Theo tin Zenit, ngày 21 tháng 12, một phái đoàn các giám mục Úc thuộc Hội Đồng Giám Mục Úc Châu cũng như Hội Đồng Giám Mục và Đại Diện Các GH Tông Truyền Trung Đông tại Úc và Tân Tây Lan đã trở về sau một chuyến viếng thăm Trung Đông, nơi các ngài gặp gỡ các Kitô hữu rời cư tại Iraq và các người tịn nạn ở Libăng.
Các ngài đã lên đường trước đây một tuần, liền sau Chúa Nhật 7 tháng 12 được chỉ định làm Ngày Liên Đới với các Kitô Hữu Trung Đông, đáp ứng các biến cố đau thưong gần đây.
Phái đoàn bao gồm Đức Cha Christopher Prowse, TGM Canberra và Goulburn, Đức Cha Julian Porteous, TGM Hobart, Đức Cha Robert Rabbat, GM Giáo Hội Melkite của Úc và Tân Tây Lan, Đức Cha Mar Jibrael Kassab, TGM Giáo Phận Thánh Tôma Tông Đồ của GH Canđê và Assyri Tại Úc và Tân Tây Lan, Đức Cha Antoine-Charbel Tarabay, GM Maronite của Úc, Đức Cha Daniel, GM Chính Thống Coptic của Sydney và Các Vùng Phụ Thuộc, Đức Cha Danil Bolis, TGM của Giáo Hội Đông Phương Cổ Xưa.
Khoảng 120,000 Kitô hữu Iraq buộc phải trốn khỏi nhà cửa của họ vào cuối tháng 6 năm 2014 và lánh cư tại Iraq, Libăng, Thổ Nhĩ Kỳ và Giócđan. Bản tuyên bố của phái đoàn viết rằng “những người này đang sống trong những điều kiện khủng khiếp và họ đang dần dà mất hết hy vọng hồi hương và rất lo lắng đối với tương lai gia đình và con cái họ”.
Mục đích cuộc thăm viếng là bày tỏ sự ủng hộ trước lễ Giáng Sinh và cố gắng làm nhẹ nỗi đau khổ của họ và lắng tai nghe các nhu cầu của họ.
Khi tới Beirut, Đức TGM Christopher Prowse nói về sứ mệnh của phái đoàn đối với Trung Đông. Ngài nhấn mạnh tới lòng thương cảm và ủng hộ của Giáo Hội và nhân dân Úc: “Họ ngỡ ngàng trước các thử thách khó khăn của các Kitô hữu Iraq, những người bị buộc phải bỏ nhà cửa và tài sản để ra đi mà không biết đi đâu và tương lai sẽ như thế nào”.
Sau khi tới nơi, các vị giám mục tới Tòa Thượng Phụ Maronite ở Bkerke, nơi họ gặp Đức HY Mar Bechara Boutros Rai, Thượng Phụ Nghi Lễ Maronite của Antôkia và Toàn Đông Phương, người gọi cuộc viếng thăm này là một sáng kiến hồng phúc của các giám mục Úc Châu.
Thứ Ba, 16 tháng Mười Hai, phái đoàn tới thăm Văn Phòng Chính của Caritas Libăng tại Beirut, nơi ĐC Antoine-Charbel Tarabay cử hành Thánh Lễ với sự đồng tế của ĐC Michel Aoun, đặc trách Caritas và các giám mục hiện diện.
Sau Thánh Lễ, phái đoàn gặp gỡ một số gia đình tị nạn và nghe các trải nghiệm đau lòng của họ. Các giám mục viếng thăm hứa sẽ đem các quan tâm lo lắng của người tị nạn trình cho chính phủ và nhân dân Úc Châu.
Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Cha Georges Kass Moussa, GM Công Giáo Syria, đã tóm tắt lời kêu gọi của người tị nạn gửi thế giới Tây Phương như sau:
Quyền của người tị nạn được trở về quê hương với sự bảo quốc tế giúp họ lấy lại nhà cửa và tiếp tục sống trong phẩm giá và hòa bình;
Làm dễ dàng diễn trình di dân cho những ai muốn di dân tới các nước khác, yêu cầu chính phủ Úc, nếu có thể, xin nhận thêm người tị nạn;
Bảo đảm để các nhu cầu nhân đạo căn bản của họ như giáo dục, chăm sóc y tế và thực phẩm được cung cấp, biết rằng hiện có khoảng 2,000 gia đình Kitô hữu Iraq đang sống tại mỗi nơi ở Libăng, Giócđan và Thổ Nhĩ Kỳ;
Nếu cộng đồng quốc tế không thể can thiệp để chấm dứt tình thế này, nhiều người hơn nữa sẽ buộc phải rời bỏ nhà cửa, càng đặt thêm gánh nặng lên các quốc gia lân bang.
Thứ Tư, 17 tháng Mười Hai, phái đoàn tới viếng Đan Viện Thánh Maroun ở Annaya nơi các vị cử hành Thánh Lễ và viếng mộ Thánh Charbel. Các vị được chào đón bởi Đan Viện Trưởng Tannous Nehme, Bề Trên Cả Dòng LMO và Cha Charbel Beirouthy, Bề trên Đan Viện.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Julian Porteous cầu xin Chúa, nguồn hòa bình, đến trợ giúp các Kitô hữu Trung Đông, và làm nhẹ bớt các đau khổ và đau buồn của họ, nhờ lời cầu bầu của Thánh Charbel.
Vào cuối ngày, phái đoàn đã yết kiến Đức Gregorios III Laham, Thượng Phụ Antiôkia và Toàn Đông Phương, TP Alexandria và Giêrusalem thuộc GH Công Giáo Hy Lạp, Nghi Lễ Melkite.
Thượng phụ kêu gọi Giáo Hội hợp nhất trong việc tìm hòa bình khắp nơi trên thế giới và bảo vệ quyền Kitô hữu được tiếp tục ở lại trên quê hương họ.
Các ngài đã lên đường trước đây một tuần, liền sau Chúa Nhật 7 tháng 12 được chỉ định làm Ngày Liên Đới với các Kitô Hữu Trung Đông, đáp ứng các biến cố đau thưong gần đây.
Phái đoàn bao gồm Đức Cha Christopher Prowse, TGM Canberra và Goulburn, Đức Cha Julian Porteous, TGM Hobart, Đức Cha Robert Rabbat, GM Giáo Hội Melkite của Úc và Tân Tây Lan, Đức Cha Mar Jibrael Kassab, TGM Giáo Phận Thánh Tôma Tông Đồ của GH Canđê và Assyri Tại Úc và Tân Tây Lan, Đức Cha Antoine-Charbel Tarabay, GM Maronite của Úc, Đức Cha Daniel, GM Chính Thống Coptic của Sydney và Các Vùng Phụ Thuộc, Đức Cha Danil Bolis, TGM của Giáo Hội Đông Phương Cổ Xưa.
Khoảng 120,000 Kitô hữu Iraq buộc phải trốn khỏi nhà cửa của họ vào cuối tháng 6 năm 2014 và lánh cư tại Iraq, Libăng, Thổ Nhĩ Kỳ và Giócđan. Bản tuyên bố của phái đoàn viết rằng “những người này đang sống trong những điều kiện khủng khiếp và họ đang dần dà mất hết hy vọng hồi hương và rất lo lắng đối với tương lai gia đình và con cái họ”.
Mục đích cuộc thăm viếng là bày tỏ sự ủng hộ trước lễ Giáng Sinh và cố gắng làm nhẹ nỗi đau khổ của họ và lắng tai nghe các nhu cầu của họ.
Khi tới Beirut, Đức TGM Christopher Prowse nói về sứ mệnh của phái đoàn đối với Trung Đông. Ngài nhấn mạnh tới lòng thương cảm và ủng hộ của Giáo Hội và nhân dân Úc: “Họ ngỡ ngàng trước các thử thách khó khăn của các Kitô hữu Iraq, những người bị buộc phải bỏ nhà cửa và tài sản để ra đi mà không biết đi đâu và tương lai sẽ như thế nào”.
Sau khi tới nơi, các vị giám mục tới Tòa Thượng Phụ Maronite ở Bkerke, nơi họ gặp Đức HY Mar Bechara Boutros Rai, Thượng Phụ Nghi Lễ Maronite của Antôkia và Toàn Đông Phương, người gọi cuộc viếng thăm này là một sáng kiến hồng phúc của các giám mục Úc Châu.
Thứ Ba, 16 tháng Mười Hai, phái đoàn tới thăm Văn Phòng Chính của Caritas Libăng tại Beirut, nơi ĐC Antoine-Charbel Tarabay cử hành Thánh Lễ với sự đồng tế của ĐC Michel Aoun, đặc trách Caritas và các giám mục hiện diện.
Sau Thánh Lễ, phái đoàn gặp gỡ một số gia đình tị nạn và nghe các trải nghiệm đau lòng của họ. Các giám mục viếng thăm hứa sẽ đem các quan tâm lo lắng của người tị nạn trình cho chính phủ và nhân dân Úc Châu.
Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Cha Georges Kass Moussa, GM Công Giáo Syria, đã tóm tắt lời kêu gọi của người tị nạn gửi thế giới Tây Phương như sau:
Quyền của người tị nạn được trở về quê hương với sự bảo quốc tế giúp họ lấy lại nhà cửa và tiếp tục sống trong phẩm giá và hòa bình;
Làm dễ dàng diễn trình di dân cho những ai muốn di dân tới các nước khác, yêu cầu chính phủ Úc, nếu có thể, xin nhận thêm người tị nạn;
Bảo đảm để các nhu cầu nhân đạo căn bản của họ như giáo dục, chăm sóc y tế và thực phẩm được cung cấp, biết rằng hiện có khoảng 2,000 gia đình Kitô hữu Iraq đang sống tại mỗi nơi ở Libăng, Giócđan và Thổ Nhĩ Kỳ;
Nếu cộng đồng quốc tế không thể can thiệp để chấm dứt tình thế này, nhiều người hơn nữa sẽ buộc phải rời bỏ nhà cửa, càng đặt thêm gánh nặng lên các quốc gia lân bang.
Thứ Tư, 17 tháng Mười Hai, phái đoàn tới viếng Đan Viện Thánh Maroun ở Annaya nơi các vị cử hành Thánh Lễ và viếng mộ Thánh Charbel. Các vị được chào đón bởi Đan Viện Trưởng Tannous Nehme, Bề Trên Cả Dòng LMO và Cha Charbel Beirouthy, Bề trên Đan Viện.
Trong bài giảng lễ, Đức Cha Julian Porteous cầu xin Chúa, nguồn hòa bình, đến trợ giúp các Kitô hữu Trung Đông, và làm nhẹ bớt các đau khổ và đau buồn của họ, nhờ lời cầu bầu của Thánh Charbel.
Vào cuối ngày, phái đoàn đã yết kiến Đức Gregorios III Laham, Thượng Phụ Antiôkia và Toàn Đông Phương, TP Alexandria và Giêrusalem thuộc GH Công Giáo Hy Lạp, Nghi Lễ Melkite.
Thượng phụ kêu gọi Giáo Hội hợp nhất trong việc tìm hòa bình khắp nơi trên thế giới và bảo vệ quyền Kitô hữu được tiếp tục ở lại trên quê hương họ.