CHÚA NHẬT XXV TN (B)
Khôn ngoan 2: 12, 17-20; Tvinh 53; Giacôbê 3: 16-4:3; Máccô 9: 30-37

Khi bạn bắt gặp một em nhỏ đang đưa tay vào trong hộp bánh, bạn hỏi "em đang làm gì đó?" Nó có thể nói gì sau khi bị bắt quả tang? Nó sẽ không nói gì cả! Cả 2 người sẽ nín lặng. Đó chính là điều đã xảy ra cho các môn đệ, và Chúa Giêsu hỏi họ hôm nay "Anh em tranh luận gì trên đường đi?"

Thánh Máccô đã nói rất nhiều trong câu chuyện hôm nay, khi ông ta cẩn thận lựa chọn các chi tiết để dẫn đến trọng tâm của câu hỏi chính trong câu chuyện. Hãy ghi nhận là các tác giả viết phúc âm là những người có năng khiếu thật. Vì họ rất kỹ lưỡng để ý cả đến những sắc màu của cuộc sống trong lời văn tường thuật. Thánh Máccô khi diễn tả với chúng ta về Chúa Giêsu và các môn đệ của Ngài, "từ đó trở đi". Không có nghĩa chỉ lúc họ vừa xuất phát rời khỏi một địa danh, hay các môn đệ sẽ rời khỏi một nơi nào? Thánh Phêrô, Giacôbê và thánh Gioan vừa chứng kiến Chúa Giêsu biến hình sáng láng trên đỉnh núi cao, và việc chữa lành một em bé bị quỷ ám trước đám đông dân chúng. Các nhân chứng đã rất phấn kích về những gì họ đã trông thấy, số lượng ngày càng đông thêm và các môn đệ căng tràn tự hào về Chúa Giêsu và cả họ nữa.

Đó là “nơi” Chúa Giêsu và các môn đệ vừa ra đi là nơi đã bày tỏ ra những biểu hiện của quyền lực đã làm cho dân chúng kinh ngạc và phấn khởi, không chỉ từ nhóm dân chúng nhưng ngay cả đến các môn đệ nữa. Chắc chắn mổi người trong các môn đệ đã mơ ước tận hưởng được những vinh quang của các người đi theo Chúa Giêsu. Điều đó thật sự rõ khi họ tranh cải với nhau xem ai là người lớn nhất "trên đường đi". Thật ra họ tranh luận với nhau về việc ai là người lớn nhất. "Trên đường đi" là cách nói ẩn dụ trong phúc âm của thánh Máccô để chỉ ra "trên đường" người Kitô hữu đi. Những người theo Chúa Giêsu đang tranh luận xem ai là người lớn nhất. Bạn đã từng trãi nghiệm điều đó trong giáo xứ của mình, trong các buổi họp của giáo xứ với các thành viên hội đồng phụng vụ giáo xứ, hay giáo phận hay ngay cả trên toàn quốc và toàn thế giới trong giáo hội chưa? "Trên đường đi" chúng ta thảo luận về việc gì, ngoài những định chế về các tổ chức hội đoàn, bản thân chúng ta trong các gia đình và bạn bè. Nói cách khác, những quan điểm sai lầm nào làm chúng ta quan tâm nhất trong việc theo Chúa Giêsu trên đường Ngài đi, phải không?

Phúc âm thánh Máccô là phúc âm đầu tiên viết gắn liền với đời sống Chúa Giêsu Các phúc âm sau này chỉ nói sơ về những khía cạnh đơn sơ của các môn đệ Chúa Giêsu. Nhưng, trong phúc âm thánh Máccô các môn đệ được mô tả quá ư là trần trụi của một người thường. Nghĩa là các ông đã bộc lộ ra những khiếm khuyết thật của người thường. Trong phúc âm Máccô, các môn đệ dường như miễn cưỡng đi theo Chúa Giêsu "trên đường đi". Họ chậm chân lại khi nghe Chúa Giêsu lên đường đi đến Giêrusalem với lời loan báo về sự đau khổ mà Chúa Giêsu phải chịu và cho tất cả những ai muốn theo Ngài. Những điều Chúa Giêsu loan báo về sự đau khổ và cái chết đã làm cho các môn đệ mất đi khái niệm về cấp bậc mà họ đang tranh luận trong đoạn phúc âm đó.

Các đoạn văn của phúc âm mà chúng ta đã nghe trong các tuần vừa qua diễn tả những câu chuyện và những hành vi rất đối nghịch trong các lời giảng dạy. Chúa nhật vừa qua Chúa Giêsu loan báo lần thứ nhất về sự đau khổ, sự báng bổ, cái chết và sự vinh quang sau cùng (Mc 8: 27-35). Bây giờ Chúa Giêsu đưa các môn đệ ra khỏi khung cảnh vinh danh và thành công. Chúa Giêsu “bắt đầu một hành trình với các ông”. Các ông cùng "trên đường đi" với Chúa Giêsu. Các ông cần phải học hỏi rất nhiều nơi những gì Chúa Giêsu sẽ giảng dạy là phải trải qua cùng với Ngài theo cách của một môn đệ.

Các môn đệ đang nghĩ về vinh quang của vương triều và chiến thắng trần gian để xác nhận "ai là người lớn nhất". Thảo nào các ông yên lặng khi Chúa Giêsu hỏi các ông. Họ cảm thấy xấu hổ khi bị bắt quả tang trong khi tay họ còn trong hộp bánh! Cám ơn Chúa, đôi khi Chúa Giêsu không bỏ rơi chúng ta trong những lúc chúng ta đang trăn trở và khó khăn khi tập làm môn đệ của Ngài. Đó là điều nói rõ trong phúc âm hôm nay khi Chúa Giêsu ngồi xuống như một thầy giáo kiên nhẫn mời gọi 12 môn đồ nghe Ngài giảng dạy những điều cốt lõi của Ngài về khả năng lãnh đạo trong cộng đoàn. Chúa Giêsu đang nói với những người lãnh đạo trong tương lai của cộng đoàn. Trong cộng đoàn của thánh Máccô đã có những cuộc xung đột và tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo đó.

Các môn đệ muốn là người "lớn nhất", và Chúa Giêsu chỉ cho họ phải làm như thế nào để trở nên người lãnh đạo một cách đặc biệt. "Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người". Đó không phải là cách thông thường của chúng ta. Chúng ta đặt những người có đia vị "cao" ngồi bàn ăn phía trên, ngay trung tâm của sự chú ý. Trong các cuộc rước kiệu của giáo hội, các vị chức sắc đi sau cùng, từ Đức Thánh Cha, rồi đến các giám mục, các đức ông các tu viện trưởng, rồi đến các tu sỉ. Tôi đoán đó là lời đáp của con người với lời dạy của Chúa Giêsu về người đi trước nhất sẽ về sau hết. Nhưng, điều đó đã thay đổi nhiều trong những năm tháng qua bởi vì chúng ta đã nhận ra người rốt cùng trong hàng kiệu là người được quý trọng nhất, và các người khác tranh chiếm chổ gần “người sau hết”.

Trong vương quốc của Chúa Giêsu, phẩm vị xuất phát từ cách đi cuối cùng, như cách để người khác đi trước mình để họ được tiêm thuốc vắc-xin (nhưng bạn vẫn được tiêm thuốc như các người đến trước nếu bạn phải vào sau hết). Phẩm vị theo ý Chúa Giêsu phải đến từ việc phục vụ, làm đày tớ cho tất cả mọi người. Nó cũng giống như hình ảnh một trẻ nhỏ. Thời Chúa Giêsu con nhỏ là tài sản của người cha. Chúng không có quyền gì trước pháp luật, không có đặc quyền hay cấp bậc, chúng giống như các tôi tớ.

Bởi thế, nếu có ai đó gặp bạn trên đường phố và hỏi "Bạn đã tin nhận Chúa Giêsu trong đời bạn chưa?" Theo phúc âm hôm nay, điều đó có nghĩa là chúng ta đã chấp nhận lối sống của Chúa Giêsu, bằng cách trở nên "tôi tớ cho tất cả". Thật thế, đó không phải là điều tôi thích trong cuộc sống của mình. Đó có lẻ là của bạn chăng? Tôi đã được huấn luyện để cố gắng vượt lên phía trước, chứ không phải là người đứng sau. Tôi có thể chấp nhận làm tôi tớ cho người nào cần. Nhưng, ai có thể trả lại công sức đó? Đó là cách cư xử trong các tổ chức nghề nghiệp. trong các trường học, trong môi trường chính trị, và thật không may là cả trong giáo hội nữa. Tôi nghi ngờ là ngay cả các bậc phụ huynh, với bao sự lo toan cần thiết được đặt trên vai họ trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, phải đáp ứng lại mọi đòi hỏi của xã hội kể cả cách nên "người tôi tớ" cho các người đói khát, bị đau khổ và đôi khi bị xa lánh. Các phụ huynh tốt đã làm điều mà chúng ta đã làm, trong vương quốc của Thiên Chúa điều được mời gọi là hãy nên như tôi tớ cho kẻ khác, nhất là cho những ai không có địa vị cao không khả năng để trả ơn, hay trả tiền cho chúng ta.

Tất cả những lời giảng về người tôi tớ thật là khó nuốt trôi được. Mặc dù chúng ta đã “chấp nhận Chúa Giêsu” trong đời sống chúng ta. Nơi Chúa Giêsu chính là mầu nhiệm Thiên Chúa ở cùng chúng ta với tính cách như người phục vụ. Như trong thánh Lễ ngày thứ Năm Tuần Thánh. trong việc lập lại nghi thức Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ (Ga 13: 1-15 và trong Lc 2: 27). Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở nên người tôi tớ trung tín, xả thân và hiến mạng sống Ngài cho tất cả chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


5th SUNDAY (B)
Wisdom 2: 12, 17-20; Psalm 54; James 3: 16-4:3; Mark 9: 30-37

When you catch a child with their hand in the cookie jar and ask, "What are doing?" What can say after being caught red-handed? Nothing – so they remain silent. That is what happened to the disciples today when Jesus asked them, "What were you arguing about on the way?"

Mark has packed a lot into today’s story as he carefully chooses the details leading up to the question at the heart of the narrative. Let’s credit the gospel writers for being gifted. Because they were, we pay attention to the coloring Mark gives the story. He tells us Jesus and his disciples, "left from there." Is it just about leaving a physical place, or will the disciples have to leave a different kind of "place?" Peter, James and John had just witnessed Jesus’ transfiguration on the high mountain and the cure of the possessed boy before a large crowd. The witnesses to the miracle got excited by what they had seen, their numbers were growing and the disciples chests were swelling with pride for Jesus – and themselves!

That is the "place" Jesus and his disciples left – the place of powerful manifestations that drew awe and excitement, not only from the crowds but from his disciples as well. They must have had dreams of grandeur about being Jesus’ followers. That’s clear when Jesus asked them what they were arguing about "on the way." They were arguing about who was the greatest. "On the way" is a metaphor in Mark for the Christian "way." Followers of Jesus were in a power struggle "on the way." Have you experienced that in your parish, at ministerial and faculty meetings, budget planning sessions, in the local, diocesan and even broader national and international church? "On the way," what are we discussing, not only at the institutional level, but among ourselves in groups of family and friends. In other words, what false notions are distracting us from a more sincere following of Jesus and his way?

Mark was the first gospel, close to the life of Jesus. Later gospels will smooth over the rough edges of Jesus’ disciples. But in Mark the disciples were all-too-human, i.e. they exhibited flaws so evident among us humans. In Mark the disciples seem to reluctantly follow behind Jesus "on the way." They drag their heels as Jesus, while making his journey to Jerusalem, predicts the suffering that lies ahead for himself and anyone wishing to follow him. What he tells them about his suffering and death should surely cause his disciples to lose any notion of rank they currently have in today’s gospel passage.

The gospel passages, as we have heard in recent weeks, are full of contradictory behavior and teachings. Last Sunday Jesus made his first prediction of his suffering, rejection, death and final vindication (Mark 8:27-35). Now, having taken his disciples away from the scene of popularity and success, Jesus "began a journey with them." They were "on the way" – Jesus’ way – they have much to learn and, as he will explain, undergo as his followers.

The disciples were thinking of royal grandeur and earthly triumph, about "who was the greatest?" No wonder they were silent when Jesus questioned them, they were embarrassed having been caught reaching into the cookie jar! Thankfully Jesus does not give up on us sometimes-dense, hard-headed disciples. That is obvious in today’s gospel when he sits down, like a patient teacher, called the Twelve to give them and us his core teaching about leadership in his community. Jesus is speaking to the future leaders of the community. In Mark’s church there were already conflicts and power struggles among that leadership.

They want to "rank first" and Jesus tells them just how to do that – be leaders in a special way. "If anyone wants to be first, they should be the last of all and the servant of all." That’s not our usual way. We put the "dignities" at the up-front banquet table, the center of attention. In ecclesiastical processions the dignitaries go last, from the Pope on down to bishops, monsignori, abbots and priors. I guess that is a response to Jesus’ instruction about the first being last. But that has changed over the years because we have come to recognize the last person in the line as the most esteemed, and have noticed others taking their positions near the "least."

In Jesus’ kingdom dignity comes from truly being the last, like letting others go ahead of you on the vaccine line (but get the vaccine even, if you have to go last!) Dignity, by Jesus’ standards, comes from being a servant to every body. It also means being like a child. In Jesus’ time children were the property of their father, they had no rights before the law, no privilege or rank, they were like servants.

So, if someone comes up to you on the street and asks, "Have you accepted Jesus into your life?" According to today’s gospel, that means we have accepted Jesus’ way of life, being "the servant of all." Well that’s not to my taste in life, is it to yours? I have been taught to strive to get ahead, first online, not the last. I may be willing to be a servant to someone in need, but who is going to return the favor? That’s the way things work in the world of industry, school, politics and unfortunately, among some in the church as well. I suspect that parents, with all the needs placed on them for caring and nurturing their children, have to respond in uncountable ways to be "servants" to their hungry, hurt and, at times, bewildered children. Good parents have done what we, in the kingdom of God, have all been called to do: be servants to others, especially those who have no status that warrants special favors, nor the ability to pay us back.

All this servant talk is a lot to swallow, unless we have "accepted Jesus" into our lives. In him is the mystery of God among us as one who serves – as the church professes at the Mass of Holy Thursday in the ritual re-enactment of Jesus’ washing his disciples’ feet (John 13:1-15 and in Luke 22:27). In Jesus God became the faithful, self-giving servant who gave his life for all.