VATICAN CITY - Tập thứ hai trong bộ sách Chúa Giêsu Nazareth sẽ là một thách đố tính cách học thuật về Kinh thánh trong thời đại tân tiến và sẽ khơi dậy nơi người đọc sự suy nghĩ sâu xa hơn về Đức Giêsu.
Đó là ý kiến của Mark Brumley, giám đốc Nhà xuất bản Ignatius Press, được chỉ định để xuất bản tập sách nói trên trong ấn bản bằng Anh ngữ.
Hồi cuối tháng 7 vừa qua, Mark Brumley phát biểu rằng ông trông đợi là tập thứ hai này, với những suy tư về cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, sẽ khơi động “một cuộc đàm thoại lớn lao về tính học thuật của Kinh Thánh trong thời đại tân tiến” không chỉ trong phạm vi Giáo hội, mà còn giữa người Công giáo với người Tin Lành, giữa người Kitô giáo và người theo đạo Do thái. Ông nói: “Mục tiêu của Đức giáo hoàng là làm cho con người suy tư sâu xa hơn về Chúa Giêsu”.
ĐGH Benedict XVI đã hoàn tất công trình này hồi đầu năm nay. Công trình là sự tiếp nối tập thứ nhất của bộ sách Chúa Giêsu Nazareth. Sách hiện đang được dịch từ nguyên bản tiếng Đức sang nhiều ngôn ngữ. Nếu mọi chuyện xuôi chảy theo đúng dự liệu, thì bản dịch Anh ngữ sẽ phát hành đồng loạt cùng với ấn bản bằng các ngôn ngữ khác vào đầu Mùa Chay năm 2011.
Ignatius Press và nhà xuất bản Liberia Editrice Vaticana của Tòa thánh đã đạt được một thỏa thuận, theo đó thì Ignatius Press (trú sở đặt tại San Francisco, Hoa kỳ) sẽ phát hành ấn bản Anh ngữ của tập sách. Tập thứ nhất đã được Doubleday phát hành năm 2007. Cha Joseph Fessio, người sáng lập và biên tập của Ignatius Press nói rằng công ty của ngài đang “nao nức chờ đợi” tập sách mới nhất này “bởi vì sách sẽ chứa đựng những suy tư của Đức thánh cha về các huyền nhiệm trọng tâm của đức tin Công giáo.”
Những câu hỏi gây tranh cãi
Trong cuộc tiếp xúc với báo chí hôm 29 tháng 7, Ignatius Press nói rằng tập sách thứ hai này sẽ có thể đề cập đến những vấn nạn gây tranh cãi chẳng hạn như: “ai chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu? Chúa Giêsu có thiết lập Giáo hội để thực hiện công trình của Người? Người quan niệm thế nào về sự thương khó và cái chết của mình? Còn chúng ta nên quan niệm như thế nào? Và, quan trọng hơn cả, là Chúa Giêsu có thực sự phục sinh từ cõi chết?”
Trong bản thông cáo báo chí, Brumley cho biết: “Chúa Giêsu vẫn là nhân vật gây tranh luận. Những Kitô hữu tin rằng Người là Con Thiên Chúa, là vị sáng lập ra Giáo hội, và là đấng Cứu chuộc nhân loại. Còn đối với người không theo Kitô giáo, Chúa Giêsu gần như là những gì khác hẳn: một huyền thoại, một nhà cách mạng, hoặc là một tiên tri mà các giáo huấn đã bị tín đồ hiểu lầm, xuyên tạc.” Cuốn sách sẽ đưa người đọc mặt đối mặt với những thách đố về Chúa Giêsu.
Thảo luận đại kết
Ignatius Press nói đang trù liệu một số hoạt động để chuẩn bị cho ngày phát hành tập sách nhằm mục đích khơi động các cuộc thảo luận về những đề tài cuốn sách đề cập tới: “Chúng tôi thực tình muốn có được sự thảo luận rộng rãi này, vì thế chúng tôi đang làm việc với người Tin Lành, khảo sát về vấn đề tính cách học thuật của Kinh thánh và những vấn nạn nó đặt ra liên quan đến cách trình bầy về Chúa Giêsu trong Tin mừng. Chúng tôi nao nức về việc tung cuốn sách ra cùng một lúc, và nao nức về hiệu quả sẽ có trong phạm vi rộng rãi của văn hóa.”
Ignatius Press cũng sẽ phát hành một bản hướng dẫn học hỏi để mở rộng những cuộc thảo luận này, do đó sẽ cung ứng cho các nhóm trong giáo xứ, các sinh viên hoặc các chủng sinh một điểm xuất phát để nói về những vấn đề sách nêu ra. Brumley cho biết rằng ngài hy vọng sẽ thấy có những cuộc thảo luận “rất mực tính tế” về một đề tài đặt ra “rất dễ tiếp cận.”
Đức ông Giuseppe Costa, giám đốc nhà xuất bản Libreria Editrice Vaticana của Tòa thánh, là một trong số rất ít người đã được đọc cuốn sách này của Đức thánh cha. Ngài cho biết hôm 29 tháng 7 rằng một trong những điều ấn tượng nhất là “tính cách tâm linh phong phú mà cuốn sách chuyên chở.”
Ngài cũng cho biết những khó khăn trong việc phiên dịch một tác phẩm như thế: “Đức giáo hoàng là một nhà thần học lớn, do đó muốn phiên dịch sách của ngài, cần phải có một kiến thức về thần học, nền thần học tâm linh. Ngoài ra, tiếng Đức là một ngôn ngữ rất phong phú, rất chính xác và mô tả đầy đủ được một số những quan niệm rất phức tạp.”
Đức ông Costa nói ngài nghĩ rằng cuốn sách sẽ chứng tỏ là tác phẩm “gây rất nhiều hiệu quả cho người đọc.” Tập thứ nhất trong bộ sách Chúa Giêsu Nazareth, đặt trọng tâm vào sứ vụ công khai của Chúa Giêsu đã bán được 2 triệu ruỡi bản trên khắp thế giới.
Đang sáng tác tập chót
Trong khi đó, Đức thánh cha đã bắt đầu làm cuốn thứ 3 và là cuốn chót trong bộ sách. Ngài dùng nhiều thời gian trong kỳ nghỉ hè vào tháng 7 để viết cuốn này. Người phát ngôn của Tòa thánh, linh mục Federico Lombardi tuyên bố trên đài Truyền hình Vatican hôm 23 tháng 7 vừa qua rằng tập chót trong bộ sách sẽ dành để nói về “Các sách Tin mừng thời thơ ấu” và tập trung vào những gì các Tin mừng của Thánh Matthêu và Luca đã nói về thuở đầu đời của Chúa Giêsu.
Cha Lombardi nói: rõ ràng “Đức thánh cha canh cánh bên lòng được mang dự án lớn lao đã khởi thảo từ nhiều năm trước đến giai đoạn kết thúc.”
Trong phần mở đầu tập thứ nhất, Đức thánh cha nói rằng bộ sách này đã được ngài “ấp ủ từ lâu “ và “chỉ là biểu hiện công cuộc tôi đi tìm kiếm khuôn mặt của Chúa.”
Đó là ý kiến của Mark Brumley, giám đốc Nhà xuất bản Ignatius Press, được chỉ định để xuất bản tập sách nói trên trong ấn bản bằng Anh ngữ.
Hồi cuối tháng 7 vừa qua, Mark Brumley phát biểu rằng ông trông đợi là tập thứ hai này, với những suy tư về cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, sẽ khơi động “một cuộc đàm thoại lớn lao về tính học thuật của Kinh Thánh trong thời đại tân tiến” không chỉ trong phạm vi Giáo hội, mà còn giữa người Công giáo với người Tin Lành, giữa người Kitô giáo và người theo đạo Do thái. Ông nói: “Mục tiêu của Đức giáo hoàng là làm cho con người suy tư sâu xa hơn về Chúa Giêsu”.
ĐGH Benedict XVI đã hoàn tất công trình này hồi đầu năm nay. Công trình là sự tiếp nối tập thứ nhất của bộ sách Chúa Giêsu Nazareth. Sách hiện đang được dịch từ nguyên bản tiếng Đức sang nhiều ngôn ngữ. Nếu mọi chuyện xuôi chảy theo đúng dự liệu, thì bản dịch Anh ngữ sẽ phát hành đồng loạt cùng với ấn bản bằng các ngôn ngữ khác vào đầu Mùa Chay năm 2011.
Ignatius Press và nhà xuất bản Liberia Editrice Vaticana của Tòa thánh đã đạt được một thỏa thuận, theo đó thì Ignatius Press (trú sở đặt tại San Francisco, Hoa kỳ) sẽ phát hành ấn bản Anh ngữ của tập sách. Tập thứ nhất đã được Doubleday phát hành năm 2007. Cha Joseph Fessio, người sáng lập và biên tập của Ignatius Press nói rằng công ty của ngài đang “nao nức chờ đợi” tập sách mới nhất này “bởi vì sách sẽ chứa đựng những suy tư của Đức thánh cha về các huyền nhiệm trọng tâm của đức tin Công giáo.”
Những câu hỏi gây tranh cãi
Trong cuộc tiếp xúc với báo chí hôm 29 tháng 7, Ignatius Press nói rằng tập sách thứ hai này sẽ có thể đề cập đến những vấn nạn gây tranh cãi chẳng hạn như: “ai chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu? Chúa Giêsu có thiết lập Giáo hội để thực hiện công trình của Người? Người quan niệm thế nào về sự thương khó và cái chết của mình? Còn chúng ta nên quan niệm như thế nào? Và, quan trọng hơn cả, là Chúa Giêsu có thực sự phục sinh từ cõi chết?”
Trong bản thông cáo báo chí, Brumley cho biết: “Chúa Giêsu vẫn là nhân vật gây tranh luận. Những Kitô hữu tin rằng Người là Con Thiên Chúa, là vị sáng lập ra Giáo hội, và là đấng Cứu chuộc nhân loại. Còn đối với người không theo Kitô giáo, Chúa Giêsu gần như là những gì khác hẳn: một huyền thoại, một nhà cách mạng, hoặc là một tiên tri mà các giáo huấn đã bị tín đồ hiểu lầm, xuyên tạc.” Cuốn sách sẽ đưa người đọc mặt đối mặt với những thách đố về Chúa Giêsu.
Thảo luận đại kết
Ignatius Press nói đang trù liệu một số hoạt động để chuẩn bị cho ngày phát hành tập sách nhằm mục đích khơi động các cuộc thảo luận về những đề tài cuốn sách đề cập tới: “Chúng tôi thực tình muốn có được sự thảo luận rộng rãi này, vì thế chúng tôi đang làm việc với người Tin Lành, khảo sát về vấn đề tính cách học thuật của Kinh thánh và những vấn nạn nó đặt ra liên quan đến cách trình bầy về Chúa Giêsu trong Tin mừng. Chúng tôi nao nức về việc tung cuốn sách ra cùng một lúc, và nao nức về hiệu quả sẽ có trong phạm vi rộng rãi của văn hóa.”
Ignatius Press cũng sẽ phát hành một bản hướng dẫn học hỏi để mở rộng những cuộc thảo luận này, do đó sẽ cung ứng cho các nhóm trong giáo xứ, các sinh viên hoặc các chủng sinh một điểm xuất phát để nói về những vấn đề sách nêu ra. Brumley cho biết rằng ngài hy vọng sẽ thấy có những cuộc thảo luận “rất mực tính tế” về một đề tài đặt ra “rất dễ tiếp cận.”
Đức ông Giuseppe Costa, giám đốc nhà xuất bản Libreria Editrice Vaticana của Tòa thánh, là một trong số rất ít người đã được đọc cuốn sách này của Đức thánh cha. Ngài cho biết hôm 29 tháng 7 rằng một trong những điều ấn tượng nhất là “tính cách tâm linh phong phú mà cuốn sách chuyên chở.”
Ngài cũng cho biết những khó khăn trong việc phiên dịch một tác phẩm như thế: “Đức giáo hoàng là một nhà thần học lớn, do đó muốn phiên dịch sách của ngài, cần phải có một kiến thức về thần học, nền thần học tâm linh. Ngoài ra, tiếng Đức là một ngôn ngữ rất phong phú, rất chính xác và mô tả đầy đủ được một số những quan niệm rất phức tạp.”
Đức ông Costa nói ngài nghĩ rằng cuốn sách sẽ chứng tỏ là tác phẩm “gây rất nhiều hiệu quả cho người đọc.” Tập thứ nhất trong bộ sách Chúa Giêsu Nazareth, đặt trọng tâm vào sứ vụ công khai của Chúa Giêsu đã bán được 2 triệu ruỡi bản trên khắp thế giới.
Đang sáng tác tập chót
Trong khi đó, Đức thánh cha đã bắt đầu làm cuốn thứ 3 và là cuốn chót trong bộ sách. Ngài dùng nhiều thời gian trong kỳ nghỉ hè vào tháng 7 để viết cuốn này. Người phát ngôn của Tòa thánh, linh mục Federico Lombardi tuyên bố trên đài Truyền hình Vatican hôm 23 tháng 7 vừa qua rằng tập chót trong bộ sách sẽ dành để nói về “Các sách Tin mừng thời thơ ấu” và tập trung vào những gì các Tin mừng của Thánh Matthêu và Luca đã nói về thuở đầu đời của Chúa Giêsu.
Cha Lombardi nói: rõ ràng “Đức thánh cha canh cánh bên lòng được mang dự án lớn lao đã khởi thảo từ nhiều năm trước đến giai đoạn kết thúc.”
Trong phần mở đầu tập thứ nhất, Đức thánh cha nói rằng bộ sách này đã được ngài “ấp ủ từ lâu “ và “chỉ là biểu hiện công cuộc tôi đi tìm kiếm khuôn mặt của Chúa.”