JAKARTA -- Liên Hiệp Quốc hôm thứ ba nói rằng một dự thảo do Indonesia để thiết lập Lực Lượng Bảo Vệ Hòa Bình ASEAN vào năm 2012 để giải quyết các cuộc chiến nội bộ là “hứng thú.”
“Tôi nghĩ bất kỳ sự hợp tác nào của lực lượng bảo vệ hòa bình... trong vòng ASEAN và với LHQ... thì rất là hào hứng và rất là quan trọng,” theo lời Julia Taff, phó giám đốc Chương Trình Phát Triển LHQ và là giám đốc Sở Hồi Phục và Ngăn Ngừa Khủng Hoảng.
“Nhưng chi tiết cần bàn thêm là lực lượng mới đó có phải tách biệt hay tăng cường cho Lực Lượng Bảo Vệ Hòa Bình LHQ,” bà thêm lời.
Taft nói với các phóng viên bên lề Hội Nghị LHQ-ASEAN lần thứ tư để bàn về ngăn ngừa chiến tranh, giải quyết chiến tranh và xây dựng hòa bình Đông Nam Á, kéo dài 2 ngày, sẽ kết thúc vào thứ tư.
Indonesia đã đề nghị lập Lực Lượng Bảo Vệ Hòa Bình ASEAN trong hội nghị cấp cao ASEAN hôm thứ sáu để giải quyết các cuộc chiến nội vi.
Dự thảo này thực sự là làm theo bản Tuyên Ngôn Concord 2 ký bởi các lãnh tụ khối 10 nước này trên đảo Bali tháng 10 năm ngoái.
Theo tuyên ngôn, các lãnh tụ cam kết lập 1 cộng đồng ASEAN kết hợp vào năm 2020 gồm các khái niệm về một Cộng Đồng An Ninh ASEAN, một Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN và một Cộng Đồng Văn Hóa & Xã Hội ASEAN.
Ngoại Trưởng Indonesia Hassan Wirajuda nói dự thảo đề án sẽ đưa ra Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng ASEAN tại Vịnh Hạ Long, VN vào các ngày 3-5 tháng 3, và một hội nghị cấp cao khác tại Yogyakarta, trên đảo Java, vào ngày 14-5 trước khi được các ngoại trưởng ASEAN phê chuẩn vào tháng 6.
Tuy nhiên, Ngoại Trưởng Thái Surakiart Sathirathai bác bỏ đề nghị này, nói Lực Lượng Bảo Vệ Hòa Bình ASEAN không cần thiết vì có thể làm tổn thương nguyên tắc của ASEAN là không can thiệp nội bộ của nhau.
Wirajuda trả lời trấn an, “Không lo gì chuyện vi phạm chính sách không can thiệp, vì sự đồng ý của nước hội viên đó mới là chìa khóa để đưa lực lượng tới giúp.”
Theo bản dự thảo, các nước hội viên ASEAN trước tiên sẽ hợp tác kỹ thuật với LHQ và các tổ chức khu vực liên hệ nhằm học chuyên môn và kinh nghiệm kể từ năm 2006.
Theo lời Wibisono, các nước hội viên ASEAN khác đề ủng hộ sáng kiến của Indonesia.
Khối ASEAN hiện có Brunei, Cam Bốt, Indonesia, Lào, Mã Lai, Miến Điện, Phi, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
“Tôi nghĩ bất kỳ sự hợp tác nào của lực lượng bảo vệ hòa bình... trong vòng ASEAN và với LHQ... thì rất là hào hứng và rất là quan trọng,” theo lời Julia Taff, phó giám đốc Chương Trình Phát Triển LHQ và là giám đốc Sở Hồi Phục và Ngăn Ngừa Khủng Hoảng.
“Nhưng chi tiết cần bàn thêm là lực lượng mới đó có phải tách biệt hay tăng cường cho Lực Lượng Bảo Vệ Hòa Bình LHQ,” bà thêm lời.
Taft nói với các phóng viên bên lề Hội Nghị LHQ-ASEAN lần thứ tư để bàn về ngăn ngừa chiến tranh, giải quyết chiến tranh và xây dựng hòa bình Đông Nam Á, kéo dài 2 ngày, sẽ kết thúc vào thứ tư.
Indonesia đã đề nghị lập Lực Lượng Bảo Vệ Hòa Bình ASEAN trong hội nghị cấp cao ASEAN hôm thứ sáu để giải quyết các cuộc chiến nội vi.
Dự thảo này thực sự là làm theo bản Tuyên Ngôn Concord 2 ký bởi các lãnh tụ khối 10 nước này trên đảo Bali tháng 10 năm ngoái.
Theo tuyên ngôn, các lãnh tụ cam kết lập 1 cộng đồng ASEAN kết hợp vào năm 2020 gồm các khái niệm về một Cộng Đồng An Ninh ASEAN, một Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN và một Cộng Đồng Văn Hóa & Xã Hội ASEAN.
Ngoại Trưởng Indonesia Hassan Wirajuda nói dự thảo đề án sẽ đưa ra Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng ASEAN tại Vịnh Hạ Long, VN vào các ngày 3-5 tháng 3, và một hội nghị cấp cao khác tại Yogyakarta, trên đảo Java, vào ngày 14-5 trước khi được các ngoại trưởng ASEAN phê chuẩn vào tháng 6.
Tuy nhiên, Ngoại Trưởng Thái Surakiart Sathirathai bác bỏ đề nghị này, nói Lực Lượng Bảo Vệ Hòa Bình ASEAN không cần thiết vì có thể làm tổn thương nguyên tắc của ASEAN là không can thiệp nội bộ của nhau.
Wirajuda trả lời trấn an, “Không lo gì chuyện vi phạm chính sách không can thiệp, vì sự đồng ý của nước hội viên đó mới là chìa khóa để đưa lực lượng tới giúp.”
Theo bản dự thảo, các nước hội viên ASEAN trước tiên sẽ hợp tác kỹ thuật với LHQ và các tổ chức khu vực liên hệ nhằm học chuyên môn và kinh nghiệm kể từ năm 2006.
Theo lời Wibisono, các nước hội viên ASEAN khác đề ủng hộ sáng kiến của Indonesia.
Khối ASEAN hiện có Brunei, Cam Bốt, Indonesia, Lào, Mã Lai, Miến Điện, Phi, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.