Theo một chuyên viên thượng thặng về Trung Đông, Linh Mục Samir Khalil, Dòng Tên, các Kitô hữu Trung Đông không phải là nạn nhân của một cuộc bách hại có hệ thống, song họ sống trong một sự kỳ thị đang từ từ giập tắt sự hiện hữu của họ tại vùng này, một hiện tượng mà Đức TGM Louis Sako của Kirkuk mô tả là “cuộc mất máu của các Kitô hữu Trung Đông”
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 10 năm 2010 của hãng Zenit, Cha Khalil trình bày một bức tranh có tính lịch sử và tôn giáo về hiện tình của vùng này. Ngài phân tách các thách đố khẩn trương nhất và đưa ra một số giải pháp liên quan tới nhà nước dân sự và Kitô Giáo tại Trung Đông.
Vấn đề chính trị trong hậu cảnh tôn giáo
Theo cha Khalil, vì là một thiểu số, không quá 10% dân số Trung Đông, trong khi đại đa số theo Hồi Giáo, sự hiện hữu của Kitô hữu dĩ nhiên tùy thuộc sự thuận tình của đại đa số này, nhất là vì Hồi Giáo vừa được coi như một nhà nước vừa được coi như một tôn giáo. Và trong hơn 30 năm qua, đại đa số các nhà nước tại Trung Đông đều áp dụng phương thức duy hồi giáo vào thực tại nhà nước, nơi tôn giáo quyết định mọi nét đặc thù của sinh hoạt xã hội và chính trị hàng ngày. Cho nên khỏi cần nói, ai cũng hiểu: hoàn cảnh của Kitô hữu lệ thuộc thiện chí của người Hồi Giáo và hệ thống duy hồi giáo. Bởi thế, không ngạc nhiên khi ta dành cho vấn đề này tầm quan trọng đặc biệt của nó.
Theo cha Khalil, cần phải phân biệt giữa tín hữu Hồi Giáo trên bình diện cá nhân và hệ thống duy Hồi Giáo. Lý do đơn giản: vì với các cá nhân tín hữu Hồi Giáo, ta có thể thiết lập được một cuộc đối thoại rất chân tình và một cuộc gặp gỡ tốt đẹp về liên văn hóa và liên tôn giáo. Cha Khalil cho hay ngay chiều hôm trước, cha được một người Hồi Giáo Sunni miền bắc Libăng tiếp xúc qua hệ thống Skype, người mà cha mới tình cờ gặp trên chuyến phi cơ cách đó một tháng. Hai người bàn luận về Chúa Ba Ngôi và việc cầu nguyện. Trong khi nói chuyện, anh ta bảo: “thưa tiến sĩ, tôi muốn giới thiệu ông với bà xã nhà tôi”. Ở Phương Đông, việc giới thiệu như thế có nghĩa họ kể cha như là người trong gia đình.
Bởi thế, theo cha, nếu kể theo cá nhân, thì, nghịch lý thay, người Hồi Giáo gần gũi với người Kitô Giáo Đông Phương hơn là công dân Âu Châu. Có một cảm thức tôn giáo chung nào đó kết hợp họ lại với nhau. Nhưng nếu nói tới chủ nghĩa duy hồi giáo (islamism), thì câu chuyện thay đổi hoàn toàn vì đây là vấn đề chính trị trong hậu cảnh tôn giáo.
Trong hậu cảnh ấy, người Kitô hữu Đông Phương chỉ muốn được đối xử như những công dân dưới một hiến pháp vượt lên trên mọi tôn giáo. Tiếc thay, tại hầu hết các quốc gia trong vùng, hiến pháp lại chủ yếu, nếu không muốn nói là trọn vẹn, dựa trên luật duy hồi giáo. Và đó là nan đề đối với người Kitô Giáo Trung Đông. Ngoại trừ một ít trường hợp như Libăng, dù có hiến pháp thế tục, các nước như Tunisia, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là duy hồi giáo về phương diện văn hóa và do đó dành nhiều ưu tiên cho các công dân theo tôn giáo này.
Hồi Giáo chính trị và chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo
Việc phục hưng chủ nghĩa duy hồi giáo là một hiện tượng phức tạp do nhiều nguồn gốc tạo ra. Nào là các trào lưu chủ trương về nguồn như chủ nghĩa Wahhab (1); nào là cách đọc Phương Tây đầy đối kháng theo trình bày của những nhân vật đầu thế kỷ 20 như Sayyid Qutb, cha đẻ của phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo; nào là các thiên kiến khác nhau về văn hóa từng đồng hóa Phương Tây với Kitô Giáo; rồi các cuộc chiến tranh gần đây của Mỹ bị coi như những thập tự chinh chống lại Hồi Giáo; ấy là chưa kể tới sự thiên vị của Phương Tây trong cuộc tranh chấp giữa Do Thái và Palestine. Người ta coi những khai triển ấy là có tính lũy thừa (exponential) phát sinh ra chủ nghĩa hồi giáo chính trị và chủ nghĩa cực đoan hồi giáo. Vậy đâu là tâm điểm của cuộc khai triển có tính lũy thừa đó?
Cha Khalil cho rằng: khởi đầu thập niên 1970, người ta thấy xuất hiện một làn sóng duy hồi giáo. Đầu năm 1973, tiếp theo cuộc chiến tranh giữa Israel và các nước Ả Rập, một hiện tượng kinh tế đã xuất hiện, qua đó, giá dầu thô tăng lên gấp bốn lần chỉ trong vài tháng. Nhờ thế, các nước sản xuất dầu thấy mình thành núi đôla do dầu hỏa mang tới. Saudi Arabia không biết phải làm gì với số vốn khổng lồ đó, nên đã dùng nó để xây các đền thờ và trường học Hồi Giáo. Nước này còn tài trợ cho Phong Trào Huynh Đệ Hồi Giáo tại Ai Cập và kế hoạch của họ hết sức rõ ràng: hồi giáo hóa xã hội Ai Cập vì nước này chưa Hồi Giáo đủ. Rồi, họ còn tiến hành cùng một chiến dịch ấy tại mọi quốc gia Trung Đông khác.
Nhờ thế, đến đầu thập niên 1980, Huynh Đệ Hồi Giáo đông đến nỗi trở thành mối đe dọa cho Syria, khiến tổng thống nước này, là Hafez al-Assad, phải dùng võ lực khuất phục họ. Một ít thập niên trước, Nam Dương được coi là thiên đàng của tự do tôn giáo trong một nước Hồi Giáo, nhờ thế nhiều linh mục trước đây vốn là người Hồi Giáo trở lại. Ngày nay, chuyện đó không thể xẩy ra nữa. Tại Nigeria, trong một thập niên qua, con số các tỉnh áp dụng luật hồi giáo đã tăng từ 4 lên 12. Âu Châu, với khoảng 5% người Hồi Giáo, đang cảm thấy bị xâm lăng và đe dọa. Cuối năm 2010, thủ tướng Đức, là bà Angela Merkel, đã lên tiếng cảnh cáo về sự thất bại của phương thức hội nhập, vì lý do đơn giản là "họ" không chịu hội nhập. Nhưng tại sao họ không chịu hội nhập? Vì họ có dự án tôn giáo, trong khi đất nước hiện họ đang sống không có những dự án như thế.
Riêng tại Trung Đông, Hồi Giáo mỗi ngày một lấn lướt đến nỗi, theo cha Khalil, tại Liên Đoàn Ảrập, câu hỏi đầu tiên bao giờ cũng là: phải giải quyết chủ nghĩa duy hồi giáo ra sao? Nên nhớ, tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Trung Đông cuối năm 2010 vừa qua, mối liên hệ với Hồi Giáo đã được chú trọng đặc biệt. Các nghị phụ từng tự hỏi tại sao tín hữu của mình đang lìa bỏ quê cha đất tổ của họ, vốn là cái nôi của Kitô Giáo.
Trong thế giới Ảrập, vốn không có việc bách hại Kitô hữu, chỉ có việc kỳ thị họ. Kitô hữu không được đối xử giống như người Hồi Giáo. Người Hồi Giáo là công dân bình thường, người thừa hưởng luật lệ. Theo hiến pháp, những người khác tuy là công dân, nhưng trên thực tế, các luật lệ chỉ đem lại cho họ một tình trạng bất thuận lợi. Đàng khác, tự do lương tâm là điều không có; chỉ có thứ khoan dung tối thiểu cho phép người Kitô Giáo ở lại trên đất Hồi Giáo nhưng với rất nhiều hạn chế. Tuy nhiên, người ta không được phép bỏ Hồi Giáo để theo một tôn giáo khác. Các nghị phụ của Thượng Hội Đồng biết rõ những tình thế ấy.
Ý niệm công dân và ý niệm thành viên Ảrập
Muốn giúp người Kitô Giáo thoát ra ngoài tình thế ấy, cha Khalil cho rằng cần phải phát huy một số ý niệm chung hiện nay, những ý niệm mà người Hồi Giáo cũng thừa nhận đó là hai ý niệm công dân và thành viên Ảrập (Arab membership).
Các phong trào từng cổ vũ các giá trị này ở đầu thế kỷ 20 đã thành công một cách vẻ vang vì đã đem lại một luồng gió mới, giúp người ta loại bỏ được cái nhìn có tính cục bộ; nhưng gần đây, quan điểm này đang bị gạt qua một bên để nhường chỗ cho ý niệm Umma, tức ý niệm Quốc Gia Duy Hồi Giáo. Thực vậy, dưới thời Tổng Thống Nasser, cho tận tới giữa thập niên 1970, quan niệm ấy có tên là Umma al-Arabiyya có nghĩa là Quốc Gia Ả Rập. Nhưng từ giữa thập niên 1970, ý niệm thịnh hành hơn chính là ý niệm Umma al-Islamiyya hay Quốc Gia Duy Hồi Giáo, một ý niệm không còn đất đứng cho người không theo Hồi Giáo.
Thành ra, giải pháp đầu tiên là phải đưa ra cho cả người Hồi Giáo lẫn người Kitô Giáo một ý niệm hiện đại về nhà nước, không phải chỉ trên bình diện chính trị mà cả trên bình diện văn hóa nữa. Đề nghị này bị nhiều người coi là khó thực hiện trong bầu khí văn hóa của Phương Đông. Nhưng theo cha Khalil, chính các nghị phụ của Thượng Hội Đồng về Trung Đông cũng cho rằng: vấn đề ở đây không phải là đưa ra một dự án Kitô Giáo như thể tranh đấu cho người Kitô Giáo, phản ảnh khát vọng của thiểu số Kitô Giáo muốn được bảo vệ. Người Kitô Giáo không mưu cầu được bảo vệ, nhưng những gì họ chủ trương cũng phản ảnh lời nói của nhiều người Hồi Giáo. Những người này vốn cho rằng quốc gia Ảrập không lành mạnh bao nhiêu vì nó gặp nhiều trở ngại trong việc thực thi dân chủ, trong việc phân phối của cải và trong việc thiết lập công bằng xã hội cũng như một nhà nước trọng pháp, trong việc cải cách hệ thống sức khỏe.
Hồi Giáo rất nhạy cảm đối với các chiều kích trên. Tự do lương tâm và tự do phát biểu được nhiều người mong ước, và điều này không hẳn vì người ta muốn tách ra xa Hồi Giáo, nhưng vì họ muốn sống đạo Hồi của họ một cách bản thân hơn.
Trong thế giới Hồi Giáo, người ta thấy một cảm thức về tính hiện đại và tự do nhưng không dám tự biểu hiện ra. Một Kitô hữu có thể viết lời chỉ trích vị thượng phụ hay vị giám mục của họ, trong khi ấy, thật khó cho một người Hồi Giáo làm việc đó. Không hẳn vì có ai đó đặc trưng ngăn cấm ông ta, mà chỉ vì nền văn hóa không cho phép họ làm như vậy. Các giáo sĩ (imam) là những ulema (những bậc học giả) và sức học của họ là điều không ai được tranh luận. Theo cha Khalil, đề xướng trên cũng không có mục đích làm người Hồi Giáo bớt hồi giáo đi hay làm người Kitô Giáo bớt kitô giáo đi, mà chỉ muốn nói rằng đức tin là một vấn đề bản thân dù nó có chiều kích xã hội, và mỗi người phải sống đức tin của mình như được Thiên Chúa linh hứng.
Thế tục tích cực, nhà nước dân sự và Hồi Giáo như giải pháp
Ý niệm thế tục tích cực (positive secularism) không thể thành công trong môi trường duy hồi giáo, vì thế tục ('elmaniyya) trong tiếng Ảrập nghe ra như xa cách và từ bỏ Thiên Chúa để chạy theo thế gian. Nhưng liệu ý niệm nhà nước dân sự (civic state) của Cha Khalil có may mắn hơn không hay Phương Đông vẫn thích khẩu hiệu “al-islam huwa l-hall” (Hồi Giáo là giải pháp), vì họ thất vọng trước sự thất bại về tôn giáo, luân lý và bản sắc của Phương Tây?
Về câu hỏi này, cha Khalil nghĩ rằng: nói cho đúng, Phương Tây đã đi quá xa, đến độ tự hủy diệt gốc rễ của chính bản sắc mình. Ta hãy nhớ lại bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Regensburg năm 2006, trong đó, ngài chủ yếu phê phán nền văn hóa Phương Tây đã đi quá xa, quá cả phong trào Ánh Sáng đến độ đồng hóa văn hóa với chủ nghĩa duy vật.
Còn về Hồi Giáo cực đoan, thì lý luận của họ như sau: Phương Tây tuy có một kế hoạch văn minh, nhưng mẫu mực họ đưa ra là một mẫu mực thoái hóa: sa đọa và trác táng về tính dục, ngoại tình, phá hoại gia đình, phá thai. Đó là một kế hoạch mà Hồi Giáo không thể chấp nhận được, vì Hồi Giáo chỉ thấy nó thoái hóa, xa lìa Thiên Chúa. Tính hiện đại được Phương Tây truyền giảng, vì thế, chỉ đồng nghĩa với vô thần và vô luân. Đối với những người Hồi Giáo cực đoan, Kitô Giáo mà họ đồng hóa với Phương Tây đã hết thời rồi. Họ cũng cho rằng chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội đã cáo chung. Chỉ còn Hồi Giáo. Hồi Giáo nay là giải pháp và chứng cớ là: trong quá khứ, khi họ thực thi Hồi Giáo từng chữ, họ đã chinh phục được trọn vùng Địa Trung Hải. Lý luận đó chính là lý luận của Ghaddafi khi ông ta viếng Ý gần đây: “năm 2050, đại đa số Âu Châu sẽ theo Hồi Giáo”.
Theo cha Khalil, lời tiên đoán của ông ta sẽ thành sự thật nếu người Kitô Giáo không thay đổi thái độ. Về việc Kitô hữu rời bỏ Trung Đông, Zenit cho rằng Kitô Hữu Trung Đông chán nghe những lời khuyên họ ở lại, vì những lời khuyên này phần lớn xuất phát từ những người sống phè phỡn tại Phương Tây trù phú và tự do. Vả lại, chương 8 Sách Công Vụ Tông Đồ đề cập đến cuộc bách hại Kitô Hữu đầu tiên khiến họ phải tản mác đi nơi khác. Biến cố tiêu cực này sau đó đã được giải thích như một thời điểm thuận lợi (kairos) giúp Kitô Hữu truyền bá Tin Mừng ra khắp nơi. Phải chăng tình thế hiện nay khiến các Kitô Hữu rời bỏ quê hương họ cũng là một dấu chỉ của thời đại?
Đối với câu hỏi này, Cha Khalil thú thực nhiều Kitô Hữu Trung Đông nói với Cha: “Ở lại là vấn đề khó khăn hơn bao giờ hết. Cho rằng điều đó có đúng với chúng con đi chăng nữa, nhưng còn con cái chúng con thì không biết sao!”. Theo Cha, có ba điểm cần trình bày ở đây: Thứ nhất, không ai có quyền buộc ai phải ở lại. Mọi gia đình đều có quyền quyết định nơi mình sống và sống ra sao. Các linh mục không có quyền bảo ai phải ở lại. Điểm thứ hai: trên bình diện bản thân, hay bình diện cá nhân, di cư qua Gia Nã Đại, Úc hay Pháp có thể là điều tối hảo, nhưng trên bình diện cộng đồng, điều đó không hẳn tốt. Bởi nếu ai cũng làm thế, vùng này sẽ không còn ai là Kitô hữu nữa; tại ngay lãnh thổ phát sinh ra Kitô Giáo mà lại không còn ai là Kitô hữu nữa, điều ấy thật khó chấp nhận. Thành thử người Kitô hữu Trung Đông có một ơn gọi và một trách nhiệm lớn trong khía cạnh này. Điểm thứ ba, nếu người Kitô hữu Trung Đông phát tán ra khắp tứ phương (diaspora) liệu họ có còn duy trì được căn tính Phương Đông của họ nữa hay không? Người ta đã chứng tỏ điều này: thật khó mà duy trì được nền văn hóa và truyền thống cha ông sau 2 hay 3 thế hệ con cháu. Và một lần nữa, đây không phải là một vấn đề bản thân mà là một vấn đề của chung Giáo Hội hoàn vũ. Vì Đức Gioan Phaolô II từng nói rằng Giáo Hội có hai buồng phổi, đó là Giáo Hội Phương Đông và Giáo Hội Phương Tây. Thiếu một trong 2 thực tại này, Giáo Hội sẽ thiếu hơi sống vì chỉ còn lại một buồng phổi. Bởi thế, Cha muốn nói với người Kitô hữu Phương Đông: đi hay ở không hẳn là vấn đề, điều chủ yếu là giữ đức tin của bạn. Hãy lưu truyền đức tin cho con cháu bạn và ở bất cứ nơi nào thấy các Kitô hữu mất đức tin, bạn hãy truyền bá đức tin cho họ.
Còn đối với chương 8 Sách Công Vụ Tông Đồ, đã đành sứ mệnh hay việc truyền giáo vốn phát sinh từ một biến cố khó khăn bất ngờ, nhưng bao giờ cũng giả thiết điều này: trong trái tim ta phải có ngọn lửa bừng cháy của đức tin. Nếu di cư chỉ vì kinh tế, vì đồng tiền, thì việc di cư của ta hoàn toàn vô ích, trống rỗng, hư vô. Thành thử, điều chủ yếu là ngọn lửa Tin Mừng phải luôn hiện hữu trong trái tim ta. Ở lại Ai Cập, Li Băng hay Syria, ta cũng phải duy trì ngọn lửa đó để truyền bá nó cho anh em Hồi Giáo của ta. Còn nếu ta qua Mỹ hay một quốc gia nào khác bất cứ, ta cũng phải truyền bá ngọn lửa ấy cho các công dân tại các quốc gia mới của ta.
Hỗ trợ kinh tế
Khuyến cáo và hướng dẫn mục vụ cho các Kitô hữu Trung Đông để họ ở lại vùng đất cha ông của họ rõ ràng là điều không đủ. Cần phải hỗ trợ họ về mặt kinh tế. Vấn đề hỗ trợ kinh tế này không hẳn là vấn đề riêng của Kitô Giáo. Tại Li Băng chẳng hạn, người Hồi Giáo Shia đã được Iran hỗ trợ rất mạnh về kinh tế, trong khi người Hồi Giáo Sunni thì được các nước vùng Vịnh hỗ trợ, nhờ thế, họ đã cải thiện được hoàn cảnh xã hội và chính trị của họ cách đáng kể. Nhưng theo Cha Khalil, vấn đề ở đây không hẳn là tài chánh. Lấy ngay trường hợp Li Băng, tại đây, có rất nhiều cơ quan bác ái do các Kitô hữu phát động. Nhưng phần lớn các hoạt động bác ái ấy có mầu sắc tuyên truyền chính trị, điều mà Giáo Hội không thể làm được vì Giáo Hội không phải là một quốc gia và cũng không có một quốc gia Kitô Giáo nào để làm việc đó. Những người nhập cư có thể hữu ích, họ đã và đang giúp đỡ các thân nhân của họ. Nhưng điều ấy không giải quyết được vấn đề. Cần phải đặt dự án, những dự án rõ ràng và an toàn, để đường đi của đồng tiền do các Kitô hữu ân nhân đóng góp được mọi người đều biết và không bị thất thoát dọc đường, nhưng tới được các công trình cụ thể. Trong vấn đề này, hàng giáo sĩ không nêu gương đủ về sự ân cần. Bởi thế, một lần nữa, ta lại phải nói tới sự hồi tâm, thanh tẩy để làm cho đời ta vang dội hơn nữa sứ điệp của Tin Mừng.
Cha Khalil, nhân dịp này, nhắc lại nhận định của một chức sắc Hồi Giáo, ông Mohammad Sammak, người từng đọc tham luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Trung Đông cuối năm 2010. Ông nhìn nhận vai trò quan trọng của người Kitô hữu trong việc tạo ra bản sắc Trung Đông. Ông bảo: không có họ, xã hội Trung Đông sẽ không như hiện nay. Trong quá khứ họ đã đóng góp và hiện nay còn đóng góp đáng kể về văn hóa, xã hội, chính trị và tâm linh, làm cho xã hội Ảrập ngày càng phong phú hơn. Muốn cho vai trò này không chỉ là hoài niệm của quá khứ mà là thực tại của thời đại, các Kitô hữu, từ giám mục cho tới giáo dân, đều phải phát huy hiệp thông, không phải giữa mình vói nhau mà thôi, mà còn với người khác nữa, đặc biêt là người Hồi Giáo. Họ cũng phải sống sứ mệnh của họ, không phải theo nghĩa cải đạo, mà là sống thực yếu tính của Tin Mừng mà chúng ta là người loan báo.
Ghi Chú
(1) Muhammad Ibn Abd-al-Wahhab: sinh năm 1703 tại Uyaynah; qua đời năm 1792, là một học giả sáng chói của Hồi Giáo. Ông coi phong trào của mình như một cố gắng thanh tẩy Hồi Giáo, giúp tín hữu quay trở lại điều ông coi là nguyên tắc khởi nguyên của Hồi Giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 10 năm 2010 của hãng Zenit, Cha Khalil trình bày một bức tranh có tính lịch sử và tôn giáo về hiện tình của vùng này. Ngài phân tách các thách đố khẩn trương nhất và đưa ra một số giải pháp liên quan tới nhà nước dân sự và Kitô Giáo tại Trung Đông.
Vấn đề chính trị trong hậu cảnh tôn giáo
Theo cha Khalil, vì là một thiểu số, không quá 10% dân số Trung Đông, trong khi đại đa số theo Hồi Giáo, sự hiện hữu của Kitô hữu dĩ nhiên tùy thuộc sự thuận tình của đại đa số này, nhất là vì Hồi Giáo vừa được coi như một nhà nước vừa được coi như một tôn giáo. Và trong hơn 30 năm qua, đại đa số các nhà nước tại Trung Đông đều áp dụng phương thức duy hồi giáo vào thực tại nhà nước, nơi tôn giáo quyết định mọi nét đặc thù của sinh hoạt xã hội và chính trị hàng ngày. Cho nên khỏi cần nói, ai cũng hiểu: hoàn cảnh của Kitô hữu lệ thuộc thiện chí của người Hồi Giáo và hệ thống duy hồi giáo. Bởi thế, không ngạc nhiên khi ta dành cho vấn đề này tầm quan trọng đặc biệt của nó.
Theo cha Khalil, cần phải phân biệt giữa tín hữu Hồi Giáo trên bình diện cá nhân và hệ thống duy Hồi Giáo. Lý do đơn giản: vì với các cá nhân tín hữu Hồi Giáo, ta có thể thiết lập được một cuộc đối thoại rất chân tình và một cuộc gặp gỡ tốt đẹp về liên văn hóa và liên tôn giáo. Cha Khalil cho hay ngay chiều hôm trước, cha được một người Hồi Giáo Sunni miền bắc Libăng tiếp xúc qua hệ thống Skype, người mà cha mới tình cờ gặp trên chuyến phi cơ cách đó một tháng. Hai người bàn luận về Chúa Ba Ngôi và việc cầu nguyện. Trong khi nói chuyện, anh ta bảo: “thưa tiến sĩ, tôi muốn giới thiệu ông với bà xã nhà tôi”. Ở Phương Đông, việc giới thiệu như thế có nghĩa họ kể cha như là người trong gia đình.
Bởi thế, theo cha, nếu kể theo cá nhân, thì, nghịch lý thay, người Hồi Giáo gần gũi với người Kitô Giáo Đông Phương hơn là công dân Âu Châu. Có một cảm thức tôn giáo chung nào đó kết hợp họ lại với nhau. Nhưng nếu nói tới chủ nghĩa duy hồi giáo (islamism), thì câu chuyện thay đổi hoàn toàn vì đây là vấn đề chính trị trong hậu cảnh tôn giáo.
Trong hậu cảnh ấy, người Kitô hữu Đông Phương chỉ muốn được đối xử như những công dân dưới một hiến pháp vượt lên trên mọi tôn giáo. Tiếc thay, tại hầu hết các quốc gia trong vùng, hiến pháp lại chủ yếu, nếu không muốn nói là trọn vẹn, dựa trên luật duy hồi giáo. Và đó là nan đề đối với người Kitô Giáo Trung Đông. Ngoại trừ một ít trường hợp như Libăng, dù có hiến pháp thế tục, các nước như Tunisia, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là duy hồi giáo về phương diện văn hóa và do đó dành nhiều ưu tiên cho các công dân theo tôn giáo này.
Hồi Giáo chính trị và chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo
Việc phục hưng chủ nghĩa duy hồi giáo là một hiện tượng phức tạp do nhiều nguồn gốc tạo ra. Nào là các trào lưu chủ trương về nguồn như chủ nghĩa Wahhab (1); nào là cách đọc Phương Tây đầy đối kháng theo trình bày của những nhân vật đầu thế kỷ 20 như Sayyid Qutb, cha đẻ của phong trào Huynh Đệ Hồi Giáo; nào là các thiên kiến khác nhau về văn hóa từng đồng hóa Phương Tây với Kitô Giáo; rồi các cuộc chiến tranh gần đây của Mỹ bị coi như những thập tự chinh chống lại Hồi Giáo; ấy là chưa kể tới sự thiên vị của Phương Tây trong cuộc tranh chấp giữa Do Thái và Palestine. Người ta coi những khai triển ấy là có tính lũy thừa (exponential) phát sinh ra chủ nghĩa hồi giáo chính trị và chủ nghĩa cực đoan hồi giáo. Vậy đâu là tâm điểm của cuộc khai triển có tính lũy thừa đó?
Cha Khalil cho rằng: khởi đầu thập niên 1970, người ta thấy xuất hiện một làn sóng duy hồi giáo. Đầu năm 1973, tiếp theo cuộc chiến tranh giữa Israel và các nước Ả Rập, một hiện tượng kinh tế đã xuất hiện, qua đó, giá dầu thô tăng lên gấp bốn lần chỉ trong vài tháng. Nhờ thế, các nước sản xuất dầu thấy mình thành núi đôla do dầu hỏa mang tới. Saudi Arabia không biết phải làm gì với số vốn khổng lồ đó, nên đã dùng nó để xây các đền thờ và trường học Hồi Giáo. Nước này còn tài trợ cho Phong Trào Huynh Đệ Hồi Giáo tại Ai Cập và kế hoạch của họ hết sức rõ ràng: hồi giáo hóa xã hội Ai Cập vì nước này chưa Hồi Giáo đủ. Rồi, họ còn tiến hành cùng một chiến dịch ấy tại mọi quốc gia Trung Đông khác.
Nhờ thế, đến đầu thập niên 1980, Huynh Đệ Hồi Giáo đông đến nỗi trở thành mối đe dọa cho Syria, khiến tổng thống nước này, là Hafez al-Assad, phải dùng võ lực khuất phục họ. Một ít thập niên trước, Nam Dương được coi là thiên đàng của tự do tôn giáo trong một nước Hồi Giáo, nhờ thế nhiều linh mục trước đây vốn là người Hồi Giáo trở lại. Ngày nay, chuyện đó không thể xẩy ra nữa. Tại Nigeria, trong một thập niên qua, con số các tỉnh áp dụng luật hồi giáo đã tăng từ 4 lên 12. Âu Châu, với khoảng 5% người Hồi Giáo, đang cảm thấy bị xâm lăng và đe dọa. Cuối năm 2010, thủ tướng Đức, là bà Angela Merkel, đã lên tiếng cảnh cáo về sự thất bại của phương thức hội nhập, vì lý do đơn giản là "họ" không chịu hội nhập. Nhưng tại sao họ không chịu hội nhập? Vì họ có dự án tôn giáo, trong khi đất nước hiện họ đang sống không có những dự án như thế.
Riêng tại Trung Đông, Hồi Giáo mỗi ngày một lấn lướt đến nỗi, theo cha Khalil, tại Liên Đoàn Ảrập, câu hỏi đầu tiên bao giờ cũng là: phải giải quyết chủ nghĩa duy hồi giáo ra sao? Nên nhớ, tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Trung Đông cuối năm 2010 vừa qua, mối liên hệ với Hồi Giáo đã được chú trọng đặc biệt. Các nghị phụ từng tự hỏi tại sao tín hữu của mình đang lìa bỏ quê cha đất tổ của họ, vốn là cái nôi của Kitô Giáo.
Trong thế giới Ảrập, vốn không có việc bách hại Kitô hữu, chỉ có việc kỳ thị họ. Kitô hữu không được đối xử giống như người Hồi Giáo. Người Hồi Giáo là công dân bình thường, người thừa hưởng luật lệ. Theo hiến pháp, những người khác tuy là công dân, nhưng trên thực tế, các luật lệ chỉ đem lại cho họ một tình trạng bất thuận lợi. Đàng khác, tự do lương tâm là điều không có; chỉ có thứ khoan dung tối thiểu cho phép người Kitô Giáo ở lại trên đất Hồi Giáo nhưng với rất nhiều hạn chế. Tuy nhiên, người ta không được phép bỏ Hồi Giáo để theo một tôn giáo khác. Các nghị phụ của Thượng Hội Đồng biết rõ những tình thế ấy.
Ý niệm công dân và ý niệm thành viên Ảrập
Muốn giúp người Kitô Giáo thoát ra ngoài tình thế ấy, cha Khalil cho rằng cần phải phát huy một số ý niệm chung hiện nay, những ý niệm mà người Hồi Giáo cũng thừa nhận đó là hai ý niệm công dân và thành viên Ảrập (Arab membership).
Các phong trào từng cổ vũ các giá trị này ở đầu thế kỷ 20 đã thành công một cách vẻ vang vì đã đem lại một luồng gió mới, giúp người ta loại bỏ được cái nhìn có tính cục bộ; nhưng gần đây, quan điểm này đang bị gạt qua một bên để nhường chỗ cho ý niệm Umma, tức ý niệm Quốc Gia Duy Hồi Giáo. Thực vậy, dưới thời Tổng Thống Nasser, cho tận tới giữa thập niên 1970, quan niệm ấy có tên là Umma al-Arabiyya có nghĩa là Quốc Gia Ả Rập. Nhưng từ giữa thập niên 1970, ý niệm thịnh hành hơn chính là ý niệm Umma al-Islamiyya hay Quốc Gia Duy Hồi Giáo, một ý niệm không còn đất đứng cho người không theo Hồi Giáo.
Thành ra, giải pháp đầu tiên là phải đưa ra cho cả người Hồi Giáo lẫn người Kitô Giáo một ý niệm hiện đại về nhà nước, không phải chỉ trên bình diện chính trị mà cả trên bình diện văn hóa nữa. Đề nghị này bị nhiều người coi là khó thực hiện trong bầu khí văn hóa của Phương Đông. Nhưng theo cha Khalil, chính các nghị phụ của Thượng Hội Đồng về Trung Đông cũng cho rằng: vấn đề ở đây không phải là đưa ra một dự án Kitô Giáo như thể tranh đấu cho người Kitô Giáo, phản ảnh khát vọng của thiểu số Kitô Giáo muốn được bảo vệ. Người Kitô Giáo không mưu cầu được bảo vệ, nhưng những gì họ chủ trương cũng phản ảnh lời nói của nhiều người Hồi Giáo. Những người này vốn cho rằng quốc gia Ảrập không lành mạnh bao nhiêu vì nó gặp nhiều trở ngại trong việc thực thi dân chủ, trong việc phân phối của cải và trong việc thiết lập công bằng xã hội cũng như một nhà nước trọng pháp, trong việc cải cách hệ thống sức khỏe.
Hồi Giáo rất nhạy cảm đối với các chiều kích trên. Tự do lương tâm và tự do phát biểu được nhiều người mong ước, và điều này không hẳn vì người ta muốn tách ra xa Hồi Giáo, nhưng vì họ muốn sống đạo Hồi của họ một cách bản thân hơn.
Trong thế giới Hồi Giáo, người ta thấy một cảm thức về tính hiện đại và tự do nhưng không dám tự biểu hiện ra. Một Kitô hữu có thể viết lời chỉ trích vị thượng phụ hay vị giám mục của họ, trong khi ấy, thật khó cho một người Hồi Giáo làm việc đó. Không hẳn vì có ai đó đặc trưng ngăn cấm ông ta, mà chỉ vì nền văn hóa không cho phép họ làm như vậy. Các giáo sĩ (imam) là những ulema (những bậc học giả) và sức học của họ là điều không ai được tranh luận. Theo cha Khalil, đề xướng trên cũng không có mục đích làm người Hồi Giáo bớt hồi giáo đi hay làm người Kitô Giáo bớt kitô giáo đi, mà chỉ muốn nói rằng đức tin là một vấn đề bản thân dù nó có chiều kích xã hội, và mỗi người phải sống đức tin của mình như được Thiên Chúa linh hứng.
Thế tục tích cực, nhà nước dân sự và Hồi Giáo như giải pháp
Ý niệm thế tục tích cực (positive secularism) không thể thành công trong môi trường duy hồi giáo, vì thế tục ('elmaniyya) trong tiếng Ảrập nghe ra như xa cách và từ bỏ Thiên Chúa để chạy theo thế gian. Nhưng liệu ý niệm nhà nước dân sự (civic state) của Cha Khalil có may mắn hơn không hay Phương Đông vẫn thích khẩu hiệu “al-islam huwa l-hall” (Hồi Giáo là giải pháp), vì họ thất vọng trước sự thất bại về tôn giáo, luân lý và bản sắc của Phương Tây?
Về câu hỏi này, cha Khalil nghĩ rằng: nói cho đúng, Phương Tây đã đi quá xa, đến độ tự hủy diệt gốc rễ của chính bản sắc mình. Ta hãy nhớ lại bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Regensburg năm 2006, trong đó, ngài chủ yếu phê phán nền văn hóa Phương Tây đã đi quá xa, quá cả phong trào Ánh Sáng đến độ đồng hóa văn hóa với chủ nghĩa duy vật.
Còn về Hồi Giáo cực đoan, thì lý luận của họ như sau: Phương Tây tuy có một kế hoạch văn minh, nhưng mẫu mực họ đưa ra là một mẫu mực thoái hóa: sa đọa và trác táng về tính dục, ngoại tình, phá hoại gia đình, phá thai. Đó là một kế hoạch mà Hồi Giáo không thể chấp nhận được, vì Hồi Giáo chỉ thấy nó thoái hóa, xa lìa Thiên Chúa. Tính hiện đại được Phương Tây truyền giảng, vì thế, chỉ đồng nghĩa với vô thần và vô luân. Đối với những người Hồi Giáo cực đoan, Kitô Giáo mà họ đồng hóa với Phương Tây đã hết thời rồi. Họ cũng cho rằng chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội đã cáo chung. Chỉ còn Hồi Giáo. Hồi Giáo nay là giải pháp và chứng cớ là: trong quá khứ, khi họ thực thi Hồi Giáo từng chữ, họ đã chinh phục được trọn vùng Địa Trung Hải. Lý luận đó chính là lý luận của Ghaddafi khi ông ta viếng Ý gần đây: “năm 2050, đại đa số Âu Châu sẽ theo Hồi Giáo”.
Theo cha Khalil, lời tiên đoán của ông ta sẽ thành sự thật nếu người Kitô Giáo không thay đổi thái độ. Về việc Kitô hữu rời bỏ Trung Đông, Zenit cho rằng Kitô Hữu Trung Đông chán nghe những lời khuyên họ ở lại, vì những lời khuyên này phần lớn xuất phát từ những người sống phè phỡn tại Phương Tây trù phú và tự do. Vả lại, chương 8 Sách Công Vụ Tông Đồ đề cập đến cuộc bách hại Kitô Hữu đầu tiên khiến họ phải tản mác đi nơi khác. Biến cố tiêu cực này sau đó đã được giải thích như một thời điểm thuận lợi (kairos) giúp Kitô Hữu truyền bá Tin Mừng ra khắp nơi. Phải chăng tình thế hiện nay khiến các Kitô Hữu rời bỏ quê hương họ cũng là một dấu chỉ của thời đại?
Đối với câu hỏi này, Cha Khalil thú thực nhiều Kitô Hữu Trung Đông nói với Cha: “Ở lại là vấn đề khó khăn hơn bao giờ hết. Cho rằng điều đó có đúng với chúng con đi chăng nữa, nhưng còn con cái chúng con thì không biết sao!”. Theo Cha, có ba điểm cần trình bày ở đây: Thứ nhất, không ai có quyền buộc ai phải ở lại. Mọi gia đình đều có quyền quyết định nơi mình sống và sống ra sao. Các linh mục không có quyền bảo ai phải ở lại. Điểm thứ hai: trên bình diện bản thân, hay bình diện cá nhân, di cư qua Gia Nã Đại, Úc hay Pháp có thể là điều tối hảo, nhưng trên bình diện cộng đồng, điều đó không hẳn tốt. Bởi nếu ai cũng làm thế, vùng này sẽ không còn ai là Kitô hữu nữa; tại ngay lãnh thổ phát sinh ra Kitô Giáo mà lại không còn ai là Kitô hữu nữa, điều ấy thật khó chấp nhận. Thành thử người Kitô hữu Trung Đông có một ơn gọi và một trách nhiệm lớn trong khía cạnh này. Điểm thứ ba, nếu người Kitô hữu Trung Đông phát tán ra khắp tứ phương (diaspora) liệu họ có còn duy trì được căn tính Phương Đông của họ nữa hay không? Người ta đã chứng tỏ điều này: thật khó mà duy trì được nền văn hóa và truyền thống cha ông sau 2 hay 3 thế hệ con cháu. Và một lần nữa, đây không phải là một vấn đề bản thân mà là một vấn đề của chung Giáo Hội hoàn vũ. Vì Đức Gioan Phaolô II từng nói rằng Giáo Hội có hai buồng phổi, đó là Giáo Hội Phương Đông và Giáo Hội Phương Tây. Thiếu một trong 2 thực tại này, Giáo Hội sẽ thiếu hơi sống vì chỉ còn lại một buồng phổi. Bởi thế, Cha muốn nói với người Kitô hữu Phương Đông: đi hay ở không hẳn là vấn đề, điều chủ yếu là giữ đức tin của bạn. Hãy lưu truyền đức tin cho con cháu bạn và ở bất cứ nơi nào thấy các Kitô hữu mất đức tin, bạn hãy truyền bá đức tin cho họ.
Còn đối với chương 8 Sách Công Vụ Tông Đồ, đã đành sứ mệnh hay việc truyền giáo vốn phát sinh từ một biến cố khó khăn bất ngờ, nhưng bao giờ cũng giả thiết điều này: trong trái tim ta phải có ngọn lửa bừng cháy của đức tin. Nếu di cư chỉ vì kinh tế, vì đồng tiền, thì việc di cư của ta hoàn toàn vô ích, trống rỗng, hư vô. Thành thử, điều chủ yếu là ngọn lửa Tin Mừng phải luôn hiện hữu trong trái tim ta. Ở lại Ai Cập, Li Băng hay Syria, ta cũng phải duy trì ngọn lửa đó để truyền bá nó cho anh em Hồi Giáo của ta. Còn nếu ta qua Mỹ hay một quốc gia nào khác bất cứ, ta cũng phải truyền bá ngọn lửa ấy cho các công dân tại các quốc gia mới của ta.
Hỗ trợ kinh tế
Khuyến cáo và hướng dẫn mục vụ cho các Kitô hữu Trung Đông để họ ở lại vùng đất cha ông của họ rõ ràng là điều không đủ. Cần phải hỗ trợ họ về mặt kinh tế. Vấn đề hỗ trợ kinh tế này không hẳn là vấn đề riêng của Kitô Giáo. Tại Li Băng chẳng hạn, người Hồi Giáo Shia đã được Iran hỗ trợ rất mạnh về kinh tế, trong khi người Hồi Giáo Sunni thì được các nước vùng Vịnh hỗ trợ, nhờ thế, họ đã cải thiện được hoàn cảnh xã hội và chính trị của họ cách đáng kể. Nhưng theo Cha Khalil, vấn đề ở đây không hẳn là tài chánh. Lấy ngay trường hợp Li Băng, tại đây, có rất nhiều cơ quan bác ái do các Kitô hữu phát động. Nhưng phần lớn các hoạt động bác ái ấy có mầu sắc tuyên truyền chính trị, điều mà Giáo Hội không thể làm được vì Giáo Hội không phải là một quốc gia và cũng không có một quốc gia Kitô Giáo nào để làm việc đó. Những người nhập cư có thể hữu ích, họ đã và đang giúp đỡ các thân nhân của họ. Nhưng điều ấy không giải quyết được vấn đề. Cần phải đặt dự án, những dự án rõ ràng và an toàn, để đường đi của đồng tiền do các Kitô hữu ân nhân đóng góp được mọi người đều biết và không bị thất thoát dọc đường, nhưng tới được các công trình cụ thể. Trong vấn đề này, hàng giáo sĩ không nêu gương đủ về sự ân cần. Bởi thế, một lần nữa, ta lại phải nói tới sự hồi tâm, thanh tẩy để làm cho đời ta vang dội hơn nữa sứ điệp của Tin Mừng.
Cha Khalil, nhân dịp này, nhắc lại nhận định của một chức sắc Hồi Giáo, ông Mohammad Sammak, người từng đọc tham luận tại Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về Trung Đông cuối năm 2010. Ông nhìn nhận vai trò quan trọng của người Kitô hữu trong việc tạo ra bản sắc Trung Đông. Ông bảo: không có họ, xã hội Trung Đông sẽ không như hiện nay. Trong quá khứ họ đã đóng góp và hiện nay còn đóng góp đáng kể về văn hóa, xã hội, chính trị và tâm linh, làm cho xã hội Ảrập ngày càng phong phú hơn. Muốn cho vai trò này không chỉ là hoài niệm của quá khứ mà là thực tại của thời đại, các Kitô hữu, từ giám mục cho tới giáo dân, đều phải phát huy hiệp thông, không phải giữa mình vói nhau mà thôi, mà còn với người khác nữa, đặc biêt là người Hồi Giáo. Họ cũng phải sống sứ mệnh của họ, không phải theo nghĩa cải đạo, mà là sống thực yếu tính của Tin Mừng mà chúng ta là người loan báo.
Ghi Chú
(1) Muhammad Ibn Abd-al-Wahhab: sinh năm 1703 tại Uyaynah; qua đời năm 1792, là một học giả sáng chói của Hồi Giáo. Ông coi phong trào của mình như một cố gắng thanh tẩy Hồi Giáo, giúp tín hữu quay trở lại điều ông coi là nguyên tắc khởi nguyên của Hồi Giáo.