Theo nữ ký giả Inés San Martín của tạp chí Crux, một linh mục Á Căn Đình, từng quen biết Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Buenos Aires trước khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng, cho biết năm 2005, Đức Bênêđíctô XVI đã mời ngài làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhưng ngài từ chối.
Đức Bênêđíctô muốn Đức Hồng Y Bergoglio làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để cải tổ giáo triều Rôma, một điều, mà 8 năm sau, vị Hồng Y này được bầu làm giáo hoàng để thi hành.
Tạp chí Crux có tham khảo ý kiến một số nguồn tin thân cận với Đức Hồng Y Bergoglio vào năm 2005, nhưng tất cả đều nói họ không thể xác nhận và cũng không thể bác bỏ điều đó, nhưng họ thấy điều ấy rất có thể có.
Cha Fernando Miguens nói với Crux tại Buenos Aires rằng “tôi biết Đức Giáo Hoàng Phaolô VI lo lắng rất nhiều với sự thối nát trong Tòa Thánh. Tôi cũng biết Đức Gioan Phaolô II rất lo lắng về chuyện này, nhưng ngài cho rằng việc truyền giáo ưu tiên hơn. Đức Bênêđíctô cố gắng đương đầu với nó, và để làm việc này, ngài đã tiếp cận Đức Hồng Y Bergoglio để mời vị này làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhưng vị này đã từ chối”.
Cha Miguens nói tiếp: “Đức Bênêđíctô XVI muốn chọn một người có các móng tay của ‘một người chơi đàn ghita’ để người này có thể đương đầu với việc cải tổ”.
Cha Miguens là cựu bề trên Chủng Viện San Miguel ở ngoại ô Buenos Aires.
Mặc dù đây là lần đầu tiên có người cho rằng Đức Bênêđíctô muốn Đức Hồng Y Bergoglio làm Quốc Vụ Khanh cho mình, nhưng vẫn đã có tin đồn rộng rãi trong những năm cuối thời thánh Gioan Phaolô II rằng Đức Hồng Y người Argentina có thể đứng trong danh sách các vị đứng đầu của Vatican. Nhà văn kỳ cựu người Ý chuyên viết về Vatican, Sandro Magister, đã báo cáo vào năm 2002 rằng sau một thành tích đáng kể tại Thượng hội đồng năm 2001, một số đồng nghiệp giáo phẩm của Đức Hồng Y Bergoglio muốn ngài được gọi về Rome, nhưng ngài đã trả lời rằng "Xin miễn cho, tôi không muốn chết ở Giáo Triều".
Cuối cùng, Đức Bênêđíctô đã đề cử một cựu phụ tá của ngài trong nhiệm kỳ hai mươi năm ngài đứng đầu Thánh bộ Giáo lý Đức tin, tức Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, làm Quốc Vụ Khanh. Đức Hồng Y Bertone giữ chức vụ từ năm 2006 đến 2013.
Ý tưởng về việc Đức Bênêđíctô muốn Đức Hồng Y Bergoglio trở thành trợ tá hàng đầu của mình có thể sẽ khiến các nhà quan sát sơ sài về các vấn đề của Giáo hội coi là phản trực giác.
Hầu như từ khi bắt đầu triều giáo hoàng Phanxicô vào năm 2013, câu chuyện phổ biến vốn hàm ngụ một sự căng thẳng giữa Đức Bênêđíctô, người cực bảo thủ và Đức Phanxicô, nhà cải cách cấp tiến. Trong thực tế, các nguồn tin quen biết Đức Hồng Y Bergoglio nói rằng hai vị này có một lòng tôn trọng sâu sắc lẫn nhau.
Một cựu trợ tá, người hiện đang làm việc trong khu vực tư nói với Crux: "Tôi đã nghe từ ngàiy [Đức Hồng Y Bergoglio] rằng mối quan hệ giữa các vị khó có ai vượt qua được, nó có tính bản thân. Bất cứ khi nào Đức Hồng Y ở Rome, ngài đều đến văn phòng của Đức Bênêđíctô, hầu như không cần phải xin yết kiến, điều này đã được xác nhận với tôi bởi một số nhà báo có trụ sở tại Rome".
Nhà văn người Anh Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của Đức Giáo Hoàng và là tác giả cuốn The Great Reformer, nói với Crux rằng Đức Hồng Y Bergoglio có tiếng ở Rome như một thập tự quân chống tối nát và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đánh giá ngài rất cao, vì vậy ý tưởng đề nghị ngài làm Quốc vụ khanh rất hợp lý.
Nếu đúng như vậy, thì ông Ivereigh cho rằng: Đức Hồng Y Bergoglio đã khôn ngoan khi từ chối. Không có thẩm quyền giáo hoàng đứng sau một cuộc cải cách sâu rộng, nó sẽ không thể thực hiện được.
Việc Đức Hồng Y Bergoglio là người về nhì trong mật nghị bầu giáo hoàng năm 2005, mật nghị đã bầu Đức Bênêđíctô, là được lên tài liệu đầy đủ, cũng như việc Đức Hồng Y người Argentina lúc đó đã nói với những người ủng hộ việc ứng cử của ngài, mà không có sự khích lệ của ngài, rằng ngài ủng hộ Đức Hồng Y Ratzinger làm giáo hoàng.
Cũng được lên tài liệu đầy đủ bởi nhà báo người Argentina, Mariano de Vedia, trong cuốn sách của bà In the Name of the Pope là một âm mưu từ năm 2008, được chính phủ của Tổng thống Argentina lúc đó là Cristina Fernandez de Kirchner dàn dựng, có sự can dự của Đức Hồng Y Bertone và các giáo phẩm Argentina là Đức Tổng Giám Mục Hector Aguer và Đức Giám Mục Oscar Sarlinga, hôm nay đã từ chức khỏi các tòa La Plata và Zarate-Campana.
Trớ trêu thay, họ đã lên kế hoạch để loại bỏ Đức Hồng Y Bergoglio khỏi Buenos Aires, giao tổng giáo phận đó cho Sarlinga và đưa Đức Hồng Y Bergoglio vào một chức vụ tại Vatican. Tuy nhiên, mặc dù ngài có liên quan đến âm mưu, nhưng không rõ liệu Đức Hồng Y Bertone, vào thời điểm đó, có hiểu việc Đức Hồng Y Bergoglio từ chối chức vụ mà chính Đức Hồng Y Bertone sau đó nắm giữ hay không.
Cha Miguens nói rằng cam kết của Đức Hồng Y Bergoglio đối với việc cải cách Vatican, một phẩm chất khiến Đức Bênêđíctô lưu ý tới vị giám mục người Argentina 14 năm trước, đã không dao động kể từ khi được bầu làm Giáo hoàng lấy tên hiệu là Phanxicô.
Điều thay đổi, theo Cha Miguens, là tri nhận của Đức Giáo Hoàng về thời gian cần thiết để hoàn thành công việc. Cha cho rằng: thoạt đầu, Đức Phanxicô tin rằng ngài có thể ổn định mọi việc trong ba năm, nhưng kể từ đó, ngài đã nhận ra rằng nó cần nhiều thời gian hơn thế.
Đức Bênêđíctô muốn Đức Hồng Y Bergoglio làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh để cải tổ giáo triều Rôma, một điều, mà 8 năm sau, vị Hồng Y này được bầu làm giáo hoàng để thi hành.
Tạp chí Crux có tham khảo ý kiến một số nguồn tin thân cận với Đức Hồng Y Bergoglio vào năm 2005, nhưng tất cả đều nói họ không thể xác nhận và cũng không thể bác bỏ điều đó, nhưng họ thấy điều ấy rất có thể có.
Cha Fernando Miguens nói với Crux tại Buenos Aires rằng “tôi biết Đức Giáo Hoàng Phaolô VI lo lắng rất nhiều với sự thối nát trong Tòa Thánh. Tôi cũng biết Đức Gioan Phaolô II rất lo lắng về chuyện này, nhưng ngài cho rằng việc truyền giáo ưu tiên hơn. Đức Bênêđíctô cố gắng đương đầu với nó, và để làm việc này, ngài đã tiếp cận Đức Hồng Y Bergoglio để mời vị này làm Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, nhưng vị này đã từ chối”.
Cha Miguens nói tiếp: “Đức Bênêđíctô XVI muốn chọn một người có các móng tay của ‘một người chơi đàn ghita’ để người này có thể đương đầu với việc cải tổ”.
Cha Miguens là cựu bề trên Chủng Viện San Miguel ở ngoại ô Buenos Aires.
Mặc dù đây là lần đầu tiên có người cho rằng Đức Bênêđíctô muốn Đức Hồng Y Bergoglio làm Quốc Vụ Khanh cho mình, nhưng vẫn đã có tin đồn rộng rãi trong những năm cuối thời thánh Gioan Phaolô II rằng Đức Hồng Y người Argentina có thể đứng trong danh sách các vị đứng đầu của Vatican. Nhà văn kỳ cựu người Ý chuyên viết về Vatican, Sandro Magister, đã báo cáo vào năm 2002 rằng sau một thành tích đáng kể tại Thượng hội đồng năm 2001, một số đồng nghiệp giáo phẩm của Đức Hồng Y Bergoglio muốn ngài được gọi về Rome, nhưng ngài đã trả lời rằng "Xin miễn cho, tôi không muốn chết ở Giáo Triều".
Cuối cùng, Đức Bênêđíctô đã đề cử một cựu phụ tá của ngài trong nhiệm kỳ hai mươi năm ngài đứng đầu Thánh bộ Giáo lý Đức tin, tức Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, làm Quốc Vụ Khanh. Đức Hồng Y Bertone giữ chức vụ từ năm 2006 đến 2013.
Ý tưởng về việc Đức Bênêđíctô muốn Đức Hồng Y Bergoglio trở thành trợ tá hàng đầu của mình có thể sẽ khiến các nhà quan sát sơ sài về các vấn đề của Giáo hội coi là phản trực giác.
Hầu như từ khi bắt đầu triều giáo hoàng Phanxicô vào năm 2013, câu chuyện phổ biến vốn hàm ngụ một sự căng thẳng giữa Đức Bênêđíctô, người cực bảo thủ và Đức Phanxicô, nhà cải cách cấp tiến. Trong thực tế, các nguồn tin quen biết Đức Hồng Y Bergoglio nói rằng hai vị này có một lòng tôn trọng sâu sắc lẫn nhau.
Một cựu trợ tá, người hiện đang làm việc trong khu vực tư nói với Crux: "Tôi đã nghe từ ngàiy [Đức Hồng Y Bergoglio] rằng mối quan hệ giữa các vị khó có ai vượt qua được, nó có tính bản thân. Bất cứ khi nào Đức Hồng Y ở Rome, ngài đều đến văn phòng của Đức Bênêđíctô, hầu như không cần phải xin yết kiến, điều này đã được xác nhận với tôi bởi một số nhà báo có trụ sở tại Rome".
Nhà văn người Anh Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của Đức Giáo Hoàng và là tác giả cuốn The Great Reformer, nói với Crux rằng Đức Hồng Y Bergoglio có tiếng ở Rome như một thập tự quân chống tối nát và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đánh giá ngài rất cao, vì vậy ý tưởng đề nghị ngài làm Quốc vụ khanh rất hợp lý.
Nếu đúng như vậy, thì ông Ivereigh cho rằng: Đức Hồng Y Bergoglio đã khôn ngoan khi từ chối. Không có thẩm quyền giáo hoàng đứng sau một cuộc cải cách sâu rộng, nó sẽ không thể thực hiện được.
Việc Đức Hồng Y Bergoglio là người về nhì trong mật nghị bầu giáo hoàng năm 2005, mật nghị đã bầu Đức Bênêđíctô, là được lên tài liệu đầy đủ, cũng như việc Đức Hồng Y người Argentina lúc đó đã nói với những người ủng hộ việc ứng cử của ngài, mà không có sự khích lệ của ngài, rằng ngài ủng hộ Đức Hồng Y Ratzinger làm giáo hoàng.
Cũng được lên tài liệu đầy đủ bởi nhà báo người Argentina, Mariano de Vedia, trong cuốn sách của bà In the Name of the Pope là một âm mưu từ năm 2008, được chính phủ của Tổng thống Argentina lúc đó là Cristina Fernandez de Kirchner dàn dựng, có sự can dự của Đức Hồng Y Bertone và các giáo phẩm Argentina là Đức Tổng Giám Mục Hector Aguer và Đức Giám Mục Oscar Sarlinga, hôm nay đã từ chức khỏi các tòa La Plata và Zarate-Campana.
Trớ trêu thay, họ đã lên kế hoạch để loại bỏ Đức Hồng Y Bergoglio khỏi Buenos Aires, giao tổng giáo phận đó cho Sarlinga và đưa Đức Hồng Y Bergoglio vào một chức vụ tại Vatican. Tuy nhiên, mặc dù ngài có liên quan đến âm mưu, nhưng không rõ liệu Đức Hồng Y Bertone, vào thời điểm đó, có hiểu việc Đức Hồng Y Bergoglio từ chối chức vụ mà chính Đức Hồng Y Bertone sau đó nắm giữ hay không.
Cha Miguens nói rằng cam kết của Đức Hồng Y Bergoglio đối với việc cải cách Vatican, một phẩm chất khiến Đức Bênêđíctô lưu ý tới vị giám mục người Argentina 14 năm trước, đã không dao động kể từ khi được bầu làm Giáo hoàng lấy tên hiệu là Phanxicô.
Điều thay đổi, theo Cha Miguens, là tri nhận của Đức Giáo Hoàng về thời gian cần thiết để hoàn thành công việc. Cha cho rằng: thoạt đầu, Đức Phanxicô tin rằng ngài có thể ổn định mọi việc trong ba năm, nhưng kể từ đó, ngài đã nhận ra rằng nó cần nhiều thời gian hơn thế.