Tin của hãng thông tấn Pháp đánh đi từ vịnh Hạ Long hôm thứ Sáu cho hay các vị ngoại trưởng ASEAN đã kết thúc hội nghị thu hẹp hàng năm ở Việt Nam sau khi thảo luận về việc tăng cường các mối quan hệ khu vực và giải quyết một vụ tranh chấp với Liên hiệp Âu Châu về vấn đề Miến Ðiện.
Phát biểu với tư cách chủ tịch hội nghị, ngoại trưởng Hassan Wirajuda của Indonesia nói rằng hội nghị này đã mang lại nhiều kết quả và đã diễn ra trong bầu không khí cởi mở và thẳng thắn. Ông Wirajuda cho biết thêm rằng các vị ngoại trưởng đã thảo luận về việc thành lập cộng đồng an ninh ASEAN, một trong ba cột trụ của kế hoạch hình thành cộng đồng ASEAN trước năm 2020.
Theo kế hoạch do Indonesia khởi xướng và được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN hồi tháng 10 năm ngoái, ASEAN sẽ gia tăng khả năng cấp quốc gia và cấp khu vực để chống các hoạt động khủng bố và tội phạm, và tăng cường công cuộc hợp tác về mặt an ninh và chính trị.
Tại một hội nghị tổ chức ở Jakarta hồi tháng trước để chuẩn bị cho hội nghị ngoại trưởng ở vịnh Hạ Long, Indonesia cũng đã đề nghị thành lập một lực lượng duy trì hòa bình khu vực.
Tuy nhiên, đề nghị này đã không được các nước khác hưởng ứng. Ngoại trưởng S. Jayakumar của Singapore cho biết ý kiến này không thích hợp cho giai đoạn hiện nay vì ASEAN không phải là một tổ chức an ninh hoặc quốc phòng. Ngoại trưởng Nguyễn Dy Niên của Việt Nam cũng cho biết là hãy còn quá sớm để tính đến việc thành lập một lực lượng duy trì hòa bình ASEAN, vì hiệp hội này không giống như Liên hiệp Âu Châu, và mỗi nước trong hiệp hội đều có chính sách riêng về chính trị và quân sự.
Bên cạnh vấn đề vừa kể, các vị ngoại trưởng của 10 nước vùng Đông Nam Á và Tổng thư ký ASEAN, ông Ong Keng Yong, cũng đã bàn về tình hình Iraq, vụ khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên, và cuộc chiến ngôn từ giữa Đài Loan và Trung Quốc. Ngoại trưởng Wiranjuda của Indonesia cho biết: khối ASEAN đã tái khẳng định lập trường "một nước Trung Hoa", nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh đến việc cần phải tránh những hành động làm gia tăng căng thẳng trong vùng eo biển Đài Loan.
Ngoài ra, hội nghị vịnh Hạ Long cũng thảo luận về vụ tranh chấp với Liên hiệp Âu Châu liên quan đến Hội nghị Á Âu, thường được gọi tắt là ASEM, sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 tới đây. Khối ASEAN muốn 3 thành viên mới của ASEAN là Kampuchia, Lào và Miến Ðiện được tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEM, tổ chức hai năm một lần, để đổi lấy việc thu nhận 10 nước ứng viên của Liên hiệp Âu Châu. Nhưng Liên hiệp Âu Châu phản đối việc thu nhận Miến Ðiện vì thành tích tệ hại của chính quyền quân nhân ở Rangoon trong lãnh vực nhân quyền.
Về vấn đề này, ngoại trưởng Jayakumar của Singapore nói rằng: có 10 hội viên mới từ phía Âu Châu, vì thế lập trường của ASEAN là 10 hội viên đó được gia nhập cùng lúc với 3 hội viên mới từ Á Châu. Ông Jayakumar nói thêm rằng lập trường vừa kể chẳng những là của Asean mà còn là của phía Á Châu nói chung. Ngoại trưởng Warajuda của Indonesia cũng tán đồng ý kiến vừa kể và nói rằng 3 nước Lào, Kampuchia và Miến Ðiện nên được gia nhập ASEM mà không kèm theo điều kiện chính trị nào.(VOA)
Phát biểu với tư cách chủ tịch hội nghị, ngoại trưởng Hassan Wirajuda của Indonesia nói rằng hội nghị này đã mang lại nhiều kết quả và đã diễn ra trong bầu không khí cởi mở và thẳng thắn. Ông Wirajuda cho biết thêm rằng các vị ngoại trưởng đã thảo luận về việc thành lập cộng đồng an ninh ASEAN, một trong ba cột trụ của kế hoạch hình thành cộng đồng ASEAN trước năm 2020.
Theo kế hoạch do Indonesia khởi xướng và được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN hồi tháng 10 năm ngoái, ASEAN sẽ gia tăng khả năng cấp quốc gia và cấp khu vực để chống các hoạt động khủng bố và tội phạm, và tăng cường công cuộc hợp tác về mặt an ninh và chính trị.
Tại một hội nghị tổ chức ở Jakarta hồi tháng trước để chuẩn bị cho hội nghị ngoại trưởng ở vịnh Hạ Long, Indonesia cũng đã đề nghị thành lập một lực lượng duy trì hòa bình khu vực.
Tuy nhiên, đề nghị này đã không được các nước khác hưởng ứng. Ngoại trưởng S. Jayakumar của Singapore cho biết ý kiến này không thích hợp cho giai đoạn hiện nay vì ASEAN không phải là một tổ chức an ninh hoặc quốc phòng. Ngoại trưởng Nguyễn Dy Niên của Việt Nam cũng cho biết là hãy còn quá sớm để tính đến việc thành lập một lực lượng duy trì hòa bình ASEAN, vì hiệp hội này không giống như Liên hiệp Âu Châu, và mỗi nước trong hiệp hội đều có chính sách riêng về chính trị và quân sự.
Bên cạnh vấn đề vừa kể, các vị ngoại trưởng của 10 nước vùng Đông Nam Á và Tổng thư ký ASEAN, ông Ong Keng Yong, cũng đã bàn về tình hình Iraq, vụ khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên, và cuộc chiến ngôn từ giữa Đài Loan và Trung Quốc. Ngoại trưởng Wiranjuda của Indonesia cho biết: khối ASEAN đã tái khẳng định lập trường "một nước Trung Hoa", nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh đến việc cần phải tránh những hành động làm gia tăng căng thẳng trong vùng eo biển Đài Loan.
Ngoài ra, hội nghị vịnh Hạ Long cũng thảo luận về vụ tranh chấp với Liên hiệp Âu Châu liên quan đến Hội nghị Á Âu, thường được gọi tắt là ASEM, sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10 tới đây. Khối ASEAN muốn 3 thành viên mới của ASEAN là Kampuchia, Lào và Miến Ðiện được tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEM, tổ chức hai năm một lần, để đổi lấy việc thu nhận 10 nước ứng viên của Liên hiệp Âu Châu. Nhưng Liên hiệp Âu Châu phản đối việc thu nhận Miến Ðiện vì thành tích tệ hại của chính quyền quân nhân ở Rangoon trong lãnh vực nhân quyền.
Về vấn đề này, ngoại trưởng Jayakumar của Singapore nói rằng: có 10 hội viên mới từ phía Âu Châu, vì thế lập trường của ASEAN là 10 hội viên đó được gia nhập cùng lúc với 3 hội viên mới từ Á Châu. Ông Jayakumar nói thêm rằng lập trường vừa kể chẳng những là của Asean mà còn là của phía Á Châu nói chung. Ngoại trưởng Warajuda của Indonesia cũng tán đồng ý kiến vừa kể và nói rằng 3 nước Lào, Kampuchia và Miến Ðiện nên được gia nhập ASEM mà không kèm theo điều kiện chính trị nào.(VOA)