MOSCOW - Năm mươi năm trước đây, ngày mồng Năm tháng Ba năm 1953, Joseph Stalin qua đời.
Là một nhà độc tài quyết định vận mạng của hàng triệu người dân Liên Xô, ông Stalin khi còn sống đã trở thành biểu tượng của sự tàn bạo và thời kỳ ông cầm quyền là giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử nước Nga và Đông Âu ở thế kỷ 20.
Bản thân Stalin đã ra lệnh giết rất nhiều người nhưng cái chết của ông cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy vậy, các nghiên cứu lịch sử gần đây có vẻ như cho rằng chính Stalin đã bị ám sát.
Các tài liệu lịch sử của Liên Xô đều thống nhất ở những điểm chính về những ngày cuối cùng của Stalin, chẳng hạn như những ai ở gần ông ta nhất trong thời gian đó và họ làm gì cùng Stalin.
Trong đêm ngày 28 tháng Hai năm 1953, Stalin xem phim ở điện Kremlin cùng nhóm thân cận nhất trong Bộ Chính trị Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô là Lavrenty Beria, Nikita Khrushchev, Nicolai Bulganin và Georgi Malenkov. Sau khi xem phim họ về dinh tự ở ngoại ô Matxcơva của Stalin và đến chừng 1 giờ sáng ngày Một tháng Ba, các vị khách về nhà của họ.
Nhưng những gì xảy ra sau đó đã gây ra câu hỏi. Đó là chuyện Stalin ra lệnh cho các cận vệ riêng đi ngủ. Việc này rất bất thường và nó đã khiến sử gia người Nga Edvard Radzinski để tâm tìm hiểu.
Ông Radzinski đã tìm lại chính một trong những vệ sỹ của Stalin làm việc đêm hôm đó là Pyotr Lozgachev. Theo lời ông Lozgachev thì không phải Stalin mà người trưởng nhóm vệ sỹ Khrustalev đã bảo cấp dưới về nghỉ đêm đó.
Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy họ đợi tới 12 giờ trưa, rồi 2 giờ chiều vẫn không thấy Stalin ra khỏi phòng. Những người cận vệ tuy lo sợ nhưng không dám vào phòng đánh thức Stalin dậy. Đến 6 giờ 30 tối có ai đó bật đèn trong phòng Stalin.
Những người cận vệ thấy an tâm hơn và yên trí rằng Stalin đã dậy. Ông ta vốn có thói quen làm việc đêm và dậy rất muộn.
Nhưng đến 10 giờ đêm vẫn không thấy Stalin ra khỏi phòng. Lozgachev quyết định đến đập cửa và hỏi” “Đồng chí Stalin ơi, đồng chí có khoẻ không?’. Không nghe tiếng trả lời, Lozgachev đẩy cửa vào thì thấy Stalin nằm vật vã trên nền nhà, hơi thở phì phò nặng nhọc, tờ báo Pravda rơi bên cạnh. Đồng hồ trên tay Stalin chỉ 6 giờ 30. Theo Lozgachev thì đó là giờ phút có điều gì đó xảy ra.
Điều lạ tiếp theo là sau khi những người cận vệ gọi điện báo cho Bộ Chính trị thì họ phải đợi rất lâu mới có người đến khám cho Stalin. Đến ngày mồng Năm thì Stalin qua đời.
Theo sử gia Edvard Radzinski thì theo lệnh của trùm công an KGB Lavrenty Beria, chính đội trưởng cận vệ Khrustalev đã tiêm thuốc độc vào người Stalin.
Nhưng câu hỏi là tại sao nhóm người thân cận nhất của Stalin phải giết ông ta?
Theo sử gia Radzinski thì vào thời điểm đó, Stalin đã quyết định gây chiến với Mỹ, làm nổ ra thế chiến lần thứ Ba để đem toàn bộ châu Âu về tay Matxcơva. Những người thân cận với ông ta thì biết rằng nền kinh tế Xô Viết đã hoàn toàn kiệt quệ sau thế chiến thứ Hai, quân đội Liên Xô cũng chưa kịp phục hồi và việc đương đầu với một cường quốc đã có vũ khí hạt nhân như Mỹ là chuyện điên rồ. Nhóm Beria, Malenkov và Khrushchev muốn ngăn chặn điều này.
Stalin muốn khiêu khích Tây Phương bằng một chiến dịch tiêu diệt người Do Thái. Chính Beria biết được rằng Stalin đã ra lệnh thực hiện việc bắt hàng loạt người Nga gốc Do Thái ở toàn thành phố Matxcơva vào ngày mồng Năm tháng Ba. Có những người nói là họ đã thấy các xe khách được điều đến thủ đô để chuẩn bị đưa người Do Thái đi đày. Tại Kazachstan người ta đã dựng những khu lều trại sẵn sàng đón họ.
Sau cái chết của Stalin, Liên Xô bước vào thời đại Tan Băng. Từ các trại tập trung khắp vùng Siberia, những cựu sỹ quan Hồng Quân, các đảng viên cộng sản và vô số người khác được thả về. Trong số họ có cả con dâu và cháu gái Stalin, những người bị Stalin cho đi tù.
Hàng triệu người dân các dân tộc thiểu số bị Stalin bắt đi đày cũng dần được cho về quê quán.
Tại đại hội 20 đảng Cộng sản Liên Xô, bản báo cáo của Nikita Khrushchev về các tội ác của Stalin đã gây chấn động trong phe cộng sản. Quá trình sửa sai diễn ra ở nhiều nước cộng sản, với mức độ tùy theo nhận thức của giới lãnh đạo các nước đó.
Tuy vậy, vẫn có những quốc gia tiếp tục coi Stalin là thần tượng hoặc một đề tài cấm kỵ không được nói đến. Tại những nước này những bí ẩn quanh cái chết của Stalin vẫn là một điều ít người được biết đến.(BBC)
Là một nhà độc tài quyết định vận mạng của hàng triệu người dân Liên Xô, ông Stalin khi còn sống đã trở thành biểu tượng của sự tàn bạo và thời kỳ ông cầm quyền là giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử nước Nga và Đông Âu ở thế kỷ 20.
Bản thân Stalin đã ra lệnh giết rất nhiều người nhưng cái chết của ông cho đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy vậy, các nghiên cứu lịch sử gần đây có vẻ như cho rằng chính Stalin đã bị ám sát.
Các tài liệu lịch sử của Liên Xô đều thống nhất ở những điểm chính về những ngày cuối cùng của Stalin, chẳng hạn như những ai ở gần ông ta nhất trong thời gian đó và họ làm gì cùng Stalin.
Trong đêm ngày 28 tháng Hai năm 1953, Stalin xem phim ở điện Kremlin cùng nhóm thân cận nhất trong Bộ Chính trị Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô là Lavrenty Beria, Nikita Khrushchev, Nicolai Bulganin và Georgi Malenkov. Sau khi xem phim họ về dinh tự ở ngoại ô Matxcơva của Stalin và đến chừng 1 giờ sáng ngày Một tháng Ba, các vị khách về nhà của họ.
Nhưng những gì xảy ra sau đó đã gây ra câu hỏi. Đó là chuyện Stalin ra lệnh cho các cận vệ riêng đi ngủ. Việc này rất bất thường và nó đã khiến sử gia người Nga Edvard Radzinski để tâm tìm hiểu.
Ông Radzinski đã tìm lại chính một trong những vệ sỹ của Stalin làm việc đêm hôm đó là Pyotr Lozgachev. Theo lời ông Lozgachev thì không phải Stalin mà người trưởng nhóm vệ sỹ Khrustalev đã bảo cấp dưới về nghỉ đêm đó.
Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy họ đợi tới 12 giờ trưa, rồi 2 giờ chiều vẫn không thấy Stalin ra khỏi phòng. Những người cận vệ tuy lo sợ nhưng không dám vào phòng đánh thức Stalin dậy. Đến 6 giờ 30 tối có ai đó bật đèn trong phòng Stalin.
Những người cận vệ thấy an tâm hơn và yên trí rằng Stalin đã dậy. Ông ta vốn có thói quen làm việc đêm và dậy rất muộn.
Nhưng đến 10 giờ đêm vẫn không thấy Stalin ra khỏi phòng. Lozgachev quyết định đến đập cửa và hỏi” “Đồng chí Stalin ơi, đồng chí có khoẻ không?’. Không nghe tiếng trả lời, Lozgachev đẩy cửa vào thì thấy Stalin nằm vật vã trên nền nhà, hơi thở phì phò nặng nhọc, tờ báo Pravda rơi bên cạnh. Đồng hồ trên tay Stalin chỉ 6 giờ 30. Theo Lozgachev thì đó là giờ phút có điều gì đó xảy ra.
Điều lạ tiếp theo là sau khi những người cận vệ gọi điện báo cho Bộ Chính trị thì họ phải đợi rất lâu mới có người đến khám cho Stalin. Đến ngày mồng Năm thì Stalin qua đời.
Theo sử gia Edvard Radzinski thì theo lệnh của trùm công an KGB Lavrenty Beria, chính đội trưởng cận vệ Khrustalev đã tiêm thuốc độc vào người Stalin.
Nhưng câu hỏi là tại sao nhóm người thân cận nhất của Stalin phải giết ông ta?
Theo sử gia Radzinski thì vào thời điểm đó, Stalin đã quyết định gây chiến với Mỹ, làm nổ ra thế chiến lần thứ Ba để đem toàn bộ châu Âu về tay Matxcơva. Những người thân cận với ông ta thì biết rằng nền kinh tế Xô Viết đã hoàn toàn kiệt quệ sau thế chiến thứ Hai, quân đội Liên Xô cũng chưa kịp phục hồi và việc đương đầu với một cường quốc đã có vũ khí hạt nhân như Mỹ là chuyện điên rồ. Nhóm Beria, Malenkov và Khrushchev muốn ngăn chặn điều này.
Stalin muốn khiêu khích Tây Phương bằng một chiến dịch tiêu diệt người Do Thái. Chính Beria biết được rằng Stalin đã ra lệnh thực hiện việc bắt hàng loạt người Nga gốc Do Thái ở toàn thành phố Matxcơva vào ngày mồng Năm tháng Ba. Có những người nói là họ đã thấy các xe khách được điều đến thủ đô để chuẩn bị đưa người Do Thái đi đày. Tại Kazachstan người ta đã dựng những khu lều trại sẵn sàng đón họ.
Sau cái chết của Stalin, Liên Xô bước vào thời đại Tan Băng. Từ các trại tập trung khắp vùng Siberia, những cựu sỹ quan Hồng Quân, các đảng viên cộng sản và vô số người khác được thả về. Trong số họ có cả con dâu và cháu gái Stalin, những người bị Stalin cho đi tù.
Hàng triệu người dân các dân tộc thiểu số bị Stalin bắt đi đày cũng dần được cho về quê quán.
Tại đại hội 20 đảng Cộng sản Liên Xô, bản báo cáo của Nikita Khrushchev về các tội ác của Stalin đã gây chấn động trong phe cộng sản. Quá trình sửa sai diễn ra ở nhiều nước cộng sản, với mức độ tùy theo nhận thức của giới lãnh đạo các nước đó.
Tuy vậy, vẫn có những quốc gia tiếp tục coi Stalin là thần tượng hoặc một đề tài cấm kỵ không được nói đến. Tại những nước này những bí ẩn quanh cái chết của Stalin vẫn là một điều ít người được biết đến.(BBC)