Các thông tấn xã AP và AFP loan tin một năm sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố trên đảo Bali của Indonesia, lãnh tụ các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, đã tề tựu trên hòn đảo nghỉ mát này để tham dự một hội nghị thượng đỉnh với sự hiện diện của 10 quốc gia thành viên và các lân bang như Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Ấn Độ.
Chương trình nghị sự của hội nghị khởi diễn ngày thứ Ba gồm những vấn đề như nỗ lực chống khủng bố và công tác thương mại, nhất là về thời biểu 2020 do ASEAN đưa ra để thành lập một cộng đồng kinh tế ASEAN với một màng lưới gồm những khu mậu dịch tự do, và về việc hạ giảm thuế quan và cắt giảm những hạn chế về du lịch. ASEAN chọn Bali làm nơi hội họp để chứng tỏ khu vực này không chịu khuất phục trước khủng bố. Vì thành phần của Hiệp Hội rất phức tạp, gồm từ những nước đã hoàn toàn theo đuổi đường lối tư bản tới những nước cộng sản vẫn còn nghèo khó, nguyện vọng hòa nhập vào nhau theo kiểu một nền kinh tế tây phương là điều rất khó thực hiện.
Từ hơn một thập niên nay, ASEAN cố gắng cắt giảm mức thuế quan giữa các nước thành viên với nhau, nhưng kết quả đạt được rất ít, ít đến nỗi Hiệp Hội đã bị chỉ trích là nói nhiều làm ít.
Theo Ngoại trưởng Kampuchia, trong hội nghị lần này, chuyện Miến Điện tiếp tục cầm giữ lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi sẽ được mang ra thảo luận, mặc dù chính phủ quân nhân Miến chống đối. ASEAN coi việc bắt giữ bà Aung San Suu Kyi gây trở ngại cho công cuộc đầu tư của nước ngoài vào ASEAN. Ngoại trưởng Thái Lan thì muốn thúc đẩy ASEAN hợp tác với nhau nhiều hơn nữa trong các lãnh vực kinh tế và an ninh. (VOA)
Chương trình nghị sự của hội nghị khởi diễn ngày thứ Ba gồm những vấn đề như nỗ lực chống khủng bố và công tác thương mại, nhất là về thời biểu 2020 do ASEAN đưa ra để thành lập một cộng đồng kinh tế ASEAN với một màng lưới gồm những khu mậu dịch tự do, và về việc hạ giảm thuế quan và cắt giảm những hạn chế về du lịch. ASEAN chọn Bali làm nơi hội họp để chứng tỏ khu vực này không chịu khuất phục trước khủng bố. Vì thành phần của Hiệp Hội rất phức tạp, gồm từ những nước đã hoàn toàn theo đuổi đường lối tư bản tới những nước cộng sản vẫn còn nghèo khó, nguyện vọng hòa nhập vào nhau theo kiểu một nền kinh tế tây phương là điều rất khó thực hiện.
Từ hơn một thập niên nay, ASEAN cố gắng cắt giảm mức thuế quan giữa các nước thành viên với nhau, nhưng kết quả đạt được rất ít, ít đến nỗi Hiệp Hội đã bị chỉ trích là nói nhiều làm ít.
Theo Ngoại trưởng Kampuchia, trong hội nghị lần này, chuyện Miến Điện tiếp tục cầm giữ lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi sẽ được mang ra thảo luận, mặc dù chính phủ quân nhân Miến chống đối. ASEAN coi việc bắt giữ bà Aung San Suu Kyi gây trở ngại cho công cuộc đầu tư của nước ngoài vào ASEAN. Ngoại trưởng Thái Lan thì muốn thúc đẩy ASEAN hợp tác với nhau nhiều hơn nữa trong các lãnh vực kinh tế và an ninh. (VOA)