New Delhi (AsiaNews) - Giáo Hội Công Giáo Ấn Độ lo ngại rằng Luật Giáo Dục Quốc Gia mới được quốc hội phê chuẩn sẽ đe dọa làm suy yếu quyền tự do của giáo dục, trong đó cho phép can thiệp chính trị trong việc quản trị của các tổ chức tư nhân.
Đạo luật được ban hành hôm 4 tháng Tám mang tên "Quyền của Trẻ em được Tự Do và Phổ Cập Giáo Dục" đạt được mục tiêu mà chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh đặt ra nghị trình trong 100 ngày đầu tiên của chính phủ. Kapil Sibal, Bộ trưởng Bộ Phát Triển Nguồn Nhân Lực cho hay đạo luật "báo hiệu một kỷ nguyên mới". Còn đối với cha Babu Joseph, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Ấn Độ (CBCI) thì "chính phủ thực hiện một lựa chọn quan trọng trong định hướng đúng" sửa chữa "một sự chậm trễ trầm trọng trong việc làm cho trường học dành cho tất cả trẻ em [tuổi từ 6-14]". Tuy nhiên, đạo luật bao gồm một điều khoản làm Giáo Hội Ấn Độ lo ngại.
Cha Babu cho hay thêm: "Đạo luật mới bao gồm Điều khoản 21 trong đó tuyên bố tất cả các tổ chức giáo dục được Nhà nước trợ cấp phải thành lập một ủy ban hành chính để theo dõi sự phát triển của trường gồm các đại diện được cử ra bởi chính quyền địa phương, phụ huynh, học sinh và giáo viên". Mục đích của Ủy ban là phát triển một liên kết mạnh mẽ hơn nữa giữa cộng đồng địa phương và trường học. Cha phát ngôn viên của Giáo Hội Ấn Độ công nhận sự tốt đẹp của ý định, nhưng cũng cho hay nó cũng cho thấy lý do để lo ngại nghiêm trọng cho hơn 10.000 tổ chức giáo dục Công Giáo trên khắp đất nước.
Cha Babu cho biết "Trước tiên chúng tôi lo ngại vì điều khoản này cung cấp quá nhiều cơ hội để can thiệp vào chính sách quản trị. Thứ hai, các tổ chức giáo dục cho đến nay đã làm việc mà không có cú hích. Hệ thống của chúng tôi đã làm việc thật tốt để làm hài lòng tất cả những người có liên quan và các hiệu trưởng đã được xác định bởi các giám mục địa phương hoặc các bề trên tu viện cùng với đại diện của các phụ huynh và học sinh. Vì vậy, chúng tôi không thấy một lý do gì buộc phải thay đổi hệ thống. Thứ ba, là kinh nghiệm của chúng tôi bảo chúng tôi rằng các trường công lập có các vị lãnh đạo trong Ủy ban Hành chính của họ thì không được quản lý tốt".
Đối với Giáo Hội Ấn Độ, có một nguy cơ rất thực tế rằng điều khoản 21 sẽ làm tổn hại đến việc bảo đảm quyền tự do cho các tổ chức giáo dục Kitô giáo. Cha Babu nói rằng trường học"có nguy cơ bị mất đi và sẽ bị suy yếu do sự hiện diện của những người được chuẩn bị kém hoặc thậm chí là thù địch chúng tôi. Tại một số bang mà Giáo Hội đã phải đau khổ vì các vấn đề với lãnh đạo chính trị và vì thế nó sẽ tồi tệ thêm nếu điều khoản này có hiệu lực".
Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ đã cho biết họ muốn thảo luận vấn đề với Bộ trưởng Bộ Phát Triển Nguồn Nhân Lực để bảo vệ các quyền và tự do được bảo đảm bởi Hiến pháp đối với người thiểu số và "tiếp tục hợp tác với chính phủ về chất lượng giáo dục cho trẻ em ở Ấn Độ".
Trường học Công Giáo, cùng với các trường Tin Lành, mang đến sự đóng góp quan trọng cho hệ thống giáo dục Ấn Độ, chủ yếu là trao phó cho các tổ chức tư nhân. Cha Babu cho biết: "Khoảng 60% số trường học của chúng tôi là ở các vùng nông thôn và tiếp cận với các trẻ em nghèo nhất và thiệt thòi nhất trong xã hội, đại diện cho 55% dân số trong độ tuổi đi học. Trong các trường của chúng tôi, các bé gái [thường bị loại trừ ra khỏi giáo dục] được học và chỉ có một nhỏ tỷ lệ học sinh được đào tạo thành Kitô hữu, bởi vì phần lớn là người Ấn giáo, Hồi giáo hoặc các tín ngưỡng khác. "
Cha Francis Swamy, điều hợp viên Tỉnh dòng của các trường Dòng Tên – chỉ riêng ở Mumbai có hai mươi trường học - cho hay: "Cộng đoàn Kitô giáo đã làm việc bền bỉ để phát triển giáo dục. Một số trường học của chúng tôi đã hơn 150 tuổi và được đánh giá cao... Tại sao phải chúng ta phải can thiệp chính trị trong quản lý của họ".
Đạo luật được ban hành hôm 4 tháng Tám mang tên "Quyền của Trẻ em được Tự Do và Phổ Cập Giáo Dục" đạt được mục tiêu mà chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh đặt ra nghị trình trong 100 ngày đầu tiên của chính phủ. Kapil Sibal, Bộ trưởng Bộ Phát Triển Nguồn Nhân Lực cho hay đạo luật "báo hiệu một kỷ nguyên mới". Còn đối với cha Babu Joseph, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Ấn Độ (CBCI) thì "chính phủ thực hiện một lựa chọn quan trọng trong định hướng đúng" sửa chữa "một sự chậm trễ trầm trọng trong việc làm cho trường học dành cho tất cả trẻ em [tuổi từ 6-14]". Tuy nhiên, đạo luật bao gồm một điều khoản làm Giáo Hội Ấn Độ lo ngại.
Cha Babu cho hay thêm: "Đạo luật mới bao gồm Điều khoản 21 trong đó tuyên bố tất cả các tổ chức giáo dục được Nhà nước trợ cấp phải thành lập một ủy ban hành chính để theo dõi sự phát triển của trường gồm các đại diện được cử ra bởi chính quyền địa phương, phụ huynh, học sinh và giáo viên". Mục đích của Ủy ban là phát triển một liên kết mạnh mẽ hơn nữa giữa cộng đồng địa phương và trường học. Cha phát ngôn viên của Giáo Hội Ấn Độ công nhận sự tốt đẹp của ý định, nhưng cũng cho hay nó cũng cho thấy lý do để lo ngại nghiêm trọng cho hơn 10.000 tổ chức giáo dục Công Giáo trên khắp đất nước.
Cha Babu cho biết "Trước tiên chúng tôi lo ngại vì điều khoản này cung cấp quá nhiều cơ hội để can thiệp vào chính sách quản trị. Thứ hai, các tổ chức giáo dục cho đến nay đã làm việc mà không có cú hích. Hệ thống của chúng tôi đã làm việc thật tốt để làm hài lòng tất cả những người có liên quan và các hiệu trưởng đã được xác định bởi các giám mục địa phương hoặc các bề trên tu viện cùng với đại diện của các phụ huynh và học sinh. Vì vậy, chúng tôi không thấy một lý do gì buộc phải thay đổi hệ thống. Thứ ba, là kinh nghiệm của chúng tôi bảo chúng tôi rằng các trường công lập có các vị lãnh đạo trong Ủy ban Hành chính của họ thì không được quản lý tốt".
Đối với Giáo Hội Ấn Độ, có một nguy cơ rất thực tế rằng điều khoản 21 sẽ làm tổn hại đến việc bảo đảm quyền tự do cho các tổ chức giáo dục Kitô giáo. Cha Babu nói rằng trường học"có nguy cơ bị mất đi và sẽ bị suy yếu do sự hiện diện của những người được chuẩn bị kém hoặc thậm chí là thù địch chúng tôi. Tại một số bang mà Giáo Hội đã phải đau khổ vì các vấn đề với lãnh đạo chính trị và vì thế nó sẽ tồi tệ thêm nếu điều khoản này có hiệu lực".
Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ đã cho biết họ muốn thảo luận vấn đề với Bộ trưởng Bộ Phát Triển Nguồn Nhân Lực để bảo vệ các quyền và tự do được bảo đảm bởi Hiến pháp đối với người thiểu số và "tiếp tục hợp tác với chính phủ về chất lượng giáo dục cho trẻ em ở Ấn Độ".
Trường học Công Giáo, cùng với các trường Tin Lành, mang đến sự đóng góp quan trọng cho hệ thống giáo dục Ấn Độ, chủ yếu là trao phó cho các tổ chức tư nhân. Cha Babu cho biết: "Khoảng 60% số trường học của chúng tôi là ở các vùng nông thôn và tiếp cận với các trẻ em nghèo nhất và thiệt thòi nhất trong xã hội, đại diện cho 55% dân số trong độ tuổi đi học. Trong các trường của chúng tôi, các bé gái [thường bị loại trừ ra khỏi giáo dục] được học và chỉ có một nhỏ tỷ lệ học sinh được đào tạo thành Kitô hữu, bởi vì phần lớn là người Ấn giáo, Hồi giáo hoặc các tín ngưỡng khác. "
Cha Francis Swamy, điều hợp viên Tỉnh dòng của các trường Dòng Tên – chỉ riêng ở Mumbai có hai mươi trường học - cho hay: "Cộng đoàn Kitô giáo đã làm việc bền bỉ để phát triển giáo dục. Một số trường học của chúng tôi đã hơn 150 tuổi và được đánh giá cao... Tại sao phải chúng ta phải can thiệp chính trị trong quản lý của họ".