Tin từ Vatican cho hay, thứ bảy ngày 14 tháng 1 vừa qua, Năm Pháp Lý đã được khai mạc tại Vatican. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone đã chủ tế Thánh Lễ tại nhà nguyện của Toà nhà chính phủ của Quốc Gia Thánh Đô Vatican.
Trong bài giảng, ngài đã nhắc đến vai trò của Giáo hội là "tuyên cáo và bảo vệ tại mọi nơi và mọi lúc các quyền lợi và bổn phận, những gì được đòi hỏi và cũng phải chứng tỏ là gương mẫu, nhất là trong lãnh vực công lý." Đức Hồng Y nói: “Giáo Hội phải là dấu chỉ và công cụ của công lý của Thiên Chúa, như là cách thể hiện tình yêu thương xót của Người."
Có một chi tiết đáng chú ý: trước các kết quả về công lý Vatican, luật sư Picardi, "người cổ võ cho công lý" bầy tỏ sự hài lòng của ông.
Nhận xét có vẻ đơn giản ấy thật ra rất thâm sâu nếu chúng ta đọc lại Giáo huấn Xã Hội Công giáo: “Công lý không phải chỉ là một sự thoả thuận suông giữa con người với nhau, vì muốn biết điều gì là “công lý” (nghĩa là phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội), trước tiên chúng ta không dựa vào sự ấn định của lề luật, mà phải xem điều đó có phù hợp với bản chất sâu xa của con người hay không”.
Một nhân vật được xem là “người cổ võ cho công lý” bày tỏ sự hài lòng về công lý, thì hẳn là nền công lý ở Quốc gia Vatican là hoàn hảo.
Trong cái nhìn ấy, Giáo Hội mà đại diện là các đấng bậc ở tại Thánh đô, đã ý thức “vai trò làm dấu chỉ và công cụ của công lý của Thiên Chúa”.
Nhắc lại điều này vào dịp cuối năm âm lịch, khi quá nhiều những sự kiện liên quan đến sự vi phạm công lý xảy ra trong xã hội chúng ta, để so sánh và cầu nguyện cho xã hội chúng ta có cơ hội đi lên, như rồng gặp mây trong năm Thìn sắp đến.
Năm Mão đi qua chứng kiến nhiều niềm vui. Công lý ở Vatican là một niềm vui. Vietcatholic Network điểm lại những niềm vui khác như việc phong Chân Phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Cái chết của trùm khủng bố Bin Laden, (không phải một dịp để tăng thêm hận thù, nhưng là dịp để thúc đẩy hòa bình), Ngày thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Hoa Lục, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long được tấn phong Giám Mục phụ tá Melbourne, Australia, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid, Đức Thánh Cha công bố Năm Đức Tin, Ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Assisi v.v...
Nhưng thế giới không chỉ có niềm vui, mà tràn lan những nỗi buồn. Nhất là tại Việt nam, những đau thương dồn dập đổ xuống làm cho nhiều tâm hồn chùng lại, bất an. Các phương tiện truyền thông đã nói quá nhiều về những niềm đau, những nỗi buồn ấy. Chúng tôi xin phép trong không nhắc lại những biến cố đau lòng đã và còn đang diễn ra trong xã hội này.
Điều đáng buồn nhất chúng ta ghi nhận là sự vô cảm và sự thiếu thông tin nơi nhiều người ngày nay. Cho đến bây giờ vẫn còn có nhiều người chưa tiếp cận được với sự thật qua các mạng lưới truyền thông chân thật. Người ta vẫn cứ đọc, cứ xem và thậm chí có người còn tin vào truyền hình, báo chí mà không hề kiểm chứng thật hư.
Chính vì sự thiếu thông tin mà người ta dễ vô cảm trước mọi biến cố trong xã hội. Trách nhiệm thuộc về ai khi ngày nay vẫn có nhiều người chưa nhận định đúng những gì đang xảy ra và đang có ảnh hưởng đến cuộc sống? Thậm chí vẫn có những đánh giá sai về các nhân vật. Người ta dễ dàng đề cao hay ca ngợi những con người gây nhiễu nhương và lại chê trách những người dám sống chết vì công lý và bình an.
Cũng như mọi năm trước, nỗi buồn cuối năm in đậm trong ánh mắt những trẻ em non dại vất vưởng ngoài đường phố, hằn sâu trên lưng, trên trán những người lao động nhọc nhằm đầu đường cuối chợ, và phảng phất trên từng khuôn mặt đang tính toán chi li sắm Tết.
Trước tất cả những vui buồn ấy, người tín hữu giáo dân với sứ mạng đặc thù của mình trong lãnh vực xây dựng trần thế, không thể dửng dưng để cho mọi thứ trôi qua, rồi năm nào cũng lại gặp những điều rất cũ.
Hội Thánh dạy rằng các suy tư và hành động của chúng ta “trước tiên không dựa vào sự ấn định của lề luật, mà phải xem điều đó có phù hợp với bản chất sâu xa của con người hay không”. Điều này nhắc chúng ta quay lại với nguyên tắc đầu tiên của Giáo huấn Xã Hội Công Giáo: nguyên tắc Nhân Vị.
Nhìn thấy Thiên Chúa hiện diện nơi anh em mình là khởi đầu của việc kiến tạo xã hội. Còn khi người ta đi tìm những dễ dãi phù hoa, thì người ta chấp nhận mọi thứ mà không cần nhấn mạnh đến giá trị thật của mõi cá nhân.
Một năm âm lịch nữa sắp đi qua. Nói theo thơ ca thì “Xuân đã về trên mọi nẻo đường đất nước”. Nguyện xin Chúa là Chúa của mùa Xuân đang đến, không những ban cho chúng ta năm mới an khang thịnh vượng, mà còn cho mỗi con người được nhìn nhận như là những nhân vị đặc biệt và không thể thay thế.
Trong bài giảng, ngài đã nhắc đến vai trò của Giáo hội là "tuyên cáo và bảo vệ tại mọi nơi và mọi lúc các quyền lợi và bổn phận, những gì được đòi hỏi và cũng phải chứng tỏ là gương mẫu, nhất là trong lãnh vực công lý." Đức Hồng Y nói: “Giáo Hội phải là dấu chỉ và công cụ của công lý của Thiên Chúa, như là cách thể hiện tình yêu thương xót của Người."
Có một chi tiết đáng chú ý: trước các kết quả về công lý Vatican, luật sư Picardi, "người cổ võ cho công lý" bầy tỏ sự hài lòng của ông.
Nhận xét có vẻ đơn giản ấy thật ra rất thâm sâu nếu chúng ta đọc lại Giáo huấn Xã Hội Công giáo: “Công lý không phải chỉ là một sự thoả thuận suông giữa con người với nhau, vì muốn biết điều gì là “công lý” (nghĩa là phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội), trước tiên chúng ta không dựa vào sự ấn định của lề luật, mà phải xem điều đó có phù hợp với bản chất sâu xa của con người hay không”.
Một nhân vật được xem là “người cổ võ cho công lý” bày tỏ sự hài lòng về công lý, thì hẳn là nền công lý ở Quốc gia Vatican là hoàn hảo.
Trong cái nhìn ấy, Giáo Hội mà đại diện là các đấng bậc ở tại Thánh đô, đã ý thức “vai trò làm dấu chỉ và công cụ của công lý của Thiên Chúa”.
Nhắc lại điều này vào dịp cuối năm âm lịch, khi quá nhiều những sự kiện liên quan đến sự vi phạm công lý xảy ra trong xã hội chúng ta, để so sánh và cầu nguyện cho xã hội chúng ta có cơ hội đi lên, như rồng gặp mây trong năm Thìn sắp đến.
Năm Mão đi qua chứng kiến nhiều niềm vui. Công lý ở Vatican là một niềm vui. Vietcatholic Network điểm lại những niềm vui khác như việc phong Chân Phước cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Cái chết của trùm khủng bố Bin Laden, (không phải một dịp để tăng thêm hận thù, nhưng là dịp để thúc đẩy hòa bình), Ngày thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Hoa Lục, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long được tấn phong Giám Mục phụ tá Melbourne, Australia, Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Madrid, Đức Thánh Cha công bố Năm Đức Tin, Ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Assisi v.v...
Nhưng thế giới không chỉ có niềm vui, mà tràn lan những nỗi buồn. Nhất là tại Việt nam, những đau thương dồn dập đổ xuống làm cho nhiều tâm hồn chùng lại, bất an. Các phương tiện truyền thông đã nói quá nhiều về những niềm đau, những nỗi buồn ấy. Chúng tôi xin phép trong không nhắc lại những biến cố đau lòng đã và còn đang diễn ra trong xã hội này.
Điều đáng buồn nhất chúng ta ghi nhận là sự vô cảm và sự thiếu thông tin nơi nhiều người ngày nay. Cho đến bây giờ vẫn còn có nhiều người chưa tiếp cận được với sự thật qua các mạng lưới truyền thông chân thật. Người ta vẫn cứ đọc, cứ xem và thậm chí có người còn tin vào truyền hình, báo chí mà không hề kiểm chứng thật hư.
Chính vì sự thiếu thông tin mà người ta dễ vô cảm trước mọi biến cố trong xã hội. Trách nhiệm thuộc về ai khi ngày nay vẫn có nhiều người chưa nhận định đúng những gì đang xảy ra và đang có ảnh hưởng đến cuộc sống? Thậm chí vẫn có những đánh giá sai về các nhân vật. Người ta dễ dàng đề cao hay ca ngợi những con người gây nhiễu nhương và lại chê trách những người dám sống chết vì công lý và bình an.
Cũng như mọi năm trước, nỗi buồn cuối năm in đậm trong ánh mắt những trẻ em non dại vất vưởng ngoài đường phố, hằn sâu trên lưng, trên trán những người lao động nhọc nhằm đầu đường cuối chợ, và phảng phất trên từng khuôn mặt đang tính toán chi li sắm Tết.
Trước tất cả những vui buồn ấy, người tín hữu giáo dân với sứ mạng đặc thù của mình trong lãnh vực xây dựng trần thế, không thể dửng dưng để cho mọi thứ trôi qua, rồi năm nào cũng lại gặp những điều rất cũ.
Hội Thánh dạy rằng các suy tư và hành động của chúng ta “trước tiên không dựa vào sự ấn định của lề luật, mà phải xem điều đó có phù hợp với bản chất sâu xa của con người hay không”. Điều này nhắc chúng ta quay lại với nguyên tắc đầu tiên của Giáo huấn Xã Hội Công Giáo: nguyên tắc Nhân Vị.
Nhìn thấy Thiên Chúa hiện diện nơi anh em mình là khởi đầu của việc kiến tạo xã hội. Còn khi người ta đi tìm những dễ dãi phù hoa, thì người ta chấp nhận mọi thứ mà không cần nhấn mạnh đến giá trị thật của mõi cá nhân.
Một năm âm lịch nữa sắp đi qua. Nói theo thơ ca thì “Xuân đã về trên mọi nẻo đường đất nước”. Nguyện xin Chúa là Chúa của mùa Xuân đang đến, không những ban cho chúng ta năm mới an khang thịnh vượng, mà còn cho mỗi con người được nhìn nhận như là những nhân vị đặc biệt và không thể thay thế.