng đã sai ngài đến (“Quả thật, quả thật, Ta cho hay, ai đã đón tiếp người mà Ta đã cử đến, là tiếp Ta; ai tiếp Ta, tức là tiếp Đấng đã cử Ta đến” – Ga 13, 20 - TB số lề 124; xc thêm 121, 122, 123, 125, 126, 127, 129, 130, 166, 173, 176, 183, 236, 280, 290, 308, 320, 322, 370, 382, 389, 447, 526, 552, 554, 555).
Chính ĐGH. Phan-xi-cô đã nói với các Linh mục trong các Giáo Hội địa phương: “Trong bối cảnh này, tôi mời gọi anh em, những mục tử của các Giáo Hội địa phương, hãy ân cần cổ động trong cộng đồng của anh em, các đặc sủng khác nhau, dù cũ hay mới, bằng cách nâng đỡ, linh hoạt, giúp đỡ trong việc phân định, âu yếm gần gũi họ trong những hoàn cảnh đau đớn và yếu đuối mà một vài người tận hiến có thể gặp phải, và nhất là bằng cách dạy dỗ để soi sáng cho dân Chúa biết giá trị của đời sống thánh hiến nhờ vậy làm nổi bật vẻ đẹp và sự thánh thiện của Giáo Hội” (Tông thư gửi tất cả các người tận hiến nhân dịp năm “Đời sống Thánh hiến”, số III – 5).
Cũng bởi vì Thủ Bản của Legio Mariæ không quy định mời quý vị linh mục đảm nhận vai trò linh hướng cho những Præsidium tại các giáo xứ, nên Legio Mariæ rất mong được các Linh mục tán đồng và trợ giup (tán trợ). Xin quý Linh mục vì tôn chỉ và mục đích tốt đẹp của Legio Mariæ, hết lòng cộng tác, hướng dẫn như một vị Linh giám trong cương vị “BẢO TRỢ” những Præsidium tại các giáo xứ (xc. Thủ Bản, số lề 176:BẬC TÁN TRƠ:Bậc này dành cho Linh mục, Tu sĩvà giáo dân không thể hoặc không muốn làm hội viên hoạt động, nhưng dâng mình phục vụ bằng lời cầu nguyện theo ý Legio Mariæ. Bậc Tán trợ chia ra hai cấp : a) sơ cấp, đơn giản là tán trợ; và b) cao cấp, biệt hiệu là Bảo trợ”).
KẾT LUẬN:
Tóm lại, việc khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm, mà các tu sĩ đã tình nguyện chấp nhận theo ơn gọi riêng của mình, góp phần không nhỏ vào việc thanh luyện tâm hồn, không ngừng khích lệ sống bác ái nhiệt thành, nhất là có sức làm cho người Ki-tô hữu ngày càng nên giống (“đồng hình đồng dạng”) với Đức Giê-su và Ðức Trinh Nữ Maria, Mẹ Người, như gương lành của bao đấng sáng lập dòng đã chứng tỏ. Nói về Ơn gọi, không thể không nhắc đến “mẫu gương tuyệt vời của mọi ơn gọi” là Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Quả thật “Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, mẫu gương của mọi ơn gọi, đã không sợ hãi khi thưa tiếng “xin vâng” trước lời mời gọi của Thiên Chúa. Nguyện xin Mẹ đồng hành với chúng ta và dẫn dắt chúng ta. Cùng với sự can đảm đầy quảng đại của đức tin, Mẹ đã hân hoan ra khỏi chính mình và đặt trọn toàn bộ kế hoạch đời mình nơi Thiên Chúa. Chúng ta hãy hướng về Mẹ để xin Mẹ giúp chúng ta biết hoàn toàn sẵn sàng cho kế hoạch mà Thiên Chúa đã khơi lên trong chúng ta; để chúng ta thêm lòng khao khát bước ra và lên đường, với lòng hăng hái, hướng về người khác (x. Lc 1,39). Nguyện xin Mẹ bảo vệ chúng ta và chuyển cầu cho tất cả chúng ta” (Sứ điệp “Ngày thế giới cầu cho Ơn Gọi”).
Vì thế, học hỏi về ơn gọi “Đời sống Thánh hiến”, người Ki-tô hữu hãy chạy đến với Đức Mẹ Thăm Viếng hiệp dâng lời cầu nguyện: “Lạy Nữ Trinh Thăm Viếng, chúng con trao phó những người tận hiến cho Mẹ để họ biết mau mắn tìm gặp những người lâm cảnh khốn cùng để mang lại sự trợ giúp và nhất là để mang Chúa Giê-su đến. Xin Mẹ dạy họ biết công bố những kỳ công Thiên Chúa đang thực hiện trong thế giới ngõ hầu muôn dân đều ca ngợi danh Người. Xin nâng đỡ họ trong những công tác phục vụ người nghèo khó, kẻ đói ăn, người thất vọng, kẻ hèn mọn và hết mọi người đang thành tâm tìm kiếm Con của Mẹ.” (Tông huấn “Đời Sống Thánh Hiến – Vita Consecrata”, số 112).
JM. Lam Thy ĐVD