HỘI AN, Quảng Nam --Giáo xứ duy nhất trong giáo phận Đà Nẵng, nơi có các nhà thừa sai Dòng Tên đầu tiên đến Việt Nam phổ biến chữ Quốc ngữ, dự định mừng kỷ niệm 400 năm truyền giáo.
Mục đích của chúng tôi là giúp giáo dân biết ơn công lao của các cha dòng Tên vì Hội An là cái nôi của công cuộc truyền giáo ở Đàng Trong Việt Nam, linh mục Antôn Nguyễn Trường Thăng, quản xứ Hội An, nói trong thánh lễ hôm 18/1, mừng kỷ niệm 395 năm.
Cha Thăng, 68 tuổi, đang coi sóc 1500 giáo dân tại đây, kể rằng năm1615 chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho phép cha Francesco Buzomi người Italia trưởng đoàn, cha Diego Carvalho và thầy Antonio Dias người Bồ-đào-Nha, cùng hai tu sĩ người Nhật. Họ đến Hội An ngày 18/1/ 1615 để chăm sóc tinh thần những giáo dân Nhật đang sống và buôn bán tại đây.
Hội An lúc đó là một thị trấn buôn bán nhộn nhịp giữa người Việt và người Hoa, người Bồ, người Nhật.
Các nhà thừa sai đã thu hút người Việt từ Phú Yên đến Quảng Trị, bằng công việc sáng tác và phổ biến chữ quốc ngữ, cha Francesco de Pina là người có công nhiều trong việc hình thành chữ Quốc ngữ tại Thanh Chiêm, Quảng Nam, và trong việc truyền giáo, ngài đã rữa tội cho 275 người tại Quảng Nam.
Năm 1625 cha Pina ra Huế rữa tội cho bà Minh Đức Vương Thái Phí, vợ chúa Nguyễn Hoàng. Công việc này, đặt nền móng cho Giáo hội Việt Nam ở Đàng Trong, ngài qua đời trong một vụ đắm tàu năm 1625.
Sau đó cha Đắc Lộ tiếp tục hoàn thiện công trình này, ngài vừa học tiếng Việt vừa truyền bá chữ Quốc ngữ tại Hội An, ngài lập ra Hội Thầy Giảng để đào tạo giảng viên giáo lý và điều hành cộng đoàn. Trong số các thầy giảng có thầy Anrê Phú Yên là chứng nhân tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam, tử đạo ngày 26.7.1644 tại giáo xứ Phước Kiều
Tại Hội An ngày nay có hai biến cố quan trọng đó là các cuộc tử đạo đầu tiên tại Việt Nam của thầy giảng Anrê Phú Yên và cuộc truyền giáo, phổ biến chữ Quốc ngữ của các cha Dòng Tên..
Một người bạn của cha Thăng là linh mục Phêrô Phan Xuân Thanh, giáo sư Đại chủng viện Huế cho biết, trước năm 1975 các cha Dòng Tên đã thành lập Trung Tâm Đắc Lộ ở Sài Gòn có thư viện với hàng ngàn bộ sách quý, nhiều cư xá cho sinh viên nghèo tại Việt Nam, điều khiển Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt, dạy đại chủng viện Huế, Sài Gòn và làm giáo sư các trường đại học khác của miền Nam.
Giáo Hội Việt Nam sẽ mừng 400 năm truyền giáo, trong đó có công lao lớn của các nhà thừa sai Dòng Tên đã khai sinh ra chữ Quốc ngữ và hai giáo phận Đàng Trong, Đàng Ngoài tại Việt Nam.
Cha Thăng, 68 tuổi, đang coi sóc 1500 giáo dân tại đây, kể rằng năm1615 chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho phép cha Francesco Buzomi người Italia trưởng đoàn, cha Diego Carvalho và thầy Antonio Dias người Bồ-đào-Nha, cùng hai tu sĩ người Nhật. Họ đến Hội An ngày 18/1/ 1615 để chăm sóc tinh thần những giáo dân Nhật đang sống và buôn bán tại đây.
Các nhà thừa sai đã thu hút người Việt từ Phú Yên đến Quảng Trị, bằng công việc sáng tác và phổ biến chữ quốc ngữ, cha Francesco de Pina là người có công nhiều trong việc hình thành chữ Quốc ngữ tại Thanh Chiêm, Quảng Nam, và trong việc truyền giáo, ngài đã rữa tội cho 275 người tại Quảng Nam.
Năm 1625 cha Pina ra Huế rữa tội cho bà Minh Đức Vương Thái Phí, vợ chúa Nguyễn Hoàng. Công việc này, đặt nền móng cho Giáo hội Việt Nam ở Đàng Trong, ngài qua đời trong một vụ đắm tàu năm 1625.
Tại Hội An ngày nay có hai biến cố quan trọng đó là các cuộc tử đạo đầu tiên tại Việt Nam của thầy giảng Anrê Phú Yên và cuộc truyền giáo, phổ biến chữ Quốc ngữ của các cha Dòng Tên..
Một người bạn của cha Thăng là linh mục Phêrô Phan Xuân Thanh, giáo sư Đại chủng viện Huế cho biết, trước năm 1975 các cha Dòng Tên đã thành lập Trung Tâm Đắc Lộ ở Sài Gòn có thư viện với hàng ngàn bộ sách quý, nhiều cư xá cho sinh viên nghèo tại Việt Nam, điều khiển Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt, dạy đại chủng viện Huế, Sài Gòn và làm giáo sư các trường đại học khác của miền Nam.
Giáo Hội Việt Nam sẽ mừng 400 năm truyền giáo, trong đó có công lao lớn của các nhà thừa sai Dòng Tên đã khai sinh ra chữ Quốc ngữ và hai giáo phận Đàng Trong, Đàng Ngoài tại Việt Nam.