Nhiều người cho rằng chính đám đông đã từng hân hoan đón Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem sau đó chỉ ít ngày đã đòi đóng đinh Chúa vào thập giá. Trong cuốn “Jesus of Nazareth” – “Chúa Giêsu thành Nagiarét”, Đức Bênêđíctô XVI lập luận rằng không phải như thế. Ngài viết:
Tất cả ba Tin Mừng Nhất Lãm, cũng như Tin Mừng theo Thánh Thánh Gioan, đều nói rất rõ rằng cảnh chào đón Chúa Giêsu như Đấng Messia đã diễn ra khi Ngài vào thành Giêrusalem và những người tham gia trong đoàn rước này không phải là cư dân của thành Giêrusalem, mà là những đám đông đi theo Chúa Giêsu và vào Thành Thánh với Ngài.
Điểm này được thể hiện rõ nhất trong trình thuật của Thánh Matthêu, thông qua đoạn văn ngay sau việc dân chúng tung hô Hosanna, Hoan hô con vua David: “Khi Đức Giêsu vào thành Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: ‘Ông này là ai vậy?’ Dân chúng trả lời: “Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy.” (Mt 21: 10-11)
Mọi người đã nghe nói về nhà tiên tri từ Nazareth, nhưng Ngài dường như không có bất kỳ tầm quan trọng nào đối với dân thành Giêrusalem và người dân ở đó không biết Ngài.
Đám đông tỏ lòng tôn kính với Chúa Giêsu tại cửa ngõ vào thành phố, do đó, không phải là đám đông mà sau đó đã đòi đóng đinh Ngài.
Theo phong tục từ ngàn xưa, Chúa Nhật Lễ Lá tưởng niệm việc Chúa vào thành Giêrusalem, được cử hành với một đám rước long trọng, trong đó các tín hữu bắt chước những người Do Thái xưa cầm các nhành lá chào đón Chúa trong khi tung hô “Hosanna”.
Đức Bênêđíctô XVI giải thích từ ngữ này như sau:
Ban đầu từ này có ý nghĩa là một lời kêu cứu khẩn cấp. Hosanna có nghĩa là: Hãy đến trợ giúp chúng tôi! Các tư tế lặp lại lời hô này một cách tha thiết vào ngày thứ bảy của Lễ Lều, trong khi đi bảy lần xung quanh bàn thờ tế lễ, như một lời cầu nguyện khẩn cấp để cầu xin cho có mưa.
Nhưng khi Lễ Lều dần dần thay đổi từ một lễ cầu xin thành một lễ ngợi khen tán tụng Chúa, thì tiếng kêu cứu khi xưa cũng biến thành tiếng hò reo tưng bừng trong mừng rỡ hân hoan.
Vào thời Chúa Giêsu, từ này cũng mang âm hưởng mong chờ Đấng Messia. Trong lời tung hô Hosanna, chúng ta tìm thấy một biểu hiện của những cảm xúc phức tạp của những người Do Thái chào đón Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài: Họ vui mừng ca ngợi Thiên Chúa với niềm hy vọng rằng giờ của Đấng Thiên Sai đã đến, và đồng thời mong mỏi rằng vương quyền David và qua đó vương quyền của Thiên Chúa đối với dân Israel sẽ được tái lập.
Source:National Catholic Register 9 things you need to know about Palm (Passion) Sunday
Tất cả ba Tin Mừng Nhất Lãm, cũng như Tin Mừng theo Thánh Thánh Gioan, đều nói rất rõ rằng cảnh chào đón Chúa Giêsu như Đấng Messia đã diễn ra khi Ngài vào thành Giêrusalem và những người tham gia trong đoàn rước này không phải là cư dân của thành Giêrusalem, mà là những đám đông đi theo Chúa Giêsu và vào Thành Thánh với Ngài.
Điểm này được thể hiện rõ nhất trong trình thuật của Thánh Matthêu, thông qua đoạn văn ngay sau việc dân chúng tung hô Hosanna, Hoan hô con vua David: “Khi Đức Giêsu vào thành Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: ‘Ông này là ai vậy?’ Dân chúng trả lời: “Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy.” (Mt 21: 10-11)
Mọi người đã nghe nói về nhà tiên tri từ Nazareth, nhưng Ngài dường như không có bất kỳ tầm quan trọng nào đối với dân thành Giêrusalem và người dân ở đó không biết Ngài.
Đám đông tỏ lòng tôn kính với Chúa Giêsu tại cửa ngõ vào thành phố, do đó, không phải là đám đông mà sau đó đã đòi đóng đinh Ngài.
Theo phong tục từ ngàn xưa, Chúa Nhật Lễ Lá tưởng niệm việc Chúa vào thành Giêrusalem, được cử hành với một đám rước long trọng, trong đó các tín hữu bắt chước những người Do Thái xưa cầm các nhành lá chào đón Chúa trong khi tung hô “Hosanna”.
Đức Bênêđíctô XVI giải thích từ ngữ này như sau:
Ban đầu từ này có ý nghĩa là một lời kêu cứu khẩn cấp. Hosanna có nghĩa là: Hãy đến trợ giúp chúng tôi! Các tư tế lặp lại lời hô này một cách tha thiết vào ngày thứ bảy của Lễ Lều, trong khi đi bảy lần xung quanh bàn thờ tế lễ, như một lời cầu nguyện khẩn cấp để cầu xin cho có mưa.
Nhưng khi Lễ Lều dần dần thay đổi từ một lễ cầu xin thành một lễ ngợi khen tán tụng Chúa, thì tiếng kêu cứu khi xưa cũng biến thành tiếng hò reo tưng bừng trong mừng rỡ hân hoan.
Vào thời Chúa Giêsu, từ này cũng mang âm hưởng mong chờ Đấng Messia. Trong lời tung hô Hosanna, chúng ta tìm thấy một biểu hiện của những cảm xúc phức tạp của những người Do Thái chào đón Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài: Họ vui mừng ca ngợi Thiên Chúa với niềm hy vọng rằng giờ của Đấng Thiên Sai đã đến, và đồng thời mong mỏi rằng vương quyền David và qua đó vương quyền của Thiên Chúa đối với dân Israel sẽ được tái lập.
Source:National Catholic Register