Vatican (Zenit.org) – “Suy tư của một con người minh triết về những điều quan yếu nhất trong đời” – đó là lời giới thiệu ấn bản tiếng Nga cuốn sách “Đức Giêsu thành Nazareth” của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI do nhà xuất bản Azbuka phát hành.
Hai mươi ngàn cuốn sách trong lần in đầu tiên được trưng bày tại Moscow hôm thứ Ba vừa qua. Tổng giám mục Paolo Pezzi giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Moscow giới thiệu tác phẩm này. Ngài xác nhận rằng Đức Kitô là chủ đề được nhiều cuốn sách viết ra, nhưng công trình của Đức giáo hoàng có “một giá trị rất đặc biệt, vì nhiều lý do.”
Ngài nói: Lý do thứ nhất, theo tờ báo L'Osservatore Romano, thì “tác giả không những chỉ là một trong những nhà thần học vĩ đại nhất nay còn tại thế, mà, như mọi người đều biết, ngài còn là giáo hoàng tại Roma.”
Điều đó làm nổi bật lên một “nghịch lý thật đáng chú ý: Cuốn sách này do một vị Giáo hoàng viết ra, nhưng không viết trong cương vị một Giáo hoàng.”
“Nhưng Đức giáo hoàng đã viết cuốn sách đó, có thể nói như thế này là, ngài không viết từ đỉnh cao của ngai tòa giáo hoàng, trái lại, trong vai trò một người tín hữu giản dị, một người tra hỏi nhiệt tâm suốt đời cố gắng đào sâu hơn vào những hiểu biết của cá nhân mình về Đức Giêsu và những lý do khiến ta tin tưởng nơi Người.”
Công trình của Đức thánh cha có hai khía cạnh: khía cạnh khiêm tốn và khía cạnh mạo hiểm. Khiêm tốn bởi vì tác giả của cuốn sách, không quá lo lắng về vai trò giảng huấn của chính mình, mà lại đồng ý phơi trần con người mình dưới sự sàng sẩy của lý trí và sự phê phán của những người đối thoại. Mạo hiểm, bởi vì tác giả tín tưởng vào nền tảng của những điều mình viết ra, và do đó, mong muốn cũng như ao ước được chịu nguy cơ khi bị phơi trần.”
Đức tổng giám mục Pazzi nói rằng một nguy cơ rủi ro của cá nhân như thế là điều cần thiết trong một thế giới ngày càng thờ ơ hơn hoặc ngay cả thù địch với đức tin Kitô giáo.
Một thông điệp lớn lao khác nữa của cuốn sách là ý tưởng cho rằng đức tin không sợ phải đối đầu với khoa học.
Ngài nói: “Chắc là ta có thể không phải tin vào những điều các sách Tin Mừng bảo chúng ta. Khoa học không bao giờ có thể tự nó tạo ra đức tin, và Đức giáo hoàng biết rất rõ điều đó. Nhưng khoa học không ở vị thế có thể gieo rắc mối nghi ngờ lên trọng tâm hình ảnh Đức Giêsu nổi trội trong các sách Tin Mừng; trái lại, sau cả hai thế kỷ được các sách vở đào sâu khai quật tỉ mỉ dưới nhãn quan khoa học, hình ảnh này vẫn còn đứng vững, và chung cuộc, theo lời Đức giáo hoàng, là hình ảnh thuyết phục nhất, đáng tin cậy nhất.”
Đức tổng giám mục nói tiếp: Trong cuốn sách của Đức giáo hoàng “ở từng trang một, người ta có thể thấy tình yêu thương tràn đầy trong con người tác giả, cái nhìn nao nức bị lôi cuốn vì vẻ đẹp đẽ nơi Khuôn Mặt đang xuất hiện trước mắt người viết. Dù trong sách ta gặp phải khó khăn trong nhiều đoạn phức tạp, nhưng ta không bao giờ mất đi cảm tưởng chung là Ratzinger đang mô tả khuôn mặt của Đấng mà ngài biết rõ, như một người biết rõ bạn mình.”
Hai mươi ngàn cuốn sách trong lần in đầu tiên được trưng bày tại Moscow hôm thứ Ba vừa qua. Tổng giám mục Paolo Pezzi giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Moscow giới thiệu tác phẩm này. Ngài xác nhận rằng Đức Kitô là chủ đề được nhiều cuốn sách viết ra, nhưng công trình của Đức giáo hoàng có “một giá trị rất đặc biệt, vì nhiều lý do.”
Ấn bản Anh ngữ: Jesus of Nazareth |
Ngài nói: Lý do thứ nhất, theo tờ báo L'Osservatore Romano, thì “tác giả không những chỉ là một trong những nhà thần học vĩ đại nhất nay còn tại thế, mà, như mọi người đều biết, ngài còn là giáo hoàng tại Roma.”
Điều đó làm nổi bật lên một “nghịch lý thật đáng chú ý: Cuốn sách này do một vị Giáo hoàng viết ra, nhưng không viết trong cương vị một Giáo hoàng.”
“Nhưng Đức giáo hoàng đã viết cuốn sách đó, có thể nói như thế này là, ngài không viết từ đỉnh cao của ngai tòa giáo hoàng, trái lại, trong vai trò một người tín hữu giản dị, một người tra hỏi nhiệt tâm suốt đời cố gắng đào sâu hơn vào những hiểu biết của cá nhân mình về Đức Giêsu và những lý do khiến ta tin tưởng nơi Người.”
Công trình của Đức thánh cha có hai khía cạnh: khía cạnh khiêm tốn và khía cạnh mạo hiểm. Khiêm tốn bởi vì tác giả của cuốn sách, không quá lo lắng về vai trò giảng huấn của chính mình, mà lại đồng ý phơi trần con người mình dưới sự sàng sẩy của lý trí và sự phê phán của những người đối thoại. Mạo hiểm, bởi vì tác giả tín tưởng vào nền tảng của những điều mình viết ra, và do đó, mong muốn cũng như ao ước được chịu nguy cơ khi bị phơi trần.”
Đức tổng giám mục Pazzi nói rằng một nguy cơ rủi ro của cá nhân như thế là điều cần thiết trong một thế giới ngày càng thờ ơ hơn hoặc ngay cả thù địch với đức tin Kitô giáo.
Một thông điệp lớn lao khác nữa của cuốn sách là ý tưởng cho rằng đức tin không sợ phải đối đầu với khoa học.
Ngài nói: “Chắc là ta có thể không phải tin vào những điều các sách Tin Mừng bảo chúng ta. Khoa học không bao giờ có thể tự nó tạo ra đức tin, và Đức giáo hoàng biết rất rõ điều đó. Nhưng khoa học không ở vị thế có thể gieo rắc mối nghi ngờ lên trọng tâm hình ảnh Đức Giêsu nổi trội trong các sách Tin Mừng; trái lại, sau cả hai thế kỷ được các sách vở đào sâu khai quật tỉ mỉ dưới nhãn quan khoa học, hình ảnh này vẫn còn đứng vững, và chung cuộc, theo lời Đức giáo hoàng, là hình ảnh thuyết phục nhất, đáng tin cậy nhất.”
Đức tổng giám mục nói tiếp: Trong cuốn sách của Đức giáo hoàng “ở từng trang một, người ta có thể thấy tình yêu thương tràn đầy trong con người tác giả, cái nhìn nao nức bị lôi cuốn vì vẻ đẹp đẽ nơi Khuôn Mặt đang xuất hiện trước mắt người viết. Dù trong sách ta gặp phải khó khăn trong nhiều đoạn phức tạp, nhưng ta không bao giờ mất đi cảm tưởng chung là Ratzinger đang mô tả khuôn mặt của Đấng mà ngài biết rõ, như một người biết rõ bạn mình.”