Một bức điện tín "không như các điện tín khác” cách đây 50 năm
ĐTC Gioan XXIII và Tổng Bí thư Khrushchev hướng đến sự "tan băng"
ROMA – Cách đây đúng 50 năm, cũng ngày 25-11, một điện tín đi vào lịch sử của Toà thánh. Một điện tín "bất ngờ" từ Mátxcơva gửi Rome, đánh dấu "một bước ngoặt trong chiến lược của Tòa Thánh", - hãng tin SIR của Hội Đồng Giám Mục Ý nói như thế.
"Theo các chỉ thị mà tôi nhận được từ Ngài Nikita Khrushchev, tôi vội vàng gửi đến ĐTC Gioan XXIII những lời chúc mừng nồng nhiệt của tôi, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Ngài, và những lời chúc chân thành nhất của tôi cho sức khỏe và sự thành công của Ngài, nhằm cổ vũ và củng cố hòa bình trên thế giới, tìm ra một giải pháp cho các vấn đề quốc tế, thông qua các cuộc đàm phán thẳng thắn": đó là các lời của bức điện tín, gửi cho ĐTC Gioan XXIII, ngày 25-11-1961, nhân danh Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao của Liên Xô, Ngài Nikita Sergeyevich Khrushchev.
Hãng tin SIR nhấn mạnh rằng "một cách gián tiếp" bức điện tín này được đề cập trong cuốn sách sau khi tác giả qua đời, là Đức Hồng y Agostino Casaroli Quốc vụ khanh thời ấy của Toà thánh, với nhan đề «Il martirio della pazienza- la Santa Sede e i paesi communisti (1963-1989)» (Người tử vì đạo của sự kiên nhẫn - Tòa Thánh và các nước cộng sản (1963-1989), xuất bản năm 2000, cho phép vài năm sau đó, và sau nhiều dấu hiệu mỏng manh và do dự của sự giảm căng thẳng, một loạt các bước nhỏ hướng tới sự nối lại đối thoại với các nước khối Đông Âu, vào thời Bức Màn Sắt.
Hãng tin nhắc lại, các bước nhỏ, mà "Tổng trưởng ngoại giao của ĐTC”, như người ta thường gọi Đức Hồng y Casaroli, là "diễn viên chính", trở thành kiến trúc sư của chính sách phương Đông (Ostpolitik), sớm được thực hiện bởi Tòa Thánh.
Nhưng nếu bức điện tín này, được mô tả là "lịch sử", đã được mọi nhân viên Toà thánh biết tới và bàn bạc, “vị ít ngạc nhiên nhất có lẽ là ĐTC, vì hơn ai hết, Ngài có thể đánh giá cao ý nghĩa của một cử chỉ lịch sự như vậy "- Đức Hồng Y Casaroli nói.
Và câu trả lời mà ĐTC Gioan XXIII đã ngay lập tức được gửi tới Tổng bí thư Khrushchev, theo Hồng y, "phản ánh tâm hồn tốt và tinh thần tôn giáo, vốn linh hoạt mọi hành động của Ngài".
Chống lại xu hướng của một số người muốn tìm "lý do tiềm ẩn", vốn thúc đẩy người đứng đầu điện Kremlin có cử chỉ như thế, hãng tin SIR ưa thích một lời giải thích đơn giản hơn nhiều của Đức Hồng Y, có liên quan đến “sự cảm thông đặc biệt mà ĐTC Gioan XXIII đã gợi lên sau ngày Ngài được bầu làm Giáo hoàng, khai trương "một phương pháp mới để làm Giáo hoàng”, và "mở một trang mới trong chiến lược của Tòa Thánh".
Hãng tin Sir nói thêm khi trích dẫn các lời trong cuốn sách trên của Đức Hồng Y Casaroli: "Một sự cảm thông tràn vào các môi trường truyền thống thù địch với Giáo Hội, và bị thúc đẩy bởi nhiều động cơ sâu sắc hơn".
Hãng tin mô tả: “Nó giống như một sức nóng mới thoát ra khỏi các bức tường dày của Vatican và, khi từ từ lan rộng ra bên ngoài, nó làm tan chảy các tảng băng dày cả trăm mét".
Hãng tin SIR kể lại, cử chỉ của ông Khrushchev sẽ được lặp lại năm sau, vào tháng
12-1962, với một điện tín chúc mừng ĐTC nhân dịp lễ Giáng sinh gần đến. Sự kiện tồi tệ nhất (cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, được đánh dấu bởi các lời đe dọa chiến tranh giữa Liên Xô và Mỹ, cũng được giải quyết với sự can thiệp của ĐTC Gioan XXIII), đã qua đi, và việc khai mạc Công đồng chung Vatican II mang lại "một hơi thở lớn của niềm hy vọng" cho mọi người. (ZENIT.org 25-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ĐTC Gioan XXIII và Tổng Bí thư Khrushchev hướng đến sự "tan băng"
ROMA – Cách đây đúng 50 năm, cũng ngày 25-11, một điện tín đi vào lịch sử của Toà thánh. Một điện tín "bất ngờ" từ Mátxcơva gửi Rome, đánh dấu "một bước ngoặt trong chiến lược của Tòa Thánh", - hãng tin SIR của Hội Đồng Giám Mục Ý nói như thế.
"Theo các chỉ thị mà tôi nhận được từ Ngài Nikita Khrushchev, tôi vội vàng gửi đến ĐTC Gioan XXIII những lời chúc mừng nồng nhiệt của tôi, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Ngài, và những lời chúc chân thành nhất của tôi cho sức khỏe và sự thành công của Ngài, nhằm cổ vũ và củng cố hòa bình trên thế giới, tìm ra một giải pháp cho các vấn đề quốc tế, thông qua các cuộc đàm phán thẳng thắn": đó là các lời của bức điện tín, gửi cho ĐTC Gioan XXIII, ngày 25-11-1961, nhân danh Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên xô, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao của Liên Xô, Ngài Nikita Sergeyevich Khrushchev.
Hãng tin SIR nhấn mạnh rằng "một cách gián tiếp" bức điện tín này được đề cập trong cuốn sách sau khi tác giả qua đời, là Đức Hồng y Agostino Casaroli Quốc vụ khanh thời ấy của Toà thánh, với nhan đề «Il martirio della pazienza- la Santa Sede e i paesi communisti (1963-1989)» (Người tử vì đạo của sự kiên nhẫn - Tòa Thánh và các nước cộng sản (1963-1989), xuất bản năm 2000, cho phép vài năm sau đó, và sau nhiều dấu hiệu mỏng manh và do dự của sự giảm căng thẳng, một loạt các bước nhỏ hướng tới sự nối lại đối thoại với các nước khối Đông Âu, vào thời Bức Màn Sắt.
Hãng tin nhắc lại, các bước nhỏ, mà "Tổng trưởng ngoại giao của ĐTC”, như người ta thường gọi Đức Hồng y Casaroli, là "diễn viên chính", trở thành kiến trúc sư của chính sách phương Đông (Ostpolitik), sớm được thực hiện bởi Tòa Thánh.
Nhưng nếu bức điện tín này, được mô tả là "lịch sử", đã được mọi nhân viên Toà thánh biết tới và bàn bạc, “vị ít ngạc nhiên nhất có lẽ là ĐTC, vì hơn ai hết, Ngài có thể đánh giá cao ý nghĩa của một cử chỉ lịch sự như vậy "- Đức Hồng Y Casaroli nói.
Và câu trả lời mà ĐTC Gioan XXIII đã ngay lập tức được gửi tới Tổng bí thư Khrushchev, theo Hồng y, "phản ánh tâm hồn tốt và tinh thần tôn giáo, vốn linh hoạt mọi hành động của Ngài".
Chống lại xu hướng của một số người muốn tìm "lý do tiềm ẩn", vốn thúc đẩy người đứng đầu điện Kremlin có cử chỉ như thế, hãng tin SIR ưa thích một lời giải thích đơn giản hơn nhiều của Đức Hồng Y, có liên quan đến “sự cảm thông đặc biệt mà ĐTC Gioan XXIII đã gợi lên sau ngày Ngài được bầu làm Giáo hoàng, khai trương "một phương pháp mới để làm Giáo hoàng”, và "mở một trang mới trong chiến lược của Tòa Thánh".
Hãng tin Sir nói thêm khi trích dẫn các lời trong cuốn sách trên của Đức Hồng Y Casaroli: "Một sự cảm thông tràn vào các môi trường truyền thống thù địch với Giáo Hội, và bị thúc đẩy bởi nhiều động cơ sâu sắc hơn".
Hãng tin mô tả: “Nó giống như một sức nóng mới thoát ra khỏi các bức tường dày của Vatican và, khi từ từ lan rộng ra bên ngoài, nó làm tan chảy các tảng băng dày cả trăm mét".
Hãng tin SIR kể lại, cử chỉ của ông Khrushchev sẽ được lặp lại năm sau, vào tháng
12-1962, với một điện tín chúc mừng ĐTC nhân dịp lễ Giáng sinh gần đến. Sự kiện tồi tệ nhất (cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, được đánh dấu bởi các lời đe dọa chiến tranh giữa Liên Xô và Mỹ, cũng được giải quyết với sự can thiệp của ĐTC Gioan XXIII), đã qua đi, và việc khai mạc Công đồng chung Vatican II mang lại "một hơi thở lớn của niềm hy vọng" cho mọi người. (ZENIT.org 25-11-2011)
Nguyễn Trọng Đa