VATICAN. Lúc 9 giờ 20 sáng thứ bẩy 26-9-2009, ĐTC Biển Đức 16 sẽ rời Roma lên đường viếng thăm mục vụ tại Cộng hòa Tchèque trong 3 ngày cho đến chiều thứ hai, 28-9.
Đây là lần thứ 4 trong 19 năm qua, một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm nước Tchèque, kể từ cuộc viếng thăm của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 trong hai ngày 21 và 22-4 năm 1990, tức là chỉ 5 tháng sau khi Liên bang Tiệp Khắc tìm lại được tự do.
Vài nét về Công Giáo tại Tchèque
Cộng hòa Tchèque tách rời khỏi Liên bang Tiệp Khắc và trở thành quốc gia độc lập từ đầu tháng giêng năm 1993. Với gần 79 ngàn cây số vuông (1/4 Việt Nam).
Cũng như nhiều nước khác ở Đông Âu thời cộng sản, Giáo Hội tại Tchèque đã chịu đau khổ rất nhiều dưới thời thống trị của Liên Xô từ sau thế chiến thứ 2. Tài sản và các cơ sở của Giáo Hội bị tịch thu và cho đến nay vấn đề trả lại tài sản hoặc bồi thường cho Giáo Hội vẫn chưa được giải quyết xong. Chẳng hạn, Nhà thờ chính tòa thánh Vito ở thủ đô Praha, nơi ĐTC sẽ chủ sự kinh chiều ngày 26-9-2009 với các GM, LM, tu sĩ nam nữ và chủng sinh, vẫn thuộc về nhà nước, mặc dù trong 14 năm qua, Giáo Hội đã kiện lên nhiều tòa án các cấp để yêu cầu trả lại Thánh Đường quan trọng này.
Trong khi Cộng hòa Slovak có hơn 5 triệu dân cư, trong đó 75% là tín hữu Công Giáo với mức thực hành đạo cao, thì tại Cộng hòa Tchèque, hiện nay chỉ có 3 triệu 200 ngàn tín hữu Công Giáo, tức là 31,7% của 10 triệu 380 ngàn dân cư, phần lớn sống ở miền Moravia chuyên về nông nghiệp. Tại miền Boemia công nghệ cao, số tín hữu Công Giáo chỉ là thiểu số so với đại đa số dân là người không tín ngưỡng, và mức độ thực hành đạo của các tín hữu tại đây chỉ được 4% so với 8% tại miền Moravia. Những con số trên đây cho thấy sự sa sút và tục hóa mạnh mẽ tại Tchèque. Hồi năm 1946, có tới 80% dân Tchèque tuyên bố mình là tín hữu Công Giáo và 50% tham dự thánh lễ đều đặn, theo thống kê của Giáo Hội địa phương.
Trào lưu bài giáo sĩ đã có từ hàng trăm năm nay tại miền Boemia và 40 năm dưới chế độ cộng sản càng làm cho xu hướng đó mạnh mẽ thêm. Giống như trường hợp ở Đông Đức, rất nhiều tín hữu tin lành đã không rửa tội, để có thể tiến thân dễ dàng trên đường sự nghiệp. Vì thế, ngày nay, số tín hữu tin lành ở Tchèque chỉ còn khoảng 5% dân số, và gần 57% dân chúng ở Tchèque tuyên bố mình là người vô thần hoặc không có tôn giáo.
ĐHY Miroslav Vlk, TGM giáo phận thủ đô Praha, cho biết: một vấn đề lớn của Giáo Hội tại đây là tình trạng thụ động và lãnh đạm của các tín hữu Kitô. Chế độ cộng sản đã cố gắng chia rẽ Giáo Hội và đã tạo nên hậu quả là thiếu sự đối thoại giữa lòng Giáo Hội, giữa hàng giáo phẩm, giáo sĩ và giáo dân. Nhưng ĐHY nhấn mạnh rằng: ”giáo dân không phải là đối tượng truyền giáo mà thôi, nhưng họ phải là những chủ thể tích cực trong việc truyền giáo, nhất là bằng cuộc sống chứng tá.”
Ảnh hưởng của chế độ vô thần trên xã hội Tchèque cũng rất trầm trọng. Người ta thấy rõ điều đó nhất là trong lãnh vực gia đình. Gần một nửa các cặp hôn nhân đi tới ly vị hoặc li thân, nhất là tại miền Boemia. Nạn phá thai, do luật của chế độ cũ cho phép, nay có phần giảm bớt, nhưng vẫn còn ở mức độ cao nhất thế giới. Vì thế, hiện tượng số sinh không đủ bù đắp số tử tại Tchèque ngày càng trầm trọng. Ngoài ra, 25% số trẻ em sinh ra tại nước này là ở ngoài vòng hôn nhân. Thêm vào đó, là trào lưu duy khoái lạc từ các nước lân bang tràn vào Tchèque góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng các giá trị trong đời sống thường nhất, với những triệu chứng như nạn dâm ô, mãi dâm và lạm dụng trẻ em vào tình dục.
Bỏ lỡ cơ hội
Ngoài nguyên do là sự đàn áp của chế độ cộng sản Tiệp Khắc, theo một số nhà phân tích, sự sa sút của Giáo Hội tại Cộng Hòa Tchèque cũng có thể có một nguyên do khác nữa, đó là vì Giáo Hội không nắm bắt và tận dụng được những cơ hội mới theo sau làn sóng tự do dân chủ.
Chẳng hạn trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican hôm 14-9-2009, Đại sứ Cộng hòa Tchèque tại Tòa Thánh, ông Pavel Vosalik, nhận định rằng ”sau khi chế độ cộng sản sụp đổ tại nước này, đại đa số dân Tchèque đã đồng hóa mình với những giá trị và nguyên tắc Kitô giáo. Nhưng khi đất nước miệt mài theo đuổi việc xây dựng một quốc gia dân chủ và tự do, những lý tưởng chung ấy dần dần bị mất hút và xã hội bị tục hóa mau lẹ. Trong thập niên 1990, Giáo Hội đã đánh mất thời điểm và cơ may quan trọng khi dân nước Tchèque tỏ ra rất cởi mở và muốn cảm thông với Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội đã không tìm đến được với giới trẻ là những người không hề cảm nghiệm sự đàn áp của chế độ cộng sản, Giáo Hội không nói một ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được, với một sứ điệp mà họ muốn được nghe.”
Dầu vậy, Đại sứ Vosalik tin rằng đất nước Tchèque vẫn còn giữ niềm tin sâu đậm nơi Thiên Chúa và tôn giáo, dù rằng người dân nước này bị mất liên hệ với Giáo Hội Công Giáo. Ông cho biết đã nói chuyện với ĐTC Biển Đức 16 về những vấn đề trên đây và ông cho rằng các vị lãnh đạo Giáo Hội cần cố gắng tìm hiểu xem Giáo Hội có thể cải tiến việc đả thông với dân chúng như thế nào, làm sao tìm ra những phương thức mới để thông truyền sứ điệp thích hợp trong thời đại mới. Đại sứ Vosalik xác quyết rằng ”Tôi thấy cuộc viếng thăm này của ĐTC là một bước tiến rất quan trọng để tiến tới việc xây dựng và mở ra những con đường mới để đả thông giữa xã hội và Giáo Hội Công Giáo”.
Viễn tượng hy vọng
Về phần ĐTC Biển Đức 16, ngài cũng tỏ ra lạc quan về viễn tượng Giáo Hội tại Tchèque có thể vượt qua những chướng ngại. Trong diễn văn chào mừng Đại sứ Vosalik khi ông đến trình quốc thư hồi năm 2008, ngài ca ngợi cảm thức mạnh mẽ của nhân dân Cộng hòa Tchèque về tình liên đới, và chính yếu tố này đã giúp họ lật đổ chế độ độc tài và xây dựng một quốc gia dân chủ. Tuy nhiên ĐTC cũng nhấn mạnh rằng sự tiến bộ đích thực chỉ có thể diễn ra với những giá trị và niềm hy vọng mà Giáo Hội mang lại cho mỗi thế hệ, và sứ điệp này, ngài muốn đích thân nhắc lại cho nhân dân Tchèque trong cuộc viếng thăm từ ngày 26-9-2009.
Chính ĐTC loan báo chủ ý chuyến viếng thăm của ngài trong buổi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu hành hương tại Castel Gandolfo trưa chúa nhật 20-9-2009. Ngài nói: ”Cộng hòa Tchèque, xét về phương diện địa lý và lịch sử, ở trung tâm của Âu Châu, và sau khi trải qua những thảm trạng trong thế kỷ vừa qua, nước này, cũng như toàn đại lục Âu Châu, đang cần tìm lại những lý do để tin và hy vọng. Trong vết Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, vị Tiền Nhiệm quí mến của tôi đã viếng thăm nước Tchèque tới 3 lần, tôi cũng sẽ đến chào mừng các chứng nhân anh dũng của Tin Mừng, kỳ cựu cũng như gần đây, và sẽ khích lệ tất cả mọi người hãy tiến bước trong bác ái và chân lý. Ngay từ bây giờ, tôi cám ơn tất cả những người sẽ tháp tùng tôi bằng kinh nguyện trong cuộc viếng thăm này, để xin Chúa chúc lành và làm cho cuộc viếng thăm mang lại nhiều thành quả”.
Đây là lần thứ 4 trong 19 năm qua, một vị Giáo Hoàng đến viếng thăm nước Tchèque, kể từ cuộc viếng thăm của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 trong hai ngày 21 và 22-4 năm 1990, tức là chỉ 5 tháng sau khi Liên bang Tiệp Khắc tìm lại được tự do.
Vài nét về Công Giáo tại Tchèque
Cộng hòa Tchèque tách rời khỏi Liên bang Tiệp Khắc và trở thành quốc gia độc lập từ đầu tháng giêng năm 1993. Với gần 79 ngàn cây số vuông (1/4 Việt Nam).
Cũng như nhiều nước khác ở Đông Âu thời cộng sản, Giáo Hội tại Tchèque đã chịu đau khổ rất nhiều dưới thời thống trị của Liên Xô từ sau thế chiến thứ 2. Tài sản và các cơ sở của Giáo Hội bị tịch thu và cho đến nay vấn đề trả lại tài sản hoặc bồi thường cho Giáo Hội vẫn chưa được giải quyết xong. Chẳng hạn, Nhà thờ chính tòa thánh Vito ở thủ đô Praha, nơi ĐTC sẽ chủ sự kinh chiều ngày 26-9-2009 với các GM, LM, tu sĩ nam nữ và chủng sinh, vẫn thuộc về nhà nước, mặc dù trong 14 năm qua, Giáo Hội đã kiện lên nhiều tòa án các cấp để yêu cầu trả lại Thánh Đường quan trọng này.
Trong khi Cộng hòa Slovak có hơn 5 triệu dân cư, trong đó 75% là tín hữu Công Giáo với mức thực hành đạo cao, thì tại Cộng hòa Tchèque, hiện nay chỉ có 3 triệu 200 ngàn tín hữu Công Giáo, tức là 31,7% của 10 triệu 380 ngàn dân cư, phần lớn sống ở miền Moravia chuyên về nông nghiệp. Tại miền Boemia công nghệ cao, số tín hữu Công Giáo chỉ là thiểu số so với đại đa số dân là người không tín ngưỡng, và mức độ thực hành đạo của các tín hữu tại đây chỉ được 4% so với 8% tại miền Moravia. Những con số trên đây cho thấy sự sa sút và tục hóa mạnh mẽ tại Tchèque. Hồi năm 1946, có tới 80% dân Tchèque tuyên bố mình là tín hữu Công Giáo và 50% tham dự thánh lễ đều đặn, theo thống kê của Giáo Hội địa phương.
Trào lưu bài giáo sĩ đã có từ hàng trăm năm nay tại miền Boemia và 40 năm dưới chế độ cộng sản càng làm cho xu hướng đó mạnh mẽ thêm. Giống như trường hợp ở Đông Đức, rất nhiều tín hữu tin lành đã không rửa tội, để có thể tiến thân dễ dàng trên đường sự nghiệp. Vì thế, ngày nay, số tín hữu tin lành ở Tchèque chỉ còn khoảng 5% dân số, và gần 57% dân chúng ở Tchèque tuyên bố mình là người vô thần hoặc không có tôn giáo.
ĐHY Miroslav Vlk, TGM giáo phận thủ đô Praha, cho biết: một vấn đề lớn của Giáo Hội tại đây là tình trạng thụ động và lãnh đạm của các tín hữu Kitô. Chế độ cộng sản đã cố gắng chia rẽ Giáo Hội và đã tạo nên hậu quả là thiếu sự đối thoại giữa lòng Giáo Hội, giữa hàng giáo phẩm, giáo sĩ và giáo dân. Nhưng ĐHY nhấn mạnh rằng: ”giáo dân không phải là đối tượng truyền giáo mà thôi, nhưng họ phải là những chủ thể tích cực trong việc truyền giáo, nhất là bằng cuộc sống chứng tá.”
Ảnh hưởng của chế độ vô thần trên xã hội Tchèque cũng rất trầm trọng. Người ta thấy rõ điều đó nhất là trong lãnh vực gia đình. Gần một nửa các cặp hôn nhân đi tới ly vị hoặc li thân, nhất là tại miền Boemia. Nạn phá thai, do luật của chế độ cũ cho phép, nay có phần giảm bớt, nhưng vẫn còn ở mức độ cao nhất thế giới. Vì thế, hiện tượng số sinh không đủ bù đắp số tử tại Tchèque ngày càng trầm trọng. Ngoài ra, 25% số trẻ em sinh ra tại nước này là ở ngoài vòng hôn nhân. Thêm vào đó, là trào lưu duy khoái lạc từ các nước lân bang tràn vào Tchèque góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng các giá trị trong đời sống thường nhất, với những triệu chứng như nạn dâm ô, mãi dâm và lạm dụng trẻ em vào tình dục.
Bỏ lỡ cơ hội
Ngoài nguyên do là sự đàn áp của chế độ cộng sản Tiệp Khắc, theo một số nhà phân tích, sự sa sút của Giáo Hội tại Cộng Hòa Tchèque cũng có thể có một nguyên do khác nữa, đó là vì Giáo Hội không nắm bắt và tận dụng được những cơ hội mới theo sau làn sóng tự do dân chủ.
Chẳng hạn trong cuộc phỏng vấn dành cho Đài Vatican hôm 14-9-2009, Đại sứ Cộng hòa Tchèque tại Tòa Thánh, ông Pavel Vosalik, nhận định rằng ”sau khi chế độ cộng sản sụp đổ tại nước này, đại đa số dân Tchèque đã đồng hóa mình với những giá trị và nguyên tắc Kitô giáo. Nhưng khi đất nước miệt mài theo đuổi việc xây dựng một quốc gia dân chủ và tự do, những lý tưởng chung ấy dần dần bị mất hút và xã hội bị tục hóa mau lẹ. Trong thập niên 1990, Giáo Hội đã đánh mất thời điểm và cơ may quan trọng khi dân nước Tchèque tỏ ra rất cởi mở và muốn cảm thông với Giáo Hội Công Giáo. Giáo Hội đã không tìm đến được với giới trẻ là những người không hề cảm nghiệm sự đàn áp của chế độ cộng sản, Giáo Hội không nói một ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được, với một sứ điệp mà họ muốn được nghe.”
Dầu vậy, Đại sứ Vosalik tin rằng đất nước Tchèque vẫn còn giữ niềm tin sâu đậm nơi Thiên Chúa và tôn giáo, dù rằng người dân nước này bị mất liên hệ với Giáo Hội Công Giáo. Ông cho biết đã nói chuyện với ĐTC Biển Đức 16 về những vấn đề trên đây và ông cho rằng các vị lãnh đạo Giáo Hội cần cố gắng tìm hiểu xem Giáo Hội có thể cải tiến việc đả thông với dân chúng như thế nào, làm sao tìm ra những phương thức mới để thông truyền sứ điệp thích hợp trong thời đại mới. Đại sứ Vosalik xác quyết rằng ”Tôi thấy cuộc viếng thăm này của ĐTC là một bước tiến rất quan trọng để tiến tới việc xây dựng và mở ra những con đường mới để đả thông giữa xã hội và Giáo Hội Công Giáo”.
Viễn tượng hy vọng
Về phần ĐTC Biển Đức 16, ngài cũng tỏ ra lạc quan về viễn tượng Giáo Hội tại Tchèque có thể vượt qua những chướng ngại. Trong diễn văn chào mừng Đại sứ Vosalik khi ông đến trình quốc thư hồi năm 2008, ngài ca ngợi cảm thức mạnh mẽ của nhân dân Cộng hòa Tchèque về tình liên đới, và chính yếu tố này đã giúp họ lật đổ chế độ độc tài và xây dựng một quốc gia dân chủ. Tuy nhiên ĐTC cũng nhấn mạnh rằng sự tiến bộ đích thực chỉ có thể diễn ra với những giá trị và niềm hy vọng mà Giáo Hội mang lại cho mỗi thế hệ, và sứ điệp này, ngài muốn đích thân nhắc lại cho nhân dân Tchèque trong cuộc viếng thăm từ ngày 26-9-2009.
Chính ĐTC loan báo chủ ý chuyến viếng thăm của ngài trong buổi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu hành hương tại Castel Gandolfo trưa chúa nhật 20-9-2009. Ngài nói: ”Cộng hòa Tchèque, xét về phương diện địa lý và lịch sử, ở trung tâm của Âu Châu, và sau khi trải qua những thảm trạng trong thế kỷ vừa qua, nước này, cũng như toàn đại lục Âu Châu, đang cần tìm lại những lý do để tin và hy vọng. Trong vết Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, vị Tiền Nhiệm quí mến của tôi đã viếng thăm nước Tchèque tới 3 lần, tôi cũng sẽ đến chào mừng các chứng nhân anh dũng của Tin Mừng, kỳ cựu cũng như gần đây, và sẽ khích lệ tất cả mọi người hãy tiến bước trong bác ái và chân lý. Ngay từ bây giờ, tôi cám ơn tất cả những người sẽ tháp tùng tôi bằng kinh nguyện trong cuộc viếng thăm này, để xin Chúa chúc lành và làm cho cuộc viếng thăm mang lại nhiều thành quả”.