Theo tin Catholic World News ngày 19 tháng 12, những người quá khích Hồi Giáo tại Ai Cập vừa đăng tải nhiều lời kêu gọi khuyến khích việc tấn công các nhà thờ Kitô Giáo, nhất là tại các vùng chịu ảnh hưởng Kitô Giáo mạnh nhất. Các lời nhắn trên liên mạng cũng thề sẽ trả thù bất cứ người Hồi Giáo nào giúp các Kitô hữu cử hành Mùa Giáng Sinh.
Hãng tin Fides cho hay: tại Ai Cập trong những ngày gần tới Lễ Giáng Sinh, internet thường được sử dụng để đe doạ tấn công các cộng đồng Kitô Giáo địa phương, nhất là tại Minya, Alexandria và Fayyum nơi các nhóm duy Hồi Giáo có liên hệ với Salafis và Huynh Đệ Hồi Giáo được coi là mạnh nhất.
Các đe doạ lần này có tính nghiêm trọng đến nỗi các nhà học thuật có thế giá phải lên tiếng tố cáo chúng. Amna Nosseir, một giáo sư tôn giáo và triết học và là khoa trưởng Phân Khoa Hồi Giáo Học tại ĐH al-Azhar cho rằng những khẩu hiệu bài Kitô Giáo và những đe dọa chống lại họ nhân dịp Lễ Giáng Sinh chỉ là một phản bội đối với Hồi Giáo chính tông, và kêu gọi “người Kitô Giáo và người Hồi Giáo” bảo vệ các nhà thờ để các Kitô hữu Ai Cập cử hành phụng vụ của họ trong hòa bình. Ngay Fawzi al-Zafzaf, nguyên chủ tịch Ủy Ban Thường Trực Đối Thoại với Tòa Thánh, cũng cho rằng việc khích động hận thù tôn giáo chỉ có thể phát xuất từ “các kẻ thù của Quê Hương” vốn bác bỏ Hồi Giáo chân chính. Ông cũng yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ thích đáng và mở các cuộc điều tra nghiêm chỉnh để tìm ra thủ phạm của những lời đe dọa này.
Những động thái quá khích của duy Hồi Giáo khiến Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa lên tiếng. Theo Catholic World News, TGM Hilarion, giám đốc đối ngoại của Tòa Thượng Phụ này, cho rằng cái gọi là Mùa Xuân Ả Rập đã dẫn tới việc vi phạm các thế cân bằng liên tôn và liên sắc tộc từng là đặc điểm của Trung Đông trong nhiều thế kỷ qua.
“Ngày nay, các lực lượng cực đoan và quá khích đã thò đầu ra và, khoác danh nghĩa tôn giáo, họ đã phạm nhiều tội ác trầm trọng: giết người, chặt đầu, xúc phạm các nơi thánh, triệt hạ các nhà thờ”.
"Kitô hữu ngày nay là nhóm tôn giáo bị bách hại hơn hết tại Trung Đông, họ bị đặt vào thế bị diệt chủng trên thực tế”.
Hy vọng, niềm vui giữa muôn đau khổ
Trong khi ấy, cũng theo tin Catholic World News, Đức TGM Jean-Clement Jeanbart của Aleppo, Syria, thuộc nghi lễ Melkite, vừa công bố sứ điệp Giáng Sinh của ngài bằng cách khuyến khích tín hữu cử hành ngày lễ trong hân hoan bất chấp mọi đau khổ.
Ngài viết “các khổ cực lớn lao nhất, cũng như chiến tranh và độc ác của những người không biết Thiên Chúa không thể cản trở lượng nhân từ và thương xót mà Chúa Chúa Giêsu tuôn đổ trên các tín hữu của Người”. Ngài hy vọng lễ Giáng Sinh sẽ đem “niềm vui và an ủi tới giữa cuộc chiến tranh đáng xấu hổ này”.
Ngài thừa nhận các đau khổ lớn lao của nhân dân Syria: “Nhiều gia đình mất hết mọi sự, đang túng thiếu và chịu đói chịu lạnh, chịu bom đạn tiêu hủy nhà cửa, triệt hạ việc làm ăn buôn bán, khiến họ không một đồng xu dính túi. Đúng là chúng ta đang chịu đau khổ lớn lao vì những gì đang xẩy ra cho chúng ta, nhưng cùng với những người thấp hèn và nghèo nàn nhất, chúng ta lo lắng nhưng kiên nhẫn và đầy hy vọng mong chờ Chúa đem hòa bình tới cho chúng ta vào năm nay”.
Đức TGM cho hay đang có nhiều dấu hiệu hy vọng cho thấy các quốc gia Tây Phương đang cố gắng vận động chấm dứt việc đánh nhau tại Syria. Ngài tỏ lời cám ơn lòng đại lượng của các Kitô hữu đã hỗ trợ Giáo Hội trong việc làm nhẹ các đau khổ của người tị nạn: “Nhờ lòng tốt đầy đại lượng của các bạn, năm nay chúng tôi đã có thể hỗ trợ được nhiều gia đình hơn trước. Chúng tôi sẽ tiếp tục trả học phí cho con cái họ. Chúng tôi sẽ cung cấp nhiều giỏ thực phẩm đầy đủ mỗi tháng. Qũy cứu cấp của chúng tôi sẽ tiếp tục nâng đỡ, vào cuối mỗi tháng, những người chủ gia đình nhưng không có công ăn việc làm và lợi tức. Chúng tôi sẽ trông nom các nhu cầu y tế của họ và đôi khi cả nơi ăn chốn ở khi họ cần tới nữa”.
Ngài nhắn nhủ tín hữu của ngài rằng Giáng Sinh là “ngày lễ của chào đón và hy vọng. Lễ này không thể mừng mà thiếu niềm vui trong tâm hồn, thiếu nụ cười trên môi”.
Ăn chay, cầu nguyện
Trong khi đó, Thượng Phụ Công Giáo, thuộc nghi lễ Canđê là Louis Raphael I Sako, lên tiếng kêu gọi “mọi Kitô hữu đừng tổ chức bất cứ thứ cử hành có tính thế gian nào nhân dịp Giáng Sinh hay Năm Mới, vì hoàn cảnh cay đắng hiện nay, để tỏ dấu hiệu liên đới với các anh chị em rời cư của mình đang chịu nhiều đau khổ không thể nào diễn tả được”.
Theo Asia News, ngài kêu gọi họ nên ăn chay vào vọng giáng sinh để cầu xin cho người tị nạn trở về Mosul và đồng bằng Ninivê.
Nhắc tới các cuộc viếng thăm mới đây của ngài tại các trại tị nạn ở Ankawa và Alqosh, Thượng Phụ cho biết thánh giá của họ hết sức nặng nề. Các nơi này thuộc vùng Kurdistan, nơi hơn 120,000 Kitô hữu đang tị nạn sau khi trốn thoát khỏi Mosul và bình nguyên Ninivê, tránh sự săn đuổi của binh lính Duy Hồi Giáo.
Trong thông điệp, ngài chúc lễ Giáng Sinh mọi người, và khuyên họ sống Mùa Vọng “bằng ăn chay, cầu nguyện, suy niệm và làm việc bác ái”. Ngài đề nghị họ ăn chay từ thứ Hai, 22 tháng 12 tới đêm 24 tháng 12, đừng đụng tới thực phẩm hay thức uống cho tới trưa, “như trong những ngày Ba'utha", tức lễ kỷ niệm tiên tri Giôna tới Ninivê khuyên người ta hồi tâm.
Ngài cho hay "chúng ta ăn chay cho việc giải phóng Mosul và các làng mạc thuộc bình nguyên Ninivê, để hòa bình và an ninh trở lại các vùng này, và mọi người được trở lại nhà cửa, việc làm và trường học của họ”.
Thực vậy, “ta hãy nhớ điều Chúa Kitô dạy: ‘loại (qủy) này không chịu bỏ đi ngoại trừ bởi cầu nguyện và ăn chay’ (Mt 17:21). Chúng ta chắc chắn rằng việc Chúa Kitô sinh ra, Đấng vốn chung chia lịch sử bản thân ta và lịch sử nhân loại, sẽ lắng nghe lời cầu xin của ta và sẽ chấp nhận việc ăn chay của ta và sẽ thể hiện hy vọng và ước muốn trở về quê hương của ta và được sống cuộc sống bình thường như trước”.
Lúc gian nan, thời hạnh phúc
Thượng phụ La Tinh của Giêrusalem, Đức Fouad Twal, nhân dịp Giáng Sinh, gửi sứ điệp nhắc nhở mọi người cả “lúc gian nan” lẫn “thời hạnh phúc”.
Trong các cao điểm của năm 2014, Thượng Phụ cho rằng có cuộc tông du của Đức GH Phanxicô tới Đất Thánh, tiếp theo là buổi cầu nguyện tại Vatican với các nhà lãnh đạo Israel và Palestine, phong chức cho 9 linh mục, công bố phong thánh sắp tới cho 2 vị thánh người Palestine và THĐ về gia đình.
Ngài cho biết: “THĐ tái khẳng định tính đơn nhất và tính bất khả tiêu của định chế hôn nhân. Nếu cần tiến bộ, thì là trên bình diện chăm sóc mục vụ đối với những cặp ly hôn và những cặp bước vào cuộc kết hợp lần thứ hai”.
Năm 2014 cũng là năm phải chứng kiến cảnh gia tăng bạo lực và các phản ứng thù nghịch sau đó. Ngài viết “cuộc chiến tàn phá và việc đổ máu đi kèm tại Gaza, được kể là tàn hại hơn hết… Chúng ta lên án cuộc chiến Gaza và kết án các hậu quả thảm hại của nó: giết chóc và tàn phá; nhưng đồng thời, chúng ta cũng lên án bất cứ loại bạo lực và trả đũa nào chống lại người vô tội như các cuộc sát hại những người đang cầu nguyện tại nguyện đường (Do Thái) và các cuộc tấn công vào đền thờ (Hồi Giáo)”.
Thượng phụ cũng đề cập tới số phận người tị nạn Syria và Iraq và tỏ ý lo ngại đối với hai cộng đoàn Dòng Salêgiêng và 58 gia đình Kitô hữu có đất đai tại Thung Lũng Cremisan bị trưng thu để mở rộng bức tường phân cách ở West Bank.
Ngài kết luận “Trong mọi khó khăn và đau khổ, ta biết ơn nhớ tới tình liên đới của nhiều người, nhiều tổ chức, định chế và chính phủ, đã tới giúp chúng ta nhiều cách và bằng nhiều phương tiện. Việc cử hành ngày sinh của Chúa Giêsu hứa hẹn từ bi, yêu thương, bình an cho rất nhiều người đang sống trong buồn sầu và đau đớn; nhiều người đang thấy cuộc đời họ bị tan nát, các cố gắng của họ bị chặn đứng trong tranh chấp và hận thù hỗn loạn”.
Hãng tin Fides cho hay: tại Ai Cập trong những ngày gần tới Lễ Giáng Sinh, internet thường được sử dụng để đe doạ tấn công các cộng đồng Kitô Giáo địa phương, nhất là tại Minya, Alexandria và Fayyum nơi các nhóm duy Hồi Giáo có liên hệ với Salafis và Huynh Đệ Hồi Giáo được coi là mạnh nhất.
Các đe doạ lần này có tính nghiêm trọng đến nỗi các nhà học thuật có thế giá phải lên tiếng tố cáo chúng. Amna Nosseir, một giáo sư tôn giáo và triết học và là khoa trưởng Phân Khoa Hồi Giáo Học tại ĐH al-Azhar cho rằng những khẩu hiệu bài Kitô Giáo và những đe dọa chống lại họ nhân dịp Lễ Giáng Sinh chỉ là một phản bội đối với Hồi Giáo chính tông, và kêu gọi “người Kitô Giáo và người Hồi Giáo” bảo vệ các nhà thờ để các Kitô hữu Ai Cập cử hành phụng vụ của họ trong hòa bình. Ngay Fawzi al-Zafzaf, nguyên chủ tịch Ủy Ban Thường Trực Đối Thoại với Tòa Thánh, cũng cho rằng việc khích động hận thù tôn giáo chỉ có thể phát xuất từ “các kẻ thù của Quê Hương” vốn bác bỏ Hồi Giáo chân chính. Ông cũng yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ thích đáng và mở các cuộc điều tra nghiêm chỉnh để tìm ra thủ phạm của những lời đe dọa này.
Những động thái quá khích của duy Hồi Giáo khiến Tòa Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa lên tiếng. Theo Catholic World News, TGM Hilarion, giám đốc đối ngoại của Tòa Thượng Phụ này, cho rằng cái gọi là Mùa Xuân Ả Rập đã dẫn tới việc vi phạm các thế cân bằng liên tôn và liên sắc tộc từng là đặc điểm của Trung Đông trong nhiều thế kỷ qua.
“Ngày nay, các lực lượng cực đoan và quá khích đã thò đầu ra và, khoác danh nghĩa tôn giáo, họ đã phạm nhiều tội ác trầm trọng: giết người, chặt đầu, xúc phạm các nơi thánh, triệt hạ các nhà thờ”.
"Kitô hữu ngày nay là nhóm tôn giáo bị bách hại hơn hết tại Trung Đông, họ bị đặt vào thế bị diệt chủng trên thực tế”.
Hy vọng, niềm vui giữa muôn đau khổ
Trong khi ấy, cũng theo tin Catholic World News, Đức TGM Jean-Clement Jeanbart của Aleppo, Syria, thuộc nghi lễ Melkite, vừa công bố sứ điệp Giáng Sinh của ngài bằng cách khuyến khích tín hữu cử hành ngày lễ trong hân hoan bất chấp mọi đau khổ.
Ngài viết “các khổ cực lớn lao nhất, cũng như chiến tranh và độc ác của những người không biết Thiên Chúa không thể cản trở lượng nhân từ và thương xót mà Chúa Chúa Giêsu tuôn đổ trên các tín hữu của Người”. Ngài hy vọng lễ Giáng Sinh sẽ đem “niềm vui và an ủi tới giữa cuộc chiến tranh đáng xấu hổ này”.
Ngài thừa nhận các đau khổ lớn lao của nhân dân Syria: “Nhiều gia đình mất hết mọi sự, đang túng thiếu và chịu đói chịu lạnh, chịu bom đạn tiêu hủy nhà cửa, triệt hạ việc làm ăn buôn bán, khiến họ không một đồng xu dính túi. Đúng là chúng ta đang chịu đau khổ lớn lao vì những gì đang xẩy ra cho chúng ta, nhưng cùng với những người thấp hèn và nghèo nàn nhất, chúng ta lo lắng nhưng kiên nhẫn và đầy hy vọng mong chờ Chúa đem hòa bình tới cho chúng ta vào năm nay”.
Đức TGM cho hay đang có nhiều dấu hiệu hy vọng cho thấy các quốc gia Tây Phương đang cố gắng vận động chấm dứt việc đánh nhau tại Syria. Ngài tỏ lời cám ơn lòng đại lượng của các Kitô hữu đã hỗ trợ Giáo Hội trong việc làm nhẹ các đau khổ của người tị nạn: “Nhờ lòng tốt đầy đại lượng của các bạn, năm nay chúng tôi đã có thể hỗ trợ được nhiều gia đình hơn trước. Chúng tôi sẽ tiếp tục trả học phí cho con cái họ. Chúng tôi sẽ cung cấp nhiều giỏ thực phẩm đầy đủ mỗi tháng. Qũy cứu cấp của chúng tôi sẽ tiếp tục nâng đỡ, vào cuối mỗi tháng, những người chủ gia đình nhưng không có công ăn việc làm và lợi tức. Chúng tôi sẽ trông nom các nhu cầu y tế của họ và đôi khi cả nơi ăn chốn ở khi họ cần tới nữa”.
Ngài nhắn nhủ tín hữu của ngài rằng Giáng Sinh là “ngày lễ của chào đón và hy vọng. Lễ này không thể mừng mà thiếu niềm vui trong tâm hồn, thiếu nụ cười trên môi”.
Ăn chay, cầu nguyện
Trong khi đó, Thượng Phụ Công Giáo, thuộc nghi lễ Canđê là Louis Raphael I Sako, lên tiếng kêu gọi “mọi Kitô hữu đừng tổ chức bất cứ thứ cử hành có tính thế gian nào nhân dịp Giáng Sinh hay Năm Mới, vì hoàn cảnh cay đắng hiện nay, để tỏ dấu hiệu liên đới với các anh chị em rời cư của mình đang chịu nhiều đau khổ không thể nào diễn tả được”.
Theo Asia News, ngài kêu gọi họ nên ăn chay vào vọng giáng sinh để cầu xin cho người tị nạn trở về Mosul và đồng bằng Ninivê.
Nhắc tới các cuộc viếng thăm mới đây của ngài tại các trại tị nạn ở Ankawa và Alqosh, Thượng Phụ cho biết thánh giá của họ hết sức nặng nề. Các nơi này thuộc vùng Kurdistan, nơi hơn 120,000 Kitô hữu đang tị nạn sau khi trốn thoát khỏi Mosul và bình nguyên Ninivê, tránh sự săn đuổi của binh lính Duy Hồi Giáo.
Trong thông điệp, ngài chúc lễ Giáng Sinh mọi người, và khuyên họ sống Mùa Vọng “bằng ăn chay, cầu nguyện, suy niệm và làm việc bác ái”. Ngài đề nghị họ ăn chay từ thứ Hai, 22 tháng 12 tới đêm 24 tháng 12, đừng đụng tới thực phẩm hay thức uống cho tới trưa, “như trong những ngày Ba'utha", tức lễ kỷ niệm tiên tri Giôna tới Ninivê khuyên người ta hồi tâm.
Ngài cho hay "chúng ta ăn chay cho việc giải phóng Mosul và các làng mạc thuộc bình nguyên Ninivê, để hòa bình và an ninh trở lại các vùng này, và mọi người được trở lại nhà cửa, việc làm và trường học của họ”.
Thực vậy, “ta hãy nhớ điều Chúa Kitô dạy: ‘loại (qủy) này không chịu bỏ đi ngoại trừ bởi cầu nguyện và ăn chay’ (Mt 17:21). Chúng ta chắc chắn rằng việc Chúa Kitô sinh ra, Đấng vốn chung chia lịch sử bản thân ta và lịch sử nhân loại, sẽ lắng nghe lời cầu xin của ta và sẽ chấp nhận việc ăn chay của ta và sẽ thể hiện hy vọng và ước muốn trở về quê hương của ta và được sống cuộc sống bình thường như trước”.
Lúc gian nan, thời hạnh phúc
Thượng phụ La Tinh của Giêrusalem, Đức Fouad Twal, nhân dịp Giáng Sinh, gửi sứ điệp nhắc nhở mọi người cả “lúc gian nan” lẫn “thời hạnh phúc”.
Trong các cao điểm của năm 2014, Thượng Phụ cho rằng có cuộc tông du của Đức GH Phanxicô tới Đất Thánh, tiếp theo là buổi cầu nguyện tại Vatican với các nhà lãnh đạo Israel và Palestine, phong chức cho 9 linh mục, công bố phong thánh sắp tới cho 2 vị thánh người Palestine và THĐ về gia đình.
Ngài cho biết: “THĐ tái khẳng định tính đơn nhất và tính bất khả tiêu của định chế hôn nhân. Nếu cần tiến bộ, thì là trên bình diện chăm sóc mục vụ đối với những cặp ly hôn và những cặp bước vào cuộc kết hợp lần thứ hai”.
Năm 2014 cũng là năm phải chứng kiến cảnh gia tăng bạo lực và các phản ứng thù nghịch sau đó. Ngài viết “cuộc chiến tàn phá và việc đổ máu đi kèm tại Gaza, được kể là tàn hại hơn hết… Chúng ta lên án cuộc chiến Gaza và kết án các hậu quả thảm hại của nó: giết chóc và tàn phá; nhưng đồng thời, chúng ta cũng lên án bất cứ loại bạo lực và trả đũa nào chống lại người vô tội như các cuộc sát hại những người đang cầu nguyện tại nguyện đường (Do Thái) và các cuộc tấn công vào đền thờ (Hồi Giáo)”.
Thượng phụ cũng đề cập tới số phận người tị nạn Syria và Iraq và tỏ ý lo ngại đối với hai cộng đoàn Dòng Salêgiêng và 58 gia đình Kitô hữu có đất đai tại Thung Lũng Cremisan bị trưng thu để mở rộng bức tường phân cách ở West Bank.
Ngài kết luận “Trong mọi khó khăn và đau khổ, ta biết ơn nhớ tới tình liên đới của nhiều người, nhiều tổ chức, định chế và chính phủ, đã tới giúp chúng ta nhiều cách và bằng nhiều phương tiện. Việc cử hành ngày sinh của Chúa Giêsu hứa hẹn từ bi, yêu thương, bình an cho rất nhiều người đang sống trong buồn sầu và đau đớn; nhiều người đang thấy cuộc đời họ bị tan nát, các cố gắng của họ bị chặn đứng trong tranh chấp và hận thù hỗn loạn”.