SAIGÒN -- Sáng Chúa nhật, 28/8/2005 là ngày tu viện, giáo xứ Đa Minh - Ba Chuông dâng thánh lễ tạ ơn để thánh hiến bàn thờ và cung hiến thánh đường của giáo xứ vừa được chính thức hoàn thành sau ba năm chuẩn bị (2000 - 2003) và 22 tháng xây dựng.
Với nghi thức đầu lễ, đoàn rước đồng tế từ dãy nhà tu viện tiến đến cuối thánh đường, có sự hiện diện của Đức Hồng Y tổng giám mục G.B Phạm Minh Mẫn, quí cha tổng đại diện, quí linh mục cùng sự tham dự của quí tu sĩ nam nữ, ân nhân xa gần, quí khách và rất đông giáo dân thuộc cộng đoàn giáo xứ.
Thường là mỗi nhà thờ ở một cộng đoàn địa phương tùy theo điều kiện phong thổ, thời tiết, phong tục tập quán, hoàn cảnh văn hóa xã hội mà có kiểu dáng, hình thức và ý nghĩa khác nhau; vì lịch sử phong phú của không gian thờ phượng Công giáo đã tỏa ra muôn phương hướng, đi qua mọi miền đất và mọi dân tộc; lại không áp đặt một dạng kiến trúc hay nghệ thuật nào nhất định nên Giáo Hội luôn kiếm tìm những nét độc đáo ở mỗi nơi, mỗi thời để dâng lên Thiên Chúa lễ tế và lời ca tụng tuyệt hảo nhất.
Với ý hướng đó, thánh đường Đa Minh Ba chuông là một tổng thể kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa, mỹ thuật Việt Nam; một nỗ lực hội nhập và cung cách sống đạo trong khung cảnh, tình tự dân tộc trên nền tảng Thánh Kinh và nhu cầu phụng vụ, tế tự của Giáo Hội.
Thánh đường này có hình vuông tượng trưng cho đất; khung mái hình tròn tượng trưng cho trời; các góc mái có rồng bay diễn tả ý muốn vươn lên cao hơn, hướng thượng và giải thoát. Với các cổng Tam quan, tháp chuông, nội thất thánh đường, vườn cầu nguyện có phù điêu các Thánh Tử Đạo, quảng trường thánh Martino, Đức Mẹ La Vang, Từ Đường Phục Sinh…..Tất cả nằm bao trùm trên diện tích 3.360 mét vuông, có sức chứa khỏang 3.000 người, tọa lạc tại một cửa ngõ dẫn vào trung tâm Sài Gòn, trở thành một quần thể kiến trúc có sắc màu men lam chủ lực và cấu trúc - trang trí mỹ thuật dân tộc qua hình khối, kiểu dáng, đường nét hoa văn, họa tiết, sắc màu, chất liệu gốm sứ, danh mộc, cây cảnh non bộ đặc thù Việt Nam.
Và từ nơi thánh thiêng này, dân Chúa có thể:
Sáng hôm sau, mọi người háo hức tụ tập rất đông mong gặp Chúa nhưng lại không thấy Chúa đâu, chỉ thấy nhiều nơi trong nhà thờ ( bục giảng, bàn thờ, tòa giải tội, ghế giáo dân… ) có những mảnh giấy ghi mấy chữ HÃY COI LẠI ( ký tên Giêsu ). Nhiều người cúi đầu, rồi dâng lễ sốt sắng. Đến phần lời nguyện giáo dân, có những người dâng lời cầu thế này:
( Cụ ông bảy mươi tuổi): _ Tôi đi lễ hằng ngày, nhưng hơn bảy mươi năm qua tôi chỉ SỐNG CHO GIA ĐÌNH mình nhiều hơn mà KHÔNG quan tâm đến cộng đoàn.
( Cụ bà ): _ Tôi đã thường quì ở đây mấy chục năm nhưng CHỈ XIN CHÚA LÀM THEO Ý TÔI chứ tôi KHÔNG LÀM THEO Ý CHÚA
( Một thanh niên ) _ Tôi bị nhiều người xa lánh vì đã sa vào tệ nạn xã hội, tôi cũng không muốn bước chân đến nhà thờ nhưng HÔM QUA CHÚA ĐẾN THĂM TÔI, hôm nay tôi đến đây để TẠ ƠN NGÀI.
( Một cô gái) _ Gia đình tôi căng thẳng quá, lòng tôi không bình an để đến nhà thờ đón nhận tình thương của Chúa, Ngài đã viếng thăm nên tôi ĐƯỢC BÌNH AN.
(Sau đó cha xứ thú nhận): _ Lạy Chúa, con dâng lễ trên bàn thờ mỗi ngày, bàn tay con làm bánh rượu trở nên Mình Máu Thánh Chúa mỗi ngày thế mà nhiều lần con sống không đúng chức năng linh mục. Tòa giảng là nơi Chúa nuôi dưỡng giáo dân bằng Lời của Ngài thế mà con nói những lời không đúng chỗ, thậm chí còn nói những lời tỏ ý ám chỉ người này người kia không đúng với công dụng của bục giảng……
Thì ra đêm đó, Chúa viếng thăm từng người và làm cho mọi người nhận ra phải thờ phượng Chúa như thế nào cho phải đạo!
Thánh lễ kết thúc tốt đẹp. Buổi liên hoan diễn ra thân mật. Nhưng chắc ít ai nghĩ rằng chẳng có vật liệu xây dựng nào tương xứng để Chúa ngự đến hằng ngày, vì không có vật chất nào quí bằng sự sống của con người. Sự sống của từng người được biểu hiện bằng những diễn tiến sinh động nhất trong tâm hồn, phản ánh được sự nhân bản và niềm vui buồn trong các mối tương quan giữa con người với con người. VÌ THẾ CHỈ CÓ TÂM HỒN CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ KIẾN CỐ VÀ ĐEP NHẤT MÀ THIÊN CHÚA MUỐN VIẾNG THĂM.
Gần cuối lễ, các vị thực hiện trực tiếp công trình đã lên cung thánh nhận bằng khen do Đức Hồng Y trao tặng, gồm có:
![]() |
Nhà thờ mới Ba Chuông |
Thường là mỗi nhà thờ ở một cộng đoàn địa phương tùy theo điều kiện phong thổ, thời tiết, phong tục tập quán, hoàn cảnh văn hóa xã hội mà có kiểu dáng, hình thức và ý nghĩa khác nhau; vì lịch sử phong phú của không gian thờ phượng Công giáo đã tỏa ra muôn phương hướng, đi qua mọi miền đất và mọi dân tộc; lại không áp đặt một dạng kiến trúc hay nghệ thuật nào nhất định nên Giáo Hội luôn kiếm tìm những nét độc đáo ở mỗi nơi, mỗi thời để dâng lên Thiên Chúa lễ tế và lời ca tụng tuyệt hảo nhất.
Với ý hướng đó, thánh đường Đa Minh Ba chuông là một tổng thể kiến trúc mang đậm bản sắc văn hóa, mỹ thuật Việt Nam; một nỗ lực hội nhập và cung cách sống đạo trong khung cảnh, tình tự dân tộc trên nền tảng Thánh Kinh và nhu cầu phụng vụ, tế tự của Giáo Hội.
Thánh đường này có hình vuông tượng trưng cho đất; khung mái hình tròn tượng trưng cho trời; các góc mái có rồng bay diễn tả ý muốn vươn lên cao hơn, hướng thượng và giải thoát. Với các cổng Tam quan, tháp chuông, nội thất thánh đường, vườn cầu nguyện có phù điêu các Thánh Tử Đạo, quảng trường thánh Martino, Đức Mẹ La Vang, Từ Đường Phục Sinh…..Tất cả nằm bao trùm trên diện tích 3.360 mét vuông, có sức chứa khỏang 3.000 người, tọa lạc tại một cửa ngõ dẫn vào trung tâm Sài Gòn, trở thành một quần thể kiến trúc có sắc màu men lam chủ lực và cấu trúc - trang trí mỹ thuật dân tộc qua hình khối, kiểu dáng, đường nét hoa văn, họa tiết, sắc màu, chất liệu gốm sứ, danh mộc, cây cảnh non bộ đặc thù Việt Nam.
Và từ nơi thánh thiêng này, dân Chúa có thể:
- Suy gẫm và nghiệm ra từ muôn thuở, đã có một Giao Ước Vĩnh Cửu giữa Thiên Chúa với Con Người, đó là Giao Ước Yêu Thương và Giao Ứơc Hồng Ân Cứu Độ.
- Kế thừa và tiếp bước theo dòng chảy của Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi mãi.
- Được sống dồi dào trong tâm tình Hiệp Thông - Chia Sẻ ơn phúc mỗi ngày.
- Nhận ra vẻ đẹp mang ý nghĩa biểu tượng ẩn chứa nơi những Thực Tại Thánh mà công trình này muốn chuyển tải.
- Hòa chung nhịp thở ấm áp đời thường với mọi người trong địa bàn dân cư.
- Biết mở rộng lòng mình để đối thoại với văn hóa bản địa đa sắc màu.
Sáng hôm sau, mọi người háo hức tụ tập rất đông mong gặp Chúa nhưng lại không thấy Chúa đâu, chỉ thấy nhiều nơi trong nhà thờ ( bục giảng, bàn thờ, tòa giải tội, ghế giáo dân… ) có những mảnh giấy ghi mấy chữ HÃY COI LẠI ( ký tên Giêsu ). Nhiều người cúi đầu, rồi dâng lễ sốt sắng. Đến phần lời nguyện giáo dân, có những người dâng lời cầu thế này:
( Cụ ông bảy mươi tuổi): _ Tôi đi lễ hằng ngày, nhưng hơn bảy mươi năm qua tôi chỉ SỐNG CHO GIA ĐÌNH mình nhiều hơn mà KHÔNG quan tâm đến cộng đoàn.
( Cụ bà ): _ Tôi đã thường quì ở đây mấy chục năm nhưng CHỈ XIN CHÚA LÀM THEO Ý TÔI chứ tôi KHÔNG LÀM THEO Ý CHÚA
( Một thanh niên ) _ Tôi bị nhiều người xa lánh vì đã sa vào tệ nạn xã hội, tôi cũng không muốn bước chân đến nhà thờ nhưng HÔM QUA CHÚA ĐẾN THĂM TÔI, hôm nay tôi đến đây để TẠ ƠN NGÀI.
( Một cô gái) _ Gia đình tôi căng thẳng quá, lòng tôi không bình an để đến nhà thờ đón nhận tình thương của Chúa, Ngài đã viếng thăm nên tôi ĐƯỢC BÌNH AN.
(Sau đó cha xứ thú nhận): _ Lạy Chúa, con dâng lễ trên bàn thờ mỗi ngày, bàn tay con làm bánh rượu trở nên Mình Máu Thánh Chúa mỗi ngày thế mà nhiều lần con sống không đúng chức năng linh mục. Tòa giảng là nơi Chúa nuôi dưỡng giáo dân bằng Lời của Ngài thế mà con nói những lời không đúng chỗ, thậm chí còn nói những lời tỏ ý ám chỉ người này người kia không đúng với công dụng của bục giảng……
Thì ra đêm đó, Chúa viếng thăm từng người và làm cho mọi người nhận ra phải thờ phượng Chúa như thế nào cho phải đạo!
Thánh lễ kết thúc tốt đẹp. Buổi liên hoan diễn ra thân mật. Nhưng chắc ít ai nghĩ rằng chẳng có vật liệu xây dựng nào tương xứng để Chúa ngự đến hằng ngày, vì không có vật chất nào quí bằng sự sống của con người. Sự sống của từng người được biểu hiện bằng những diễn tiến sinh động nhất trong tâm hồn, phản ánh được sự nhân bản và niềm vui buồn trong các mối tương quan giữa con người với con người. VÌ THẾ CHỈ CÓ TÂM HỒN CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ KIẾN CỐ VÀ ĐEP NHẤT MÀ THIÊN CHÚA MUỐN VIẾNG THĂM.
Gần cuối lễ, các vị thực hiện trực tiếp công trình đã lên cung thánh nhận bằng khen do Đức Hồng Y trao tặng, gồm có:
- _ Linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh, chính xứ.
- _ Linh mục Giuse Lưu Công Chính, phụ tá.
- _ Kiến trúc sư Anthony Phạm Ngọc Anh, thiết kế.
- _ Kiến trúc sư Giuse Hoàng Anh Vũ, phụ ta
- _ Kỹ sư Lê Đức Nhân, kết cấu
- _ Kỹ sư Phanxicô Xavier Nguyễn Trọng Lương, tổng giám đốc công ty xây dựng Kiến Lương.
- _ Kỹ sư Phanxicô Xavier Nguyễn Đặng Dũng, giám đốc ct Xây dựng Kiến lương
- _ Điêu Khắc gia Phêrô Bùi Hải Sơn,
- _ Điêu Khắc gia Gioakim Vũ Văn Vận
- _ Điêu Khắc gia Giuse Đoàn Minh Quân