Một khuôn mặt khác của chân phước Wojtyla
ROME, thứ năm 22, tháng 3, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Hiệp Hội Gioan Phaolô II tại Rôma đã tổ chức vào hai ngày thứ năm 22 và thứ sáu 23 tháng 3, tại Lugano, Thụy Sĩ, một Đại Hội Quốc Tế về chân phước Gioan Phaolô II và vai trò “lập pháp” của ngài, về vấn đề các tu chính áp dụng cho Bộ Luật Giáo Hội dưới giáo triều của ngài (1978-2005).
“Gioan Phaolô II: nhà lập pháp của Giáo Hội” (Jean Paul II: législateur de l’Eglise) là chủ đề của đại hội do Đức Hồng Y Stanislas Rylko, chủ tịch hội dồng Giáo Hoàng về giáo dân chủ tọa với sự hợp tác của Học Viện Luật Giáo Hội Quốc tế (l’institut international de Droit canonique) và ban so sánh các luật lệ của các tôn giáo (droit comparé des religions -DiReCom) của phân khoa thần học tại Đại Học Lugano, do giáo sư Libero Gerosa điều khiển.
Các nhà nghiên cứu và chuyên gia toàn thế giới đã được mời tranh luận về “các nền tảng nhân chủng và giáo hội về các hoạt động luật pháp của chân phước Gioan Phaolô II”, “các điểm mới lạ về sinh hoạt luật pháp của Gioan Phaolô II” và “hai Bộ Luật (của Giáo Hội La Tinh và các giáo hội Công Giáo Đông Phương (les deux codes de l’Eglise latine et des Eglises orientales catholiques: CIC et CCEO) và các cởi mở đại kết của Đức Gioan Phaolô II", sẽ là ba chủ đề của các buổi hội thảo được dự trù trong chương trình.
Một buổi hội thảo khác của Đức Hồng Y Thụy Sĩ Kurt Koch, chủ tịch hội đồng Giáo Hoàng về việc cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu cũng được dự trù với chủ đề "Hoạt động luật pháp của Gioan Phaolô II và việc cổ võ cho sự hiệp nhất các Kitô hữu."
Về hậu cảnh, Bộ Luật của Giáo Hội theo nghi thức La Tinh và Bộ Luật của các Giáo Hội Đông Phương đang hiệp thông với Rôma, mà Đức Giáo Hoàng người Ba Lan đã ban hành, một bộ vào năm 1983, và bộ kia vào năm 1990.
Giáo sư Gerosa đã tuyên bố: "Gioan Phaolô II đã luôn luôn quan niệm Bộ Luật của Giáo Hội năm 1983 như một văn kiện bổ túc cho Công Đồng Vatican II, và như tài liệu đầu tiên của Tân Phúc Âm Hóa."
Về sự "quan tâm" của ngài, ngài đã theo đuổi hết sức chặt chẽ với tiểu sử của ngài, là "Giáo Hội luôn hít thở bằng hai buồng phổi: Tây Phương và Đông Phương." Giáo sư Gerosa đã giải thích: Do đó ngài nhấn mạnh nhiều về "tầm quan trọng của sự tôn trọng tới cùng những truyền thống khác nhau và phát triển các sự trao đổi ngay bên trong sự di biệt này."
Giáo sư tiếp: Vì vậy, cuộc hội thảo này có mục đích làm sáng tỏ "phương thức của ngài về việc ngài quan niệm và giải thích luật quốc tế, luật lệ giữa các dân tộc, biết rằng Gioan Phaolô II cũng là một thi sĩ và kinh nghiệm to tát về văn chương và thi phú của ngài chắc chắn đã "ảnh hưởng" đến nhãn quan của ngài về con người và cách thức của ngài quan niệm về luật pháp và giáo luật.
Giáo sư Gerosa đã nhắc rằng: Gioan Phaolô II là một con người của Công Đồng, ngài nhấn mạnh rất nhiều đến "Giáo Hội như một sự hiệp thông", nhưng điều này không bao giờ muốn nói là ngài đã để cho "Cá nhân con người, và con người cụ thể" ở trong bóng tối.
Theo vị giám đốc của DiReCom, Gioan Phaolô II, trong phương thức to tát về việc hệ thống hóa các đạo luật, đã đưa vào "một điểm chính trong tất cả hệ thống luật pháp của Giáo Hội, là không còn chỉ là các giáo sĩ như năm 1917, nhưng là các tín hữu của Chúa Kitô Christi fideles, theo giáo luật năm 1983.
Vì "tín hữu" không muốn nói là "giáo dân" như ngài đã khẳng định: tín hữu là "hình ảnh pháp lý xuất hiện từ bước chân của Chúa Kitô và sẽ được gửi đi tới bất cứ lãnh vực nào của đời sống giáo hội: giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân."
Trong số các diễn giả, chúng ta có thể thấy sự hiện diện của các nhân vật như triết gia người Ý Francesco D’Agostino, chủ tịch danh dự của Uỷ Ban Quốc Gia về đạo đức sinh học; Bà Ombretta Fumagalli Carulli, phụ nữ người Ý đầu tiên được ban thưởng một ghế đại học về luật giáo hội và là phụ nữ đầu tiên được Quốc Hội Ý bầu vào Uỷ Ban Cố Vấn Tối Cao.
Cũng hiện diện là: giáo sư Giuseppe Dalla Torre, Chánh án Toà Án Thánh Đô Vatican, và Đức Ông Juan Ignacio Arrieta, thư ký hội đồng giáo hoàng về các văn kiện luật pháp.
Mặc dầu có sự hiện diện của nhiều chuyên viên cao cấp, đại hội cũng đề cập đến các chủ đề công chúng cũng ưa thích, thí dụ: "Giáo Hội Công Giáo và Cộng Đồng Chung Âu Châu dưới thời Gioan Phaolô II."
Về điểm này, vị giám đốc DiReCom, nhắc là cuộc hội thảo không chỉ nhắm đến những chuyên gia về khoa học mà còn cả những giới hữu trách về chính trị và tất cả những ai "thực sự lo lắng cho lợi ích chung."
Gioan Phaolô II đã có ảnh hưởng đến Ậu Châu ngay cả trước khi ngài được bầu làm giáo hoàng, ngay khi là giám mục, và ngay cả khi còn là một linh mục trẻ, và trên hết, ngay khi chỉ là một sinh viên đại học trẻ tuổi và chưa có ý định làm linh mục.
Ông giải thích: "Lòng yêu thích ngài dành cho việc đào tạo lương tâm của mỗi cá nhân" đã được nhiều người biết đến: là "một sự đào tạo chân chính dựa trên những giá trị vững chắc."
Giáo sư Gerosa nói: Tôi dám khẳng định là "trong nhãn quan này của Gioan Phaolô II, sự khủng hoảng to lớn hiện thời của những nền dân chủ Tây Phương không tùy thuộc vào sự bất lực của họ là không cho phép giới trẻ được tham gia vào việc lấy quyết định, nhưng là vì sự bất lực của họ trong việc chuyển tiếp các giá trị trên đó một nền dân chủ phải đặt nền tảng không tránh được."
Giám đốc viện quốc tế về Giáo Luật đã kết luận: "Người ta có cảm tưởng là các giá trị chỉ là thị trường, là tài chánh hay bất cứ cái gì khác thay vì những gì thực sự chạm đến được người trẻ.
Hiệp Hội Gioan Phaolô II tại Rôma, được Đức Giáo Hoàng người Ba Lan thành lập năm 1981, có mục đích là ủng hộ và thực hiện các khởi xướng liên quan đến giáo triều của ngài, có một tính cách giáo dục, khoa học, văn hoá, tôn giáo, và bác ái.
ROME, thứ năm 22, tháng 3, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Hiệp Hội Gioan Phaolô II tại Rôma đã tổ chức vào hai ngày thứ năm 22 và thứ sáu 23 tháng 3, tại Lugano, Thụy Sĩ, một Đại Hội Quốc Tế về chân phước Gioan Phaolô II và vai trò “lập pháp” của ngài, về vấn đề các tu chính áp dụng cho Bộ Luật Giáo Hội dưới giáo triều của ngài (1978-2005).
“Gioan Phaolô II: nhà lập pháp của Giáo Hội” (Jean Paul II: législateur de l’Eglise) là chủ đề của đại hội do Đức Hồng Y Stanislas Rylko, chủ tịch hội dồng Giáo Hoàng về giáo dân chủ tọa với sự hợp tác của Học Viện Luật Giáo Hội Quốc tế (l’institut international de Droit canonique) và ban so sánh các luật lệ của các tôn giáo (droit comparé des religions -DiReCom) của phân khoa thần học tại Đại Học Lugano, do giáo sư Libero Gerosa điều khiển.
Các nhà nghiên cứu và chuyên gia toàn thế giới đã được mời tranh luận về “các nền tảng nhân chủng và giáo hội về các hoạt động luật pháp của chân phước Gioan Phaolô II”, “các điểm mới lạ về sinh hoạt luật pháp của Gioan Phaolô II” và “hai Bộ Luật (của Giáo Hội La Tinh và các giáo hội Công Giáo Đông Phương (les deux codes de l’Eglise latine et des Eglises orientales catholiques: CIC et CCEO) và các cởi mở đại kết của Đức Gioan Phaolô II", sẽ là ba chủ đề của các buổi hội thảo được dự trù trong chương trình.
Một buổi hội thảo khác của Đức Hồng Y Thụy Sĩ Kurt Koch, chủ tịch hội đồng Giáo Hoàng về việc cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu cũng được dự trù với chủ đề "Hoạt động luật pháp của Gioan Phaolô II và việc cổ võ cho sự hiệp nhất các Kitô hữu."
Về hậu cảnh, Bộ Luật của Giáo Hội theo nghi thức La Tinh và Bộ Luật của các Giáo Hội Đông Phương đang hiệp thông với Rôma, mà Đức Giáo Hoàng người Ba Lan đã ban hành, một bộ vào năm 1983, và bộ kia vào năm 1990.
Giáo sư Gerosa đã tuyên bố: "Gioan Phaolô II đã luôn luôn quan niệm Bộ Luật của Giáo Hội năm 1983 như một văn kiện bổ túc cho Công Đồng Vatican II, và như tài liệu đầu tiên của Tân Phúc Âm Hóa."
Về sự "quan tâm" của ngài, ngài đã theo đuổi hết sức chặt chẽ với tiểu sử của ngài, là "Giáo Hội luôn hít thở bằng hai buồng phổi: Tây Phương và Đông Phương." Giáo sư Gerosa đã giải thích: Do đó ngài nhấn mạnh nhiều về "tầm quan trọng của sự tôn trọng tới cùng những truyền thống khác nhau và phát triển các sự trao đổi ngay bên trong sự di biệt này."
Giáo sư tiếp: Vì vậy, cuộc hội thảo này có mục đích làm sáng tỏ "phương thức của ngài về việc ngài quan niệm và giải thích luật quốc tế, luật lệ giữa các dân tộc, biết rằng Gioan Phaolô II cũng là một thi sĩ và kinh nghiệm to tát về văn chương và thi phú của ngài chắc chắn đã "ảnh hưởng" đến nhãn quan của ngài về con người và cách thức của ngài quan niệm về luật pháp và giáo luật.
Giáo sư Gerosa đã nhắc rằng: Gioan Phaolô II là một con người của Công Đồng, ngài nhấn mạnh rất nhiều đến "Giáo Hội như một sự hiệp thông", nhưng điều này không bao giờ muốn nói là ngài đã để cho "Cá nhân con người, và con người cụ thể" ở trong bóng tối.
Theo vị giám đốc của DiReCom, Gioan Phaolô II, trong phương thức to tát về việc hệ thống hóa các đạo luật, đã đưa vào "một điểm chính trong tất cả hệ thống luật pháp của Giáo Hội, là không còn chỉ là các giáo sĩ như năm 1917, nhưng là các tín hữu của Chúa Kitô Christi fideles, theo giáo luật năm 1983.
Vì "tín hữu" không muốn nói là "giáo dân" như ngài đã khẳng định: tín hữu là "hình ảnh pháp lý xuất hiện từ bước chân của Chúa Kitô và sẽ được gửi đi tới bất cứ lãnh vực nào của đời sống giáo hội: giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân."
Trong số các diễn giả, chúng ta có thể thấy sự hiện diện của các nhân vật như triết gia người Ý Francesco D’Agostino, chủ tịch danh dự của Uỷ Ban Quốc Gia về đạo đức sinh học; Bà Ombretta Fumagalli Carulli, phụ nữ người Ý đầu tiên được ban thưởng một ghế đại học về luật giáo hội và là phụ nữ đầu tiên được Quốc Hội Ý bầu vào Uỷ Ban Cố Vấn Tối Cao.
Cũng hiện diện là: giáo sư Giuseppe Dalla Torre, Chánh án Toà Án Thánh Đô Vatican, và Đức Ông Juan Ignacio Arrieta, thư ký hội đồng giáo hoàng về các văn kiện luật pháp.
Mặc dầu có sự hiện diện của nhiều chuyên viên cao cấp, đại hội cũng đề cập đến các chủ đề công chúng cũng ưa thích, thí dụ: "Giáo Hội Công Giáo và Cộng Đồng Chung Âu Châu dưới thời Gioan Phaolô II."
Về điểm này, vị giám đốc DiReCom, nhắc là cuộc hội thảo không chỉ nhắm đến những chuyên gia về khoa học mà còn cả những giới hữu trách về chính trị và tất cả những ai "thực sự lo lắng cho lợi ích chung."
Gioan Phaolô II đã có ảnh hưởng đến Ậu Châu ngay cả trước khi ngài được bầu làm giáo hoàng, ngay khi là giám mục, và ngay cả khi còn là một linh mục trẻ, và trên hết, ngay khi chỉ là một sinh viên đại học trẻ tuổi và chưa có ý định làm linh mục.
Ông giải thích: "Lòng yêu thích ngài dành cho việc đào tạo lương tâm của mỗi cá nhân" đã được nhiều người biết đến: là "một sự đào tạo chân chính dựa trên những giá trị vững chắc."
Giáo sư Gerosa nói: Tôi dám khẳng định là "trong nhãn quan này của Gioan Phaolô II, sự khủng hoảng to lớn hiện thời của những nền dân chủ Tây Phương không tùy thuộc vào sự bất lực của họ là không cho phép giới trẻ được tham gia vào việc lấy quyết định, nhưng là vì sự bất lực của họ trong việc chuyển tiếp các giá trị trên đó một nền dân chủ phải đặt nền tảng không tránh được."
Giám đốc viện quốc tế về Giáo Luật đã kết luận: "Người ta có cảm tưởng là các giá trị chỉ là thị trường, là tài chánh hay bất cứ cái gì khác thay vì những gì thực sự chạm đến được người trẻ.
Hiệp Hội Gioan Phaolô II tại Rôma, được Đức Giáo Hoàng người Ba Lan thành lập năm 1981, có mục đích là ủng hộ và thực hiện các khởi xướng liên quan đến giáo triều của ngài, có một tính cách giáo dục, khoa học, văn hoá, tôn giáo, và bác ái.