ROMA - Lối 8 giờ tối 28-9-2009, ĐTC Biển Đức 16 đã về đến Roma bằng an, kết thúc tốt đẹp chuyến viếng thăm mục vụ 3 ngày tại Cộng hòa Tchèque, để mang lại hy vọng cho quốc gia bị tục hóa nặng nhất tại Âu Châu, và kêu gọi dân nước này nhớ lại căn cội Kitô của mình.
Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Lombardi SJ, cho biết ĐTC đã đặt được những mục tiêu ngài đề ra, đó là khích lệ và củng cố đức tin của Giáo Hội địa phương, và cổ võ những quan hệ tích cực giữa Giáo Hội và xã hội. Ngài bày tỏ tất cả tình thân hữu với nhân dân Cộng hòa Tchèque cũng như với các dân tộc khác ở Âu Châu. Chắc chắn ĐTC rất hài lòng về cuộc viếng thăm này”.
Sau đây là một số hoạt động của Đức Thánh Cha kể từ chiều chúa nhật 27-9-2009:
Gặp gỡ đại kết
Chúa nhật 27-9, sau khi dâng thánh lễ cạnh phi trường thành phố Brno thuộc miền Moravia, trước sự tham dự của 150 ngàn tín hữu, ĐTC đã trở lại thủ đô Praha. Ban chiều ngài đã có hai hoạt động chính, gồm buổi gặp gỡ đại kết tại tòa TGM Praha, và sau đó là cuộc gặp gỡ với giới văn hóa đại học tại Lâu đài Praha.
Trong số 10 triệu 380 ngàn dân Tchèque hiện nay có 31,7% là tín hữu Công Giáo và 7% thuộc các Giáo Hội Kitô khác như Tin lành, Giáo Hội anh em Boemia, Giáo Hội quốc gia Hussite, v.v. 20% tuyên bố mình là vô thần và 20% không thuộc về tôn giáo nào.
Quan hệ giữa Công Giáo và Tin Lành tại Tchèque vốn có nhiều sóng gió trong lịch sử nhưng hiện nay, quan hệ này được mô tả là tốt. Các Giáo Hội Kitô nhìn nhận phép rửa tội của nhau, và cùng cộng tác với nhau trong việc thương thuyết với Nhà Nước về vấn đề trả lại tài sản đã bị Nhà Nước cộng sản trước kia tịch thu. Vết thương do vụ nhà cải cách Jan Hus bị thiêu sinh hồi thế kỷ 15 ngày càng được chữa lành, tuy chưa lành hẳn.
Chẳng hạn, hôm 26-9-2009, ngày đầu tiên trong chuyến viếng thăm của ĐTC, người ta thấy có những người tin lành Hussite trương biểu ngữ lớn bằng tiếng Tchèque, và la tinh trên mặt tiền bộ giáo dục, với hàng chữ ”Đức Biển Đức 16 phục hồi Jan Hus”. Jan Hus vốn là một nhà giảng thuyết và giáo sư nổi danh người Tchèque hồi thế kỷ 15, sống trước Luther lối 1 thế kỷ, Ông thành lập phong trào đòi cải tổ sâu rộng trong Giáo Hội, tố giác vấn đề ân xá, và lối sống không xứng đáng của giới lãnh đạo Giáo Hội. Ông từ chối từ bỏ các ý tưởng của mình tại Công đồng thành Contance và bị thiêu sinh năm 1415. Năm 1999, Đức Gioan Phaolô 2 đã xin lỗi về vụ bách hại Jan Hus và các đồ đệ của ông, đồng thời tổ chức một Hội nghị quốc tế về Jan Hus để tạo điều kiện cho sự phân tích lịch sử tôn giáo phức tạp và sóng gió tại Tchèque và Âu Châu bấy giờ.
Cuộc gặp gỡ đại kết diễn ra lúc 5 giờ 15 phút tại Tòa TGM Praha với sự hiện diện của ĐHY Miroslav Vlk, TGM sở tại, Mục Sư Cerny, Chủ tịch Hội đồng đại kết các Giáo Hội Tchèque cũng như đại diện của các Giáo Hội thành viên.
Ngỏ lời trong dịp này, sau lời chào mừng của Mục Sư Cerny, ĐTC kêu gọi các tín hữu Kitô Tchèque đoàn kết với nhau để chống lại những toan tính gạt ra ngoài lề ảnh hưởng của Kitô giáo trong đời sống công cộng, đôi khi họ viện cớ rằng giáo huấn của Kitô giáo có hại cho an sinh của xã hội. Ngài kêu gọi suy tư về hiện tượng này và tự hỏi đâu là đóng góp mà Tin Mừng có thể mang lại cho Cộng hòa Tchèque và nói chung cho toàn Âu Châu. ĐTC nói:
”Kitô giáo có rất nhiều điều để cống hiến trên phương diện thực hành và luân lý, vì Tin Mừng không bao giờ ngưng gợi hứng cho những người nam nữ dấn thân phục vụ anh chị em mình. Ít ai có thể phủ nhận điều đó. Nhưng khi ngắm nhìn Chúa Giêsu thành Nazareth với con mắt đức tin, họ biết rằng Thiên Chúa ban tặng một thực tại sâu xa hơn nhiều và không thể tách rời khỏi các hoạt động của đức bác ái đang diễn ra trên thế giới này (CV 2): Chúa ban tặng ơn cứu độ. Từ ”cứu độ” này có nhiều ý nghĩa, nhưng nó diễn tả một khát vọng cơ bản và phổ quát của con người, mong muốn được hạnh phúc và được viên mãn. Ơn cứu độ ám chỉ tới ước muốn nồng nhiệt được hòa giải và hiệp thông phát xuất từ thẳm sâu tinh thần con người. Ơn cứu độ là chân lý nòng cốt của Tin Mừng và là đối tượng mà mọi nỗ lực truyền giảng Tin Mừng và hoạt động mục vụ đều nhắm tới. Đó là tiêu chuẩn mà các tín hữu Kitô luôn qui hướng tới trong nỗ lực chữa lành những vết thương chia rẽ trong quá khứ”.
ĐTC bày tỏ hy vọng những sáng kiến đại kết tại Cộng hòa Tchèque mang lại thành quả, không những cho việc theo đuổi con đường hiệp nhất các tín hữu Kitô những còn mưu ích cho toàn thể xã hội Âu Châu nữa. Ngài nói: ”Khi Âu châu lắng nghe lịch sử Kitô giáo tức là lắng nghe chính lịch sử của mình. Những ý niệm của Âu châu về công lý, tự do và trách nhiệm xã hội, cùng với các cơ chế văn hóa và pháp lý được thiết lập để bảo vệ cũng như thông truyền các ý niệm ấy cho các thế hệ tương lai, đều được gia sản Kitô của Âu Châu hình thành. Trong thực tế, ký ức về quá khứ linh hoạt những khát vọng của Âu Châu về tương lai.
”Đó cũng là lý do tại sao các tín hữu Kitô noi gương các nhân vật như thánh Adalberto và thánh Agnès miền Boemia. Sự dấn thân của họ trong việc phổ biến Tin Mừng là do xác tín các tín hữu Kitô không được co cụm vào mình, sợ hãi trần thế, trái lại phải tín thác chia sẻ kho tàng chân lý được ủy thác cho mình. Cũng thế, các tín hữu Kitô ngày nay, khi cởi mở đối với hoàn cảnh hiện tại và nhìn nhận tất cả những gì là tốt đẹp trong xã hội, phải có can đảm mời gọi mọi người quyết liệt hoán cải, một cuộc hoán cải phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và dẫn vào một cuộc sống mới trong ơn thánh. Vì thế, từ quan điểm đó, chúng ta hiểu rõ hơn tại sao các tín hữu Kitô phải liên kết với người khác để nhắc nhớ cho Âu Châu về những căn cội của mình.
Gặp gỡ giới trí thức đại học
Giã từ các vị lãnh đạo Kitô Tchèque, ĐTC đã đến lâu đài Praha để gặp gỡ giới văn hóa đại học vào lúc 6 giờ chiều ngày 27-9-2009. Tại đây đã có sự hiện diện của các giáo sư viện trưởng đại học toàn nước Tchèque cùng với các đại diện giáo sư và sinh viên, cũng như của các tổ chức văn hóa thuộc chính quyền và Giáo Hội Công Giáo.
Đại học Carlo ở thủ đô Praha là đại học cổ kính nhất tại miền Trung Âu cũng như tại Tchèque, do hoàng đế Carlo IV thành lập cách đây hơn 660 năm (1348), với sắc chỉ của ĐGH Clemente VI, và đã giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nền hóa và ý thức quốc gia của dân Tchèque. Hiện nay đại học này gồm 17 phân khoa, 6 Học viện cao đẳng chuyên về huấn luyện và nghiên cứu, với tổng số sinh viên trên 42 ngàn, tức là chiếm 1/5 tổng số sinh viên toàn quốc. Ngoài ra có 7 ngàn người thuộc ban giảng huấn và nghiên cứu.
Khi ĐTC tiến vào sảnh đường Vladislavsky trong lâu đài Praha, vào lúc gần 6 giờ chiều, các sinh viên đã dành cho ngài một cuộc tiếp đón nồng nhiệt. Tổng thống Vaclav Klaus cũng hiện diện trong số 500 người tại cuộc gặp gỡ.
Một đại diện sinh viên, rồi tới giáo sư viên trưởng đại học Carlo, Ông Vaclav Hampl, đã chào mừng ngài, trước khi ca đoàn đại học hợp xướng một bài mừng ĐTC:
Trong diễn văn trước giới văn hóa đại học, ĐTC bày tỏ lòng quí trọng vai trò của các đại học và các cơ sở giáo dục cao đẳng và nhận định rằng các qui luật hành xử của khoa học phù hợp với tinh thần Kitô, như đã được thánh Cirillo và Metodio biểu lộ trong việc cùng tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên sự tự trị của đại học, vốn bắt nguồn nơi trách nhiệm đối với chân lý, có thể bị cản trở. Cộng hòa Tchèque cũng như các nước khác đã kinh nghiệm về sự mất uy tín của truyền thống giáo dục đại học vì ý thức hệ duy vật và những toan tính khác nhắm bóp nghẹt tinh thần của con người. Dầu vậy, khát vọng tự do và chân lý, được biểu lộ qua sự nghiên cứu của các khoa học, đã vượt qua được những chướng ngại trên đây và đã chiến thắng. ĐTC đặc biệt cảnh giác chống lại một xu hướng sai trái trong việc nghiên cứu và khẳng định rằng:
”Lý trí, một khi bị tách rời khỏi hướng đi cơ bản của con người tiến về chân lý, thì sẽ bắt đầu mất đường hướng của mình. Rốt cục nó trở nên khô cằn, và dưới cái vẻ khiêm tốn, nó hài lòng về những gì hoàn toàn là nhỏ nhặt hoặc tạm bợ, hoặc dưới cái vẻ chắc chắn, nó ép buộc phải đầu hàng trước những yêu cầu của những kẻ coi mọi điều đều có giá trị như nhau. Chủ thuyết duy tương đối từ đó mà ra, tạo nên một sự ngụy trang, hàm chứa những đe dọa mới chống lại sự tự trị của các tổ chức đại học.
”Trong quá khứ, chế độ độc tài đã xen mình vào việc thực thi lý trí và nghiên cứu đại học, ngày nay, công cuộc này nhiều khi cũng bị bó buộc phải cúi mình chiều theo sức ép của các nhóm theo đuổi những lợi lộc ý thức hệ và chiều theo tiếng gọi của những mục tiêu duy lợi ích, ngắn hạn, hoặc chỉ có tính chất thực tiễn. Nền văn hóa của chúng ta sẽ ra sao nếu nó được kiến tạo trên những lý luận hợp thời trang, mà ít tham chiếu truyền thống trí thức lịch sử chân thực, hoặc được xây dựng trên những xác tín được cổ võ ồ ạt và được tài trợ mạnh mẽ? Điều gì sẽ xảy ra khi người ta muốn duy trì sự tục hóa quyết liệt, và rốt cục phải tách rời khỏi những căn cội vốn mang lại sự sống cho các công trình nghiên cứu. Xã hội chúng ta sẽ không trở nên hợp lý hơn, bao dung hoặc uyển chuyển hơn, nhưng đúng ra nó sẽ trở nên mong manh hơn, ít bao quát hơn, và ngày càng vất vả cơ cực hơn trong việc nhận ra đâu là điều chân, thiện, mỹ.”
Và ĐTC kết luận rằng: ”Các bạn thân mến, tôi muốn khích lệ các bạn trong tất cả những gì các bạn đang làm để đáp lại lý tưởng và lòng quảng đại của người trẻ ngày nay, không những qua các chương trình học giúp họ trổi vượt, nhưng còn qua những kinh nghiệm về lý tưởng chung và trợ giúp lẫn nhau trong công trình nghiên cứu học hỏi. Khả năng phân tích và tìm hiểu để đưa ra giả thuyết khoa học cùng với nghệ thuật phân định khôn ngoan, chính là một phương dược giải độc hữu hiệu chữa trị những thái độ co cụm vào mình, thái độ không dấn thân và cả sự tha hóa nhiều khi xảy ra trong các xã hội sung túc và thường chiếu cố giới trẻ nhiều nhất”.
Thánh lễ tại Đền thánh Venceslao
Thứ hai 28-9-2009, lễ kính thánh Venceslao tử đạo, bổn mạng nước Tchèque, nên cũng là lễ nghỉ tại đây. Lúc quá 8 giờ sáng, ĐTC đã rời tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Praha dùng xe đi tới Stará Boleslav, cách đó 35 cây số, là nơi tử đạo của thánh Venceslao. Tại đây có Đền thờ kính thánh nhân và được coi là nơi biểu tượng sự khai sinh nước Tchèque.
Thánh Vencescao, trong tiếng Tchèque là Václav nghĩa là ”vinh quang”, sinh năm 907 tại Praha, con của quận công Bratislav miền Boemia. Thân phụ mất sớm, nên tuy Venceslao kế vị cha, nhưng việc nhiếp chính do thân mẫu là bà Drahomira đảm trách. Venceslao được bà nội là thánh nữ Ludmilla giáo dục theo tinh thần Kitô. Về sau, bà bị con dâu Drahomira sát hại và Bà được Giáo Hội tôn kính như vị tử đạo.
Sau khi thực sự cai quản đất nước từ năm 18 tuổi, quận công Venceslao nỗ lực hoạt động để mở rộng Kitô giáo tại miền Boemia, ngài mời các thừa sai người Đức đến hoạt động theo chủ trương đưa đất nước xích lại gần Tây Âu và nền văn hóa tại đây, tuy không thiếu những xung đột với nhà cầm quyền Đức bấy giờ.
Quận công Venceslao nổi bật về lòng can đảm và quảng đại. Trong một cuộc chiến chống lại một quận công khác ở miền Boemia, Venceslao đề nghị giải quyết tranh chấp bằng một cuộc song đấu, để khỏi hy sinh bao sinh mạng của các binh sĩ; và kẻ thù đã hòa giải với ngài. Tuổi trẻ cũng như lối sống và hành động của Venceslao trở thành gương mẫu cho nhiều người dân, nhưng chính sự nổi tiếng ấy khiến cho một phần giới quí tộc chống lại Venceslao: họ vâng phục em ruột của thánh nhân tên là Boleslao và âm mưu giết Venceslao để giao trọn miền Boemia cho người em này. Boleslao không dám giết hại anh tại thủ đô Praha, nên đã lập kế mời anh đến lâu đài Stará Boleslav. Ông ta định giết anh trong bữa ăn, nhưng một số câu nói của Venceslao làm cho ông ta sợ là âm mưu đã bị tiết lộ. Vì thế Boleslao đợi cho anh đi vào nhà thờ một mình như mọi khi để đọc sách nguyện. Và tại đây, quận công Venceslao đã bị em sát hại ngày 28-9 năm 935 lúc mới 28 tuổi. 3 năm sau, di hài Venceslao được đưa về an táng tại Nhà thờ chính tòa thánh Vito ở Praha. Ngay từ thế kỷ thứ 10, Venceslao đã được tôn kính như một vị thánh và trở thành biểu tượng của quốc gia Boemia. Đền thờ kính thánh nhân ở Starà Boleslav trở thành nơi hành hương toàn quốc.
Đến đền thánh Venceslao lúc gần 9 giờ, ĐTC được cha sở, cùng với vị chủ tịch miền và thị trưởng địa phương và ca đoàn thiếu nhi đón tiếp. Trong thánh đường đặc biệt có 20 linh mục cao niên thuộc viện dưỡng lão của HĐGM Tchèque và những người tháp tùng.
Sau khi kính viếng Mình Thánh Chúa, ĐTC đã xuống hầm thánh đường nơi có di cốt của thánh Venceslao để kính viếng, rồi ngài lần lượt bắt tay thăm hỏi các linh mục cao niên.
Liền đó, ngài lên xe bọc kính tiến ra quảng trường cách đó hơn 1 cây số để cử hành thánh lễ cho hàng chục ngàn tín hữu, đại đa số là giới trẻ, đang chờ sẵn tại đây từ sáng sớm. Quang cảnh giống như trong các ngày Quốc tế giới trẻ: xe bọc kính chở ĐTC tiến qua các lối đi để chào các tín hữu, họ vẫy các thứ cờ, cờ Tòa Thánh, Tchèque, Ba Lan, Slovak, Đức, Bavière, Ucraine và reo hò vui mừng.. Hơn 10 ngàn bạn trẻ đã cắm trại từ đêm hôm trước để có thể dự lễ.
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ bắt đầu lúc 10 giờ dưới trời nắng đẹp, có 50 HY và GM trong đó có nhiều GM đến từ các nước láng giềng, lối 800 LM ngồi tại khu vực trước lễ đài đơn sơ. Nhiều màn hình khổng lồ được bố trí để các tín hữu ở xa cũng có thể theo dõi thánh lễ. Trong số 45 ngàn người hiện diện đặc biệt có Tổng thống Vaclav Klaus và phu nhân, cùng với nhiều vị trong chính quyền.
Bài giảng
Đầu bài giảng, ĐTC đã chúc mừng tổng thống Vaclav Klaus nhân dịp lễ bổn mạng của ông cũng như tất cả những người mang tên thánh Venceslao. Ngài mời gọi mọi người cố gắng nên thánh, noi gương thánh vương Venceslao. Thánh vương đã đổ máu ra trên đất nước này và con chim đại bàng của thánh vương được chọn làm huy hiệu cho chuyến viếng thăm hôm nay trở thành biểu hiệu lịch sử của Quốc gia Tchèque. ĐTC nói: ”Vị đại thánh mà anh chị em kính mến và gọi là Hoàng Tử muôn đời của người dân Tchèque, mời gọi chúng ta luôn trung thành theo Chúa Kitô, mời gọi chúng ta nên thánh. Chính Người là mẫu gương thánh thiện cho tất cả mọi người, một cách đặc biệt cho những hướng dẫn vận mệnh của các cộng đoàn và dân nước.”
”Trong thế kỷ vừa qua, đất nước anh chị em đã chứng kiến sự sụp đổ của nhiều người quyền thế đạt các địa vị cao hầu như không thể đạt được. Nhưng bất thình lình họ mất quyền bính. Ai đã chối bỏ và tiếp tục chối bỏ Thiên Chúa, thì hậu quả là họ không tôn trọng con người và xem ra đạt thành công vật chất một cách dễ dãi. Nhưng chỉ cần lột lớp vỏ hời hợt bên ngoài để trông thấy sự buồn sầu và không thỏa mãn nơi họ. Chỉ có ai duy trì trong tâm lòng sự kính sợ Thiên Chúa mới tin tưởng nơi con người và dùng cuộc sống của mình để xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn. Ngày nay cần có những người tin và đáng tin cậy sẵn sàng phổ biến các nguyện tắc và lý tưởng Kitô trong mọi mỗi trường sống. Đó là sự thánh thiện, là ơn gọi chung của mọi người đã được rửa tội thúc đẩy tín hữu chu toàn bổn phận với lòng trung thánh và can đảm, không nhắm lợi lộc riêng tư nhưng nhắm công ích và tìm ý Chúa trong mọi lúc.
Quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm ĐTC nói:
”Trong trang Phúc Âm chúng ta vừa nghe Chúa Giêsu nói thật rõ ràng: ”Ích lợi gì cho con người khi được cả thế giới mà mất sự sống mình?” (Mt 16,26). Như vậy Chúa khích lệ chúng ta coi giá trị đích thật của cuộc sống con người không chỉ được đo lường bằng của cải vật chất và lợi lộc mau qua, vì không phải các thực tại vật chất thỏa mãn được khát vọng sâu thẳm ý nghĩa và hạnh phúc trong trái tim con người. Vì thế Chúa Giêsu không ngần ngại đề nghị với các môn đệ con đường hẹp của sự thánh thiện. ”Ai mất mạng sống mình vì Thầy, sẽ tìm lại được sự sống” (v. 25). Và Ngài cương quyết lập lại: ”Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo” (v. 24). Chắc chắn đây là thứ ngôn ngữ khó chấp nhận và khó thực hành, nhưng chứng tá của các thánh cho thấy đó là điều thể làm được, nếu chúng ta tín thác nơi Chúa Kitô. Kitô hữu đích thật sống trung thực với các nguyên tắc và lòng tin kitô. Cần phải tốt lành và liêm chính thực sự, và để cho Thiên Chúa được tỏ hiện nơi chúng ta.
”Thánh Venceslao đã có can đảm đặt để nước trời trước sức hấp dẫn của quyền bính trần gian. Người trung thành với các giáo huấn tin mừng, mà bà nội là thánh nữ tử đạo Ludmilla đã dậy Người. Người tìm xây dựng sự chung sống hòa bình với các nước láng giềng, và phổ biến lòng tin bằng cách xin các linh mục và xây dựng các thánh đường, giúp đỡ dân nghèo, cho người rách rưới mặc, cho kẻ đói ăn, tiếp đón tín hữu hành hương, bênh vực người góa bụa và yêu thương tất cả mọi người, noi gương xót thương của Chúa, và tha thứ cho cả người em đã ám sát thánh nhân. Thánh Venceslao đã chết vì Chúa Kitô, vì thế tên người trường tồn, vì các người kế vị Boleslao sẽ mang tên của người. Máu tử đạo không mời gọi thù hận và báo oán nhưng tha thứ và hòa bình... Chúng ta hãy cầu nguyện để như người chúng ta cũng nhanh chân bước đi trên con đường thành thiện.”
Sứ điệp cho các bạn trẻ
Cuối thánh lễ, vào lúc gần 12 giờ trưa, hai bạn trẻ Tchèque, một nam một nữ đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC. Họ dâng tặng ngài cuốn Album hình kể lại cuộc sống của các giáo phận ở Tchèque cùng với một ngân phiếu gần 290 ngàn couronnes, tương đương với 12080 Euro họ quyên góp được để giúp các bạn trẻ Phi châu.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC cho biết ngài cũng cảm thấy trẻ trung vì lòng nhiệt thành phấn khởi và quảng đại của các bạn trẻ. Ngài nhắc đến khát vọng hạnh phúc nơi mỗi người trẻ, khát vọng này thường bị xã hội duy tiêu thụ ngày nay khai thác một cách gian dối và làm tha hóa. Nhiều người trẻ đã bị những ảo ảnh thiên đường giả tạo thu hút để rồi bị rơi vào tình trạng cô đơn buồn thảm. ĐTC mời gọi các bạn trẻ nhìn kinh nghiệm của thánh Augustino khám phá thấy rằng chỉ có Chúa Giêsu Kitô là câu trả lời thỏa đáng cho ước vọng của mỗi người, ước vọng một cuộc sống hạnh phúc, đầy ý nghĩa và giá trị (Conf. I,1,1). ĐTC nói:
”Chúa đến gặp mỗi người các bạn. Ngài gõ cửa tự do của các bạn và xin được đón nhận như một người bạn. Chúa muốn làm cho các bạn hạnh phúc, làm cho các bạn tràn đầy nhân tính và phẩm giá. Đức tin Kitô là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, một Nhân Vật sống động mang lại cho cuộc sống một chân trời mới và một hướng đi quyết định... Chúa kêu gọi đích danh mỗi người và ngài muốn ủy thác cho mỗi người một sứ mạng đặc thù trong Giáo Hội và trong xã hội. Các bạn trẻ thân mến, hãy ý thức rằng bí tích rửa tội làm cho các bạn thành con Thiên Chúa và thành chi thể Thân Mình ngài là Giáo Hội. Chúa Giêsu liên tục mời gọi các bạn hãy trở thành môn đệ và nhân chứng của Ngài.
Trong ý hướng đó, ĐTC khuyến khích các bạn trẻ quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi trong đời sống hôn nhân, hoặc trong đời sống LM thừa tác và đời sống thánh hiến. Ngài nói: ”Đặc biệt trong Năm Linh Mục này, hỡi các bạn trẻ, tôi kêu gọi các bạn hãy chú ý và sẵn sàng đối với tiếng gọi của Chúa Giêsu hiến dâng cuộc sống để phụng sự Thiên Chúa và dân của Ngài. Giáo Hội tại đất nước này đang cần đông đảo các linh mục thánh thiện và những người hoàn toàn thánh hiến để phụng sự Chúa Kitô là niềm hy vọng của thế giới”.
Trong sứ điệp, ĐTC không quên cám ơn các bạn trẻ về tập hình kể lại cuộc sống của các giáo phận ở Tchèque và ngài cũng mời gọi họ đến tham dự Ngày Quốc tế giới trẻ vào tháng 8 năm 2011 tại Madrid, Tây Ban Nha.
Sau thánh lễ, ĐTC đã trở về thủ đô Praha và dùng bữa với HĐGM Tchèque tại tòa TGM, trước khi về tòa Sứ Thần Tòa Thánh để nghỉ ngơi.
Sau đó, lúc gần 5 giờ chiều, ngài ra phi trường Starà Ruzyné. Tại đây đã diễn ra nghi thức tiễn biệt với sự hiện diện của tổng thống Klaus, chính quyền và đông đảo các GM.
Trong lời từ biệt, ĐTC nhiệt liệt cám ơn Tổng thống, giáo quyền, và các nhân viên truyền thông cũng như những người thiện nguyện, và tất cả các tín hữu đã tham gia các buổi cầu nguyện. Ngài nhấn mạnh rằng ”Giáo Hội tại đất nước này được thực sự chúc phúc nhờ đoàn ngũ đông đảo các thừa sai và các vị tử đạo, cũng như các thánh chiêm niệm, trong đó có thánh Agnès miền Boemia, được phong hiển thánh cách đây 20 năm. Lễ tôn phong cho thánh nữ là biểu tượng nói lên sự giải phóng đất nước này khỏi sự đàn áp vô thần.
ĐTC cũng nhắc đến và đề cao tầm quan trọng của công cuộc đối thoại đại kết, cũng như cuộc gặp gỡ với giới trẻ trong thánh lễ ban sáng, qua đó ngài khích lệ các bạn trẻ xây dựng trên những truyền thống tốt đẹp nhất của quốc gia Tchèque, đặc biệt là trên gia sản Kitô.
Chiếc máy bay Airbus 319 của Phủ tổng thống Cộng Hòa Tchèque đã chở ĐTC cùng với đoàn tùy tùng và các ký giả về đến Roma lúc gần 8 giờ tối hôm qua, kết thúc tốt đẹp cuộc viếng thăm thứ 13 của ĐTC Biển Đức 16 tại nước ngoài.
Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Lombardi SJ, cho biết ĐTC đã đặt được những mục tiêu ngài đề ra, đó là khích lệ và củng cố đức tin của Giáo Hội địa phương, và cổ võ những quan hệ tích cực giữa Giáo Hội và xã hội. Ngài bày tỏ tất cả tình thân hữu với nhân dân Cộng hòa Tchèque cũng như với các dân tộc khác ở Âu Châu. Chắc chắn ĐTC rất hài lòng về cuộc viếng thăm này”.
Sau đây là một số hoạt động của Đức Thánh Cha kể từ chiều chúa nhật 27-9-2009:
Gặp gỡ đại kết
Trong số 10 triệu 380 ngàn dân Tchèque hiện nay có 31,7% là tín hữu Công Giáo và 7% thuộc các Giáo Hội Kitô khác như Tin lành, Giáo Hội anh em Boemia, Giáo Hội quốc gia Hussite, v.v. 20% tuyên bố mình là vô thần và 20% không thuộc về tôn giáo nào.
Quan hệ giữa Công Giáo và Tin Lành tại Tchèque vốn có nhiều sóng gió trong lịch sử nhưng hiện nay, quan hệ này được mô tả là tốt. Các Giáo Hội Kitô nhìn nhận phép rửa tội của nhau, và cùng cộng tác với nhau trong việc thương thuyết với Nhà Nước về vấn đề trả lại tài sản đã bị Nhà Nước cộng sản trước kia tịch thu. Vết thương do vụ nhà cải cách Jan Hus bị thiêu sinh hồi thế kỷ 15 ngày càng được chữa lành, tuy chưa lành hẳn.
Chẳng hạn, hôm 26-9-2009, ngày đầu tiên trong chuyến viếng thăm của ĐTC, người ta thấy có những người tin lành Hussite trương biểu ngữ lớn bằng tiếng Tchèque, và la tinh trên mặt tiền bộ giáo dục, với hàng chữ ”Đức Biển Đức 16 phục hồi Jan Hus”. Jan Hus vốn là một nhà giảng thuyết và giáo sư nổi danh người Tchèque hồi thế kỷ 15, sống trước Luther lối 1 thế kỷ, Ông thành lập phong trào đòi cải tổ sâu rộng trong Giáo Hội, tố giác vấn đề ân xá, và lối sống không xứng đáng của giới lãnh đạo Giáo Hội. Ông từ chối từ bỏ các ý tưởng của mình tại Công đồng thành Contance và bị thiêu sinh năm 1415. Năm 1999, Đức Gioan Phaolô 2 đã xin lỗi về vụ bách hại Jan Hus và các đồ đệ của ông, đồng thời tổ chức một Hội nghị quốc tế về Jan Hus để tạo điều kiện cho sự phân tích lịch sử tôn giáo phức tạp và sóng gió tại Tchèque và Âu Châu bấy giờ.
Cuộc gặp gỡ đại kết diễn ra lúc 5 giờ 15 phút tại Tòa TGM Praha với sự hiện diện của ĐHY Miroslav Vlk, TGM sở tại, Mục Sư Cerny, Chủ tịch Hội đồng đại kết các Giáo Hội Tchèque cũng như đại diện của các Giáo Hội thành viên.
Ngỏ lời trong dịp này, sau lời chào mừng của Mục Sư Cerny, ĐTC kêu gọi các tín hữu Kitô Tchèque đoàn kết với nhau để chống lại những toan tính gạt ra ngoài lề ảnh hưởng của Kitô giáo trong đời sống công cộng, đôi khi họ viện cớ rằng giáo huấn của Kitô giáo có hại cho an sinh của xã hội. Ngài kêu gọi suy tư về hiện tượng này và tự hỏi đâu là đóng góp mà Tin Mừng có thể mang lại cho Cộng hòa Tchèque và nói chung cho toàn Âu Châu. ĐTC nói:
”Kitô giáo có rất nhiều điều để cống hiến trên phương diện thực hành và luân lý, vì Tin Mừng không bao giờ ngưng gợi hứng cho những người nam nữ dấn thân phục vụ anh chị em mình. Ít ai có thể phủ nhận điều đó. Nhưng khi ngắm nhìn Chúa Giêsu thành Nazareth với con mắt đức tin, họ biết rằng Thiên Chúa ban tặng một thực tại sâu xa hơn nhiều và không thể tách rời khỏi các hoạt động của đức bác ái đang diễn ra trên thế giới này (CV 2): Chúa ban tặng ơn cứu độ. Từ ”cứu độ” này có nhiều ý nghĩa, nhưng nó diễn tả một khát vọng cơ bản và phổ quát của con người, mong muốn được hạnh phúc và được viên mãn. Ơn cứu độ ám chỉ tới ước muốn nồng nhiệt được hòa giải và hiệp thông phát xuất từ thẳm sâu tinh thần con người. Ơn cứu độ là chân lý nòng cốt của Tin Mừng và là đối tượng mà mọi nỗ lực truyền giảng Tin Mừng và hoạt động mục vụ đều nhắm tới. Đó là tiêu chuẩn mà các tín hữu Kitô luôn qui hướng tới trong nỗ lực chữa lành những vết thương chia rẽ trong quá khứ”.
ĐTC bày tỏ hy vọng những sáng kiến đại kết tại Cộng hòa Tchèque mang lại thành quả, không những cho việc theo đuổi con đường hiệp nhất các tín hữu Kitô những còn mưu ích cho toàn thể xã hội Âu Châu nữa. Ngài nói: ”Khi Âu châu lắng nghe lịch sử Kitô giáo tức là lắng nghe chính lịch sử của mình. Những ý niệm của Âu châu về công lý, tự do và trách nhiệm xã hội, cùng với các cơ chế văn hóa và pháp lý được thiết lập để bảo vệ cũng như thông truyền các ý niệm ấy cho các thế hệ tương lai, đều được gia sản Kitô của Âu Châu hình thành. Trong thực tế, ký ức về quá khứ linh hoạt những khát vọng của Âu Châu về tương lai.
”Đó cũng là lý do tại sao các tín hữu Kitô noi gương các nhân vật như thánh Adalberto và thánh Agnès miền Boemia. Sự dấn thân của họ trong việc phổ biến Tin Mừng là do xác tín các tín hữu Kitô không được co cụm vào mình, sợ hãi trần thế, trái lại phải tín thác chia sẻ kho tàng chân lý được ủy thác cho mình. Cũng thế, các tín hữu Kitô ngày nay, khi cởi mở đối với hoàn cảnh hiện tại và nhìn nhận tất cả những gì là tốt đẹp trong xã hội, phải có can đảm mời gọi mọi người quyết liệt hoán cải, một cuộc hoán cải phát sinh từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô và dẫn vào một cuộc sống mới trong ơn thánh. Vì thế, từ quan điểm đó, chúng ta hiểu rõ hơn tại sao các tín hữu Kitô phải liên kết với người khác để nhắc nhớ cho Âu Châu về những căn cội của mình.
Gặp gỡ giới trí thức đại học
Đại học Carlo ở thủ đô Praha là đại học cổ kính nhất tại miền Trung Âu cũng như tại Tchèque, do hoàng đế Carlo IV thành lập cách đây hơn 660 năm (1348), với sắc chỉ của ĐGH Clemente VI, và đã giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nền hóa và ý thức quốc gia của dân Tchèque. Hiện nay đại học này gồm 17 phân khoa, 6 Học viện cao đẳng chuyên về huấn luyện và nghiên cứu, với tổng số sinh viên trên 42 ngàn, tức là chiếm 1/5 tổng số sinh viên toàn quốc. Ngoài ra có 7 ngàn người thuộc ban giảng huấn và nghiên cứu.
Khi ĐTC tiến vào sảnh đường Vladislavsky trong lâu đài Praha, vào lúc gần 6 giờ chiều, các sinh viên đã dành cho ngài một cuộc tiếp đón nồng nhiệt. Tổng thống Vaclav Klaus cũng hiện diện trong số 500 người tại cuộc gặp gỡ.
Một đại diện sinh viên, rồi tới giáo sư viên trưởng đại học Carlo, Ông Vaclav Hampl, đã chào mừng ngài, trước khi ca đoàn đại học hợp xướng một bài mừng ĐTC:
Trong diễn văn trước giới văn hóa đại học, ĐTC bày tỏ lòng quí trọng vai trò của các đại học và các cơ sở giáo dục cao đẳng và nhận định rằng các qui luật hành xử của khoa học phù hợp với tinh thần Kitô, như đã được thánh Cirillo và Metodio biểu lộ trong việc cùng tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên sự tự trị của đại học, vốn bắt nguồn nơi trách nhiệm đối với chân lý, có thể bị cản trở. Cộng hòa Tchèque cũng như các nước khác đã kinh nghiệm về sự mất uy tín của truyền thống giáo dục đại học vì ý thức hệ duy vật và những toan tính khác nhắm bóp nghẹt tinh thần của con người. Dầu vậy, khát vọng tự do và chân lý, được biểu lộ qua sự nghiên cứu của các khoa học, đã vượt qua được những chướng ngại trên đây và đã chiến thắng. ĐTC đặc biệt cảnh giác chống lại một xu hướng sai trái trong việc nghiên cứu và khẳng định rằng:
”Lý trí, một khi bị tách rời khỏi hướng đi cơ bản của con người tiến về chân lý, thì sẽ bắt đầu mất đường hướng của mình. Rốt cục nó trở nên khô cằn, và dưới cái vẻ khiêm tốn, nó hài lòng về những gì hoàn toàn là nhỏ nhặt hoặc tạm bợ, hoặc dưới cái vẻ chắc chắn, nó ép buộc phải đầu hàng trước những yêu cầu của những kẻ coi mọi điều đều có giá trị như nhau. Chủ thuyết duy tương đối từ đó mà ra, tạo nên một sự ngụy trang, hàm chứa những đe dọa mới chống lại sự tự trị của các tổ chức đại học.
”Trong quá khứ, chế độ độc tài đã xen mình vào việc thực thi lý trí và nghiên cứu đại học, ngày nay, công cuộc này nhiều khi cũng bị bó buộc phải cúi mình chiều theo sức ép của các nhóm theo đuổi những lợi lộc ý thức hệ và chiều theo tiếng gọi của những mục tiêu duy lợi ích, ngắn hạn, hoặc chỉ có tính chất thực tiễn. Nền văn hóa của chúng ta sẽ ra sao nếu nó được kiến tạo trên những lý luận hợp thời trang, mà ít tham chiếu truyền thống trí thức lịch sử chân thực, hoặc được xây dựng trên những xác tín được cổ võ ồ ạt và được tài trợ mạnh mẽ? Điều gì sẽ xảy ra khi người ta muốn duy trì sự tục hóa quyết liệt, và rốt cục phải tách rời khỏi những căn cội vốn mang lại sự sống cho các công trình nghiên cứu. Xã hội chúng ta sẽ không trở nên hợp lý hơn, bao dung hoặc uyển chuyển hơn, nhưng đúng ra nó sẽ trở nên mong manh hơn, ít bao quát hơn, và ngày càng vất vả cơ cực hơn trong việc nhận ra đâu là điều chân, thiện, mỹ.”
Và ĐTC kết luận rằng: ”Các bạn thân mến, tôi muốn khích lệ các bạn trong tất cả những gì các bạn đang làm để đáp lại lý tưởng và lòng quảng đại của người trẻ ngày nay, không những qua các chương trình học giúp họ trổi vượt, nhưng còn qua những kinh nghiệm về lý tưởng chung và trợ giúp lẫn nhau trong công trình nghiên cứu học hỏi. Khả năng phân tích và tìm hiểu để đưa ra giả thuyết khoa học cùng với nghệ thuật phân định khôn ngoan, chính là một phương dược giải độc hữu hiệu chữa trị những thái độ co cụm vào mình, thái độ không dấn thân và cả sự tha hóa nhiều khi xảy ra trong các xã hội sung túc và thường chiếu cố giới trẻ nhiều nhất”.
Thánh lễ tại Đền thánh Venceslao
Thánh Vencescao, trong tiếng Tchèque là Václav nghĩa là ”vinh quang”, sinh năm 907 tại Praha, con của quận công Bratislav miền Boemia. Thân phụ mất sớm, nên tuy Venceslao kế vị cha, nhưng việc nhiếp chính do thân mẫu là bà Drahomira đảm trách. Venceslao được bà nội là thánh nữ Ludmilla giáo dục theo tinh thần Kitô. Về sau, bà bị con dâu Drahomira sát hại và Bà được Giáo Hội tôn kính như vị tử đạo.
Sau khi thực sự cai quản đất nước từ năm 18 tuổi, quận công Venceslao nỗ lực hoạt động để mở rộng Kitô giáo tại miền Boemia, ngài mời các thừa sai người Đức đến hoạt động theo chủ trương đưa đất nước xích lại gần Tây Âu và nền văn hóa tại đây, tuy không thiếu những xung đột với nhà cầm quyền Đức bấy giờ.
Quận công Venceslao nổi bật về lòng can đảm và quảng đại. Trong một cuộc chiến chống lại một quận công khác ở miền Boemia, Venceslao đề nghị giải quyết tranh chấp bằng một cuộc song đấu, để khỏi hy sinh bao sinh mạng của các binh sĩ; và kẻ thù đã hòa giải với ngài. Tuổi trẻ cũng như lối sống và hành động của Venceslao trở thành gương mẫu cho nhiều người dân, nhưng chính sự nổi tiếng ấy khiến cho một phần giới quí tộc chống lại Venceslao: họ vâng phục em ruột của thánh nhân tên là Boleslao và âm mưu giết Venceslao để giao trọn miền Boemia cho người em này. Boleslao không dám giết hại anh tại thủ đô Praha, nên đã lập kế mời anh đến lâu đài Stará Boleslav. Ông ta định giết anh trong bữa ăn, nhưng một số câu nói của Venceslao làm cho ông ta sợ là âm mưu đã bị tiết lộ. Vì thế Boleslao đợi cho anh đi vào nhà thờ một mình như mọi khi để đọc sách nguyện. Và tại đây, quận công Venceslao đã bị em sát hại ngày 28-9 năm 935 lúc mới 28 tuổi. 3 năm sau, di hài Venceslao được đưa về an táng tại Nhà thờ chính tòa thánh Vito ở Praha. Ngay từ thế kỷ thứ 10, Venceslao đã được tôn kính như một vị thánh và trở thành biểu tượng của quốc gia Boemia. Đền thờ kính thánh nhân ở Starà Boleslav trở thành nơi hành hương toàn quốc.
Đến đền thánh Venceslao lúc gần 9 giờ, ĐTC được cha sở, cùng với vị chủ tịch miền và thị trưởng địa phương và ca đoàn thiếu nhi đón tiếp. Trong thánh đường đặc biệt có 20 linh mục cao niên thuộc viện dưỡng lão của HĐGM Tchèque và những người tháp tùng.
Sau khi kính viếng Mình Thánh Chúa, ĐTC đã xuống hầm thánh đường nơi có di cốt của thánh Venceslao để kính viếng, rồi ngài lần lượt bắt tay thăm hỏi các linh mục cao niên.
Liền đó, ngài lên xe bọc kính tiến ra quảng trường cách đó hơn 1 cây số để cử hành thánh lễ cho hàng chục ngàn tín hữu, đại đa số là giới trẻ, đang chờ sẵn tại đây từ sáng sớm. Quang cảnh giống như trong các ngày Quốc tế giới trẻ: xe bọc kính chở ĐTC tiến qua các lối đi để chào các tín hữu, họ vẫy các thứ cờ, cờ Tòa Thánh, Tchèque, Ba Lan, Slovak, Đức, Bavière, Ucraine và reo hò vui mừng.. Hơn 10 ngàn bạn trẻ đã cắm trại từ đêm hôm trước để có thể dự lễ.
Đồng tế với ĐTC trong thánh lễ bắt đầu lúc 10 giờ dưới trời nắng đẹp, có 50 HY và GM trong đó có nhiều GM đến từ các nước láng giềng, lối 800 LM ngồi tại khu vực trước lễ đài đơn sơ. Nhiều màn hình khổng lồ được bố trí để các tín hữu ở xa cũng có thể theo dõi thánh lễ. Trong số 45 ngàn người hiện diện đặc biệt có Tổng thống Vaclav Klaus và phu nhân, cùng với nhiều vị trong chính quyền.
Bài giảng
”Trong thế kỷ vừa qua, đất nước anh chị em đã chứng kiến sự sụp đổ của nhiều người quyền thế đạt các địa vị cao hầu như không thể đạt được. Nhưng bất thình lình họ mất quyền bính. Ai đã chối bỏ và tiếp tục chối bỏ Thiên Chúa, thì hậu quả là họ không tôn trọng con người và xem ra đạt thành công vật chất một cách dễ dãi. Nhưng chỉ cần lột lớp vỏ hời hợt bên ngoài để trông thấy sự buồn sầu và không thỏa mãn nơi họ. Chỉ có ai duy trì trong tâm lòng sự kính sợ Thiên Chúa mới tin tưởng nơi con người và dùng cuộc sống của mình để xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn. Ngày nay cần có những người tin và đáng tin cậy sẵn sàng phổ biến các nguyện tắc và lý tưởng Kitô trong mọi mỗi trường sống. Đó là sự thánh thiện, là ơn gọi chung của mọi người đã được rửa tội thúc đẩy tín hữu chu toàn bổn phận với lòng trung thánh và can đảm, không nhắm lợi lộc riêng tư nhưng nhắm công ích và tìm ý Chúa trong mọi lúc.
Quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm ĐTC nói:
”Trong trang Phúc Âm chúng ta vừa nghe Chúa Giêsu nói thật rõ ràng: ”Ích lợi gì cho con người khi được cả thế giới mà mất sự sống mình?” (Mt 16,26). Như vậy Chúa khích lệ chúng ta coi giá trị đích thật của cuộc sống con người không chỉ được đo lường bằng của cải vật chất và lợi lộc mau qua, vì không phải các thực tại vật chất thỏa mãn được khát vọng sâu thẳm ý nghĩa và hạnh phúc trong trái tim con người. Vì thế Chúa Giêsu không ngần ngại đề nghị với các môn đệ con đường hẹp của sự thánh thiện. ”Ai mất mạng sống mình vì Thầy, sẽ tìm lại được sự sống” (v. 25). Và Ngài cương quyết lập lại: ”Ai muốn theo Thầy hãy từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo” (v. 24). Chắc chắn đây là thứ ngôn ngữ khó chấp nhận và khó thực hành, nhưng chứng tá của các thánh cho thấy đó là điều thể làm được, nếu chúng ta tín thác nơi Chúa Kitô. Kitô hữu đích thật sống trung thực với các nguyên tắc và lòng tin kitô. Cần phải tốt lành và liêm chính thực sự, và để cho Thiên Chúa được tỏ hiện nơi chúng ta.
”Thánh Venceslao đã có can đảm đặt để nước trời trước sức hấp dẫn của quyền bính trần gian. Người trung thành với các giáo huấn tin mừng, mà bà nội là thánh nữ tử đạo Ludmilla đã dậy Người. Người tìm xây dựng sự chung sống hòa bình với các nước láng giềng, và phổ biến lòng tin bằng cách xin các linh mục và xây dựng các thánh đường, giúp đỡ dân nghèo, cho người rách rưới mặc, cho kẻ đói ăn, tiếp đón tín hữu hành hương, bênh vực người góa bụa và yêu thương tất cả mọi người, noi gương xót thương của Chúa, và tha thứ cho cả người em đã ám sát thánh nhân. Thánh Venceslao đã chết vì Chúa Kitô, vì thế tên người trường tồn, vì các người kế vị Boleslao sẽ mang tên của người. Máu tử đạo không mời gọi thù hận và báo oán nhưng tha thứ và hòa bình... Chúng ta hãy cầu nguyện để như người chúng ta cũng nhanh chân bước đi trên con đường thành thiện.”
Sứ điệp cho các bạn trẻ
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC cho biết ngài cũng cảm thấy trẻ trung vì lòng nhiệt thành phấn khởi và quảng đại của các bạn trẻ. Ngài nhắc đến khát vọng hạnh phúc nơi mỗi người trẻ, khát vọng này thường bị xã hội duy tiêu thụ ngày nay khai thác một cách gian dối và làm tha hóa. Nhiều người trẻ đã bị những ảo ảnh thiên đường giả tạo thu hút để rồi bị rơi vào tình trạng cô đơn buồn thảm. ĐTC mời gọi các bạn trẻ nhìn kinh nghiệm của thánh Augustino khám phá thấy rằng chỉ có Chúa Giêsu Kitô là câu trả lời thỏa đáng cho ước vọng của mỗi người, ước vọng một cuộc sống hạnh phúc, đầy ý nghĩa và giá trị (Conf. I,1,1). ĐTC nói:
”Chúa đến gặp mỗi người các bạn. Ngài gõ cửa tự do của các bạn và xin được đón nhận như một người bạn. Chúa muốn làm cho các bạn hạnh phúc, làm cho các bạn tràn đầy nhân tính và phẩm giá. Đức tin Kitô là một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, một Nhân Vật sống động mang lại cho cuộc sống một chân trời mới và một hướng đi quyết định... Chúa kêu gọi đích danh mỗi người và ngài muốn ủy thác cho mỗi người một sứ mạng đặc thù trong Giáo Hội và trong xã hội. Các bạn trẻ thân mến, hãy ý thức rằng bí tích rửa tội làm cho các bạn thành con Thiên Chúa và thành chi thể Thân Mình ngài là Giáo Hội. Chúa Giêsu liên tục mời gọi các bạn hãy trở thành môn đệ và nhân chứng của Ngài.
Trong ý hướng đó, ĐTC khuyến khích các bạn trẻ quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi trong đời sống hôn nhân, hoặc trong đời sống LM thừa tác và đời sống thánh hiến. Ngài nói: ”Đặc biệt trong Năm Linh Mục này, hỡi các bạn trẻ, tôi kêu gọi các bạn hãy chú ý và sẵn sàng đối với tiếng gọi của Chúa Giêsu hiến dâng cuộc sống để phụng sự Thiên Chúa và dân của Ngài. Giáo Hội tại đất nước này đang cần đông đảo các linh mục thánh thiện và những người hoàn toàn thánh hiến để phụng sự Chúa Kitô là niềm hy vọng của thế giới”.
Trong sứ điệp, ĐTC không quên cám ơn các bạn trẻ về tập hình kể lại cuộc sống của các giáo phận ở Tchèque và ngài cũng mời gọi họ đến tham dự Ngày Quốc tế giới trẻ vào tháng 8 năm 2011 tại Madrid, Tây Ban Nha.
Sau thánh lễ, ĐTC đã trở về thủ đô Praha và dùng bữa với HĐGM Tchèque tại tòa TGM, trước khi về tòa Sứ Thần Tòa Thánh để nghỉ ngơi.
Sau đó, lúc gần 5 giờ chiều, ngài ra phi trường Starà Ruzyné. Tại đây đã diễn ra nghi thức tiễn biệt với sự hiện diện của tổng thống Klaus, chính quyền và đông đảo các GM.
ĐTC cũng nhắc đến và đề cao tầm quan trọng của công cuộc đối thoại đại kết, cũng như cuộc gặp gỡ với giới trẻ trong thánh lễ ban sáng, qua đó ngài khích lệ các bạn trẻ xây dựng trên những truyền thống tốt đẹp nhất của quốc gia Tchèque, đặc biệt là trên gia sản Kitô.
Chiếc máy bay Airbus 319 của Phủ tổng thống Cộng Hòa Tchèque đã chở ĐTC cùng với đoàn tùy tùng và các ký giả về đến Roma lúc gần 8 giờ tối hôm qua, kết thúc tốt đẹp cuộc viếng thăm thứ 13 của ĐTC Biển Đức 16 tại nước ngoài.