Hôm thứ Ba, các quốc gia trong vùng đông nam Châu Á đã ký một hiệp định lịch sử nhằm kết hợp khu vực rời rạc thành một cộng đồng kinh tế kiểu Âu Châu trong vòng chưa đầy 2 thập niên nữa.
Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á muốn đoàn kết để đáp ứng với sức mạnh kinh tế đang tăng trưởng mạnh của Ấn Độ và Trung Quốc, là hai cường quốc Á Châu đang cuốn hút đầu tư và thương mại thiết yếu cho sự phát triển của vùng đông nam Châu Á.
Dự án được gọi là Thỏa Hiệp Bali số 2, phác họa một thị trường duy nhất loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan trong một nhóm kinh tế bao trùm 500 triệu dân và một khối lượng mậu dịch có tổng giá trị hàng năm là 720 tỷ đôla.
Thỏa hiệp ấn định các kỳ hạn hạ thấp mức thuế quan và sự hạn chế đi lại. Thỏa hiệp nhắm mục tiêu thành lập trước năm 2020 một cộng đồng kinh tế ASEAN, theo khuôn thức hòa nhập của Châu Âu hồi thập niên 1960 và 1970, trước khi thành lập Liên Hiệp Âu Châu.
Các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali thừa nhận rằng các nỗ lực rập khuôn hòa nhập kiểu Âu Châu có thể gặp khó khăn vì sự khác biệt về thể chế do sự kiện có nước thì theo chế độ cộng sản chuyên chế, có nước thì theo chế độ quân nhân độc tài, có nước ở trong giai đoạn dân chủ non nớt, lại có nước còn theo chế độ quân chủ tuyệt đối. Như ta đã biết, Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm Brunei, Kampuchia, Lào, Việt Nam, Indonesia, Philippin, Singapore, Miến Điện, Malaysia và Thái Lan.
Các cuộc đàm phán dẫn tới cuộc họp thượng đỉnh đã bị rắc rối vì chính phủ quân nhân Miến Điện tiếp tục giam giữ nhân vật tranh đấu cho dân chủ là bà Aung San Suu Kyi. Nhưng khi hội nghị khai mạc, thì các nhà lãnh đạo tập trung vào chủ đề kinh tế chứ không phải chính trị và tránh việc chỉ trích Miến Điện.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng thảo luận về việc thành lập một cộng đồng an ninh bên cạnh cộng đồng kinh tế, mặc dù không chính thức lập liên minh quân sự như NATO. (VOA)
Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á muốn đoàn kết để đáp ứng với sức mạnh kinh tế đang tăng trưởng mạnh của Ấn Độ và Trung Quốc, là hai cường quốc Á Châu đang cuốn hút đầu tư và thương mại thiết yếu cho sự phát triển của vùng đông nam Châu Á.
Dự án được gọi là Thỏa Hiệp Bali số 2, phác họa một thị trường duy nhất loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan trong một nhóm kinh tế bao trùm 500 triệu dân và một khối lượng mậu dịch có tổng giá trị hàng năm là 720 tỷ đôla.
Thỏa hiệp ấn định các kỳ hạn hạ thấp mức thuế quan và sự hạn chế đi lại. Thỏa hiệp nhắm mục tiêu thành lập trước năm 2020 một cộng đồng kinh tế ASEAN, theo khuôn thức hòa nhập của Châu Âu hồi thập niên 1960 và 1970, trước khi thành lập Liên Hiệp Âu Châu.
Các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali thừa nhận rằng các nỗ lực rập khuôn hòa nhập kiểu Âu Châu có thể gặp khó khăn vì sự khác biệt về thể chế do sự kiện có nước thì theo chế độ cộng sản chuyên chế, có nước thì theo chế độ quân nhân độc tài, có nước ở trong giai đoạn dân chủ non nớt, lại có nước còn theo chế độ quân chủ tuyệt đối. Như ta đã biết, Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm Brunei, Kampuchia, Lào, Việt Nam, Indonesia, Philippin, Singapore, Miến Điện, Malaysia và Thái Lan.
Các cuộc đàm phán dẫn tới cuộc họp thượng đỉnh đã bị rắc rối vì chính phủ quân nhân Miến Điện tiếp tục giam giữ nhân vật tranh đấu cho dân chủ là bà Aung San Suu Kyi. Nhưng khi hội nghị khai mạc, thì các nhà lãnh đạo tập trung vào chủ đề kinh tế chứ không phải chính trị và tránh việc chỉ trích Miến Điện.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng thảo luận về việc thành lập một cộng đồng an ninh bên cạnh cộng đồng kinh tế, mặc dù không chính thức lập liên minh quân sự như NATO. (VOA)