Ấn Độ: Linh mục dòng Tên kêu gọi ngừng chương trình hạt nhân Ấn Độ
Linh mục Dòng Tên Ambrose Pinto, người Ấn Độ, đã kêu gọi chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này. Ngài nói với hãng tin Truyền giáo (Missionary News Service): “Chỉ cần chưa tới một nửa hàng tỉ USD dự trù chi cho năng lượng hạt nhân, là có thể chi cho việc cung cấp điện năng cho mọi thành phố và nhà ở tại Ấn Độ,"
Linh mục Pinto, người mới nhận chức Viện trưởng trường Đại học thánh Giuse ở Bangalore, cho biết trường sẽ sớm được hoàn toàn cung cấp nguồn điện mặt trời - và ngài nói ngài tin rằng Ấn Độ có thể phát triển các dạng năng lượng thay thế trên khắp đất nước, với một nửa chi phí mà nước này đang có kế hoạch chi tiêu cho phát triển điện hạt nhân, thông qua một thỏa thuận mới với Mỹ. Theo tờ The New York Times, thỏa thuận này trị giá khoảng 150 tỉ USD.
Cha Pinto cho biết: “Ấn Độ đã chọn một mô hình phát triển duy nhất, là mô hình tư bản chủ nghĩa và tân tự do. Nhưng đó là một mô hình sai lầm, đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi mà các dân tộc và các cộng đồng khác nhau sống chung với nhau, và nơi có nguy cơ gây tác hại cho một xã hội đa nguyên. Hiệp định với Hoa Kỳ sẽ kết thúc bằng việc làm giàu cho các công ty đa quốc gia, là những công ty đặt quyền lợi của họ lên trên các nhu cầu của nền kinh tế và phát triển địa phương".
Ngài nói: “Ấn Độ có 1,2 tỉ dân và là một cơ hội lớn cho các công ty đa quốc gia. Nhưng thực tế là nơi đâu các nhà máy điện hạt nhân được lên kế hoạch, hoặc nơi đâu việc xây dựng nhà máy điện bắt đầu, thì có các cuộc biểu tình phản đối, hầu như do các cộng đồng địa phương dẫn đầu. Cảnh sát đã phải can thiệp bằng vũ lực và chỉ có thể thắng thế bằng sự đàn áp”.
Ngài nói thêm: "Việc hiệp định với Mỹ bị phản đối đã là hiển nhiên qua các cách thức mà nó được phê chuẩn trong nghị viện. Các tin tức do Wikileaks cung cấp đã xác nhận rằng một số nghị sĩ đối lập đã được hối lộ tiền bạc. Điều này là dễ hiểu vì sao hiệp định phải nhường lợi ích của Ấn Độ cho lợi ích Mỹ. Thỏa thuận đã có ảnh hưởng lên các mối quan hệ với Iran, và nói chung đã làm tổn thương cho phong trào phi liên kết, và đây là điểm chính của sự qui chiếu cho chính sách ngoại giao của chúng tôi trong một thời gian dài ".
Hiện nay ở Ấn Độ có 19 nhà máy điện hạt nhân. Vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên diễn ra năm 1974.
Linh mục Pinto cảnh báo về các nguy hiểm của công nghiệp hạt nhân. Ngài nói rằng 13 năm sau vụ thử hạt nhân tại Pokhran năm 1998, cách biên giới Pakistan khoảng 150km, "đất đai vẫn là sa mạc, nơi nông dân không có đất để canh tác, không có rừng và không có bất cứ thứ gì."
Ngài phát biểu: “Các vụ thử này đang trả tiền cho sự kiêu ngạo của một quốc gia, vốn dành hàng tỉ USD cho năng lượng hạt nhân, mà quên đi khoảng 60% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Chính phủ nói rằng năng lượng nguyên tử là cần thiết để đáp ứng nhu cầu cung cấp năng lượng quốc gia - nhưng trong một số làng của bang Jharkhand, trẻ em ra đời với các khuyết tật và bệnh tật, do các mỏ uranium và chất phóng xạ trong các chất thải ra trong không khí... "
Ngài cho biết rằng tai nạn hạt nhân vừa qua ở Fukushima, Nhật, cho thấy rằng "ngay cả những quốc gia tiên tiến nhất" cũng có nguy cơ xảy ra tai nạn.
Ngài nói thêm: "Còn có vấn đề dự trữ vũ khí nữa. Cuộc chạy đua vũ trang đã làm khiếp sợ người Ấn Độ và người Pakistan, kẻ thù được cho là của chúng tôi."
Chỉ trong vòng hai tuần kể từ khi nhận chức Viện trưởng, cha Pinto đã giám sát việc lắp đặt các tấm pin mặt trời, vốn sẽ cung cấp đủ năng lượng cho mọi các hoạt động của sinh viên, trong lớp học, thư viện, phòng thí nghiệm tại trường Đại học thánh Giuse.
Ngài tin rằng nếu chính phủ Ấn Độ muốn, chính phủ có thể làm nhiều hơn để thực hiện các nguồn năng lượng an toàn và sạch trên toàn quốc. Ngài nói: "Chúng ta có đủ nguồn năng lượng tự nhiên, và điều chúng ta cần là ý muốn sử dụng chúng ra sao". (Independent Catholic News 9-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Linh mục Pinto, người mới nhận chức Viện trưởng trường Đại học thánh Giuse ở Bangalore, cho biết trường sẽ sớm được hoàn toàn cung cấp nguồn điện mặt trời - và ngài nói ngài tin rằng Ấn Độ có thể phát triển các dạng năng lượng thay thế trên khắp đất nước, với một nửa chi phí mà nước này đang có kế hoạch chi tiêu cho phát triển điện hạt nhân, thông qua một thỏa thuận mới với Mỹ. Theo tờ The New York Times, thỏa thuận này trị giá khoảng 150 tỉ USD.
Cha Pinto cho biết: “Ấn Độ đã chọn một mô hình phát triển duy nhất, là mô hình tư bản chủ nghĩa và tân tự do. Nhưng đó là một mô hình sai lầm, đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi mà các dân tộc và các cộng đồng khác nhau sống chung với nhau, và nơi có nguy cơ gây tác hại cho một xã hội đa nguyên. Hiệp định với Hoa Kỳ sẽ kết thúc bằng việc làm giàu cho các công ty đa quốc gia, là những công ty đặt quyền lợi của họ lên trên các nhu cầu của nền kinh tế và phát triển địa phương".
Ngài nói: “Ấn Độ có 1,2 tỉ dân và là một cơ hội lớn cho các công ty đa quốc gia. Nhưng thực tế là nơi đâu các nhà máy điện hạt nhân được lên kế hoạch, hoặc nơi đâu việc xây dựng nhà máy điện bắt đầu, thì có các cuộc biểu tình phản đối, hầu như do các cộng đồng địa phương dẫn đầu. Cảnh sát đã phải can thiệp bằng vũ lực và chỉ có thể thắng thế bằng sự đàn áp”.
Ngài nói thêm: "Việc hiệp định với Mỹ bị phản đối đã là hiển nhiên qua các cách thức mà nó được phê chuẩn trong nghị viện. Các tin tức do Wikileaks cung cấp đã xác nhận rằng một số nghị sĩ đối lập đã được hối lộ tiền bạc. Điều này là dễ hiểu vì sao hiệp định phải nhường lợi ích của Ấn Độ cho lợi ích Mỹ. Thỏa thuận đã có ảnh hưởng lên các mối quan hệ với Iran, và nói chung đã làm tổn thương cho phong trào phi liên kết, và đây là điểm chính của sự qui chiếu cho chính sách ngoại giao của chúng tôi trong một thời gian dài ".
Hiện nay ở Ấn Độ có 19 nhà máy điện hạt nhân. Vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên diễn ra năm 1974.
Linh mục Pinto cảnh báo về các nguy hiểm của công nghiệp hạt nhân. Ngài nói rằng 13 năm sau vụ thử hạt nhân tại Pokhran năm 1998, cách biên giới Pakistan khoảng 150km, "đất đai vẫn là sa mạc, nơi nông dân không có đất để canh tác, không có rừng và không có bất cứ thứ gì."
Ngài phát biểu: “Các vụ thử này đang trả tiền cho sự kiêu ngạo của một quốc gia, vốn dành hàng tỉ USD cho năng lượng hạt nhân, mà quên đi khoảng 60% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Chính phủ nói rằng năng lượng nguyên tử là cần thiết để đáp ứng nhu cầu cung cấp năng lượng quốc gia - nhưng trong một số làng của bang Jharkhand, trẻ em ra đời với các khuyết tật và bệnh tật, do các mỏ uranium và chất phóng xạ trong các chất thải ra trong không khí... "
Ngài cho biết rằng tai nạn hạt nhân vừa qua ở Fukushima, Nhật, cho thấy rằng "ngay cả những quốc gia tiên tiến nhất" cũng có nguy cơ xảy ra tai nạn.
Ngài nói thêm: "Còn có vấn đề dự trữ vũ khí nữa. Cuộc chạy đua vũ trang đã làm khiếp sợ người Ấn Độ và người Pakistan, kẻ thù được cho là của chúng tôi."
Chỉ trong vòng hai tuần kể từ khi nhận chức Viện trưởng, cha Pinto đã giám sát việc lắp đặt các tấm pin mặt trời, vốn sẽ cung cấp đủ năng lượng cho mọi các hoạt động của sinh viên, trong lớp học, thư viện, phòng thí nghiệm tại trường Đại học thánh Giuse.
Ngài tin rằng nếu chính phủ Ấn Độ muốn, chính phủ có thể làm nhiều hơn để thực hiện các nguồn năng lượng an toàn và sạch trên toàn quốc. Ngài nói: "Chúng ta có đủ nguồn năng lượng tự nhiên, và điều chúng ta cần là ý muốn sử dụng chúng ra sao". (Independent Catholic News 9-4-2011)
Nguyễn Trọng Đa