Diễn văn khai mạc khoá Gặp Gỡ Huấn Luyện Giới Trưởng Thành lần thứ XIII
từ 21, tháng 05, năm 2009 tại Orsay, ngoại ô Paris
do L.m Đại Diện Phêrô-Luca Hà Quang Minh
Kính thưa Đức ông, qúy cha, qúy sơ, qúy thầy,
Kính thưa qúy vị Đại Diện các cộng đoàn,
Thật là vui mừng biết bao được hội ngộ qúy vị nơi đây và vào thời điểm này. Có thể nói, cuộc họp mặt lần thứ XIII là một biến cố cho Tuyên Úy Đoàn nói chung và cho chính cá nhân con nói riêng. Ví thế, lời đầu tiên con xin được nói lên là một lời cảm tạ. Cảm tạ Chuá muôn vàn khả ái. Vì Danh Ngài, chúng con đã từ bốn phương trời tề tựu về nơi đây, huynh đệ một nhà. Kế đến, xin chân thành cảm ơn Đức ông, qúy cha, các sơ, các thầy và toàn thể qúy ông bà anh chị đã không quản ngại đường xa cách trở, đến tham dự ba ngày cuộc họp mặt thường niên đầy ý nghiã này.
Nói là biến cố vì Trung tâm La Clarté-Dieu (Ánh quang Thiên Chúa) nhắc con nhớ đến thời điểm thành lập các cộng đoàn Việt nam trên đất Pháp và sự công nhận chính thức Tuyên Úy Đoàn cuả Hàng Giáo Phẩp Pháp Quốc. Đúng vậy, từ năm 1978 đến 1983, các Tuyên Úy việt nam tại Pháp hằng năm hội họp nơi đây để cùng chia sẻ đời sống mục vụ, nghiên cứu môi trường hoạt động, trao cho nhau những ưu tư, những vui buồn trong ơn gọi thánh hiến, trong trách nhiệm chủ chăn. « Ăn trái nhớ kẻ trồng cây »: chúng con, những hậu duệ cuả các bậc tiền bối, không thể quên được những công lao trời biển đó và lại càng không thể thụ động hưởng thụ những thành quả cuả cha ông để lại mà không đồng lao cộng khổ tiếp tục xứ mệnh truyền giáo. Hôm nay, chúng ta về đây, bước lên những dấu chân gieo Tin Mừng còn in lại trong lịch sử cộng đồng người công giáo Việt nam. Hôm nay, ngày hạnh ngộ, 22 cộng đoàn, tay trong tay, nối vòng tay lớn, hiệp thông với Tuyên Úy đoàn, mở đầu một khoá học hỏi mà chủ đề « Đức ái », một trong ba nhân đức đối thần, đã được Ban mục vụ Giới Trưởng Thành chuẫn bị kỹ lưỡng từ nhiều tháng qua. Đức ái, ân sủng đến từ Thiên Chuá qua mầu nhiệm nhập thể cuả Chuá Giêsu Kitô, sẽ được trình bầy và quảng diễn dưới nhiều khiá cạnh khác nhau: Đức ái theo sự giáo huấn cuả thông điệp Deus Caritas Est ( Thiên Chúa là tình yêu), đức ái trong gia đình, trong cộng đoàn, ngoài xã hội. Chúng ta, không những lắng nghe những lời chia sẻ, những bài giáo huấn, mà còn có thể góp phần vào chương trình gặp gỡ huấn luyện này bằng chính lời chứng cuả mỗi người.
Hơn thế nữa, trong vui mừng và hy vọng, chúng ta cùng nhau hướng về tương lai, về năm thánh 2010. Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã nghe nói đến Đại Hội công giáo tại quê nhà, được Hội Đồng Giám Mục chủ xướng để kỷ niệm công việc truyền giáo trên đất Việt nam, với hai thời điểm quan trọng: 350 năm thành lập hai địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài; 50 thành lập Hội Đống Giám Muc Việt nam. Hạt giống Tin Mừng một đấng Cứu Thế mang tên Giêsu đã làm thay đổi con người và nếp sống Việt nam, đã phong phú kho tàng văn hoá dân tộc Việt, đã mở rộng tầm nhìn cuả con cháu Hùng Vương đến năm châu bốn biển, đến tận cùng trái đất. Và Giáo Hội Việt nam, trải qua những gian nan thử thách, những thăng trầm lịch sử, đã tạo được lòng tin tưởng cuả Giáo Hội hoàn vũ, đồng hành chia sẻ trách nhiệm canh tân trái đất với những Giáo Hội khởi đầu kỷ nguyên Thiên Chuá Giáo. Đây là một hồng ân to lớn mà chúng ta luôn ý thức đễ hăng hái sống chứng tá người Kitô hữu, trở thành men trong bột, là ánh sáng thế gian như lời Chuá Giêsu đã dạy. ( Mt 5, 13-16).
Khoá Gặp Gỡ và Huấn Luyện kỳ thứ XIII này còn là thể hiện sự Hiệp Thông giữa chúng ta. Ngoài các Đại Diện giáo dân, chúng tôi vui mừng đón tiếp sự tham dự đông đảo lần này cuả các Tuyên Úy linh mục, tu sĩ nam nữ. Đúng là hình ảnh cuả một đại gia đình Việt nam, cùng nhau nối vòng tay lớn, trao cho nhau tình bạn bốn phương, dưới cùng một mái ấm gia đình, và để cùng nhau tìm về Chân, Thiện, Mỹ, mà Đức ái Chuá Kitô chính là nguồn mạch và cùng đích.
Trong những tâm tình và ý nguyện đó, cùng với Cha Gilbert Nguyễn Kim Sang, Sư Huynh Trần Công Lao, Sơ Anne-Marie Đỗ Thị Lan và toàn Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành, chúng con tuyên bố khai mạc Khoá Gặp Gỡ Huấn Luyện thứ XIII. Xin Chuá chúc phúc cho chúng ta và những ngày chúng ta sống huynh đệ với nhau tại Trung Tâm La Clarté- Dieu. Xin cầu chúc khoá họp gặt hái được kết quả mỹ mãn.
Tìm hiểu Thông Điệp: Thiên Chúa là Tình Yêu (Deus Caritas est)
Orsay, ngày 22 tháng 05 năm 2009-05-25 do Lm Mai Đức Vinh trình bầy
‘THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU’, là thông điệp đầu tay của Đức Giáo Hoàng Bênêditô XVI. - Ngài dựa trên lời Thánh Gioan Tông Đồ viết trong thư I: «Thiên Chúa là Tình Yêu » (x1Ga 4, 8-16).
I. Phần Dẫn nhập (số 1): Chủ đích của Thông Điệp
Ngài cho chúng ta thấy những chủ đích của Thông điệp. Ngài quảng diễn chủ đề ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ với mục đích:
• Khẳng định: «Thiên Chúa là tình yêu và Thiên Chúa yêu chúng ta trước »
• Xác quyết: «Loài người phải nhận biết và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người».
• Nhắc nhở: «Loài người bổn phận phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng… và thương người khác như chính mình » (x. Lv 19,18; Mc Mc 12,29-31).
• Đáp lại ước vọng cơ bản và toàn bộ của con người là ‘Yêu thương’ bằng cách thực hành Bác Aùi, sống tình yêu liên đới giữa người với người, và dẹp bỏ mọi hận thù, chia rẽ… đang tràn ngập xã hội nhân loại.
II. Phần I (số 2-18): Những dữ kiện tương quan đến tình yêu.
Đức Thánh Cha xác định một số dữ kiện thiết yếu liên quan đến tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại một cách huyền nhiệm và nhưng không. Những dữ kiện đó là:
1. ‘Tình yêu’ bộc lộ dưới nhiều hình dạng (yêu nước, yêu nghề, yêu bạn bè… yêu Chúa). Nhưng mọi hình dạng đều quy về một tình yêu duy nhất và hoàn toàn trổi vượt, đó là Tình Yêu nơi Thiên Chúa (số 2).
2. Ba hình dạng chính yếu của tình yêu là (số 3):
- ‘tình ái’ (eros): tức là tình yêu giữa một người nam và một người nữ. Trong Tân Ước ít nói dến dạng thức tình yêu này
- ‘tình bạn’ (Philia): tức tình yêu bằng hữu giữa người này với người khác. Trong Tân Ước, đặc biệt trong Tin Mừøng Thánh Gioan nói đến một cách sâu sắc về tình yêu bạn hữu giữa Chúa Giêsu và các môn đệ (x Ga 15 tt).
- ‘tình bác ái’ (Agape): tức là tình yêu có phẩm tính sâu sắc, phổ quát, siêu nhiên, vị tha… Các Tân Ước đều dùng nhiều dạng thức tình yêu này.
3. Đức Thánh Cha nói riêng về ‘tình ái’ (Eros) ( số 4-5): Văn hóa Hy lạp đề cao dạng tình yêu này, coi tình yêu này là mãnh lực nhất (Omnia vincit amor, et nos cedamus amori). Nhiều tôn giáo ‘suy tôn khả năng sinh sản’, ‘tục mại dâm thiêng liêng trong các đền thờ’ đều coi tình ái như một thứ quyền lực thiêng liêng, ngang hàng với Thiên Chúa. Cựu Ước cực lực chống lại chủ trương trên đây của tôn giáo này, coi đó là tiêu biểu cho một cám dỗ chống lại đức tin độc thần và chống lại nó như một hình thái sa đọa tôn giáo. Tuy nhiên Cựu Ước không hề loại bỏ tình ái (eros) đúng nghĩa… Vì khi được uốn nắn và thanh luyện, tình ái dẫn con người dến gần với Thiên Chúa… Khi nói về tình ái (eros), người ta nghĩ đến thân xác, đến dục tính… và người ta chỉ trích Kitô Giáo trong quá khứ, đã coi thường và khinh bỉ thân xác và dục tính... Tuy nhiên, phải khẳng định: lối tôn sùng thân xác ngày nay là một sai lầm, vì nó đã biến thân xác và tình dục thành đồ vật mua bán, và chính con người cũng trở thành ‘món hàng’ thương mại (số 4-5).
4. Ngài cũng nói riêng về ‘tình bác ái’ (Agape) tiêu biểu cho ý niệm tình yêu trong Thánh Kinh. Tình bác ái (agape) và tình ái (eros) không tách rời nhau hoàn toàn, nhưng tình bác ái (agape) vượt lên trên tình ái (eros), thay vì tình ái ích kỷ, chỉ đi kiếm ‘điều lợi cho mình’, thì tình bác ái (agape) lo tìm điều tốt, điều lợi cho người mình yêu, nó sẵn sàng từ bỏ và chấp nhận hy sinh. Nói cách khác, tình ái (eros) là tình yêu ‘trần thế’ (mondain), còn tình bác ái (agape) là tình yêu lấy đức tin làm cơ sở. Tình ái (eros) thì hẹp hòi, tạm bợ, còn tình bác ái (agape) rộng mở và lâu bền. Tình bác ái (agape) chính là tình ái (eros) được siêu nhiên hóa, nhân bản hóa, được mở rộng cho mọi người và đến với mọi người… như giáo huấn của thánh Phaolô: « Ai kết hợp với Chúa Giêsu (eros), thì trở nên cùng một thần trí với Ngài (agape) » (1Cr6,17). Sau cùng tình bác ái (agape) diễn tả huyền nhiệm của bí tích Thánh Thể, trong đó Chúa Giêsu hoàn toàn hiến thân (agape) cho nhân loại…( số 6-11)
5. Chúa Giêsu, hiện thân của tình yêu Thiên Chúa: ‘Thiên Chúa là Tình Yêu, Thiên Chúa yêu chúng ta trước và đã ban Đức Giêsu, con chí ái của Ngài cho chúng ta. Do đó, Chúa Giêsu là hiện thân tình yêu của Thiên Chúa giữa chúng ta (tam cùng với chúng ta): cùng sống, cùng hoạt động và cùng yêu với chúng ta… Và như vậy, Thiên Chúa gia tăng niềm vui, Thiên Chúa trở thành niềm vui cho chúng ta… Niềm vui này chúng ta có thể múc lấy mỗi ngày nơi Bí Tích thánh Thể… và như vậy, vì yêu chúng ta, ‘Thiên Chúa trở nên tất cả trong mọi sự’ (1Cr 15,28) cho chúng ta. Đó là tình yêu Agape tuyệt hảo ! (số 12-18)
III. Phần II (số 19-39): Những thể hiện bác ái trong Hội Thánh
Đức Thánh Cha nói về những thể hiện tình bác ái (agape) cụ thể trong Hội Thánh, theo giới răn ‘yêu thương người ta như chính mình’ (Mc 15, 31). Dĩ nhiên không thể nói hết, Đức Thánh Cha chỉ ‘nói đến một số yếu tố căn bản để khơi dậy trong thế giới một năng dộng mới mẻ mà con người hay chính Giáo Hội phải thực hiện hầu đáp trả lại tình yêu của Thiên Chúa’. Vì thế, Giáo Hội là một Cộng đồng yêu thương, thể hiện tình yêu. Đức Thánh Cha nêu bật những điểm sau đây:
1. Hoạt động bác ái của Hội Thánh là thể hiện tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi: Vì thế thánh Aucơtinh viết: «Tìm thấy tình bác ái (agape)là nhìn thấy Thiên Chúa Ba Ngôi » (19).
2. Bác ái là nhiệm vụ của Hội Thánh (20-25):
- Bác ái là nhiệm vụ của mỗi tín hữu, nhưng cũng là nhiệm vụ của toàn thể cộng đoàn Giáo Hội, từ cộng đoàn địa phương, đến giáo hội địa phương, và đến Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội đã ý thức nhiệm vụ này ngay từ buổi đầu: ‘Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, để mọi sự làm của chung… (Cv 2,44-45). Theo thánh Luca, những yếu tố cấu thành của Hội Thánh bấy giờ là: Lời rao giảng của các tông đồ, hiệp thông, bẻ bánh, cầu nguyện (số 20).
- Hoạt động bác ái đòi hỏi những thừa tác mới: chức phó tế (diaconia) (Cv 6,5-6) phụ tá các tông đồ trong việc ‘phục vụ việc cầu nguyện, phục vụ Lời Chúa, phục vụ bàn ăn (Cv 6,1-6) (21).
- Ba hoạt động, ba nhiệm vụ: Tiệc Thánh Thể – Tiệc lời Chúa – Hoạt động bác ái (agape): lo cho quả phụ, trẻ mồ côi, bệnh nhân, tù đầy… (số 22). Nói cách khác, bản tính xâu xa nhất của Hội Thánh được diễn tả qua ba nhiệm vụ: Loan báo lời của Thiên Chúa (Kerygma-martyria), cử hành các Bí tích (leitourgia), và thi hành tác vụ bác ái (diakonia) (số 23-24).
- Ba nhiệm vụ bổ túc cho nhau, gắn liền với nhau làm cho Hội Thánh trở thành gia đình của Thiên Chúa, đại gia đình đức tin (Gl 6,10) (số 25).
3. Bác ái không đủ, còn phải có công bằng: từ thế kỷ XIX, người ta chống lại hoạt động bác ái của Hội Thánh, nhất là thuyết Maxít, người ta bảo: người nghèo không cần đến bác ái nhưng cần công bằng…
- Vì thế Giáo Hội ra các thông điệp xã hội: Đức Lêo ‘Rerum Novarum’961), (1891), Piô XI ‘Quadragesimo Anno’ (1931), Gioan XXIII ‘Mater et Magistra’, Phaolô VI ‘Populorum’ (1967), Octogesima Adveniens’ (1971), Gioan Phaolô II ‘Laborem Exercens’ (1981), ‘Sollicitudo Rei Socialis’ (1987). Hội Đồng Công Lý Hòa Bình ‘Cuốn tóm lược giáo huấn xã họâi của Hội Thánh’ (2004).
- a) Công bằng (justitia): Nguyên tắc ‘Công bằng xã hội’: Của Xêsa trả cho Xêsa, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa (Mt 22,21). Giáo Hội và Quốc Gia vừa tách biệt vừa tương quan với nhau…theo những xác định của Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế Mục Vụ (GS 74, 68, 42) (số 28).
- Về ‘công bằng xã hội’, Hội Thánh không thay thế chính trị hay chính quyền, nhưng Hội Thánh không đứng ngoài lề cuộc đấu tranh cho công bằng.
- b) Tình yêu (Caritas) luôn là cốt lõi của xã hội, dù là xã hội công bằng nhất. Vì thế một xã hội, một quốc gia hay một khuynh hướng muốn loại bỏ tình yêu, … là loại bỏ chính con người. Con người không chỉ sống bằng cơm bánh… Phục vụ con người không phải chỉ chăm lo về thân xác, nhưng còn cả về tinh thần, bồi dưỡng con người không chỉ bằng những yếu tố vật chất, nhưng còn bằng những yếu tố tinh thần… Vật chất hay tinh thần đềøu sắc đọng trong TÌNH YÊU.
- Tuy nhiên việc hình thành các cơ cấu công bằng không trực tiếp là nhiệm vụ của Hội Thánh, nhưng thuộc lãnh vực chính trị, lãnh vực Quốc gia hay Nhà Nước (luật pháp, kinh tế, xã hội, hành chánh, nghiệp đoàn…). Với tư cách công dân, người tín hữu có bổn phận hợp tác và tuân thủ đúng đắn…
- Mặt khác các tổ chức bác ái của Hội Thánh làm thành một công trình riêng (opus proprium), và hoạt động ngay giữa lòng quốc gia, xã hội. Hội Thánh không bao giờ được miễn trừ hoạt động bác ái, trong mọi hoàn cảnh, việc bác ái của người tín hữu luôn là cần thiết (số 29).
4. Nhiều cơ cấu bác ái trong xã hội hiện nay: Vài nét tổng quát của cuộc tranh đấu công bằng và tình yêu hiện nay trên thế giới:
a) Phương tiện truyền thông thu hẹp trái đất, dù có hiểu lầm và căng thẳng, nhưng tin tức mau lẹ, giúp đỡ liên đới mau chóng (động đất, tai uơng…). Một bằng chứng tích cực về tiến trình toàn cầu hóa: Nhờ phương tiện truyền thông, khoảng cách giữa con người không còn nữa, những hoạt động bác ái có thể và phải bao gồm mọi người và mọi nhu cầu.
b) Bối cảnh xã hội và chính trị hiện nay đã khai sinh và tăng trưởng nhiều hình thức thiện nguyện (quốc gia, giáo hội, tư nhân) và nhiều hình thức cộng tác giữa các Quốc gia và các cơ quan từ thiện của Giáo Hội với dồi dào kết quả. Với sứ mệnh làm chứng về Tình Yêu Thiên Chúa, tổ chức bác ái của Giáo Hội đem phẩm tính Kitô giáo cho các tổ chức của chính phủ hay của tư nhân, ngược lại các tổ chức của quốc gia giúp tổ chức của Hội Thánh có thêm phương tiện và hiệu lực…
5. Khía cạnh riêng biệt của hoạt động bác ái của Hội Thánh (31).
- Nguồn gốc: ‘Thiên Chúa là tình yêu… (1Ga 4,8); Yêu thương người khác như chính mình… (Mc 12,31). Tám mối phúc thật…(Mt 4,3-12). Xét xử theo luật bác ái (Mt 25,31).
- Tổ chức Caritas quốc tế hiện nay … quy tụ cơ cấu, tài lực, nhân sự, phương án…
- Hoạt động bác ái kitô giáo phải độc lập với các phe nhóm và ý thức hệ… Hoạt động bác ái phải thể hiện tình liên đới và hiêïp nhất giữa cá nhân, trong cộng đoàn, ngoài xã hội…
- Hoạt động bác ái không được xử dụng như kế hoạch chiêu dụ tín đồ… (31)
6. Những ngưòi chịu trách nhiệm về hoạt động bác ái của Hội Thánh.
- Là chính Hội Thánh, cụ thể từ thời Đức Phaolô VI là Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum). (x. Giáo luật Đ 394). Luôn nhân danh Giáo Hội, luôn phải có sự phối hợp theo cấp bậc hoạt đọâng (32).
- Không lấy cảm hứng từ các ý thức hệ với mục tiêu là cải tiến trần gian, nhưng luôn luôn ‘tình yêu Chúa kitô thúc bách chúng ta’ (2Cr5,14) (33).
- Không thể không cộng tác với các tổ chức khác … tuy nhiên luôn giữ vững căn tính ‘tình yêu Chúa thúc đẩy chúng ta…’ (34)
- Phải phục vụ trong khiêm tốn… ‘chúng ta chỉ là đầy tớ vô dụng’ (Lc 17,10) (35).
- Cần giữ quân bình giữa hai cực đoan: - tham vọng muốn làm hết, làm ngay, không đo sức mình… - cám dỗ đầu hàng, khoanh tay… (36)
- Yếu tố giúp giữ quân bình: lòng đạo đức, việc cầu nguyện (gương chân phước Têrêsa calcutta) (số 36-37). Cầu nguyện để ‘giải tỏa’ những thắc mắc theo kiểu ông Gióp (xG 23,3+5-6+15-16), lời than của chính Chúa Giêsu trên Thánh Giá (Mt 27,46), lời sách Khải Huyền (kh 6,10)… và để giữ vững niềm tin, đức cậy và lòng bác ái (số 38-39).
IV. Phần kết luận (số 40-42): Gương các Thánh và Đức Mẹ
Đức thánh cha Bênêditô XVI kết thúc thông điệp Deus Caritas của ngài bằng cách đặt ra trước mắt chúng ta gương của các vị thánh đã thực hiện các công trình bác ái nhân danh Hội Thánh, thật đa dạng nhưng cũng rất kiểu mẫu, từ thánh Antôn Viện Phụ (356), đến các thánh Martino de Tours (397), Phanxicô Assisi, Ignatio Loyola, Gioan Thiên Chúa, Camilô Lellis, Vicentê, Louise Marillac, Gioan Bosco, Têrêsa Calcutta…. Nhưng nổi bật nhất là Đức Trinh nữ Maria (Đi viếng bà thánh Elisabeth, bàu cử cho chú rể có rượu ngon tiếp khách…).
Lời cầu nguyện kết thúc:
Lạy Thánh Maria, Mẹ của Thiên Chúa,
Mẹ đã ban cho thế gian Ánh Sáng thật,
Là Đức Giêsu, con của Mẹ, Con của Thiên Chúa.
Mẹ đã phó thác hoàn toàn chính mình,
Vào lời mời gọi của Thiên chúa,
Và vì thế, Mẹ trở nên nguồn suối,
Của lòng nhân hậu vốn tuôn trào từ Thiên Chúa.
Xin Mẹ tỏ cho chúng con Đức Giêsu,
Xin dẫn chúng con đến với Người,
Xin dạy chúng con nhận biết và yêu mến Người,
Để chúng con cũng có thể trở nên,
Những con người có khả năng yêu thương đích thực,
Và chuyển thông nước hằng sống,
Đến thế gian đang mong được khát. Amen
Ban hành tại Roma, Đền thánh Phêrô,
ngày 25.12. lễ Giáng Sinh năm 2005,
năm đầu triều đại giáo hoàng của tôi.
BENEDICTUS PP. XVI
Đề tài chia sẻ:
1. Bạn hiểu thế nào về lời Chúa Giêsu ‘Con hãy yêu TC hết lòng… và thương người như chính mình con’? – Có thể thực hiện được không?
2. Những khác biệt và những tương quan giữa ‘tình ái’ (eros) và ‘tình bác ái’ (agape) theo Đức Thánh Cha Biển Đức.
3. Tại sao nói: “Người nghèo cần công bằng hơn cần bác ái”. Bằng chứng cụ thể trong đời sống hằng ngày của bạn, trong lịch sử và trong xã hội hôm nay.
4. Ngày nay, trong hoạt động bác ái có cần ‘sự liên đới’ giữa cá nhân, giữ đoàn thể, giữa quốc gia và giữa tôn giáo không?
từ 21, tháng 05, năm 2009 tại Orsay, ngoại ô Paris
do L.m Đại Diện Phêrô-Luca Hà Quang Minh
Kính thưa Đức ông, qúy cha, qúy sơ, qúy thầy,
Kính thưa qúy vị Đại Diện các cộng đoàn,
Thật là vui mừng biết bao được hội ngộ qúy vị nơi đây và vào thời điểm này. Có thể nói, cuộc họp mặt lần thứ XIII là một biến cố cho Tuyên Úy Đoàn nói chung và cho chính cá nhân con nói riêng. Ví thế, lời đầu tiên con xin được nói lên là một lời cảm tạ. Cảm tạ Chuá muôn vàn khả ái. Vì Danh Ngài, chúng con đã từ bốn phương trời tề tựu về nơi đây, huynh đệ một nhà. Kế đến, xin chân thành cảm ơn Đức ông, qúy cha, các sơ, các thầy và toàn thể qúy ông bà anh chị đã không quản ngại đường xa cách trở, đến tham dự ba ngày cuộc họp mặt thường niên đầy ý nghiã này.
Nói là biến cố vì Trung tâm La Clarté-Dieu (Ánh quang Thiên Chúa) nhắc con nhớ đến thời điểm thành lập các cộng đoàn Việt nam trên đất Pháp và sự công nhận chính thức Tuyên Úy Đoàn cuả Hàng Giáo Phẩp Pháp Quốc. Đúng vậy, từ năm 1978 đến 1983, các Tuyên Úy việt nam tại Pháp hằng năm hội họp nơi đây để cùng chia sẻ đời sống mục vụ, nghiên cứu môi trường hoạt động, trao cho nhau những ưu tư, những vui buồn trong ơn gọi thánh hiến, trong trách nhiệm chủ chăn. « Ăn trái nhớ kẻ trồng cây »: chúng con, những hậu duệ cuả các bậc tiền bối, không thể quên được những công lao trời biển đó và lại càng không thể thụ động hưởng thụ những thành quả cuả cha ông để lại mà không đồng lao cộng khổ tiếp tục xứ mệnh truyền giáo. Hôm nay, chúng ta về đây, bước lên những dấu chân gieo Tin Mừng còn in lại trong lịch sử cộng đồng người công giáo Việt nam. Hôm nay, ngày hạnh ngộ, 22 cộng đoàn, tay trong tay, nối vòng tay lớn, hiệp thông với Tuyên Úy đoàn, mở đầu một khoá học hỏi mà chủ đề « Đức ái », một trong ba nhân đức đối thần, đã được Ban mục vụ Giới Trưởng Thành chuẫn bị kỹ lưỡng từ nhiều tháng qua. Đức ái, ân sủng đến từ Thiên Chuá qua mầu nhiệm nhập thể cuả Chuá Giêsu Kitô, sẽ được trình bầy và quảng diễn dưới nhiều khiá cạnh khác nhau: Đức ái theo sự giáo huấn cuả thông điệp Deus Caritas Est ( Thiên Chúa là tình yêu), đức ái trong gia đình, trong cộng đoàn, ngoài xã hội. Chúng ta, không những lắng nghe những lời chia sẻ, những bài giáo huấn, mà còn có thể góp phần vào chương trình gặp gỡ huấn luyện này bằng chính lời chứng cuả mỗi người.
Hơn thế nữa, trong vui mừng và hy vọng, chúng ta cùng nhau hướng về tương lai, về năm thánh 2010. Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã nghe nói đến Đại Hội công giáo tại quê nhà, được Hội Đồng Giám Mục chủ xướng để kỷ niệm công việc truyền giáo trên đất Việt nam, với hai thời điểm quan trọng: 350 năm thành lập hai địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài; 50 thành lập Hội Đống Giám Muc Việt nam. Hạt giống Tin Mừng một đấng Cứu Thế mang tên Giêsu đã làm thay đổi con người và nếp sống Việt nam, đã phong phú kho tàng văn hoá dân tộc Việt, đã mở rộng tầm nhìn cuả con cháu Hùng Vương đến năm châu bốn biển, đến tận cùng trái đất. Và Giáo Hội Việt nam, trải qua những gian nan thử thách, những thăng trầm lịch sử, đã tạo được lòng tin tưởng cuả Giáo Hội hoàn vũ, đồng hành chia sẻ trách nhiệm canh tân trái đất với những Giáo Hội khởi đầu kỷ nguyên Thiên Chuá Giáo. Đây là một hồng ân to lớn mà chúng ta luôn ý thức đễ hăng hái sống chứng tá người Kitô hữu, trở thành men trong bột, là ánh sáng thế gian như lời Chuá Giêsu đã dạy. ( Mt 5, 13-16).
Khoá Gặp Gỡ và Huấn Luyện kỳ thứ XIII này còn là thể hiện sự Hiệp Thông giữa chúng ta. Ngoài các Đại Diện giáo dân, chúng tôi vui mừng đón tiếp sự tham dự đông đảo lần này cuả các Tuyên Úy linh mục, tu sĩ nam nữ. Đúng là hình ảnh cuả một đại gia đình Việt nam, cùng nhau nối vòng tay lớn, trao cho nhau tình bạn bốn phương, dưới cùng một mái ấm gia đình, và để cùng nhau tìm về Chân, Thiện, Mỹ, mà Đức ái Chuá Kitô chính là nguồn mạch và cùng đích.
Trong những tâm tình và ý nguyện đó, cùng với Cha Gilbert Nguyễn Kim Sang, Sư Huynh Trần Công Lao, Sơ Anne-Marie Đỗ Thị Lan và toàn Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành, chúng con tuyên bố khai mạc Khoá Gặp Gỡ Huấn Luyện thứ XIII. Xin Chuá chúc phúc cho chúng ta và những ngày chúng ta sống huynh đệ với nhau tại Trung Tâm La Clarté- Dieu. Xin cầu chúc khoá họp gặt hái được kết quả mỹ mãn.
Tìm hiểu Thông Điệp: Thiên Chúa là Tình Yêu (Deus Caritas est)
Orsay, ngày 22 tháng 05 năm 2009-05-25 do Lm Mai Đức Vinh trình bầy
‘THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU’, là thông điệp đầu tay của Đức Giáo Hoàng Bênêditô XVI. - Ngài dựa trên lời Thánh Gioan Tông Đồ viết trong thư I: «Thiên Chúa là Tình Yêu » (x1Ga 4, 8-16).
I. Phần Dẫn nhập (số 1): Chủ đích của Thông Điệp
Ngài cho chúng ta thấy những chủ đích của Thông điệp. Ngài quảng diễn chủ đề ‘Thiên Chúa là Tình Yêu’ với mục đích:
• Khẳng định: «Thiên Chúa là tình yêu và Thiên Chúa yêu chúng ta trước »
• Xác quyết: «Loài người phải nhận biết và tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người».
• Nhắc nhở: «Loài người bổn phận phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng… và thương người khác như chính mình » (x. Lv 19,18; Mc Mc 12,29-31).
• Đáp lại ước vọng cơ bản và toàn bộ của con người là ‘Yêu thương’ bằng cách thực hành Bác Aùi, sống tình yêu liên đới giữa người với người, và dẹp bỏ mọi hận thù, chia rẽ… đang tràn ngập xã hội nhân loại.
II. Phần I (số 2-18): Những dữ kiện tương quan đến tình yêu.
Đức Thánh Cha xác định một số dữ kiện thiết yếu liên quan đến tình yêu mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại một cách huyền nhiệm và nhưng không. Những dữ kiện đó là:
1. ‘Tình yêu’ bộc lộ dưới nhiều hình dạng (yêu nước, yêu nghề, yêu bạn bè… yêu Chúa). Nhưng mọi hình dạng đều quy về một tình yêu duy nhất và hoàn toàn trổi vượt, đó là Tình Yêu nơi Thiên Chúa (số 2).
2. Ba hình dạng chính yếu của tình yêu là (số 3):
- ‘tình ái’ (eros): tức là tình yêu giữa một người nam và một người nữ. Trong Tân Ước ít nói dến dạng thức tình yêu này
- ‘tình bạn’ (Philia): tức tình yêu bằng hữu giữa người này với người khác. Trong Tân Ước, đặc biệt trong Tin Mừøng Thánh Gioan nói đến một cách sâu sắc về tình yêu bạn hữu giữa Chúa Giêsu và các môn đệ (x Ga 15 tt).
- ‘tình bác ái’ (Agape): tức là tình yêu có phẩm tính sâu sắc, phổ quát, siêu nhiên, vị tha… Các Tân Ước đều dùng nhiều dạng thức tình yêu này.
3. Đức Thánh Cha nói riêng về ‘tình ái’ (Eros) ( số 4-5): Văn hóa Hy lạp đề cao dạng tình yêu này, coi tình yêu này là mãnh lực nhất (Omnia vincit amor, et nos cedamus amori). Nhiều tôn giáo ‘suy tôn khả năng sinh sản’, ‘tục mại dâm thiêng liêng trong các đền thờ’ đều coi tình ái như một thứ quyền lực thiêng liêng, ngang hàng với Thiên Chúa. Cựu Ước cực lực chống lại chủ trương trên đây của tôn giáo này, coi đó là tiêu biểu cho một cám dỗ chống lại đức tin độc thần và chống lại nó như một hình thái sa đọa tôn giáo. Tuy nhiên Cựu Ước không hề loại bỏ tình ái (eros) đúng nghĩa… Vì khi được uốn nắn và thanh luyện, tình ái dẫn con người dến gần với Thiên Chúa… Khi nói về tình ái (eros), người ta nghĩ đến thân xác, đến dục tính… và người ta chỉ trích Kitô Giáo trong quá khứ, đã coi thường và khinh bỉ thân xác và dục tính... Tuy nhiên, phải khẳng định: lối tôn sùng thân xác ngày nay là một sai lầm, vì nó đã biến thân xác và tình dục thành đồ vật mua bán, và chính con người cũng trở thành ‘món hàng’ thương mại (số 4-5).
4. Ngài cũng nói riêng về ‘tình bác ái’ (Agape) tiêu biểu cho ý niệm tình yêu trong Thánh Kinh. Tình bác ái (agape) và tình ái (eros) không tách rời nhau hoàn toàn, nhưng tình bác ái (agape) vượt lên trên tình ái (eros), thay vì tình ái ích kỷ, chỉ đi kiếm ‘điều lợi cho mình’, thì tình bác ái (agape) lo tìm điều tốt, điều lợi cho người mình yêu, nó sẵn sàng từ bỏ và chấp nhận hy sinh. Nói cách khác, tình ái (eros) là tình yêu ‘trần thế’ (mondain), còn tình bác ái (agape) là tình yêu lấy đức tin làm cơ sở. Tình ái (eros) thì hẹp hòi, tạm bợ, còn tình bác ái (agape) rộng mở và lâu bền. Tình bác ái (agape) chính là tình ái (eros) được siêu nhiên hóa, nhân bản hóa, được mở rộng cho mọi người và đến với mọi người… như giáo huấn của thánh Phaolô: « Ai kết hợp với Chúa Giêsu (eros), thì trở nên cùng một thần trí với Ngài (agape) » (1Cr6,17). Sau cùng tình bác ái (agape) diễn tả huyền nhiệm của bí tích Thánh Thể, trong đó Chúa Giêsu hoàn toàn hiến thân (agape) cho nhân loại…( số 6-11)
5. Chúa Giêsu, hiện thân của tình yêu Thiên Chúa: ‘Thiên Chúa là Tình Yêu, Thiên Chúa yêu chúng ta trước và đã ban Đức Giêsu, con chí ái của Ngài cho chúng ta. Do đó, Chúa Giêsu là hiện thân tình yêu của Thiên Chúa giữa chúng ta (tam cùng với chúng ta): cùng sống, cùng hoạt động và cùng yêu với chúng ta… Và như vậy, Thiên Chúa gia tăng niềm vui, Thiên Chúa trở thành niềm vui cho chúng ta… Niềm vui này chúng ta có thể múc lấy mỗi ngày nơi Bí Tích thánh Thể… và như vậy, vì yêu chúng ta, ‘Thiên Chúa trở nên tất cả trong mọi sự’ (1Cr 15,28) cho chúng ta. Đó là tình yêu Agape tuyệt hảo ! (số 12-18)
III. Phần II (số 19-39): Những thể hiện bác ái trong Hội Thánh
Đức Thánh Cha nói về những thể hiện tình bác ái (agape) cụ thể trong Hội Thánh, theo giới răn ‘yêu thương người ta như chính mình’ (Mc 15, 31). Dĩ nhiên không thể nói hết, Đức Thánh Cha chỉ ‘nói đến một số yếu tố căn bản để khơi dậy trong thế giới một năng dộng mới mẻ mà con người hay chính Giáo Hội phải thực hiện hầu đáp trả lại tình yêu của Thiên Chúa’. Vì thế, Giáo Hội là một Cộng đồng yêu thương, thể hiện tình yêu. Đức Thánh Cha nêu bật những điểm sau đây:
1. Hoạt động bác ái của Hội Thánh là thể hiện tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi: Vì thế thánh Aucơtinh viết: «Tìm thấy tình bác ái (agape)là nhìn thấy Thiên Chúa Ba Ngôi » (19).
2. Bác ái là nhiệm vụ của Hội Thánh (20-25):
- Bác ái là nhiệm vụ của mỗi tín hữu, nhưng cũng là nhiệm vụ của toàn thể cộng đoàn Giáo Hội, từ cộng đoàn địa phương, đến giáo hội địa phương, và đến Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội đã ý thức nhiệm vụ này ngay từ buổi đầu: ‘Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, để mọi sự làm của chung… (Cv 2,44-45). Theo thánh Luca, những yếu tố cấu thành của Hội Thánh bấy giờ là: Lời rao giảng của các tông đồ, hiệp thông, bẻ bánh, cầu nguyện (số 20).
- Hoạt động bác ái đòi hỏi những thừa tác mới: chức phó tế (diaconia) (Cv 6,5-6) phụ tá các tông đồ trong việc ‘phục vụ việc cầu nguyện, phục vụ Lời Chúa, phục vụ bàn ăn (Cv 6,1-6) (21).
- Ba hoạt động, ba nhiệm vụ: Tiệc Thánh Thể – Tiệc lời Chúa – Hoạt động bác ái (agape): lo cho quả phụ, trẻ mồ côi, bệnh nhân, tù đầy… (số 22). Nói cách khác, bản tính xâu xa nhất của Hội Thánh được diễn tả qua ba nhiệm vụ: Loan báo lời của Thiên Chúa (Kerygma-martyria), cử hành các Bí tích (leitourgia), và thi hành tác vụ bác ái (diakonia) (số 23-24).
- Ba nhiệm vụ bổ túc cho nhau, gắn liền với nhau làm cho Hội Thánh trở thành gia đình của Thiên Chúa, đại gia đình đức tin (Gl 6,10) (số 25).
3. Bác ái không đủ, còn phải có công bằng: từ thế kỷ XIX, người ta chống lại hoạt động bác ái của Hội Thánh, nhất là thuyết Maxít, người ta bảo: người nghèo không cần đến bác ái nhưng cần công bằng…
- Vì thế Giáo Hội ra các thông điệp xã hội: Đức Lêo ‘Rerum Novarum’961), (1891), Piô XI ‘Quadragesimo Anno’ (1931), Gioan XXIII ‘Mater et Magistra’, Phaolô VI ‘Populorum’ (1967), Octogesima Adveniens’ (1971), Gioan Phaolô II ‘Laborem Exercens’ (1981), ‘Sollicitudo Rei Socialis’ (1987). Hội Đồng Công Lý Hòa Bình ‘Cuốn tóm lược giáo huấn xã họâi của Hội Thánh’ (2004).
- a) Công bằng (justitia): Nguyên tắc ‘Công bằng xã hội’: Của Xêsa trả cho Xêsa, của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa (Mt 22,21). Giáo Hội và Quốc Gia vừa tách biệt vừa tương quan với nhau…theo những xác định của Công Đồng Vatican II trong Hiến Chế Mục Vụ (GS 74, 68, 42) (số 28).
- Về ‘công bằng xã hội’, Hội Thánh không thay thế chính trị hay chính quyền, nhưng Hội Thánh không đứng ngoài lề cuộc đấu tranh cho công bằng.
- b) Tình yêu (Caritas) luôn là cốt lõi của xã hội, dù là xã hội công bằng nhất. Vì thế một xã hội, một quốc gia hay một khuynh hướng muốn loại bỏ tình yêu, … là loại bỏ chính con người. Con người không chỉ sống bằng cơm bánh… Phục vụ con người không phải chỉ chăm lo về thân xác, nhưng còn cả về tinh thần, bồi dưỡng con người không chỉ bằng những yếu tố vật chất, nhưng còn bằng những yếu tố tinh thần… Vật chất hay tinh thần đềøu sắc đọng trong TÌNH YÊU.
- Tuy nhiên việc hình thành các cơ cấu công bằng không trực tiếp là nhiệm vụ của Hội Thánh, nhưng thuộc lãnh vực chính trị, lãnh vực Quốc gia hay Nhà Nước (luật pháp, kinh tế, xã hội, hành chánh, nghiệp đoàn…). Với tư cách công dân, người tín hữu có bổn phận hợp tác và tuân thủ đúng đắn…
- Mặt khác các tổ chức bác ái của Hội Thánh làm thành một công trình riêng (opus proprium), và hoạt động ngay giữa lòng quốc gia, xã hội. Hội Thánh không bao giờ được miễn trừ hoạt động bác ái, trong mọi hoàn cảnh, việc bác ái của người tín hữu luôn là cần thiết (số 29).
4. Nhiều cơ cấu bác ái trong xã hội hiện nay: Vài nét tổng quát của cuộc tranh đấu công bằng và tình yêu hiện nay trên thế giới:
a) Phương tiện truyền thông thu hẹp trái đất, dù có hiểu lầm và căng thẳng, nhưng tin tức mau lẹ, giúp đỡ liên đới mau chóng (động đất, tai uơng…). Một bằng chứng tích cực về tiến trình toàn cầu hóa: Nhờ phương tiện truyền thông, khoảng cách giữa con người không còn nữa, những hoạt động bác ái có thể và phải bao gồm mọi người và mọi nhu cầu.
b) Bối cảnh xã hội và chính trị hiện nay đã khai sinh và tăng trưởng nhiều hình thức thiện nguyện (quốc gia, giáo hội, tư nhân) và nhiều hình thức cộng tác giữa các Quốc gia và các cơ quan từ thiện của Giáo Hội với dồi dào kết quả. Với sứ mệnh làm chứng về Tình Yêu Thiên Chúa, tổ chức bác ái của Giáo Hội đem phẩm tính Kitô giáo cho các tổ chức của chính phủ hay của tư nhân, ngược lại các tổ chức của quốc gia giúp tổ chức của Hội Thánh có thêm phương tiện và hiệu lực…
5. Khía cạnh riêng biệt của hoạt động bác ái của Hội Thánh (31).
- Nguồn gốc: ‘Thiên Chúa là tình yêu… (1Ga 4,8); Yêu thương người khác như chính mình… (Mc 12,31). Tám mối phúc thật…(Mt 4,3-12). Xét xử theo luật bác ái (Mt 25,31).
- Tổ chức Caritas quốc tế hiện nay … quy tụ cơ cấu, tài lực, nhân sự, phương án…
- Hoạt động bác ái kitô giáo phải độc lập với các phe nhóm và ý thức hệ… Hoạt động bác ái phải thể hiện tình liên đới và hiêïp nhất giữa cá nhân, trong cộng đoàn, ngoài xã hội…
- Hoạt động bác ái không được xử dụng như kế hoạch chiêu dụ tín đồ… (31)
6. Những ngưòi chịu trách nhiệm về hoạt động bác ái của Hội Thánh.
- Là chính Hội Thánh, cụ thể từ thời Đức Phaolô VI là Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum). (x. Giáo luật Đ 394). Luôn nhân danh Giáo Hội, luôn phải có sự phối hợp theo cấp bậc hoạt đọâng (32).
- Không lấy cảm hứng từ các ý thức hệ với mục tiêu là cải tiến trần gian, nhưng luôn luôn ‘tình yêu Chúa kitô thúc bách chúng ta’ (2Cr5,14) (33).
- Không thể không cộng tác với các tổ chức khác … tuy nhiên luôn giữ vững căn tính ‘tình yêu Chúa thúc đẩy chúng ta…’ (34)
- Phải phục vụ trong khiêm tốn… ‘chúng ta chỉ là đầy tớ vô dụng’ (Lc 17,10) (35).
- Cần giữ quân bình giữa hai cực đoan: - tham vọng muốn làm hết, làm ngay, không đo sức mình… - cám dỗ đầu hàng, khoanh tay… (36)
- Yếu tố giúp giữ quân bình: lòng đạo đức, việc cầu nguyện (gương chân phước Têrêsa calcutta) (số 36-37). Cầu nguyện để ‘giải tỏa’ những thắc mắc theo kiểu ông Gióp (xG 23,3+5-6+15-16), lời than của chính Chúa Giêsu trên Thánh Giá (Mt 27,46), lời sách Khải Huyền (kh 6,10)… và để giữ vững niềm tin, đức cậy và lòng bác ái (số 38-39).
IV. Phần kết luận (số 40-42): Gương các Thánh và Đức Mẹ
Đức thánh cha Bênêditô XVI kết thúc thông điệp Deus Caritas của ngài bằng cách đặt ra trước mắt chúng ta gương của các vị thánh đã thực hiện các công trình bác ái nhân danh Hội Thánh, thật đa dạng nhưng cũng rất kiểu mẫu, từ thánh Antôn Viện Phụ (356), đến các thánh Martino de Tours (397), Phanxicô Assisi, Ignatio Loyola, Gioan Thiên Chúa, Camilô Lellis, Vicentê, Louise Marillac, Gioan Bosco, Têrêsa Calcutta…. Nhưng nổi bật nhất là Đức Trinh nữ Maria (Đi viếng bà thánh Elisabeth, bàu cử cho chú rể có rượu ngon tiếp khách…).
Lời cầu nguyện kết thúc:
Lạy Thánh Maria, Mẹ của Thiên Chúa,
Mẹ đã ban cho thế gian Ánh Sáng thật,
Là Đức Giêsu, con của Mẹ, Con của Thiên Chúa.
Mẹ đã phó thác hoàn toàn chính mình,
Vào lời mời gọi của Thiên chúa,
Và vì thế, Mẹ trở nên nguồn suối,
Của lòng nhân hậu vốn tuôn trào từ Thiên Chúa.
Xin Mẹ tỏ cho chúng con Đức Giêsu,
Xin dẫn chúng con đến với Người,
Xin dạy chúng con nhận biết và yêu mến Người,
Để chúng con cũng có thể trở nên,
Những con người có khả năng yêu thương đích thực,
Và chuyển thông nước hằng sống,
Đến thế gian đang mong được khát. Amen
Ban hành tại Roma, Đền thánh Phêrô,
ngày 25.12. lễ Giáng Sinh năm 2005,
năm đầu triều đại giáo hoàng của tôi.
BENEDICTUS PP. XVI
Đề tài chia sẻ:
1. Bạn hiểu thế nào về lời Chúa Giêsu ‘Con hãy yêu TC hết lòng… và thương người như chính mình con’? – Có thể thực hiện được không?
2. Những khác biệt và những tương quan giữa ‘tình ái’ (eros) và ‘tình bác ái’ (agape) theo Đức Thánh Cha Biển Đức.
3. Tại sao nói: “Người nghèo cần công bằng hơn cần bác ái”. Bằng chứng cụ thể trong đời sống hằng ngày của bạn, trong lịch sử và trong xã hội hôm nay.
4. Ngày nay, trong hoạt động bác ái có cần ‘sự liên đới’ giữa cá nhân, giữ đoàn thể, giữa quốc gia và giữa tôn giáo không?