Chuyển từ Tôn giáo hướng đến Kitô giáo

Một học giả về Âucơtinh nói: Đức Bênêđíctô XVI đã chuyển hướng Giáo Hội ra khỏi tôn giáo, theo nghĩa hiện đại của thuật ngữ này, và hướng đến một cách hiểu biết sâu xa hơn về Kitô giáo. Trong cuộc phỏng vấn này với Zenit, ông John Peter Kenney, giáo sư về môn nghiên cứu tôn giáo ở Trường St Michael College, tại Vermont, thảo luận về vai trò của Thánh Âucơtinh trong tư duy và công trình của Đức Bênêđíctô XVI. Kenney là tác giả của cuốn “The Mysticism of St. Augustine: Rereading the Confessions – Thuyết huyền bí của Thánh Âucơtinh: Đọc lại cuốn Xưng Thú”, do nhà Rouladge xuất bản năm 2005.

Hỏi: Ông thấy những ảnh hưởng gì của Âucơtinh trong công trình của Đức Thánh Cha, nhất là thông điệp đầu tiên của ngài “Deus Caritas est – Thiên Chúa là Bác Ái” và khoa sư phạm giáo lý cho cử tọa nói chung?

Kenney: Cả hai cách cấu trúc được che giấu của thông điệp và nhiều chủ đề là có tính cách Âucơtinh

Lúc đầu tôi ngạc nhiên chú ý do việc Đức Thánh Cha bàn luận vê “tính huyền nhiệm của bí tích” - chiều kích chiêm niệm Kitô giáo trong Giáo Hội. Đây là một chủ đề quan trọng trong cuốn “Confessions - Xưng Thú”. Ở đó tư tưởng của Aucơtinh phần nào được giải phóng khỏi thuyết Platon có tính ngoại giáo.

Người ta rất thường hiểu lầm Âucơtinh là người đề xướng một thuyết huyền bí có tính cá nhân chủ nghĩa. Nhưng khi đọc kỹ toàn thể cuốn Confessions – Xưng Thú, ta thấy ngài đã nhìn nhận một cách trưởng thành rằng linh hồn con người có thế chỉ biết Chúa, khi được lồng vào trong “linh hồn sống động của người tín hữu” là Giáo Hội.

Trong thông điệp đầu tiên này, Đức Thánh Cha cũng đưa ra mộ cuộc thảo luận tinh tế về vai trò của Giáo Hội, trong liên hệ với sinh hoạt chính trị và quốc gia. Điều này rất ăn ý với lập trường của Âucơtinh trong “The City of God - Thành thị cuả Thiên Chúa”.

Điều mà các cuộc nói chuyện về khoa sư phạm giáo lý đã cho thấy là tư duy của Đức Thánh Cha có kiến thức sâu xa thế nào ở toàn thể lãnh vực thần học của các giáo phụ. Như ông biết Ngài đã tiến hành theo niên đại, và thảo luận các tác giả nhỏ cũng như lớn trong chi tiết nào đó.

Tôi nghĩ điều đáng ghi nhận là tư tưởng của Đức Giáo Hoàng không hẳn thuộc về Âucơtinh, nhưng phần nhiều theo các giáo phụ.

Hỏi: Âucơtinh nổi tiếng về Trật Tự Tình Yêu của ông – “Ordo Amoris - Trật Tự Của Tình Yêu”, nhấn mạnh đến tình yêu hơn trí tuệ. Ông thấy điều này đúng vào thời Đức Bênêđíctô làm giáo hoàng thế nào?

Kenney: Rõ ràng Đức Bênêđíctô tin vào chân lý khách quan và vào thứ tự đúng đắn có thể có của các cảm xúc con người liên quan đến chân lý đó. Những thâm tín này là chủ chốt cho việc Aucơtinh trở lại và những thâm tín đó vẫn là suy nghĩ ruột của ông.

“Ordo Amoris - Trật Tự Của Tình Yêu” nổi bật trong tư tưởng Âucơtinh vì ông giật mình nhìn nhận rằng Thiên Chúa là chính bản chất siêu việt và chúng ta được sáng tạo theo hình ảnh của thực tại đó. Điều mong chờ sâu xa nhất, tình yêu và các ước vọng, cuối cùng có thể được thanh thỏa, chỉ nếu chúng ta sắp đặt chúng đúng theo quan hệ với nguồn gốc thần linh của chúng.

Vì nhiều lý lẽ lịch sử, người ta đã giải thích đôi khi Âucơtinh có nhấn mạnh đến tình yêu hơn trí tuệ.

Nhưng Đức Thánh Cha hiểu Âucơtinh trong bối cảnh giáo phụ riêng của ngài, như phát hiện ra chân lý đời đời bên trong linh hồn, và chế ngự có tiết độ các ước vọng nhân bản, qui chiếu với nền tảng thần linh cuối cùng của chúng.

Chính thời đại chúng ta đã hoạt động khác thường, khi chúng ta không chịu hiểu rằng chế ngự có tiết độ chính là điều dường như thời Đức Bênêdíctô XVI làm Giáo Hoàng chủ ý nhắc nhở chúng ta.

Hỏi: Tư tưởng Âucơtinh khác với tư tưởng chủ thuyết Thôma thế nào và ảnh hưởng đó đã tác động đến Đức Bêneđíctô XVI thế nào?

Kenney: Tôi thấy rất khiên cưỡng khi thấy bất cứ tư tưởng nào của Đức Bênêđíctô gần gũi với Âucơtinh, về phương diện tự phân hóa khỏi tư tưởng Aquinas, chống lại thuyết duy ý chí của Duns Scotus, và các nhà theo thuyết duy danh thời trung cổ sau này. Cả Âucơtinh lẫn Aquinas đều cho rằng chúng ta hiểu biết sự thiện và chân lý phản chiếu, ít nhất theo một mức độ hạn chế nào đó, bản tính nội tại của Thiên Chúa.

Thiên Chúa không quá xa vời và ý muốn của ngài sẽ bí hiểm đến nỗi chúng ta không có cách nào biết ngài tốt lành vô hạn. Như thế đối với Đức Bênêđíctô XVI, Âucơtinh và Aquinas là thí dụ cho thấy cách tổng hợp đức tin Kinh thánh và triết lý Hy lạp.

Các ngài là hai cột trụ ở Phương Tây Latinh, ngay nếu các nền thần học triết lý của họ có khác nhau, dù các ngài hấp thụ có phân biệt thuyết Platon và thuyết Aristotle. Chính Đức Bênêđíctô nhấn mạnh đến những đặc tính chung này.

Hỏi: Ông có nghĩ Đức Bênêđíctô XVI được đồng nhất với Âucơtinh trước đây, bởi vì các vị đều là những nhà tư tưởng đã trở nên mục tử vì cần thiết không?

Kenney: Vâng, có lẽ điều đó đúng. Luận án tiến sĩ của ngài, được làm xong một ít năm sau khi ngài được phong chức, là nói đến quan niệm của Âucơtinh về Giáo Hội.

Điều này gợi ra mối liên hệ với Âucơtinh trước đây trong cuộc đời ngài là một linh mục. Nhưng tôi ngờ rằng gốc gác đồng nhất này còn đi sâu hơn, và nằm ở trong việc ngài nhìn nhận Giáo Hội như một cái neo móc chặt chân lý thánh thiêng vào một thế giới bị xé rách bằng cách phi nhân hóa các ý thức hệ trần thế.

Sau hết, ngài có kinh nghiệm đầu tay về ý thức hệ như thế, lúc nước Đức hình thành thời ngài còn thanh niên. Giống như Âucơtinh, ngài đồng nhất Giáo Hội như một cộng đoàn được Thiên Chúa tấn phong, hình dung trước thành Jerusalem trên trời.

Như thế các biến cố của cả hai cuộc đời đã khiến các ngài thấy vai trò độc nhất của Giáo Hội trong một thế giới bị sa ngã và cũng phân biệt các khía cạnh mục vụ trong ơn gọi riêng của các ngài.

Hỏi: Việc có một vị Giáo Hoàng chịu ảnh hưởng Âucơtinh vào thời này trong lịch sử thế giới có ý nghĩa lịch sử gì?

Kenney: Một trong những chủ đề quan yếu nhất trong tư tưởng Âucơtinh là tính phổ quát của Tin Mừng. Điều này đã lôi kéo ngài đến với Kitôgiáo Công Giáo hơn là thuyết Donatus. Thuyết này dường như là một truyền thống thống quát khắp phần lớn Bắc Phi, nơi sinh nhau cắt rốn của ngài.

Đối với Âucơtinh, chính bản tính của Kitôgiáo là có tính toàn cầu, và Tin Mừng nội tại là sứ điệp và tầm vóc phổ quát. Và như thế Giáo Hội không bao giờ có thể là một giáo phái địa phương hay một thể chế quốc gia.

Âucơtinh là một thành viên thuộc thế hệ sau công đồng Nicea. Công đồng ấy từng biểu lộ rõ ràng chúng ta phải nghĩ thế nào về đạo Công giáo của Giáo Hội. Công đồng ấy đã từng tìm cách xây dựng cuộc hiệp thông đức tin qua các dân tộc thế giới cổ đại. Vì thế Âucơtinh nói nhiều về thời đại toàn cầu hóa hiện nay của chúng ta.

Hỏi: Ông nghĩ Đức Bênêđícto XVI đang cố chỉ ra cho Giáo Hội và thế giới đi tới đâu ngay bây giờ?

Kenney: Ngài đang chỉ chúng ta đi xa khỏi tôn giáo – theo nghĩa hiện đại của thuật ngữ. Tôn giáo là một phạm trù của tính hiện đại, thường được hiểu theo nghĩa là những kinh nghiệm thiêng liêng chính thức về phương diện cá nhân, hay về một kiểu ý thức hệ tập thể đặc biệt khác, đặt căn bản trên những giá trị được xã hội xác định.

Tư duy về Kitôgiáo theo các thuật ngữ đó là chuyển hướng đến chú thuyết tương đối mà Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã lớn tiếng chỉ trích công khai. Do đấy Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh rằng các kinh nghiệm thiêng liêng của riêng bản thân chỉ có thể trở thành có nghĩa ở trong bối cảnh một nền thần học sống, có chia sẻ. Và cuộc sống tập thể của Giáo Hội còn hơn một hình thức hiệp hội chính trị hay xã hội. Kitôgiáo không phải là một ý thức hệ.

Những cách biếu thị hiện đại về tôn giáo có thể tạo nên cách giản lược Kitôgiáo vào các phạm trù chính trị, xã hội học, tâm lý học, và kết cuộc đẫn tới từ khước những yêu sách về các chân lý siêu việt.

Đức Bênêđíctô hiểu biết nhiều về các khuynh hướng muốn giản lược này, và ngài dã đẩy lui một cách nhọc nhằn, ngõ hầu phục hồi người ta phải nhìn nhận tính phong phú và chiều sâu của Kitôgiáo.

Như thế người ta phải nói rằng chúng ta có một vị giáo hoàng chống đối lại tôn giáo – và bênh vực Kitô giáo. Hãy tạ ơn Chúa vì điều đó.