Thương Ước Hoa Kỳ -Việt Nam và vấn đề làm giàu quặng tinh luyện Uranium

WASHINGTON DC, Hoa Kỳ, thứ Sáu ngày 06/08/2010/8PM theo nguồn tin tổng hợp từ các Thông Tấn Xã The Associated Press, và Canadian Press: Các Tuỳ Viên Lập Pháp tại Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ đã nói rằng- Chính quyền của Tổng Thống Obama đã tuyên bố với các nhà Lập Pháp rằng một Hiệp định Hợp tác về Hạt Nhân với Việt Nam có lẽ không bao gồm một lời hứa hẹn rất qúy gía từ phía chính phủ tại Hà Nội là Việt Nam sẽ không làm giàu quặng tinh luyện Uranium. (Chú thích đây là sự chơi chữ: unlikely... not and become likely..; nghĩa là có khả năng đồng ý chấp thuận cho làm điều này)

Hoa Kỳ gọi "Lời Hứa Không Làm Giàu Quặng Tinh Luyện Uranium" là "Tiêu chuẩn bằng Vàng" cho các Hòa Ước Hợp tác về Hạt Nhân Dân Sự. Hòa Ước này phỏng theo mô hình của một thương ước Hoa Kỳ đã ký kết với Liên Hiệp Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất trong năm 2009 (United Arab Emirates -UAE.) Cũng theo thương ước này; Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đã tuyên thệ và hứa rằng: để nhận được các Trang thiết bị và Lò Phản Ứng Hạt Nhân của Hoa Kỳ - UAE hứa sẽ không làm giàu các quặng tinh luyện Uramium và không tái chế lại các nguyên liệu hạt nhân cho Plutomium. Vì cả hai phương thức này có thể dùng trong việc chế tạo ra Bom Hạt Nhân Nguyên Tử.

Thương Ước kiểu Mỹ đã ký cho UAE có thể đã được Hoa Kỳ dùng để thúc đẩy các nước khác trong các cam kết tương tự không được làm giàu quặng tinh luyện Uranium hay tái chế nguyên liệu hạt nhân trở thành Plutomium.

Trước đó trong cùng ngày 06/08/2010 theo Thông tấn Xã AFP thì Hoa Kỳ đã tiến hành thương thảo về chia xẻ Nhiên liệu và Công nghệ Hạt Nhân với Việt Nam- nhưng Hoa Kỳ từ chối không cho biết liệu Hoa Kỳ có thảo luận về việc chấp thuận cho phía Việt Nam được tự làm giàu quặng tinh luyện

Uranium hay không?

Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Philip Crowley, trong ngày thứ Năm 05/08/2010 đã tuyên bố với giới báo chí rằng; " Hoa Kỳ và Việt Nam đang can dự vào cái gọi là:.. . . à à... việc thương thảo ở những bước đầu tiên (engaged in a so-called... 1-2-3 negotiation)... là sẽ liên quan đến... Công Nghệ Hạt Nhân Dân Sự..."

Trước đó nữa; Đại Nhật Báo Phố Tài Chính Hoa Kỳ đã trình thuật là các lời chỉ trích của các nhà Lập Pháp Hoa Kỳ về thương ước này nói rằng: Các Điều Khoản thực thi và ràng buộc của thương ước này đây xem ra đã cắt giảm dưới mức yêu cầu (demand) so với mức độ yêu cầu nghiêm ngặt hơn nữa mà Hoa Kỳ đã áp đặt cho các đối tác trong vùng Trung Đông: Hoa Kỳ đã đòi buộc (required) các bên đối tác ấy phải tuyên bố công khai từ bỏ việc làm giàu quặng tinh luyện Uranium để đổi lấy việc được nhận sự Hợp tác về Hạt Nhân với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ và Các Tiểu Vương Quốc Á Rập Thống Nhất đã ký một thương ước như thế vào ngày 15 tháng Giêng năm 2009.

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới đây đã khởi sự một loạt các biện pháp trừng phạt Iran (Ba Tư) về việc vi phạm và thách đố Chương trình Hạt Nhân Hòa bình Thế giới; đặc biệt là BaTư (Iran) đã từ chối việc ngưng làm giàu quặng tinh luyện Uranium.

Thế nhưng Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Crowley đã từ khước việc khẳng định hay từ chối luận điểm cho rằng; liệu Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội đã và đang thương thảo một thỏa ước mà theo đó Việt Nam -- một kẻ thù trong Cuộc Chiến Tranh Lạnh trước đây -- sẽ làm giàu quặng tinh luyện Uranium ngay trên lãnh thổ Việt Nam hay không, mà chỉ tuyên bố là các cuộc thảo luận đang tiếp diễn.

"Như là một mục đích của chính sách rộng lớn hơn, tuy nhiên," Crowley tuyên bố " chúng tôi đã thực muốn thấy... càng ngày càng ít đi những quốc gia đang làm giàu quặng tinh luyện Uranium trên khắp thế giới; như là một phần trong các nỗ lực để hạn chế việc sản xuất tràn lan các quặng tinh luyện Uranium có chất lượng cao để làm Bom. "

"Chúng tôi khẳng định muốn thấy được sự tiến triển của một hệ thống quốc tế nơi có các nguồn làm giàu quặng tinh luyện Uranium được bảo đảm, và đặt dưới sự thanh sát và kiểm tra thích hợp của quốc tế. " Crowley tuyên bố như vậy,"

Tổ chức WSJ trích dẫn lời các quan chức của Mỹ nói rằng; các thương thuyết gia Hoa Kỳ đã trao một " Đề Án Hợp Tác Hạt Nhân Toàn Diện" cho Việt Nam, và các quan chức này đã khởi sự phúc trình trực tiếp theo nghị sự chính thức đến Phủ Tổng Thống và Ủy Ban Quan Hệ Đối Ngoại của Thượng Nghị Viện Liên Bang Hoa Kỳ.

Trung Cộng, vốn chia xẻ cùng một đường biên giới dài với Việt Nam, đã không được tham khảo ý kiến, các quan chức cao cấp nêu trên được trích dẫn đã nói như vậy.

Crowley tuyên bố; "Chúng Tôi có một cuộc thương thảo đang đưọc điều đình giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Sự việc đó chẳng có liên can gì đến Trung Cộng. (nguyên văn; "We have a negotiation going on between the United States and Vietnam. That does not involve China," Crowley said.)

Khi được yêu cầu đưa ra các nhận định về các cuộc thảo luận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bà Giang Ngô (Jiang Yu) nói; " Bắc Kinh không có biết gì về những chi tiết chính xác hiện đang được bàn thảo ấy." Bà Giang Ngô lập lại rằng lập trường của Trung Quốc là tất cả các quốc gia có Quyền Sử Dụng Nguyên Tử Năng cho Hòa Bình; nhưng nói thêm rằng: " Tất cả các quốc gia nên làm tròn các nghiã vụ để ngăn chặn việc làm giàu quặng tinh luyện Uranium."

Tổ chức WSJ nói rằng một thương ước như thế sẽ cho phép các Đại Công Ty như General Electric Co. and Bechtel Corp. được bán và chuyển giao các trang thiết bị và Lò Phản Ứng Hạt Nhân cho phía Việt Nam.

Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một Nghị Định Thư Ghi Nhớ dưới thời Chính quyền của Tổng Thống George W. Bush trong năm 2001 để theo đuổi việc hợp tác trong sản xuất an toàn các vật liệu và phát triển Nguyên Tử Năng Dân Sự.

Trong tháng Ba năm 2010 này Hai Bên đã ký một Hiệp Định Thư Ghi Nhớ về Hợp Tác Năng Lượng Hạt Nhân ở mức xa hơn, mà Hai Bên gọi là " một thời điểm quan trọng trong quan hệ Song Phương của chúng ta."

Michael Michalak, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tuyên bố trong thời điểm lúc đó rằng; " Đây là... một bước chủ yếu trong việc tiến xa hơn nữa của các mục tiêu chung về Không Làm Giàu Quặng Tinh Luyện Uranium của chúng tôi, và là một cấu trúc xây dựng rất có ý nghĩa quan trọng trong việc Phát triển Chương trình Nguyên Tử Năng Dân Sự Phục vụ cho Hòa bình của Việt Nam. "

Vương Hữu Tân, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Nguyên Tử Năng Việt Nam đã tuyên bố với WSJ rằng việt Nam không có kế hoạch làm giàu quặng tinh luyện Uranium " bởi vì sự việc ấy rất nhạy cảm - nếu Việt Nam làm như vậy."

Dominic David Trần.