Thời gian từ đầu năm 2009 đến nay là thời gian vắn.
Tuy tương đối vắn, nó vẫn đủ cho mỗi người chúng ta có một chút kinh nghiệm nào đó, để làm nền cho mong muốn của mình về tương lai.
Riêng tôi, chút kinh nghiệm đó thuộc về tôn giáo.
Kinh nghiệm tôn giáo của tôi là thế này: Thời thế càng khó khăn, người ta càng đến với Chúa.
Kinh nghiệm này được hướng dẫn bởi một đoạn văn của Phúc Âm thánh Marcô.
"Đức Giêsu cùng với các môn đệ của Người lánh về phía Biển Hồ. Từ miền Galilê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xidon, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm...
"Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông ấy đến với Người" (Mc 3,7-13).
Đến với Chúa Giêsu là một hiện tượng đã xảy ra từ xưa. Nay cũng đang xảy ra lúc này. Đám đông từ nhiều lãnh thổ đến với Chúa Giêsu. Các người được Chúa Giêsu gọi cũng đến với Chúa Giêsu.
1/ Đến với Chúa
Đến với Chúa Giêsu là một cụm từ khác với đi theo Chúa Giêsu.
Đến với Chúa diễn tả một hành vi thân mật. Đến với Chúa chứng tỏ họ nhìn Chúa là một Đấng cứu thế, là một Đấng sống động. Hơn nữa, tất cả họ đều là những người nhận mình thiếu thốn. Họ đến với Chúa, vì họ tin Chúa thương cảm và thương xót.
Thương cảm là Chúa đồng cảm nỗi khổ đau thiếu thốn của họ. Chúa sẽ không nhìn họ một cách lạnh lùng, nhưng sẽ gần gũi họ, như cùng đau với họ, cùng khổ với họ.
Thương xót là Chúa sẽ cứu giúp họ. Hoặc bằng cách cất đi khỏi họ những gánh nặng thể xác và tâm hồn. Hoặc bằng cách đem lại cho họ những nâng đỡ thiêng liêng, giúp họ cảm nếm được một hé mở nào đó của thế giới vô hình.
Được gần gũi, được thương cảm, được thương xót là những tình cảm nhận được một cách trực tiếp từ Chúa. Tình cảm đó rất nhẹ nhàng, thuộc về bản thân từng người, tuỳ theo hoàn cảnh riêng tư của họ.
2/ Cảnh giác
Kinh nghiệm đó là rất quý giá. Vì thế, mà ta phải nâng niu. Hơn nữa, ta phải cảnh giác đối với những gì gọi là đến với Chúa mà thực ra không hẳn là đến với Chúa.
Để dễ hiểu, tôi xin phép kể lại một ví dụ do một người bạn đã kể.
Một chiếc cầu chiến lược mới được xây cất. Vì tính cách quan trọng của chiếc cầu, Nhà Nước phái một tiểu đội đến bảo vệ. Tiểu đội ấy xây dựng nhà cửa cho mình. Họ cảm thấy cần đưa vợ con đến cùng chung sống. Họ lại xây dựng nhà cửa cho gia đình họ. Họ làm nên một số đông. Số đông ấy cảm thấy cần thoả mãn nhu cầu sinh sống của mình. Do đó, nảy sinh ra những xóm chợ, những quán ăn uống, những nơi giải trí. Chuỗi dài nhu cầu càng ngày càng dài thêm. Họ cần đến nhau, họ quan tâm đến nhau, họ bảo vệ nhau.
Hậu quả là họ không còn chú trọng đến chiếc cầu, mặc dù chiếc cầu là yếu tố chính. Khi xảy ra chinh chiến, họ lo cứu họ, mà bỏ cứu cầu.
Xin trở lại Chúa Giêsu hôm nay. Chúa Giêsu hôm nay vẫn là Đấng sống động, Đấng gần gũi, Đấng thương cảm, Đấng xót thương.
Có những người đã đến với Người một cách dễ dàng. Họ đã gặp được Người.
Nhưng cũng có những người đã đến với Người một cách khó khăn. Thậm chí có những người đã không gặp được Người. Lý do một phần có thể là do họ không thực sự muốn gặp Chúa, mà chỉ muốn dừng lại ở những gì gọi là thuộc về Chúa, nhưng chưa phải là Chúa. Hoặc một phần có thể là do những gì gọi là thuộc về Chúa đã không giúp họ đến gặp Chúa một cách nhẹ nhàng, nhiều khi còn cản họ.
Kinh nghiệm cho thấy: Biết bao người nói là đến với Chúa, nhưng đã dừng ở luật Chúa, ở môn đệ Chúa, ở đền thờ Chúa, ở tổ chức của Chúa, ở môn học về Chúa. Họ rất dấn thân và rất nhiệt tình trong đời sống đạo. Nhưng họ vẫn không vượt qua được hàng rào giới thiệu và bảo vệ Chúa. Chính những hàng rào đó cản họ đến gặp Chúa.
3/ Nhìn lại xưa và nay
Thánh sử Marcô nói là thời đó rất đông người từ những vùng xa nhau, khác nhau về tôn giáo, sắc tộc, đã đến với Chúa Giêsu. Kinh nghiệm bản thân của họ đã thuyết phục họ. Và họ đã kể lại cho những người khác về kinh nghiệm đẹp đẽ đó.
Thánh sử Marcô cũng nói là thời đó những người được Chúa Giêsu gọi, đã đến với Chúa. Với kinh nghiệm về sự gặp Chúa Giêsu, họ đã thấy Tin Mừng là chính Chúa, chính Người là Đấng cứu độ.
Thời nay cũng đang xảy ra như hồi đó. Đông đảo dân chúng đi đến với Chúa. Họ đã gặp Chúa là Đấng rất gần gũi, rất thương cảm và rất thương xót.
Thời nay nhiều người được Chúa gọi cũng đang kể lại về sự họ sẽ đến với Chúa, đã gặp Chúa, đã được Chúa cho thấy Người là Đấng sống động, Đấng đồng hành với những người đau khổ, Đấng thương xót họ, Đấng đã giúp họ biết thương yêu mọi người, như Chúa đã thương yêu họ.
Kinh nghiệm trên đây cho phép tôi nói lên điều tôi mong muốn nhất lúc này và trong tương lai là:
Các môn đệ Chúa hãy giúp mọi người đến với Chúa và gặp được Chúa, vì Chúa xót thương.
Đám đông hãy cứ đến với Chúa và tìm gặp Chúa, vì Người là Đấng cứu độ.
Đến với Chúa một cách khiêm tốn, đầy phó thác. Gặp Chúa một cách sống động, với tất cả thân phận đích thực của mình.
Lạy Chúa, Chúa cho con đến với Chúa và gặp được Chúa, đó là một hồng ân cao cả, con xin hết lòng cảm tạ Chúa đến muôn đời.
Tuy tương đối vắn, nó vẫn đủ cho mỗi người chúng ta có một chút kinh nghiệm nào đó, để làm nền cho mong muốn của mình về tương lai.
Riêng tôi, chút kinh nghiệm đó thuộc về tôn giáo.
Kinh nghiệm tôn giáo của tôi là thế này: Thời thế càng khó khăn, người ta càng đến với Chúa.
Kinh nghiệm này được hướng dẫn bởi một đoạn văn của Phúc Âm thánh Marcô.
"Đức Giêsu cùng với các môn đệ của Người lánh về phía Biển Hồ. Từ miền Galilê, người ta lũ lượt đi theo Người. Và từ miền Giuđê, từ Giêrusalem, từ xứ Iđumê, từ vùng bên kia sông Giođan và vùng phụ cận hai thành Tia và Xidon, người ta lũ lượt đến với Người, vì nghe biết những gì Người đã làm...
"Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông ấy đến với Người" (Mc 3,7-13).
Đến với Chúa Giêsu là một hiện tượng đã xảy ra từ xưa. Nay cũng đang xảy ra lúc này. Đám đông từ nhiều lãnh thổ đến với Chúa Giêsu. Các người được Chúa Giêsu gọi cũng đến với Chúa Giêsu.
1/ Đến với Chúa
Đến với Chúa Giêsu là một cụm từ khác với đi theo Chúa Giêsu.
Đến với Chúa diễn tả một hành vi thân mật. Đến với Chúa chứng tỏ họ nhìn Chúa là một Đấng cứu thế, là một Đấng sống động. Hơn nữa, tất cả họ đều là những người nhận mình thiếu thốn. Họ đến với Chúa, vì họ tin Chúa thương cảm và thương xót.
Thương cảm là Chúa đồng cảm nỗi khổ đau thiếu thốn của họ. Chúa sẽ không nhìn họ một cách lạnh lùng, nhưng sẽ gần gũi họ, như cùng đau với họ, cùng khổ với họ.
Thương xót là Chúa sẽ cứu giúp họ. Hoặc bằng cách cất đi khỏi họ những gánh nặng thể xác và tâm hồn. Hoặc bằng cách đem lại cho họ những nâng đỡ thiêng liêng, giúp họ cảm nếm được một hé mở nào đó của thế giới vô hình.
Được gần gũi, được thương cảm, được thương xót là những tình cảm nhận được một cách trực tiếp từ Chúa. Tình cảm đó rất nhẹ nhàng, thuộc về bản thân từng người, tuỳ theo hoàn cảnh riêng tư của họ.
2/ Cảnh giác
Kinh nghiệm đó là rất quý giá. Vì thế, mà ta phải nâng niu. Hơn nữa, ta phải cảnh giác đối với những gì gọi là đến với Chúa mà thực ra không hẳn là đến với Chúa.
Để dễ hiểu, tôi xin phép kể lại một ví dụ do một người bạn đã kể.
Một chiếc cầu chiến lược mới được xây cất. Vì tính cách quan trọng của chiếc cầu, Nhà Nước phái một tiểu đội đến bảo vệ. Tiểu đội ấy xây dựng nhà cửa cho mình. Họ cảm thấy cần đưa vợ con đến cùng chung sống. Họ lại xây dựng nhà cửa cho gia đình họ. Họ làm nên một số đông. Số đông ấy cảm thấy cần thoả mãn nhu cầu sinh sống của mình. Do đó, nảy sinh ra những xóm chợ, những quán ăn uống, những nơi giải trí. Chuỗi dài nhu cầu càng ngày càng dài thêm. Họ cần đến nhau, họ quan tâm đến nhau, họ bảo vệ nhau.
Hậu quả là họ không còn chú trọng đến chiếc cầu, mặc dù chiếc cầu là yếu tố chính. Khi xảy ra chinh chiến, họ lo cứu họ, mà bỏ cứu cầu.
Xin trở lại Chúa Giêsu hôm nay. Chúa Giêsu hôm nay vẫn là Đấng sống động, Đấng gần gũi, Đấng thương cảm, Đấng xót thương.
Có những người đã đến với Người một cách dễ dàng. Họ đã gặp được Người.
Nhưng cũng có những người đã đến với Người một cách khó khăn. Thậm chí có những người đã không gặp được Người. Lý do một phần có thể là do họ không thực sự muốn gặp Chúa, mà chỉ muốn dừng lại ở những gì gọi là thuộc về Chúa, nhưng chưa phải là Chúa. Hoặc một phần có thể là do những gì gọi là thuộc về Chúa đã không giúp họ đến gặp Chúa một cách nhẹ nhàng, nhiều khi còn cản họ.
Kinh nghiệm cho thấy: Biết bao người nói là đến với Chúa, nhưng đã dừng ở luật Chúa, ở môn đệ Chúa, ở đền thờ Chúa, ở tổ chức của Chúa, ở môn học về Chúa. Họ rất dấn thân và rất nhiệt tình trong đời sống đạo. Nhưng họ vẫn không vượt qua được hàng rào giới thiệu và bảo vệ Chúa. Chính những hàng rào đó cản họ đến gặp Chúa.
3/ Nhìn lại xưa và nay
Thánh sử Marcô nói là thời đó rất đông người từ những vùng xa nhau, khác nhau về tôn giáo, sắc tộc, đã đến với Chúa Giêsu. Kinh nghiệm bản thân của họ đã thuyết phục họ. Và họ đã kể lại cho những người khác về kinh nghiệm đẹp đẽ đó.
Thánh sử Marcô cũng nói là thời đó những người được Chúa Giêsu gọi, đã đến với Chúa. Với kinh nghiệm về sự gặp Chúa Giêsu, họ đã thấy Tin Mừng là chính Chúa, chính Người là Đấng cứu độ.
Thời nay cũng đang xảy ra như hồi đó. Đông đảo dân chúng đi đến với Chúa. Họ đã gặp Chúa là Đấng rất gần gũi, rất thương cảm và rất thương xót.
Thời nay nhiều người được Chúa gọi cũng đang kể lại về sự họ sẽ đến với Chúa, đã gặp Chúa, đã được Chúa cho thấy Người là Đấng sống động, Đấng đồng hành với những người đau khổ, Đấng thương xót họ, Đấng đã giúp họ biết thương yêu mọi người, như Chúa đã thương yêu họ.
Kinh nghiệm trên đây cho phép tôi nói lên điều tôi mong muốn nhất lúc này và trong tương lai là:
Các môn đệ Chúa hãy giúp mọi người đến với Chúa và gặp được Chúa, vì Chúa xót thương.
Đám đông hãy cứ đến với Chúa và tìm gặp Chúa, vì Người là Đấng cứu độ.
Đến với Chúa một cách khiêm tốn, đầy phó thác. Gặp Chúa một cách sống động, với tất cả thân phận đích thực của mình.
Lạy Chúa, Chúa cho con đến với Chúa và gặp được Chúa, đó là một hồng ân cao cả, con xin hết lòng cảm tạ Chúa đến muôn đời.