Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, nhà ngoại giao hàng đầu của Tòa Thánh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, đã lên án các hành động của cái gọi là “nhà nước Hồi giáo” và nói về mối quan hệ giữa tự do tôn giáo và tự do phát biểu trong một diễn văn tại Liên Hợp Quốc.
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục, ký ngày 10 tháng Ba, đã được công bố vào ngày thứ Năm 26 tháng 3 tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.
Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng: “Bạo lực không xuất phát từ tôn giáo, nhưng từ những giải thích sai lạc hoặc từ việc chuyển đổi tôn giáo thành một thứ ý thức hệ. Thêm vào đó, bạo lực tương tự cũng có thể xuất phát từ việc tôn thờ ngẫu tượng Nhà nước hoặc nền kinh tế, và nó cũng có thể là một hệ quả của chủ nghĩa tục hóa. Tất cả những hiện tượng này có xu hướng loại bỏ tự do và trách nhiệm của cá nhân đối với người khác”.
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng xung quanh vụ Charlie Hebdo có hai khuynh hướng cực đoan. Khuynh hướng thứ nhất đề cao bất cứ hình thức nào của tự do phát biểu. Ngược lại, khuynh hướng thứ hai chống lại bất cứ hình thức xúc xiểm tôn giáo nào.
Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng:
Tự do ngôn luận khi bị lạm dụng để gây ra những vết thương trên phẩm giá con người bằng cách xúc phạm niềm tin sâu xa nhất của họ đang gieo rắc những hạt giống của bạo lực. Tất nhiên, tự do ngôn luận là một quyền con người cơ bản phải luôn luôn được tôn trọng và bảo vệ. Nếu không có quyền tự do ngôn luận thì sẽ không có nền giáo dục, không có nền dân chủ, và không có linh đạo đích thực. Nhưng đồng thời tự do ngôn luận cũng bao hàm nghĩa vụ phải nói một cách có trách nhiệm trên quan điểm của công ích những gì một người nghĩ.
Tự do ngôn luận không thể được dùng để biện minh cho việc hạ thấp tôn giáo thành một nét văn hóa tầm thường, vô nghĩa hoặc biến tôn giáo thành một mục tiêu dễ dàng cho sự chế giễu và phân biệt đối xử. Chắc chắn là những tranh luận bài xích tôn giáo dù là dưới các hình thức mỉa mai có thể được chấp nhận cũng như việc chấp nhận những mỉa mai khi nói về chủ nghĩa thế tục hay chủ nghĩa vô thần.
Những lời chỉ trích liên quan đến tư duy tôn giáo thậm chí có thể giúp hạn chế những hình thái đa dạng của chủ nghĩa quá khích.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng không gì có thể biện minh cho những lời lăng mạ vô cớ và sự giễu cợt ác ý vào tình cảm và niềm tin của người khác, là những người xét cho cùng là bình đẳng về nhân phẩm đối với mình. Chúng ta có quyền chế giễu bản sắc văn hóa của một người, màu da của người ấy, hay niềm tin trong trái tim của người ấy không? “Quyền xúc phạm” là một thứ quyền không hề tồn tại.
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục, ký ngày 10 tháng Ba, đã được công bố vào ngày thứ Năm 26 tháng 3 tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.
Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng: “Bạo lực không xuất phát từ tôn giáo, nhưng từ những giải thích sai lạc hoặc từ việc chuyển đổi tôn giáo thành một thứ ý thức hệ. Thêm vào đó, bạo lực tương tự cũng có thể xuất phát từ việc tôn thờ ngẫu tượng Nhà nước hoặc nền kinh tế, và nó cũng có thể là một hệ quả của chủ nghĩa tục hóa. Tất cả những hiện tượng này có xu hướng loại bỏ tự do và trách nhiệm của cá nhân đối với người khác”.
Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng xung quanh vụ Charlie Hebdo có hai khuynh hướng cực đoan. Khuynh hướng thứ nhất đề cao bất cứ hình thức nào của tự do phát biểu. Ngược lại, khuynh hướng thứ hai chống lại bất cứ hình thức xúc xiểm tôn giáo nào.
Đức Tổng Giám Mục nhận định rằng:
Tự do ngôn luận khi bị lạm dụng để gây ra những vết thương trên phẩm giá con người bằng cách xúc phạm niềm tin sâu xa nhất của họ đang gieo rắc những hạt giống của bạo lực. Tất nhiên, tự do ngôn luận là một quyền con người cơ bản phải luôn luôn được tôn trọng và bảo vệ. Nếu không có quyền tự do ngôn luận thì sẽ không có nền giáo dục, không có nền dân chủ, và không có linh đạo đích thực. Nhưng đồng thời tự do ngôn luận cũng bao hàm nghĩa vụ phải nói một cách có trách nhiệm trên quan điểm của công ích những gì một người nghĩ.
Tự do ngôn luận không thể được dùng để biện minh cho việc hạ thấp tôn giáo thành một nét văn hóa tầm thường, vô nghĩa hoặc biến tôn giáo thành một mục tiêu dễ dàng cho sự chế giễu và phân biệt đối xử. Chắc chắn là những tranh luận bài xích tôn giáo dù là dưới các hình thức mỉa mai có thể được chấp nhận cũng như việc chấp nhận những mỉa mai khi nói về chủ nghĩa thế tục hay chủ nghĩa vô thần.
Những lời chỉ trích liên quan đến tư duy tôn giáo thậm chí có thể giúp hạn chế những hình thái đa dạng của chủ nghĩa quá khích.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng không gì có thể biện minh cho những lời lăng mạ vô cớ và sự giễu cợt ác ý vào tình cảm và niềm tin của người khác, là những người xét cho cùng là bình đẳng về nhân phẩm đối với mình. Chúng ta có quyền chế giễu bản sắc văn hóa của một người, màu da của người ấy, hay niềm tin trong trái tim của người ấy không? “Quyền xúc phạm” là một thứ quyền không hề tồn tại.