Chút Tản Mạn Nhân Cuộc Gặp Gỡ Vị Đại Diện Tòa Thánh
Chiều ngày 29-11-2018, tại Tòa Giám Mục giáo phận Ban Mê Thuột, vị Đại Diện Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam, Đức TGM Marek Zalewski đã có buổi gặp gỡ thân mật với các linh mục, các nam nữ tu sĩ của giáo phận Ban Mê Thuột. Sau diễn văn chào đón của cha Tổng Đại Diện, Đức Tổng đã nói chuyện với nội dung rõ rệt chia thành hai phần: phần đầu nói với các linh mục và phần thứ hai nói với các nam nữ tu sĩ.
Phần thứ nhất: với các linh mục. Ngài nhấn mạnh rằng sức sống và sự phát triển của một giáo phận chủ yếu trên cơ sở sự hiệp thông, hiệp nhất giữa các linh mục với giám mục giáo phận và giữa các linh mục với nhau. Bằng chứng lý thần học Thánh Kinh, những lời dạy của Thánh Công Đồng Vatican II và các lời giáo huấn của các Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (có lẽ vì ngài cùng quê Ba Lan với thánh Gioan Phaolô II chăng?), ngài trình bày sự hiệp thông, hiệp nhất giữa các linh mục với giám mục giáo phận như một cơ thể sống. Và Ngài khẳng định rằng một trong những cách thế để thực hiện điều này đó là cần tích cực phát triển sự đối thoại chân thành.
Xin có một vài thiển ý về sự chân thành đối thoại giữa các linh mục với nhau các riêng giữa linh mục với giám mục. Không bàn đến những cuộc nói chuyện với thái độ chủ tớ hay bề trên với bề dưới theo chiều kích tiêu cực như để nịnh hót, lấy lòng… Theo chiều kích tích cực thì có thể có những mối tương quan trong cuộc đối thoại giữa các ngài đó là cha con, thầy trò, anh em và bạn hữu. Đối thoại với nhau trong tình cha con và tình thầy trò thì xem ra không mấy khó, nhất là với nền văn hóa Đông phương. Tuy nhiên, chuyện một linh mục trẻ đối thoại với các linh mục cao niên trong tinh thần huynh đệ và trong tình bằng hữu thì xem ra vẫn còn đó một vài trở ngại. Còn chuyện các linh mục đối thoại với Đức Giám Mục giáo phận trong tinh thần bạn hữu hay trong tinh thần anh em thì hầu như quá khó. Ngay cả với các linh mục cao niên thì bản thân tôi cũng nhận xét là dường như chưa có thực hiện điều này cách đúng nghĩa. Xin tự hỏi mình đã dám mạnh dạn đối thoại với giám mục trong tinh thần huynh đệ hay bằng hữu chưa? Thú thực rằng chưa, nếu có thì rất hiếm.
Vậy làm thế nào để thỉnh thoảng có được sự đối thoại giữa linh mục và giám mục trong tinh thần bằng hữu và huynh đệ? Chắc chắn cánh cửa phải được mở từ bên trên. Nếu các giám mục có được tâm tình như Chúa Cứu Thế đêm Tiệc Ly để rồi nhìn nhận các linh mục không chỉ là những cộng sự viên, những người thuộc quyền mà còn là những người bạn tâm phúc thì nhiều sự vốn chưa thể sẽ trở thành hiện thực. Chúa Giêsu đã biểu lộtình bạn hữu ấy không nguyên chỉ bằng việc khiêm tốn rửa chân cho các vị mà còn bằng việc tin tưởng chia sẻ cho môn đệ những gì Ngài nhận từ Cha trên trời “Thẩy gọi anh em là bạn hữu vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,15).
Nếu dệt xây được tình huynh đệ và tình bằng hữu giữa linh mục với giám mục thì các linh mục sẽ thỉnh thoảng biết mạnh dạn và thân tình đối thoại với giám mục hơn như các tông đồ đêm Tiệc Ly: “Sao Thầy lại rửa chân cho con… Nếu Thầy đã rửa chân thì rửa luôn cả tay và đầu con nữa” (x.Ga13,6;9); “Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy?...Con sẽ liều mạng sống con vì Thầy”(Ga 13,36-37); “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?; “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (x.Ga 14,3-9); “Thưa Thầy, tại sao Thầy tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ ra cho thế gian (Ga 14,22)…
Ngoài ra để có được sự đối thoại đúng nghĩa thì chắc hẳn cần có những dịp thuận lợi để gặp gỡ giữa bề trên với bề dưới. Và theo thiển ý thì trong những dịp gặp gỡ ấy, bề trên phải tạo điều kiện để cho bề dưới mở lời ít ra là được một phần ba thời gian gặp gỡ, dĩ nhiên trong tinh thần biết lắng nghe.
Thiết tưởng rằng nếu không có sự đối chân thành thì các cuộc gặp gỡ giữa các linh mục với giám mục chỉ thuần là để lo thủ tục giấy tờ hoặc chỉ để nghe bề trên thông báo các quyết định hay chương trình…
Phần thứ hai: Ngõ lời với các nam nữ tu sĩ, Đức Tổng Marek Zalewski đề cập hai điều. Điều thứ nhất đó là cần có sự hài hòa hổ tương giữa đời sống cầu nguyện, chiêm niệm với đời sống hoạt động tông đồ phục vụ. Ngài nhấn mạnh đến sự cần thiết của những thời gian hiện diện trước Thánh Thể Chúa. Vấn đề này theo tôi thì thật dễ dàng đón nhận, vì đó là nét căn bản của các linh đạo cho mọi Hội Dòng. Không có ơn Chúa thì chúng ta sẽ không làm được sự gì tốt đẹp. Đời sống cầu nguyện là nguồn năng lượng để chúng ta biết thực thi thánh ý Thiên Chúa theo cách thế Chúa muốn.
Xin được triển khai đôi nét qua điều thứ hai mà ngài đề cập đó là các tu sĩ nam nữ đừng quên dù mình là bề dưới nhưng mỗi người có nghĩa vụ góp phần làm nên đời sống của Hội Dòng. Quả thật phải thú nhận rằng một lời khuyên Tin Mừng là sống đức vâng phục ở các Hội Dòng tại quê nhà Việt Nam xem ra quá chú trọng vào việc vâng phục ý bề trên theo kiểu trên bảo sao thì dưới làm vậy. Vì thế hầu như rất ít có chuyện tích cực có sáng kiến thực thi những gì bề trên không minh nhiên truyền lệnh.
Đọc Tin Mừng thì chúng ta thấy thánh ý Chúa Cha đến với Chúa Giêsu thường không minh nhiên như lệnh của bề trên trong các Hội Dòng. Nhìn vào cách sống vâng phục của Chúa Giêsu thì chúng ta thấy Ngài không ngồi đó là chờ Chúa Cha sai bảo. Chính Ngài không chỉ hằng ngày vào nơi thanh vắng để tìm kiếm thánh ý Cha trên trời mà còn tỉnh thức nhạy bén đón nhận thánh ý Cha qua các biến cố trong đời sống thường nhật cũng như qua hành trình rao giảng Tin Mừng.Sự tích cực và năng động là cách thế Chúa Giêsu sống đức vâng phục.
Khi nhấn mạnh rằng cuộc sống, các hoạt động của mỗi tu sĩ làm nên Hội dòng chắc hẳn Đức Tổng muốn nói đến thái độ tích cực và sáng tạo cần có nơi mỗi thành viên các Hội dòng. Để điều này thành hiện thực, dĩ nhiên bề trên các Hội dòng nên tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên phát triển theo khả năng và hoàn cảnh của mình. Các vị cũng nên tạo một khoảng tự do nào đó để các thành viên mạnh dạn góp phần riêng của mình để làm cho Hội dòng ngày càng đổi mới và thăng tiến. Xã hội ngày càng phát triển và đổi mới thì những người phục vụ cũng phải đổi mới và thăng tiến không ngừng.
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Chiều ngày 29-11-2018, tại Tòa Giám Mục giáo phận Ban Mê Thuột, vị Đại Diện Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam, Đức TGM Marek Zalewski đã có buổi gặp gỡ thân mật với các linh mục, các nam nữ tu sĩ của giáo phận Ban Mê Thuột. Sau diễn văn chào đón của cha Tổng Đại Diện, Đức Tổng đã nói chuyện với nội dung rõ rệt chia thành hai phần: phần đầu nói với các linh mục và phần thứ hai nói với các nam nữ tu sĩ.
Phần thứ nhất: với các linh mục. Ngài nhấn mạnh rằng sức sống và sự phát triển của một giáo phận chủ yếu trên cơ sở sự hiệp thông, hiệp nhất giữa các linh mục với giám mục giáo phận và giữa các linh mục với nhau. Bằng chứng lý thần học Thánh Kinh, những lời dạy của Thánh Công Đồng Vatican II và các lời giáo huấn của các Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (có lẽ vì ngài cùng quê Ba Lan với thánh Gioan Phaolô II chăng?), ngài trình bày sự hiệp thông, hiệp nhất giữa các linh mục với giám mục giáo phận như một cơ thể sống. Và Ngài khẳng định rằng một trong những cách thế để thực hiện điều này đó là cần tích cực phát triển sự đối thoại chân thành.
Xin có một vài thiển ý về sự chân thành đối thoại giữa các linh mục với nhau các riêng giữa linh mục với giám mục. Không bàn đến những cuộc nói chuyện với thái độ chủ tớ hay bề trên với bề dưới theo chiều kích tiêu cực như để nịnh hót, lấy lòng… Theo chiều kích tích cực thì có thể có những mối tương quan trong cuộc đối thoại giữa các ngài đó là cha con, thầy trò, anh em và bạn hữu. Đối thoại với nhau trong tình cha con và tình thầy trò thì xem ra không mấy khó, nhất là với nền văn hóa Đông phương. Tuy nhiên, chuyện một linh mục trẻ đối thoại với các linh mục cao niên trong tinh thần huynh đệ và trong tình bằng hữu thì xem ra vẫn còn đó một vài trở ngại. Còn chuyện các linh mục đối thoại với Đức Giám Mục giáo phận trong tinh thần bạn hữu hay trong tinh thần anh em thì hầu như quá khó. Ngay cả với các linh mục cao niên thì bản thân tôi cũng nhận xét là dường như chưa có thực hiện điều này cách đúng nghĩa. Xin tự hỏi mình đã dám mạnh dạn đối thoại với giám mục trong tinh thần huynh đệ hay bằng hữu chưa? Thú thực rằng chưa, nếu có thì rất hiếm.
Vậy làm thế nào để thỉnh thoảng có được sự đối thoại giữa linh mục và giám mục trong tinh thần bằng hữu và huynh đệ? Chắc chắn cánh cửa phải được mở từ bên trên. Nếu các giám mục có được tâm tình như Chúa Cứu Thế đêm Tiệc Ly để rồi nhìn nhận các linh mục không chỉ là những cộng sự viên, những người thuộc quyền mà còn là những người bạn tâm phúc thì nhiều sự vốn chưa thể sẽ trở thành hiện thực. Chúa Giêsu đã biểu lộtình bạn hữu ấy không nguyên chỉ bằng việc khiêm tốn rửa chân cho các vị mà còn bằng việc tin tưởng chia sẻ cho môn đệ những gì Ngài nhận từ Cha trên trời “Thẩy gọi anh em là bạn hữu vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,15).
Nếu dệt xây được tình huynh đệ và tình bằng hữu giữa linh mục với giám mục thì các linh mục sẽ thỉnh thoảng biết mạnh dạn và thân tình đối thoại với giám mục hơn như các tông đồ đêm Tiệc Ly: “Sao Thầy lại rửa chân cho con… Nếu Thầy đã rửa chân thì rửa luôn cả tay và đầu con nữa” (x.Ga13,6;9); “Thưa Thầy, Thầy đi đâu vậy?...Con sẽ liều mạng sống con vì Thầy”(Ga 13,36-37); “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường?; “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” (x.Ga 14,3-9); “Thưa Thầy, tại sao Thầy tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ ra cho thế gian (Ga 14,22)…
Ngoài ra để có được sự đối thoại đúng nghĩa thì chắc hẳn cần có những dịp thuận lợi để gặp gỡ giữa bề trên với bề dưới. Và theo thiển ý thì trong những dịp gặp gỡ ấy, bề trên phải tạo điều kiện để cho bề dưới mở lời ít ra là được một phần ba thời gian gặp gỡ, dĩ nhiên trong tinh thần biết lắng nghe.
Thiết tưởng rằng nếu không có sự đối chân thành thì các cuộc gặp gỡ giữa các linh mục với giám mục chỉ thuần là để lo thủ tục giấy tờ hoặc chỉ để nghe bề trên thông báo các quyết định hay chương trình…
Phần thứ hai: Ngõ lời với các nam nữ tu sĩ, Đức Tổng Marek Zalewski đề cập hai điều. Điều thứ nhất đó là cần có sự hài hòa hổ tương giữa đời sống cầu nguyện, chiêm niệm với đời sống hoạt động tông đồ phục vụ. Ngài nhấn mạnh đến sự cần thiết của những thời gian hiện diện trước Thánh Thể Chúa. Vấn đề này theo tôi thì thật dễ dàng đón nhận, vì đó là nét căn bản của các linh đạo cho mọi Hội Dòng. Không có ơn Chúa thì chúng ta sẽ không làm được sự gì tốt đẹp. Đời sống cầu nguyện là nguồn năng lượng để chúng ta biết thực thi thánh ý Thiên Chúa theo cách thế Chúa muốn.
Xin được triển khai đôi nét qua điều thứ hai mà ngài đề cập đó là các tu sĩ nam nữ đừng quên dù mình là bề dưới nhưng mỗi người có nghĩa vụ góp phần làm nên đời sống của Hội Dòng. Quả thật phải thú nhận rằng một lời khuyên Tin Mừng là sống đức vâng phục ở các Hội Dòng tại quê nhà Việt Nam xem ra quá chú trọng vào việc vâng phục ý bề trên theo kiểu trên bảo sao thì dưới làm vậy. Vì thế hầu như rất ít có chuyện tích cực có sáng kiến thực thi những gì bề trên không minh nhiên truyền lệnh.
Đọc Tin Mừng thì chúng ta thấy thánh ý Chúa Cha đến với Chúa Giêsu thường không minh nhiên như lệnh của bề trên trong các Hội Dòng. Nhìn vào cách sống vâng phục của Chúa Giêsu thì chúng ta thấy Ngài không ngồi đó là chờ Chúa Cha sai bảo. Chính Ngài không chỉ hằng ngày vào nơi thanh vắng để tìm kiếm thánh ý Cha trên trời mà còn tỉnh thức nhạy bén đón nhận thánh ý Cha qua các biến cố trong đời sống thường nhật cũng như qua hành trình rao giảng Tin Mừng.Sự tích cực và năng động là cách thế Chúa Giêsu sống đức vâng phục.
Khi nhấn mạnh rằng cuộc sống, các hoạt động của mỗi tu sĩ làm nên Hội dòng chắc hẳn Đức Tổng muốn nói đến thái độ tích cực và sáng tạo cần có nơi mỗi thành viên các Hội dòng. Để điều này thành hiện thực, dĩ nhiên bề trên các Hội dòng nên tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên phát triển theo khả năng và hoàn cảnh của mình. Các vị cũng nên tạo một khoảng tự do nào đó để các thành viên mạnh dạn góp phần riêng của mình để làm cho Hội dòng ngày càng đổi mới và thăng tiến. Xã hội ngày càng phát triển và đổi mới thì những người phục vụ cũng phải đổi mới và thăng tiến không ngừng.
Lm.Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột