HƯNG HOÁ – Ngày 27-6-2011, tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Hưng Hóa (xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ), cha Phêrô Phan Thanh Bình, phụ trách UB dân tộc của Giáo phận bế mạc khóa học tiếng H’Mông.
Khóa học tiếng H’Mông gồm 31 học viên, trong đó có 3 linh mục, 14 nữ tu, 4 chủng sinh, 3 dự tu nam, 1 giáo lý viên và 6 giáo dân. Thời gian học từ 13 – 27/6/2011, dưới sự hướng dẫn của cha giáo Giacôbê Nguyễn Văn Thơm, OMI.
Trong 2 tuần lễ, các học viên đã cố gắng tiếp thu những kiến thức căn bản của ngôn ngữ dân tộc này. Tiếng H’Mông là một ngôn ngữ rất hay nhưng khó. Khó vì nó có nhiều phụ âm và nhiều thanh điệu. Hầu hết những người H’Mông chỉ biết đọc mà không biết viết tiếng mẹ đẻ của mình. Khó vì có nhiều loại H’Mông khác nhau: H’Mông Trắng như ở Thái Lan; H’Mông Đen như ở Sapa, Yên Bái; H’Mông Xanh như ở Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; H’Mông Hoa như ở Bảo Yên, Simacai, Bắc Hà tỉnh Lào Cai.
Các nhà ngôn ngữ học tại Việt Nam cũng không quan tâm một cách thấu đáo về ngôn ngữ này. Nên thực sự việc học tập và nghiên cứu tiếng H’Mông không phải đơn giản. Hơn nữa, ngày nay rất ít người muốn học tiếng các dân tộc thiểu số mà chỉ chạy theo những ngôn ngữ thị trường như tiếng Anh, Pháp, Trung, Hàn...
Ngoài những kiến thức phổ thông về ngôn ngữ, cha giáo Giacôbê hướng dẫn các học viên về phong tục tập quán của người H’Mông, nhất là đời sống đạo của họ. Ngài đã cho học những kinh cần thiết để trang bị cho các học viên những hành trang cần thiết trước khi đi thực tế.
Cha Phêrô Phan Thanh Bình, thay mặt UB dân tộc của Giáo phận, cử 2 người một nhóm đi thực tế 2 tuần tại các giáo xứ, giáo họ hay cộng đoàn có người dân tộc Công giáo. Hi vọng những gì các học viên thu lượm được trên lớp sẽ giúp họ nhận biết cách rõ ràng hơn về phong tục, tập quán và ngôn ngữ của người H’Mông và từ đó Tòa Giám Mục mới có thể đưa ra được kế hoạch làm việc trong tương lai cho người dân tộc, nhất là người H’Mông.
Ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ, vào dịp hè năm 2010 Giáo phận Hưng Hóa tổ chức lớp học tiếng H’Mông trong vòng 2 tuần lễ cho các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên. Tòa Giám Mục đài thọ về mặt kinh phí, nơi ăn chốn ở và người hướng dẫn. Năm nay cũng vậy, lớp học tiếng H’Mông khóa II được mở.
Hưng Hóa là một Giáo phận vùng Tây Bắc, nơi tập trung rất đông người dân tộc thiểu số, trong đó có người H’Mông. Hiện nay, có rất đông người H’Mông sống trên địa bàn Giáo phận tại các tỉnh như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Trong số đó, chỉ có khoảng 15 ngàn người theo Đạo Công giáo. Vì thế, Giáo phận rất cần nhân sự thông thạo ngôn ngữ các dân tộc cho công cuộc truyền giáo của mình. Đây là vấn đề lớn, không phải một sớm một chiều là giải quyết được mà cần phải có một chiến lược lâu dài mới có thể thu lượm được kết quả tốt.
15g00 cùng ngày, lớp học tiếng H’Mông khóa II kết thúc. Một học viên trong lớp đã đại diện cám ơn cha giáo bằng tiếng H’Mông. Cho dù bận rộn công việc của nhà dòng, cha vẫn tới Giáo phận để cộng tác trong công việc đạo tạo như thế này là vì cha yêu mến Giáo phận chúng con. Cuối cùng, lớp học đã có chút quà biếu cha giáo nhân dịp đặc biệt này.
Cao điểm trong ngày bế mạc khóa học tiếng H’Mông là Thánh lễ Tạ Ơn lúc 5g30 ngày 27-6-2011. Cha Phêrô Phan Thanh Bình chủ tế. Cùng đồng tế với ngài có cha Giacôbê Nguyễn Văn Thơm, OMI; cha Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ giáo xứ Lào Cai; cha Giuse Cấn Xuân Bằng, phó xứ Nghĩa Lộ. Tham dự Thánh lễ còn có 120 học viên của 2 lớp: H’Mông và Đàn – nhạc và một số giáo dân xung quanh khu vực Trung tâm Mục vụ.
Xin Chúa chúc lành cho Giáo phận Hưng Hóa trong công cuộc truyền giáo và tái truyền giáo. Xin Chúa chúc lành cho từng người thiện chí cách này hay cách khác giúp đỡ Giáo phận hướng tới công việc cao trọng nhưng đầy thử thách này, nhất là phục vụ những người dân tộc thiểu số, trong đó có người H’Mông.
Trong 2 tuần lễ, các học viên đã cố gắng tiếp thu những kiến thức căn bản của ngôn ngữ dân tộc này. Tiếng H’Mông là một ngôn ngữ rất hay nhưng khó. Khó vì nó có nhiều phụ âm và nhiều thanh điệu. Hầu hết những người H’Mông chỉ biết đọc mà không biết viết tiếng mẹ đẻ của mình. Khó vì có nhiều loại H’Mông khác nhau: H’Mông Trắng như ở Thái Lan; H’Mông Đen như ở Sapa, Yên Bái; H’Mông Xanh như ở Văn Bàn, tỉnh Lào Cai; H’Mông Hoa như ở Bảo Yên, Simacai, Bắc Hà tỉnh Lào Cai.
Các nhà ngôn ngữ học tại Việt Nam cũng không quan tâm một cách thấu đáo về ngôn ngữ này. Nên thực sự việc học tập và nghiên cứu tiếng H’Mông không phải đơn giản. Hơn nữa, ngày nay rất ít người muốn học tiếng các dân tộc thiểu số mà chỉ chạy theo những ngôn ngữ thị trường như tiếng Anh, Pháp, Trung, Hàn...
Ngoài những kiến thức phổ thông về ngôn ngữ, cha giáo Giacôbê hướng dẫn các học viên về phong tục tập quán của người H’Mông, nhất là đời sống đạo của họ. Ngài đã cho học những kinh cần thiết để trang bị cho các học viên những hành trang cần thiết trước khi đi thực tế.
Cha Phêrô Phan Thanh Bình, thay mặt UB dân tộc của Giáo phận, cử 2 người một nhóm đi thực tế 2 tuần tại các giáo xứ, giáo họ hay cộng đoàn có người dân tộc Công giáo. Hi vọng những gì các học viên thu lượm được trên lớp sẽ giúp họ nhận biết cách rõ ràng hơn về phong tục, tập quán và ngôn ngữ của người H’Mông và từ đó Tòa Giám Mục mới có thể đưa ra được kế hoạch làm việc trong tương lai cho người dân tộc, nhất là người H’Mông.
Ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ, vào dịp hè năm 2010 Giáo phận Hưng Hóa tổ chức lớp học tiếng H’Mông trong vòng 2 tuần lễ cho các linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo lý viên. Tòa Giám Mục đài thọ về mặt kinh phí, nơi ăn chốn ở và người hướng dẫn. Năm nay cũng vậy, lớp học tiếng H’Mông khóa II được mở.
Hưng Hóa là một Giáo phận vùng Tây Bắc, nơi tập trung rất đông người dân tộc thiểu số, trong đó có người H’Mông. Hiện nay, có rất đông người H’Mông sống trên địa bàn Giáo phận tại các tỉnh như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên. Trong số đó, chỉ có khoảng 15 ngàn người theo Đạo Công giáo. Vì thế, Giáo phận rất cần nhân sự thông thạo ngôn ngữ các dân tộc cho công cuộc truyền giáo của mình. Đây là vấn đề lớn, không phải một sớm một chiều là giải quyết được mà cần phải có một chiến lược lâu dài mới có thể thu lượm được kết quả tốt.
15g00 cùng ngày, lớp học tiếng H’Mông khóa II kết thúc. Một học viên trong lớp đã đại diện cám ơn cha giáo bằng tiếng H’Mông. Cho dù bận rộn công việc của nhà dòng, cha vẫn tới Giáo phận để cộng tác trong công việc đạo tạo như thế này là vì cha yêu mến Giáo phận chúng con. Cuối cùng, lớp học đã có chút quà biếu cha giáo nhân dịp đặc biệt này.
Cao điểm trong ngày bế mạc khóa học tiếng H’Mông là Thánh lễ Tạ Ơn lúc 5g30 ngày 27-6-2011. Cha Phêrô Phan Thanh Bình chủ tế. Cùng đồng tế với ngài có cha Giacôbê Nguyễn Văn Thơm, OMI; cha Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ giáo xứ Lào Cai; cha Giuse Cấn Xuân Bằng, phó xứ Nghĩa Lộ. Tham dự Thánh lễ còn có 120 học viên của 2 lớp: H’Mông và Đàn – nhạc và một số giáo dân xung quanh khu vực Trung tâm Mục vụ.
Xin Chúa chúc lành cho Giáo phận Hưng Hóa trong công cuộc truyền giáo và tái truyền giáo. Xin Chúa chúc lành cho từng người thiện chí cách này hay cách khác giúp đỡ Giáo phận hướng tới công việc cao trọng nhưng đầy thử thách này, nhất là phục vụ những người dân tộc thiểu số, trong đó có người H’Mông.