"Nhờ Mẽ đến với Chúa", kỉ niệm ngày 13 Đức Mẹ Fatima hiện ra
1- Để Kỷ Niệm sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima mỗi ngày 13 hàng tháng, BẮT ĐẦU TỪ THÁNG 08-2008, tại Giáo Xứ Chí Hòa sẽ có THÁNH LỄ ĐÚNG 12 GIỜ TRƯA MỖI NGÀY 13 HÀNG THÁNG do cha Giuse Trần Đình Long cử hành và giảng thuyết. Các Thánh lễ trong năm 2008 theo lịch như sau:
- Tháng 09: Thứ Bảy 13 - 09
- Tháng 10: Thứ Hai 13 - 10
- Tháng 11: Thứ Năm 13 - 11
- Tháng 12: Thứ Bảy 13 - 12
Kính mời anh chị em đến tham dự tại nhà thờ Chí Hoà, số 149 đường Bành Văn Trân - CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Saigòn.
2- Từ tháng 5-2008, tập san “NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA” của Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ xứ Chí Hòa đã được phát hành vào mỗi Chiều Thứ Năm Đầu Tháng. Đây là tài liệu lưu hành nội bộ, ghi lại những bài suy niệm, chia sẻ, những cảm nghiệm về Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ, những chứng từ của các chứng nhân. Cộng đoàn nào cần số lượng nhiều xin đăng ký nơi Bàn Phục Vụ. Xin mời anh chị em đóng góp bài vở, hoặc giới thiệu các chứng nhân để tập san này thêm phong phú và những giờ cầu nguyện được sống động. Bài viết xin gởi theo địa chỉ email: vietnamlong2003@yahoo.com
3- Trong năm Giáo Dục Kitô Giáo 2008, mời anh chị em tham dự những buổi chia sẻ chuyên đề về Tâm Lý Giáo Dục của Câu Lạc Bộ Mục Vụ Gia Đình, do cha Long phụ trách:
- Thời gian: Mỗi tối thứ Ba Đầu Tháng, từ 18g30 đến 20g30
- Địa điểm: Trung Tâm Mục Vụ, số 6Bis Tôn Đức Thắng, Quận 1- Sagiòn (cạnh Đại Chủng Viện Thánh Giuse)
- Thứ ba 02-09: Nghỉ Lễ Quốc Khánh
- Chủ đề chia sẻ tối thứ ba 07-10: “Giải Tỏa Tâm Lý Mặc Cảm”
- Chủ đề chia sẻ tối thứ ba 04-11: “Giảm Stress Trong Gia Đình”
4- CÔNG TÁC BÁC ÁI: Nhóm Phục Vụ, Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ Chí Hoà đã thực hiện trong tháng 8-2008
Tặng 400 phần quà cho anh chị em vùng sâu vùng xa thuộc xã Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Tặng vải, quần áo cho Nhóm Khuyết Tật Đồng Nai và công nhân cạo mủ cao su Long Khánh.
Trợ cấp học bổng cho một số con em của những người khuyết tật bán vé số để các em có điều kiện đến trường.
Tặng 50 thùng mì cho các em mồ côi khuyết tật tại Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương.
Tặng một xe đạp cho một em công nhân vệ sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Cộng tác với chính quyền địa phương trợ giúp đồng bào bị lũ quét ở miền Bắc.
Trợ giúp vốn cho vài người cơ nhỡ và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo.
Tặng xe lăn cho một chị bại liệt bán vé số nuôi con ăn học.
5- Ngày thứ bảy 13-09-2008, Nhóm Phục Vụ sẽ đi phát quà Trung Thu cho các em thiếu nhi nghèo, và tặng quà cho những anh chị em ở vùng sâu vùng xa Cần Giờ. Xin anh chị em cùng chia sẻ công tác bác ái này như Lời Chúa nói: “Phúc cho ai biết xót thương người, thì họ sẽ được xót thương”. Các bạn trẻ muốn tham gia Nhóm Phục Vụ “Đội Quân Ao Xanh” xin liên lạc với cha Long (tusilangtu@yahoo.com), hoặc anh Chiêu (0983494714).
Kính chúc anh chị em tràn đầy ân sủng và bình an nơi Trái Tim Đức Giêsu qua lời cầu bầu của Mẹ Maria.
-------
Tập San “Nhờ Mẹ đến với Chúa”
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC MẸ MARIA, NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH
BAN CHO TOÀN THẾ GIỚI
“Các con thân yêu !
Hôm nay Mẹ kêu gọi các con hãy hoán cải chính bản thân mình. Các con hãy trở thành những người trở lại với Thiên Chúa. Bằng đời sống của mình, các con sẽ làm chứng cho tình yêu thương, sự tha thứ, và đem niềm vui của Đấng Phục Sinh vào trong thế giới này, là nơi mà con người không còn cảm thấy cần tìm đến Người, không nhận ra Người trong đời sống của họ. Các con hãy thờ lạy Người, và chớ gì niềm cậy trông của các con sẽ là niềm cậy trông của tâm hồn những ai không có Chúa Giêsu.
“Hỡi các con, hãy tin tưởng và mến yêu. Đừng cảm thấy mình yếu đuối, cô độc và vất vưởng. Các con hãy leo lên núi đồi cứu độ cùng với đức tin, lời cầu nguyện và tình thương yêu. Chớ gì Thánh Lễ, là hành động cầu nguyện mạnh mẽ nhất và đáng được tán dương nhất của các con, sẽ là trọng tâm của đời sống tinh thần các con.
Mẹ đặc biệt kêu gọi các con hãy đổi mới việc cầu nguyện trong gia đình các con. Chỉ bằng cách đổi mới việc cầu nguyện trong gia đình mà thế giới ngày nay mới có thể đổi mới tâm linh được. Đổi mới tâm linh là việc cần thiết cho thế giới ngày nay.
Hỡi các con, hãy biết rằng Mẹ cầu nguyện cùng với các con. Mẹ cầu bầu cho tất cả mọi người với Con của Mẹ. Mẹ yêu thương tất cả các con. ”
“CÓ THỰC MỚI VỰC ĐƯỢC ĐẠO”
“Ta sẽ ban cho chúng một tấm lòng … để chúng không lìa bỏ Ta.” (Gr 32, 39)
“Nếu tôi không bỏ Chúa là vì tấm lòng của Chúa giữ tôi lại với Ngài. Muốn nhìn được rõ Thánh Thể thì phải nhìn vào Trái Tim Chúa Giêsu Thánh Thể là tấm lòng của Thiên Chúa.” (ý của Đức Giáo Hoàng Pio XII)
Trong Chúa Nhật XVIII thường niên năm A vừa rồi, chúng ta đã được nghe bài Tin Mừng thánh Mathêu 14,13-21 kể lại việc Đức Giêsu hoá bánh ra nhiều để nuôi dân chúng. Bài Tin Mừng này, vào năm 1976 có vị lãnh tụ một quốc gia nhỏ bé thuộc vùng biển Trung Mỹ đã huyênh hoang tuyên bố: “Cũng như Đức Giêsu, đất nước chúng ta đang lao động hăng say hoá bánh ra nhiều để nuôi dân.” Đến nay đã hơn ba mươi năm rồi, sáu triệu dân thuộc hòn đảo ấy vẫn còn nghèo đói. Phần chúng ta, bài Tin Mừng này làm liên tưởng đến câu nói ở cửa miệng dân gian: “Có thực mới vực được đạo”!
Câu nói này thật là thực tiễn, ai nghe cũng chịu là có lý vô cùng. Bụng tôi đói lấy sức đâu mà đi đạo? Trước hết tôi phải lo làm sao cho gia đình tôi đủ ăn, đủ mặc đã, thì tôi mới có sức, có lòng, có dạ mà đi nhà thờ, đi lễ, đi tham dự những lễ nghi, rước sách linh đình. Bụng đói áo vá, hứng khởi gì mà đi vào nơi đông đúc, hội hè, “đình đám người, mẹ con ta” mà!
Nếu hiểu đạo là như thế, thì quả là đúng: “có thực mới vực được đạo”. Nhưng về phương diện thế gian, vấn đề nào cũng có mặt trái của nó. Vào thời kỳ trước 1975, dân Chúa ở miền Nam có cuộc sống sung túc, các đấng các bậc thì ra vào các cơ quan chỗ quyền quý được kính nể trọng vọng, sinh hoạt đoàn thể thì hết sức rầm rộ, nhà thờ mọc lên san sát, kinh kệ rước sách linh đình. Thế mà vào thời kỳ ấy, “cái thực” nó chẳng vực được “cái đạo” mà đôi khi còn làm “ố danh sự đạo” là khác! Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, thời buổi mở cửa, thời buổi @, nhiều gia đình Việt Nam đã có của ăn của để, kẻ ăn người ở, cuộc sống còn sang hơn Tây, hơn Mỹ nữa. Thậm chí trong khoản ăn xài thì “Việt kiều còn thua Việt Nam” nữa. Về phương diện vật chất dường như họ không thiếu sự gì, nhưng “cái thực” nó cũng chẳng vực được “cái đạo”, đáng buồn hơn nữa là nó còn làm mất luôn “cái đạo”. Càng những ông to bà lớn, càng những cậu ấm cô chiêu thì càng suy thoái đạo đức, tung tiền qua cửa sổ vào những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng, nhất dạ đế vương. Con nhà nghèo, không “có thực” lấy tiền đâu ra mua thuốc “lắc”, uống rượu ngoại, chích xì ke? Họ chẳng biết bám víu cậy nhờ vào ai trên thế gian này, cho nên chỉ còn biết ngửa mặt lên phó thác vào Lòng Thương Xót Chúa. Chính những con người khốn khó cơ cực đó lại vực lên được “cái đạo” thì sao? Nhìn sang những nước văn minh tiên tiến giầu có ở Âu Châu, ở Hoa Kỳ, có biết bao nhà thờ phải đóng cửa, phải bán đi vì không có ai đến tham dự thánh lễ nữa. Có nhiều nhà dòng, chủng viện phải chuyển đổi mục đích sử dụng vì không còn người đi tu nữa. “Cái thực” nó có vực được “cái đạo” nơi những quốc gia giầu có này không?
Vì thế muốn đặt vấn đề “có thực mới vực được đạo” cho đúng đắn, chúng ta phải cậy nhờ vào Kinh Thánh. Lời Chúa nói thế này: “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn uống, nhưng là công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần, ai làm tôi Đức Kitô như vậy thì được Thiên Chúa vui lòng chấp nhận.” Qua miệng ngôn sứ Giêrêmia, Thiên Chúa nói: “Ta sẽ ban cho chúng một tấm lòng, để chúng không lìa bỏ Ta.” (Gr 32, 39) Lời Chúa không nói: “Ta sẽ cho chúng ăn no để chúng không bỏ Ta.”
Thực tế cho thấy chính số đông dân chúng được ăn no nê, lại là những kẻ bỏ Đức Giêsu trước hết. Tin mừng thánh Gioan thuật lại khi đã được ăn bánh và cá rồi, người ta theo Đức Giêsu đông quá, Người phải nói thẳng với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6, 26-27). Dân chúng nghe nói đến thức ăn lạ lùng này thì cùng phấn khởi hăm hở xin: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy” (6, 34). Đức Giêsu liền tỏ rõ ràng cho họ: “Bánh ấy là chính thịt và máu ta.” Nghe Đức Giêsu nói như vậy, tất cả đều sửng sốt, rồi lần lượt bỏ đi hết. Các môn đệ của Ngài cũng thốt lên: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (6, 60) Phê phán như vậy rồi họ cũng bỏ đi, chỉ còn có nhóm mười hai ở lại với Đức Giêsu.
Đức Giêsu nói: “Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho” (Ga 6, 44). Hôm nay, mỗi người chúng ta còn yên tâm yên dạ chịu lấy Mình Thánh Chúa mà lòng không có gì thắc mắc thì chúng ta phải hết lòng cảm tạ Thiên Chúa, vì việc chúng ta cứ ngày ngày bị cuốn hút vào Thánh Thể, say mê không nhàm chán, chính là một phép lạ Đức Giêsu đang làm trong mỗi người, chẳng phải do đạo đức riêng của mình làm cho chúng ta yêu mến Chúa được đâu. Nếu Thiên Chúa không nâng đỡ chúng ta trên bàn tay của Ngài, thì tức khắc chúng ta lại đứng ngay vào số đông, những người thấy việc ăn uống Mình Máu Con Thiên Chúa là điều chướng tai gai mắt và bỏ đi.
Có một vị giáo sư yêu nước, rất thông thái, học ở bên Tây về, ông đã tuyên bố trước một số linh mục: “ Nếu thực sự Thánh Thể là mình Đức Giêsu ở trong đó thì tôi sẽ không bao giờ chịu, vì bản tính của tôi là không thích ăn thịt người!”
Đứng trước mầu nhiệm các bí tích, chúng ta không thể lý luận tranh cãi được mà phải tin, Đức Giêsu nói: “Ý của Cha ta là, phàm ai trông thấy Con mà tin thì có sự sống đời đời.”
Khi hai vợ chồng bắt đầu cãi lý với nhau thì tình yêu bắt đầu đi đến chỗ rạn nứt rồi.
Chịu Mình Thánh Chúa, là tự nguyện dìm đời mình vào nguồn suối yêu thương của Con Thiên Chúa, mở trái tim đã nhão nát vì tội lỗi của mình ra để Thần Khí Đức Kitô chiếm hữu và biến đổi thành lành lạnh xinh tươi giống như trái tim của Đấng Phục Sinh, rồi phó thác đời mình cho Đức Giêsu hoạt động với lòng tin yêu vô bờ bến. Nếu không như vậy thì việc rước lễ mỗi ngày của tôi dễ biến thành một việc đạo đức cao cấp, dần trở thành thói quen “không đi rước lễ không chịu được”, nhưng mỗi ngày đời tôi chẳng thấy thay đổi gì cả. Ra khỏi nhà thờ, tôi vẫn là tôi. Trong giáo xứ, trong cộng đoàn, tôi vẫn cứ là một sự nặng nề cho giáo dân, cho anh em của tôi. Trong gia đình, tôi vẫn là mối khổ tâm cho chồng, cho vợ, cho con dâu, con gái tôi. Trong xã hội, tôi vẫn là gai góc cho bà con trong lối xóm, là nỗi lo âu cho bạn bè đồng nghiệp nơi trường học, nơi làm việc của tôi. Tại sao thế? Thưa là bởi vì Đức Giêsu ở trong tôi đã bị nhốt kín, Ngài không thi thố được tình yêu thương và sự vui mừng bình an của Ngài ra cho tôi, cho giáo xứ, cho cộng đoàn và gia đình tôi, vì thế sự dữ, sự xấu, ganh ghét cứ tự do hoành hành nơi bản thân tôi và trong gia đình. Bởi vì tôi chịu lấy Đức Giêsu vào tâm hồn, tôi đưa Ngài về giáo xứ tôi, cộng đoàn tôi, gia đình tôi, nhưng tôi cứ dành lấy quyền làm chủ, tôi quyết đoán mọi chuyện, không chịu để cho Ngài làm Chúa, làm chủ cuộc đời tôi. Thậm chí, suốt cả ngày tôi không hề hỏi ý kiến Ngài lấy một câu trong bất cứ một toan tính, một công việc nào của tôi cả. Cho nên sự dữ bao giờ nó cũng mạnh hơn tôi, nó sẽ vùng lên dành quyền làm chủ, tự do gieo rắc những kình địch, bất an, nóng giận, xao xuyến nơi tôi. Hằng ngày vẫn dâng lễ, vẫn ruớc lễ, vẫn chầu Thánh Thể mà tôi vẫn thấy tối tăm lạnh giá.
Kinh Thánh nói: Khi Đức Giêsu trở về Nazaret quê hương của mình, Ngài “ đã không thể làm được phép lạ nào tại đó”, bởi vì họ không tin vào Ngài (Mc 6, 5).
Mình Thánh Đức Giêsu không phải là một liều thuốc bổ cứ uống vào là không bổ chiều dọc cũng bổ chiều ngang! Mình Thánh Đức Giêsu là một con người Thiên Chúa, vì say mê con người phàm trần tội lỗi mà đến ở với nó để cải hoá nó, và làm cho nó được vui tươi hạnh phúc như Thiên Chúa. Cho nên nêu tôi chịu lấy Đức Giêsu nơi phép Thánh Thể, tôi phải chịu lấy với một ý thức tự do, với lòng yêu mến và sự tín nhiêm vào Ngài để trao phó đời tôi cho Ngài làm chủ.
Đức Giêsu có làm được bánh cá ra nhiều là bởi vì Ngài có lòng yêu mến và tin vào Cha của Ngài. Kinh Thánh nói: Đức Giêsu ngửa mặt lên trời, hết lòng chúc tụng Cha trên bánh và cá, rồi Ngài bẻ ra, bánh và cá cứ ban tiếp ban tiếp cho đám đông, 50 người một cỗ. Bánh cá như dòng suối ơn huệ tự Cha ban qua Đức Giêsu qua các môn đệ đến những kẻ tin, hầu như vô tận. Kết quả của lòng tin là mọi người ăn no, ăn dư thừa. Bí tích Thánh Thể còn hơn như thế này bội phần. Nếu tôi tin, tôi sẽ thấy quyền năng của Đức Giêsu. Bởi vì Đức Giêsu yêu tôi, nên Ngài mới làm phép lạ hoá bánh cách cụ thể để tôi nhìn vào đó mà tin vào phúc lộc siêu hình, là chính Máu Thịt Ngài sẽ ban cho tất cả những kẻ tin vào Ngài, và từ bí tích Thánh Thể những kẻ tin sẽ được hiệp nhất với nhau nên một thân mình mà Đức Giêsu là đầu trong Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Đó là ý nghĩa của lòng mến, của bác ái Kitô giáo. Tình yêu của Thiên Chúa từ Thánh Thề đổ xuống lòng tôi nhờ bởi Thánh Thần cho nên khi tôi có máu thịt Con Thiên Chúa trong máu thịt tôi, thì Thiên Chúa yêu ai, tôi yêu người ấy. Mà Thiên Chúa, thì Ngài không ghét ai, Đức Giêsu Kitô yêu mến tất cả và muốn cứu tất cả.
Vậy nếu sau khi tôi rước Mình Thánh Chúa, mà những sự ấy không xảy ra trong tôi thì lời Chúa trong thư Côrintô nói thế này: “Ai nấy phải tự xét chính mình, rồi hãy ăn Bánh ấy và uống Chén này.” (1Cr 11, 28)
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con thấy lòng thương xót của Chúa nơi phép Thánh Thể. Xin cho con cảm nghiệm và xác tín rằng Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích của Lòng Xót Thương.
Lm. Giuse Trần Đình Long,sss
-------
Tất Cả Là Hồng Ân
Lòng thương xót Chúa bao la,
Đã tuôn đổ xuống chan hoà muôn ơn
Cho đoàn chiên nhỏ chúng con,
Cả ơn phần xác, phần hồn Chúa cho
Người đang đau bệnh lắng lo,
Cầu xin, khấn nguyện Chúa cho khoẻ liền
Người mang trọng tội ưu phiền,
Hết lòng hối cải Chúa liền thứ tha
Người mê mải lạc lối xa,
Chúa cho trở lại chan hoà niềm vui
Ôi tình thương Chúa cao vời,
Đã tuôn đổ xuống trên đời chúng con
Một người bị bệnh đau lưng,
Thoát vị đĩa đệm vô cùng đớn đau
Không đi được khổ biết bao,
Cậy trông ơn Chúa chẳng nao núng lòng
Vì thương Chúa đã ban ơn,
Chị đi, đứng được chẳng còn đớn đau
Người chồng cảm nhận ơn sâu,
Cũng lo sống đạo, nguyện cầu siêng năng
Một em bé gặp khó khăn,
Bị nghẽn đường thở, tưởng rằng chết thôi
Chúa thương cứu chữa kịp thời,
Cho em khoẻ mạnh, tươi vui bình thường
Anh em Nhà Cỏ đau thương,
Xì ke, nghiện ngập cùng đường sida
Bao năm vất vưởng bê tha,
Cầm như những kẻ rất là đáng khinh
Vậy mà Chúa vẫn thương tình,
Đua về Nhà Cỏ kết tình tri giao
Ôi tình Chúa đẹp biết bao,
Đã kêu gọi chúng con vào tình yêu
Con xin tín thác mọi điều,
Lòng thương xót Chúa cao siêu tuyệt vời.
Diệu Hiền Cảm nghiệm sau những buổi cầu nguyện ở Chí Hòa
-------
Điểm Hẹn Giêsu
• Phúc Bình An
Phúc bình an của Thiên Chúa là niềm hạnh phúc, là tình yêu và là niềm vui trọn hảo nhất. Nhờ ân huệ này mà con người được thanh thản nội tâm, lòng trí an bình để sống hài hoà, vui tươi và yêu thương. Chính vì thế mà bao lâu chưa quay về với Thiên Chúa Tình Yêu thì con người cứ mãi loay hoay, vật vã, khổ sở, dằn vặt và bất an. Nghèo đói, bệnh tật mà không biết chạy đến với Chúa thì vẫn rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Hoặc cho dù cuộc sống khoẻ mạnh, có mọi thứ tiện nghi vật chất thì cảnh “nhà giàu cũng khóc” không chỉ trên phim ảnh, truyền hình, mà là một thực tế trong cuộc sống của nhiều gia đình, nhiều tâm hồn vắng bóng Thiên Chúa, chưa hẹn hò với Giêsu hay khước từ Tình yêu dịu dàng của Người. Trong nhật ký “Lòng thương xót Chúa nơi linh hồn tôi”, chị thánh Faustina viết: “Nhân loại sẽ không được bình an cho đến khi nào quay về với lòng thương xót của Chúa với niềm tín thác” (NK 300). ĐIỂM HẸN GIÊSU tại giáo xứ Chí Hòa thứ Năm hàng tuần là nơi hẹn hò với Chúa Giêsu để đón nhận phúc lành bình an ấy. Trong tình yêu Giêsu mọi người đến đó được gặp gỡ nhau để sống yêu thương, và làm cho Tình yêu đó hiện diện bất cứ nơi nào họ đến: trong gia đình, nơi công sở, trường học hay đường phố… Sự triển nở của cộng đoàn cầu nguyện Lòng thương xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hòa là hoa quả của Tình Yêu Giêsu chứ không phải là một phong trào dấy lên do những hiện tượng lạ, và người ta tuôn đến vì niềm tin sâu thẳm chứ không phải vì hiếu kỳ hay mê tín. Muôn người từ muôn nơi đến với Giêsu nhưng chung một tâm tình yêu mến, cậy trông và tín thác.
• Tuổi Teen Hò Hẹn
Niềm vui và hoan lạc nhờ Lòng thương xót Chúa đâu chỉ dừng lại nơi các chứng nhân chia sẻ trước cộng đoàn mà là của tất cả mọi người. Nếu không phải Giêsu thì ai có thể thuyết phục và quy tụ các em nhỏ mới 12-13-14 tuổi ở mãi quận Tân Phú, Hốc Môn đến đây cầu nguyện suốt cả mùa hè?
Mẹ của một em gái trong nhóm này cho biết lúc đầu rủ hoài em không chịu đi. Tuổi teen ham chơi, trời thì nắng, nhà thì xa, mà mẹ bảo đi cầu nguyện, mới nghe thôi em đã thấy ngán ngẩm. Tuần nào cũng rủ, thậm chí năn nỉ và vì nể, không đi sợ mẹ buồn nên em miễn cưỡng vâng lời. Điều lạ lùng xảy ra. Ngay từ lần đầu tiên, chính Điểm Hẹn Giêsu này đã làm thay đổi suy nghĩ và thái độ của em. Không còn miễn cưỡng, không hề cảm thấy chán ngán hay tẻ nhạt mà em thấy rất vui, và từ đó thích đi cầu nguyện. Nhiều tuần tiếp theo, em rủ các bạn cùng đi, 2 đứa, 3 đứa, 5 đứa và rồi nhóm của em hơn chục, trai có gái có. Mới đầu tuần đã lo hẹn nhau, đến thứ 5 thì đến sớm vì sợ không có chỗ ngồi. Mẹ của bé gái kéo hết cả đám “teen” ăn cơm bên nhà soeur trước cổng nhà thờ rồi mới qua đọc kinh cầu nguyện vì sợ chúng đói. Nhìn các em cùng quỳ ngàoi sân nắng chang chang, giang tay cầu khẩn Lòng thương xót Chúa, sốt sắng lần hạt mân côi, như những thiên thần thật xinh xắn và đáng yêu. Tuần rồi, đứa nào cũng than thở vì sắp tới không được đi “hẹn hò” với Giêsu nữa. Năm học mới bắt đầu và lại học buổi chiều nên đành phải đợi tới hè sang năm.
• Các Cụ Cũng Hẹn Hò
Hẹn hò với Giêsu là một nhu cầu tâm linh của tất cả mọi người, đặc biệt là những người lớn tuổi. Thấy cảnh các cụ đi cầu nguyện mới chứng được lòng tin mạnh mẽ. Tuổi già sức yếu, chân chùng gối mỏi rồi, không làm gì được nữa, duy chỉ một việc giúp cho con cho cháu là cầu nguyện. Cũng nhờ vậy mà gia đình êm ấm hạnh phúc. Lòng thương xót Chúa qua lời bầu cử của Mẹ dẫn đứa con trai ra khỏi đam mê cờ bạc, rượu chè; đứa con gái hiền dịu, nữ tính hơn; đứa cháu gái hết đua đòi và đã biết cầu nguyện; đứa cháu trai nay hết ương ngạnh mà chăm học và vâng lời… Biết bao nhiêu thay đổi tích cực, Chúa làm cho gia đình đầm ấm, khu xóm yên ả nhờ lời cầu nguyện tha thiết của các cụ ông cụ bà, các bậc làm cha mẹ.
Nhóm Phục Vụ cho biết, thứ năm nào cũng vậy, họ thấy một bà cụ gần 70 tuổi đến từ rất sớm, đem theo cơm nắm muối mè để ăn rồi cầu nguyện. Bà nói rằng nếu ở nhà ăn trưa rồi mới đi sẽ không còn chỗ ngồi, nên bây giờ bà đến sớm, đem cơm đi ăn, xong là ngồi ngay cửa nhà thờ, cửa vừa mở là vô liền không thì hết chỗ. Được đắm chìm trong bầu khí cầu nguyện thành tâm sốt sắng của hàng ngàn người, cho nên hơn 3 tiếng đồng hồ trôi qua, bà không cảm thấy mệt gì cả. Đức tin đem lại sự an bình cho tâm hồn, là nền tảng của hòa bình và hạnh phúc vì đã cắm neo vào Lời Thiên Chúa, một Thiên Chúa của tình yêu, giàu lòng thương xót và nhân hậu. Tuổi già đi cầu nguyện chính là để giữ lửa đức tin cho tuổi trẻ, để con cháu của mình thực sự là một người sống tốt đời, đẹp đạo, có ích lợi cho xã hội, cho mọi người.
Biển Mặn (Những chiều hẹn hò thứ năm)
-------
PHÚT ĐẤU BÙ GIỜ CỦA TRẬN CHUNG KẾT
• Chỉ Nhờ Cuốn Sách Nhỏ “Nhờ Mẹ Đến Với Chúa”
Đó là câu chuyện của một gia đình ở Biên Hoà, Đồng Nai đến với Điểm Hẹn Giêsu. Nhiều năm qua không gì có thể lôi kéo người vợ của mình ra khỏi chốn cờ bạc đỏ đen, quá buồn chán và thất vọng ông chồng sa vào rượu chè be bét. “Bà ăn chả thì ông cũng ăn nem”! Bầu khí gia đình bất hoà, buồn tẻ không thể giữ chân hai đứa con ở nhà, nên mạnh đứa nào đứa nấy trốn học đi chơi. Nhìn vào gia cảnh ấy ai cũng nghĩ không thể cứu vãn được, nhưng Lòng thương xót của Chúa không làm ngơ trước sự rạn vỡ của gia đình này nhờ Đức Mẹ chuyển cầu. Cả vợ chồng và hai đứa con chưa hề biết đến đọc kinh Lòng thương xót Chúa, và cũng chưa hề nghe nói về Điểm Hẹn Giêsu Chí Hòa, cho đến một hôm Tình yêu Giêsu thức tỉnh anh ngay tại cuộc nhậu nhẹt. Người bạn chung bàn nhậu đưa cho anh cuốn Tập san “Nhờ Mẹ Đến Với Chúa” số tháng 8/2008. Những bài viết về các chứng nhân trong đó đã đánh động tâm hồn anh, và anh quyết định làm lại cuộc đời. Đặc biệt các “ađam” của nhóm chứng nhân “Con Nay Trở Về” đã giúp anh dứt khoát quay về cùng Cha. Anh không đi nhậu nữa, vợ anh lấy làm lạ. Hỏi ra mới biết anh đọc tập sách nhỏ đó và đã quyết định từ bỏ lối sống cũ. Chị vợ không khỏi tò mò, với tay lên bàn thờ lấy tập sách xuống đọc. Thật lạ lùng, trong chốc lát Lòng thương xót của Chúa đã giải thoát chị khỏi đam mê cờ bạc tội lỗi. Lòng trí được sáng ra sau bao ngày tăm tối, chị như bừng tỉnh nhận ra Thiên Chúa, đấng giàu lòng thương xót vẫn hiện diện trong cuộc đời này, vậy mà bấy lâu nay mình quên lãng. Hai đứa con đi chơi về thấy sao lạ lùng quá. Ba không đi nhậu, má không đi ngồi sòng. Lâu lắm rồi gia đình mình có bao giờ sum họp đông đủ thế này. Sao lạ quá vậy??? Ba mẹ đưa cho hai con coi cuốn tập san “Nhờ Mẹ đến Với Chúa” thay cho lời giải thích. Cả hai cùng đọc và cũng quyết định không thèm đi chơi nữa. Từ ngày đó, tối đến cả gia đình đọc kinh, lần hạt chung với nhau. Bao năm tháng mối tương quan giữa vợ với chồng, con cái với cha mẹ như bị cô lập bằng những tảng băng cồng kềnh lạnh lẽo, vậy mà giờ đây bỗng chốc đã tan chảy nhường chỗ cho sự quan tâm lo lắng, yêu thương nhau và mỗi người là hạnh phúc của nhau. Anh chị đã tìm đường đến với cộng đoàn cầu nguyện Chí Hòa để tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã giải thoát khỏi những đam mê tội lỗi, và cứu vãn hạnh phúc tưởng đã bay mất của gia đình mình.
Tình yêu Giêsu đem lại niềm vui và hy vọng cho con người để họ có thể kiên trì, vượt qua sóng gió cuộc đời. Một người vợ vẫn chung thủy, vẫn chờ đợi, vẫn cứ tảo tần làm lụng nuôi con với gánh rau ra chợ hàng ngày lúc chồng đang trong trại cai nghiện ma tuý. Vẫn cứ kiên tâm cầu nguyện và hy vọng dù trời mưa hay trời nắng, những lúc khỏe mạnh hay yếu mệt. Hay một người chồng đang tận tình chăm sóc vợ trong bệnh viện Chợ Rẫy vì căn bệnh sống dở chết dở mà vẫn không chút than thở càu nhàu. Đem niềm vui và hy vọng đến cho người vợ tội nghiệp bằng chính tình yêu thuỷ chung gắn bó của mình. Người vợ tảo tần hay người chồng chịu khó đó đều đang sống cho một tình yêu mang tên Giêsu. Trong tự do họ đã lựa chọn, đã giao ước và vẫn đang trung thành với quyết định của mình. Ð?c tin qua việc cầu nguyện cho h? s?c m?nh d? bu?c di trn do?n du?ng chơng gai d?n v?i h?nh phc – và dĩ l h?nh phc th?t.
• Phút Bù Giờ Của Trận Chung Kết
Lòng thương xót Chúa là niềm an ủi lớn lao cho những tâm hồn lẻ loi cô độc. Những ngày cuối đời của cụ Giuse Trần Văn Hai được Nhà Cỏ giang rộng vòng tay yêu thương, chăm sóc. Thực ra tên thánh và tên họ của cụ là do các anh em ở đây đặt cho. Tên Hai vì cụ đến với Nhà Cỏ vào ngày thứ hai. Một ngày thứ hai, tiết tháng 7-2008, Đội Quân Ao Xanh Nhóm Phục Vụ trong chuyến công tác bác ái đưa giường, áo quần, thực phẩm và những thảm cỏ xanh để trồng cho anh chị em mang “căn bệnh thế kỷ” trong mái ấm Nhà Cỏ ở Củ Chi đã gặp cụ nằm ở ven đường. Như người Samaria tốt bụng trong Tin Mừng, anh tài xế trong nhóm Phục Vụ dừng lại đưa cụ lên xe chở vào Nhà Cỏ chăm sóc. Tứ cố vô thân, con cháu bỏ rơi, bị lẫn thẫn cho nên không thể biết danh tánh, quê quán, tuổi tác chính xác của cụ. Anh em Nhà Cỏ, những mảnh đời rách nát, đã thể hiện tinh thần “lá rách đùm lá nát”. Họ cưu mang ông, chăm sóc ông như một người cha trong gia đình. Sau hơn một tháng dưỡng bệnh ở đây, cụ trút hơi thở cuối cùng đúng vào chiều ngày thứ năm khi anh em Nhà Cỏ lên nhà thờ Chí Hoà làm chừng trong giờ cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa.
Lòng thương xót của Chúa không để cụ, một người già “tứ cố vô thân”, phải hiu quạnh trong cơn hấp hối và giờ lâm tử hãi hùng bên đường vắng hay bờ ruộng lạnh lẽo. Ấm cúng hơn nữa khi có một trại hòm lo liệu cho cụ cỗ áo quan và cho mượn mặt bằng để cụ nằm ở đó. Đêm hôm đó, sau buổi làm chứng và cầu nguyện ở Chí Hoà, anh em Nhà Cỏ cùng với Đội Quân Ao Xanh thức với cụ đêm cuối. Các anh em ngồi quanh cụ, chẳng ai là ruột thịt, nhưng hết lòng an ủi hương hồn cụ bằng câu kinh tiếng hát thốt ra từ trái tim yêu thương. Sau mỗi chục kinh kính mừng chậm rãi, sốt sắng là một bài hát với trọn tâm tình dâng Chúa và Đức Mẹ. Giọng hát với cây đàn guitare của anh Ngọc, phụ trách Nhà Cỏ bên ngọn đèn cầy leo lét và nén hương đơn sơ vang trong đêm như những lời kinh thật trầm ấm, làm rung động lòng người. Sáng sớm hôm sau, trong cơn mưa giông tháng bảy, người linh mục lãng tử cùng Đội Quân Ao Xanh đã dâng thánh lễ cuối cùng cho cụ ngay tại trại hòm này và sau đó đưa cụ đi hỏa táng. Vì không có mảnh giấy tờ tuỳ thân nào nên một người anh em trong Đội Quân Ao Xanh đã lăn tay xác nhận đây là ông nội của mình để làm thủ tục hoả táng rồi đưa nắm tro tàn của cụ về lại Nhà Cỏ. Lòng thương xót Chúa là thế, “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người thương yêu họ đến cùng”(Ga 13,1). Đã hết giờ thi đấu, nhưng những phút bù giờ của trận chung kết lại làm nên chiến thắng chung cuộc. Từ một người lang thang, thất thểu ngoài đường, không ai thân thích, thậm chí không tên, không tuổi, không quê quán, nhưng phút cuối cùng của trận đấu bù giờ, cụ ra đi thanh thản ấm cúng trong tình yêu thương của mọi người. Chúa đã bù đắp cho cụ tất cả. Phần thưởng Chúa dành cho cụ thật tuyệt vời! Chợt nghĩ đến trong nhân gian không thiếu những người khi vừa nằm xuống, con cháu túc mục kiếm tìm chìa khóa két sắt, tranh giành, tị nạnh, xô xát nhau chia chác nhà cữa đất đai khi thân xác người thân của mình nằm đó còn chưa lạnh.
Ôi! Lạy Chúa Giêsu. Chúng con xin ngợi khen chúc tụng tình yêu Chúa đến muôn thuở muôn đời!
Kim Yên (Mùa Olympic 2008)
-------
BÀN TAY GIÊSU
“ Ai về sông nước miền Tây, gạo trắng nước trong, cây trái dư đầy…” Thực đâu ai ngờ được nơi vùng Tây đô sung túc nổi tiếng của miền Nam vẫn còn những dải đời bèo dạt lênh đênh cùng sông nước, bấp bênh cơm áo gạo tiền từng ngày, từng bữa. Cơn mưa đầu tháng tám đã đưa Đội Quân Ao Xanh nhóm Phục Vụ chúng tôi và người linh mục lãng tử đến cùng bao mảnh đời lục bình long đong ấy.
Trời hôm đó mưa rả rích từ sáng đến chiều. 45 thành viên của Đội Quân Ao Xanh nhóm Phục Vụ khởi hành từ thành phố lúc 4 giờ sáng với 400 phần quà của Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa Chí Hoà chất đầy chặt chuyến xe. Gần 11 giờ trưa, đến được đầu kênh, chúng tôi đang băn khoăn không biết chuyển hàng xuống bằng cách nào dưới cơn mưa tầm tã này thì đã thấy cha sở và anh chị em trong xứ chờ sẵn để đưa chúng tôi đến điểm phát quà. Hàng được chuyển từ xe tải xuống ghe. “Lệnh trên” đưa xuống là bất cứ giá nào cũng phải giữ cho những gói quần áo, mì gói, đường, sách báo và hình Chúa Thương Xót được an toàn. “Người chấp nhận ướt, nhưng hàng thì không”! Thế là Nhóm Phục Vụ chịu đội mưa để gìn giữ phần quà cho bà con được khô ráo trên đoạn đường sông 7 Km trên ghe vào điểm phát quà thuộc xứ Phụng Tường, xã Phụng Hiệp. Khi ghe cập bến đỗ, hình ảnh làm chúng tôi cảm thấy những giọt nước mắt hoà lẫn nước mưa tràn trên mặt là bà con nam phụ lão ấu, không kể lương giáo, đứng chờ đông nghẹt trên bờ, bất kể trời vẫn đang mưa. Không hẹn mà hò, anh chị em cùng với sự giúp sức của những em thiếu nhi, mỗi người một tay nhanh chóng chuyển hàng vào trong nhà thờ. Đành phải phát quà trong nhà thờ thôi, vì ngoài trời đang mưa tầm tã. Nhà của Chúa thực sự trở thành nơi trú ẩn, nuôi dưỡng những con chiên gầy ốm. Làn mưa mát lạnh mà Chúa ban như đang tưới gội cõi lòng của những cánh chim áo xanh cùng với bà con nơi vùng sông nước nghèo khổ này. Vì đây là lúc tưng bừng rộn rã nhất trong chuyến công tác. Đoàn người xếp hàng, tay run run tấm phiếu, đợi đến phiên mình lên lãnh quà. Như những người chuyên nghiệp làm công tác xã hội, đội quân áo xanh đưa tay lau vội những giọt mưa pha lẫn mồ hôi vương trên trán, thoăn thoắt phân loại, sắp xếp bao quà. Đến lúc phát tặng, chúng tôi mới có dịp nhìn kỹ bà con nông dân ở đây. Sao mà họ khổ quá, cái cơ bần hằn trên khoé mắt, nỗi nhọc nhằn cáu nơi bàn tay. Trong khoảnh khắc hồ hởi trao và nhận ấy, vẫn xen lẫn chút bùi ngùi, xót cay khi tôi chạm vào bàn tay một ông lão thất thập cổ lai hy, một chị nông dân, một em nhỏ… Tôi chợt nhận ra mình đang được chạm vào bàn tay Giêsu, vì Lời Chúa đã nói: “Ai cho người bé mọn này dù một chén nước lã thôi, là trao ban cho chính Thầy…”
Khi quà tặng vơi dần, niềm vui cũng theo đó dâng lên. Tôi thở phào nhẹ nhõm, nghĩ mình vừa làm được việc đẹp lòng Thiên Chúa. Chợt, một cậu bé khoảng tám chín tuổi, ốm yếu mặc chiếc áo đã sờn rách quá nửa bờ vai, chạy đến kéo áo tôi: “ Cô ơi, cô có thước và bảng không ạ? Con sắp vào năm học rồi.” Bất ngờ quá, khi đến đây chúng tôi chỉ chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, chứ dụng cụ học tập thì…. Tôi ngẩn người ra trước câu hỏi và ánh mắt trông đợi của thằng bé. Thực ra, ở Sài thành, chúng tôi đâu thiếu những thứ ấy, lắm khi lại dư dật, thừa mứa. Vậy mà trong phút giây này, khi tôi tưởng mình vừa làm được việc tốt đẹp thì lập tức lại trở nên bất lực trước sự khẩn nài của một cậu bé. Trong mưa phùn lất phất, thằng bé thất vọng ra về, từ chối phần mì gói tôi tặng bù vào. Chúa ơi, phải chăng Người đã gửi đến cậu bé này để nhắc nhở mỗi người chúng con luôn ý thức sự sẻ chia là không bao giờ đủ, phải luôn cho đi để nhận được tình Chúa đầy hơn.
“Thiên Chúa, Ngài ở đâu?” Đôi khi chúng tôi mất công chạy tìm những phép lạ, những dấu chỉ ? ch?n nào xa xôi. Nhưng chính tại nơi đây, nơi vùng sông nước với những mảnh đời lênh đênh, chúng tôi bắt gặp Đức Kitô trong đôi mắt của những người anh chị em này, ánh mắt bừng lên ngàn tia hạnh phúc ấm áp truyền đến trái tim chúng tôi. Thiên Chúa chẳng ở đâu xa mà ngay tại những con người này, và ngay trong chính bản thân mỗi người nữa. Tại sao tôi không thử nắm lấy bàn tay của một người nghèo khổ, chia nửa cái bánh, trao một ly nước, tự lúc ấy Chúa Giêsu Đấng giầu Lòng Thương Xót nở nụ cười nơi kẻ cho và người nhận, vì “Ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ là một chén nước lã mà thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật các con, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.” (Mt 10, 42)
Khánh Vân (Cảm nghiệm sau chuyến đi công tác bác ái Phụng Hiệp- Hậu Giang, tháng 08-2008)
-------
Tâm Thư “Nhờ Mẹ đến với Chúa”
Mỗi tuần chúng tôi nhận được hàng ngàn lá thư viết tay “Nhờ Mẹ đến Với Chúa”. Có những lá thư viết nguệch ngoạc, bình dị, sai lỗi chính tả. Có những lá thư với nét chữ và giọng văn đơn sơ của các em thiếu nhi. Có những lá thư rất tâm tình dạt dào cảm xúc của các bạn trẻ. Có những là thư chứa chan nước mắt của các bà mẹ, của những người vợ đau khổ chất chồng. Có những lá thư hồn nhiên của những anh chị em ngoài Công Giáo… Dù dưới hình thức nào đi nữa, những lá thư đó đều phát xuất từ trái tim đắp đầy tin yêu, gói ghém cả tâm tình của những người con thảo dâng lên Chúa từ nhân qua Mẹ hiền Maria. Xin trích đăng một vài tâm tình “Nhờ Mẹ đến với Chúa” như những chứng nhân sống động để anh chị em cùng cảm nghiệm được lòng tin cậy mến mạnh mẽ của cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hoà:
1- “Con cám ơn cha vì nhờ cha cầu nguyện mà con đã đổi thay không mê kiếm tiền. Con đã siêng cầu nguyện, nhưng đi lễ còn ít.
Bố mẹ con trưa nào 3 giờ cũng làm Lòng Thương Xót Chúa. Nhất là mẹ con có thay đổi tính tình không nóng nảy, cáu gắt, biết thông cảm cho con cháu hơn.” (Maria Trang)
2- “Cám ơn Chúa đã ban cho con 1 người chồng bịnh hoạn và những đứa con nhỏ dại và những nợ nần chồng chất. Đó là hồng ân Chúa ban. Con sẽ dâng lên Chúa những gì mà Chúa ban cho. Con sẽ nhận lấy moị sự Chúa gửi đến cho con, dù vất vả khó nhọc cơ cực tủi hờn… Con sẽ nhận lãnh như món quà Chúa tặng cho con.” (Têrêsa Thu Hà -Đồng Nai)
3- “Mẹ ơi, Chúa đã ban cho con ơn cảm nghiệm tình yêu Chúa, cho nên giờ đây con không còn lười biếng nữa. Gần đây con rất sốt sắng, tuy không được giỏi như những người khác nhưng có sự thay đổi hẳn trong con. Con không còn chần trừ và lười biếng đọc kinh cầu nguyện nữa.
“Hôm nay con khấn xin với Mẹ dâng lên Chúa cho con được bền đỗ ơn ăn chay,vì xưa kia con chẳng bao giờ nghĩ tới việc ăn chay. Cứ mỗi thứ 6 hàng tuần Mẹ nhắc con Mẹ nhé! Và xin Mẹ ban cho đứa con trai của con được biến đổi không còn bị sự dữ là ma tuý ngự trị nũa, vì sự kìm kẹp này mà con trai con cứ bị trượt dài. Với ơn của Chúa cộng với lời bầu cử của Mẹ, và lòng chân thật cầu nguyện của con là người mẹ đau khổ đây, con của con được ơn giải thoát khỏi ma tuý.” (Một người mẹ đau khổ)
4- “Chúa đã ban cho chồng con trở lại đạo. Chúa đã ban cho con được hoà thuận với các anh chị em sau 3 năm hận thù. Xin cho con biết cầu nguyện và không làm Chúa buồn” (Maria Thục)
5- “Qua lời bầu cử Mẹ, gia đình con được gặp những tai nạn, bệnh tật, túng thiếu, nghèo khổ… Nhưng con vẫn tạ ơn Chúa và Me, vì nhờ có những rủi ro ấy mà con được biết đến Chúa và Mẹ, để chúng con thêm lòng tin yêu mến Chúa và Mẹ hơn…”(Têrêsa Hồng Yến- Ban Mê Thuột)
6- “Lạy mẹ Maria. Con là kẻ ngoại đạo, nhưng con tin tưởng vào lòng xót thương của Thiên Chúa và Mẹ. Con xin Mẹ chuyển lời cầu của vợ chồng con lên Chúa Giêsu, xin ban cho vợ chồng con một Đức tin vào quyền năng và lòng thương xót của Thiên Chúa và Mẹ Maria” (Ngô Văn Khôi - tỉnh Hải Dương)
7- “Nhờ ơn Chúa, con được một anh bạn chỉ đường tới nhà thờ Chí Hoà. Con là người ngoại đạo, nhưng khi đến đây, thấy mọi ngưởi cầu nguyện sốt sắng, và nhất là gặp gỡ được các chúng nhân, con bắt đầu tin có Chúa. Để tạ ơn Chúa, con xin bỏ thuốc, không nản chí khi gặp việc khó. Xin chỉ đường cho con để nhờ Mẹ đến với Chúa” (Nguyễn Văn Chính, Kẻ Ngoại Đạo)
8- “Lạy Mẹ Maria,con là người ngoại đạo,nhưng con tin ở Mẹ. Mẹ sẽ giúp đỡ con và yêu thương con như những đứa con của Mẹ. Con đang rất khủng hoảng về tinh thần. Con xin Mẹ cho con sức mạnh, lòng tin để vượt qua chuyện tình cảm của con bây giờ (con không kể rõ ra, nhưng con nghĩ là Mẹ biết). Chuyện tình cảm này con đặt rất là nhiều hy vọng, nhưng lại không đi đến đâu. Con mong Mẹ ủng hộ cho quyết định của con.Đây là giải pháp đúng đắn nhất. Con cám ơn Mẹ Maria!”(Phan Thị Xuân K.- Giang Điền)
9- “Con là người ngoại đạo, qua mấy người bạn có đạo, con cũng có đi nhà thờ nhiều lần. Con tin là có Mẹ Maria và Chúa Giêsu.Lúc nào cũng che chở chúng con” (Diễm Thu)
10- “Tạ ơn Thiên Chúa thật nhiều,
Để dành đến tận ban chiều mới mưa.
Nếu mà đang giữa ban trưa,
Mà Ngài mưa xuống thì thua với Ngài.
Những người đang đứng ở ngoài,
Không dù, không nón, ướt ngay tức thì.
Không ai đang lễ bỏ đi,
Nếu mà mưa xuống rồi thì ra sao?
Nhà thờ không có chỗ vào,
Chẳng may gặp trận mưa rào tính sao?
Lòng con cảm tạ xiết bao,
Đã không đổ trận mưa rào ban trưa.” (Nam Hoà)
-------
CHỨNG NHÂN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA VÀ ĐỨC MẸ
• Có chịu khó khăn thử thách, người ta mới biết được lòng tin mình mạnh mẽ đến đâu. Ngay đến thánh Phêrô khi xưa, gặp sóng to gió lớn cũng phải chao đảo để chịu Thầy mắng là kẻ kém tin, vậy mà cộng đoàn cầu nguyện giáo xứ Chí Hòa ngày 7/8/2008 đã được gặp một người phụ nữ bé nhỏ nhưng mạnh mẽ đức tin vô cùng.
Chị tên là Maria Nguyễn Thị Thúy Hồng, giáo xứ Bình Thuận. Chị có con trai là bé Giuse Phạm Hồng Phúc, 4 tuổi rưỡi. Bé Phúc từ nhỏ đã bị viêm hô hấp. Đến khoảng tháng 10/2007 thì bị triệu chứng khó thở và đầu năm 2008 thì triệu chứng ngày càng nặng hơn. Chị Hồng cùng chồng là anh Giuse Phạm Tấn Phát đưa bé đi khám, chạy chữa mãi vẫn không khỏi. Tháng 4/2008, bệnh bé trở nặng. Bé thở khó khăn hơn, về đêm thường phải mở miệng để thở, nhiều khi bị sùi bọt mép. Lúc này chị Hồng dẫn bé đi tái khám và biết được bé bị khối thịt dư chặn đường thở, phải mổ sớm nếu không sẽ tắc hẳn đường thở. Nhưng khó khăn không dừng ở đó, sau khi xét nghiệm máu, bác sĩ cho biết bé còn bị bệnh máu đông, nếu mổ cũng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Gia đình chị như rơi vào bế tắc, không biết phải làm gì để cứu chữa cho đứa con trai đáng thương của mình. Chị chạy đến với lòng thương xót của Chúa. Nhưng dường như Chúa muốn thử thách lòng cậy trông của chị khi ban cho chị một trở ngại: gia đình chồng chị là người ngoại giáo. Họ đã nhờ sự giúp đỡ của một bệnh viện tư nhân. Bệnh viện này cho rằng có thể thực hiện ca mổ.
Lúc này, một bên là sức ép từ phía gia đình, một bên là sinh mạng người con từng ngày lâm nguy, chị lo lắng và phiền sầu vô cùng. Nhưng thật phúc cho chị, khi chính thời điểm này, Thiên Chúa đã ban cho chị một niềm tin thật mạnh mẽ, một niềm phó thác thật vững vàng. Chị quyết định sử dụng cầu nguyện làm phương thuốc chữa lành duy nhất cho con trai mình. Nửa đêm chị thức dậy làm giờ đền tội, chị đọc kinh, cầu nguyện, ăn năn sám hối. Nhiều lần chị khóc trong đêm xin Chúa thương xót cứu lấy đứa con bé bỏng của mình. Chị còn tha thiết mời gọi chồng là anh Giuse Phạm Tấn Phát (tân tòng) cùng chị tham dự thánh lễ sốt sắng, chầu Thánh Thể, lần chuỗi Mân côi, làm nhiều việc hy sinh đền tội…
“Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”, quả thật Thiên Chúa nhân từ vô cùng, Người không để con cái Người đồng lòng cầu xin mà phải về tay không. Thiên Chúa đã ban một điều kì diệu: bé Phúc hoàn toàn được chữa lành. Khi chị dẫn con đi tái khám, bác sĩ cho biết khối thịt đã dần teo, con chị lại được khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Bé Phúc hôm đó cũng được ba mẹ ẵm lên để làm chúng cho lòng thương xót của Chúa. TẠ ƠN CHÚA!!!
• Một chứng nhân khác cũng được Thiên Chúa là Đấng rất giầu lòng xót thương ban ơn chữa lành. Đó là chị Lucia Phạm Thị Bạch Tuyết, xứ Cây Gáo, Đồng Nai.
Chị Tuyết bị đau đã tám năm, uống thuốc mãi vẫn không khỏi. Đến tháng 10/2007, chị đau nhiều hơn nên phải đi khám. Bác sĩ chẩn đoán chị bị thoát vị đĩa đệm, gần chắn dây thần kinh, cần phải mổ. Gia đình làm rẫy, nhưng vẫn cố gắng chạy tiền mổ để mong chị hết đau bệnh. Nhưng sau khi mổ một tuần, chị lại trở đau dữ dội, phải vào bệnh viện. Suốt sáu tuần sau đó, ngày nào cũng uống thuốc kháng sinh, cứ hết thuốc chị lại đau. Ít ngày sau, chị liệt hẳn.
Chị trở về nhà, lòng buồn vô cùng khi thấy năm đứa con thơ và tất cả mọi công việc lớn nhỏ trong nhà chỉ còn mỗi tay chồng (anh Tuyến) phải quán xuyến. Lúc bấy giờ, chị dốc lòng cầu xin Thiên Chúa nhân từ và Đức Mẹ rộng lòng xót thương. Cả nhà lúc trước còn khô khan lắm, thì sau biến cố này bỗng thức tỉnh, quay về với Chúa. Chị Tuyết trên giường bệnh đọc kinh, cầu nguyện, tin tưởng và phó thác nơi Chúa. Chồng chị đi khắp nơi xin khấn. Cứ gặp nhà thờ nào mở cửa anh lại vào quỳ dưới chân Đức Mẹ nguyện rằng: “Mẹ ơi, trước giờ con khô khan không biết cầu nguyện là gì, nay con chỉ biết quỳ dưới chân mẹ xin mẹ thương lấy vợ con, để vợ con bớt đau đớn… Mẹ ơi, xin Mẹ đừng bỏ rơi chúng con… Mẹ ơi, xin mẹ cứu chúng con với… Mẹ ơi, xin Mẹ giúp chúng con với…” Cứ thế, anh đi khắp các nhà thờ, gặp nhà thờ khóa cổng, anh lại đứng ngoài vọng về hướng có tượng Mẹ mà cầu xin. Các con chị cũng cùng với ba đi cầu nguyện, đến buổi cầu nguyện tại nhà thờ Chí Hòa rất đông, rất sốt sắng, các bé về nói với mẹ ước cho mẹ có thể được đi thì “sướng lắm”.
Cả gia đình cùng hiệp ý cầu nguyện cho chị Tuyết được “gặp thầy, gặp thuốc” để bớt đau. Và Đức Mẹ dường như thương tình đã để anh Tuyến tìm gặp được một thầy thuốc giỏi. Thầy thuốc này vốn đã giải nghệ, nhưng không hiểu vì sao đã chấp nhận đến tận nhà xem bênh và kê đơn cho chị Tuyết. Điều bất ngờ thú vị hơn là vị thầy thuốc ngoại giáo này lại dặn anh Tuyến một câu trước khi ông ra về: “Mỗi lần anh cho cô uống thuốc thì nhớ tới bà Maria nhé”. Anh Tuyến sửng sốt và thầm cảm tạ Mẹ. Quả thật bàn tay Mẹ thật diệu kỳ.
Và cứ thế, chị Tuyết cùng gia đình kiên trì đọc kinh, cầu nguyện. Chị từ bị liệt, hàng ngày chịu đau đớn vô cùng, nhờ ơn Chúa thương đã bớt đau, cử động được dần các ngón chân, rồi dần ngồi lên được… Đến cuối tháng 7/2008, chị quyết tâm tham dự buổi cầu nguyện tại nhà thờ Chí Hòa. Nếu ở nhà chị chỉ có thể đứng năm phút là đau lắm, phải nằm nghỉ, thì hôm ấy, chị lại có thể sốt sắng tham dự buổi cầu nguyện, vừa quỳ, vừa đứng được đến gần hết thánh lễ. Từ sau buổi cầu nguyện, bệnh chị chuyển biến tích cực, và 2 tuần sau, 7/8/2008, chị đã có thể đi lại và lên làm chứng cho lòng thương xót Chúa và Đức Mẹ Maria.
Chị chia sẻ rằng hiện tại gia đình chị rất hạnh phúc. Chị vui vẻ nói những thử thách vừa qua như một hồng ân Thiên Chúa thương gửi đến khi thấy gia đình chị ngày trước khô khan quá. Bây giờ gia đình chị tràn ngập tiếng cười và những lời kinh nguyện. Cả nhà sốt sắng lần hạt, đọc Kinh thánh với niềm sung sướng, hạnh phúc vô cùng. Tạ ơn Chúa khi Ngài không chỉ chữa lành đau đớn thể xác, mà còn làm tròn đầy khiếm khuyết tinh thần của chúng con. Amen!
Quỳnh Trâm ghi nhận
-------
MẸ CỦA LẼ CẬY TRÔNG – CHÚA CỦA LÒNG XÓT THƯƠNG
“Khi một linh hồn tiến đến gần Ta với lòng tín thác, Ta sẽ đổ tràn đầy ân sủng trên họ đến mức độ họ không tài nào chỉ giữ riêng cho mình, mà phải toả ra cho các linh hồn khác được nhờ.” (Trích nhật ký thánh nữ M.Faustina, 1074)
Đó là lời Chúa hứa cho những ai đặt lòng tin tưởng tuyệt đối vào Chúa và phó thác mọi sự cho Chúa một cách triệt để. Quả thật, nhờ lòng tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa mà biết bao điều lạ lùng, kỳ diệu đã xảy ra, những điều “không thể” Chúa làm thành “có thể”. Ân sủng của Thiên Chúa lớn lao cho đến nỗi những ai cậy nhờ Lòng Thương Xót vô biên ấy, “họ không tài nào giữ riêng cho mình” mà họ bắt đầu ra đi, loan báo Tin Mừng, họ sẵn sàng làm chứng cho Chúa bất cứ nơi đâu.
• Lòng Thương Xót Chữa Lành
Nói như anh Giuse Hoàng Duy Hòa, 55 tuổi, thuộc Giáo xứ Bình An, quận 8: “Tôi xin làm chứng cho Chúa, đi đến đâu tôi cũng đi”. Vào mỗi buổi chiều thứ năm, cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ quy tụ đến nhà thờ Chí Hòa để cùng nhau cầu nguyện, tham dự thánh lễ và chứng được ân sủng của Chúa qua các chứng nhân họ gặp gỡ. Anh Hoà đứng trước cộng đoàn để làm chứng về việc anh được Chúa chữa lành bệnh ung thư hàm cách lạ lùng. Trong dáng vẻ gầy guộc nhưng giọng nói của anh đầy xác tín và phấn khởi vui mừng khi chia sẻ với cộng đoàn. Anh vừa được xuất viện ngày 20-03-2008 sau gần một năm lưu trú điều trị tại Bệnh Viện Ung Bướu. Bao nhiêu ngày nằm bệnh ở đó thì cũng bấy nhiêu ngày anh không thể ăn gì được, chỉ uống được ít sữa mỗi ngày. Nhìn anh tiều tụy kiệt sức đến nỗi ai cũng nghĩ rằng anh không qua khỏi vì trong các bệnh nhân đang điều trị anh là người yếu nhất. Đã vậy, bác sĩ còn cho gia đình biết anh bị nhiễm trùng máu nữa nên tình trạng của anh rất nguy kịch. Chị Dung, vợ anh đã mấy lần mời Cha đến xức dầu cho anh, và nhiều lần lắm chị đã đọc kinh phó linh hồn cho chồng trong những khi anh thở gấp gáp hay lịm đi tưởng chừng không qua khỏi. Thế mà anh được sống, ung thư đã sạch, máu huyết bình thường, ổn định. Bây giờ anh có thể đi làm lại như trước vì Chúa đã dủ lòng thương xót anh.
• Lòng Thương Xót Biến Đổi
Tình Yêu và Quyền Năng của Lòng Thương Xót Chúa không chỉ chữa lành bệnh tật nơi thân xác yếu hèn mà còn biến đổi trái tim nguội lạnh chai đá của anh nữa. Là một người Kitô hữu nhưng biết bao năm anh sống khô khan nguội lạnh. Anh thú nhận: “Thưa Cha và cộng đoàn, con thú thật là lúc trước con khô khan lắm, không biết cầu nguyện là gì, đi lễ là theo thói quen, đi cho có thôi, nhiều khi bỏ cả lễ ra quán cà phê ngồi. Con tội lỗi lắm!” Nếu không nhờ ơn Chúa giúp, chắc chắn không dễ dàng để thú nhận trước cộng đoàn cả ngàn người rằng mình là người khô khan nguội lạnh, tội lỗi, bê tha. Dường như khi anh can đảm kể lại quãng đời tăm tối của mình thì cũng là lúc thêm một lần nữa anh cúi đầu tạ tội với Cha Nhân Lành, đồng thời ai nấy cũng cảm nhận được anh đang ngợi khen tình yêu quá lớn lao Cha trên Trời dành cho anh. Tạ ơn Chúa! Anh được trở về, được sống và đang bước đi trong ánh sáng của Thiên Chúa. Anh quả quyết r?ng chính Mẹ Maria đã can thiệp, giúp đỡ và dẫn đưa anh đến với Chúa. Anh và gia đình đã chạy đến với Mẹ, kêu xin Mẹ cứu giúp khi gặp khốn khó. Quả thật Mẹ đã đồng hành, che chở và cầu thay nguyện giúp cho gia đình anh.
Xin tri ân Chúa. Xin cảm ơn Mẹ. M? c?a L? C?y Trơng. Chúa của Lòng Xót Thương.
Trùng Dương ghi lại
GÓC SUY TƯ
1- Một nhúm muối nếu bỏ vào 1 cốc nước, cốc nước ấy có thể ko còn uống được, nhưng nếu được bỏ vào một hồ nước thì nguồn nước ấy vẫn trong ngọt. Vì thế, vấn đề ko chỉ đơn thuần là có hay ko có một ai đó bỏ 1 nhúm muối vào cuộc đời bạn, mà còn là ở bạn: Trái tim bạn là một hồ nước lớn hay chỉ là một cốc nước nhỏ.
2- Một hạt cát có thể cuốn trôi vì sóng biển...Một hạt mưa có thể vỡ tan vì lòng đất...Một chiếc lá có thể rời cành vì cơn gió...Một ngôi sao có thể vụt tắt vì mây đêm...Một hạt nắng có thể dịu dàng vì hoàng hôn...Một trái tim có thể ngừng nhịp vì yêu thương...Mọi thứ có thể bắt đầu và mọi thứ có thể sẽ kết thúc.. Hãy luôn yêu thương và trân trọng những gì đang tồn tại xung quanh bạn, đừng để đến khi nó mất đi, bạn sẽ hối tiếc nhiều lắm đấy!
1- Để Kỷ Niệm sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima mỗi ngày 13 hàng tháng, BẮT ĐẦU TỪ THÁNG 08-2008, tại Giáo Xứ Chí Hòa sẽ có THÁNH LỄ ĐÚNG 12 GIỜ TRƯA MỖI NGÀY 13 HÀNG THÁNG do cha Giuse Trần Đình Long cử hành và giảng thuyết. Các Thánh lễ trong năm 2008 theo lịch như sau:
- Tháng 09: Thứ Bảy 13 - 09
- Tháng 10: Thứ Hai 13 - 10
- Tháng 11: Thứ Năm 13 - 11
- Tháng 12: Thứ Bảy 13 - 12
Kính mời anh chị em đến tham dự tại nhà thờ Chí Hoà, số 149 đường Bành Văn Trân - CMT8, Phường 7, Quận Tân Bình, Saigòn.
2- Từ tháng 5-2008, tập san “NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA” của Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ xứ Chí Hòa đã được phát hành vào mỗi Chiều Thứ Năm Đầu Tháng. Đây là tài liệu lưu hành nội bộ, ghi lại những bài suy niệm, chia sẻ, những cảm nghiệm về Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ, những chứng từ của các chứng nhân. Cộng đoàn nào cần số lượng nhiều xin đăng ký nơi Bàn Phục Vụ. Xin mời anh chị em đóng góp bài vở, hoặc giới thiệu các chứng nhân để tập san này thêm phong phú và những giờ cầu nguyện được sống động. Bài viết xin gởi theo địa chỉ email: vietnamlong2003@yahoo.com
3- Trong năm Giáo Dục Kitô Giáo 2008, mời anh chị em tham dự những buổi chia sẻ chuyên đề về Tâm Lý Giáo Dục của Câu Lạc Bộ Mục Vụ Gia Đình, do cha Long phụ trách:
- Thời gian: Mỗi tối thứ Ba Đầu Tháng, từ 18g30 đến 20g30
- Địa điểm: Trung Tâm Mục Vụ, số 6Bis Tôn Đức Thắng, Quận 1- Sagiòn (cạnh Đại Chủng Viện Thánh Giuse)
- Thứ ba 02-09: Nghỉ Lễ Quốc Khánh
- Chủ đề chia sẻ tối thứ ba 07-10: “Giải Tỏa Tâm Lý Mặc Cảm”
- Chủ đề chia sẻ tối thứ ba 04-11: “Giảm Stress Trong Gia Đình”
4- CÔNG TÁC BÁC ÁI: Nhóm Phục Vụ, Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ Chí Hoà đã thực hiện trong tháng 8-2008
Tặng 400 phần quà cho anh chị em vùng sâu vùng xa thuộc xã Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Tặng vải, quần áo cho Nhóm Khuyết Tật Đồng Nai và công nhân cạo mủ cao su Long Khánh.
Trợ cấp học bổng cho một số con em của những người khuyết tật bán vé số để các em có điều kiện đến trường.
Tặng 50 thùng mì cho các em mồ côi khuyết tật tại Trung Tâm Nhân Đạo Quê Hương.
Tặng một xe đạp cho một em công nhân vệ sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Cộng tác với chính quyền địa phương trợ giúp đồng bào bị lũ quét ở miền Bắc.
Trợ giúp vốn cho vài người cơ nhỡ và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo.
Tặng xe lăn cho một chị bại liệt bán vé số nuôi con ăn học.
5- Ngày thứ bảy 13-09-2008, Nhóm Phục Vụ sẽ đi phát quà Trung Thu cho các em thiếu nhi nghèo, và tặng quà cho những anh chị em ở vùng sâu vùng xa Cần Giờ. Xin anh chị em cùng chia sẻ công tác bác ái này như Lời Chúa nói: “Phúc cho ai biết xót thương người, thì họ sẽ được xót thương”. Các bạn trẻ muốn tham gia Nhóm Phục Vụ “Đội Quân Ao Xanh” xin liên lạc với cha Long (tusilangtu@yahoo.com), hoặc anh Chiêu (0983494714).
Kính chúc anh chị em tràn đầy ân sủng và bình an nơi Trái Tim Đức Giêsu qua lời cầu bầu của Mẹ Maria.
-------
Tập San “Nhờ Mẹ đến với Chúa”
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC MẸ MARIA, NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH
BAN CHO TOÀN THẾ GIỚI
“Các con thân yêu !
Hôm nay Mẹ kêu gọi các con hãy hoán cải chính bản thân mình. Các con hãy trở thành những người trở lại với Thiên Chúa. Bằng đời sống của mình, các con sẽ làm chứng cho tình yêu thương, sự tha thứ, và đem niềm vui của Đấng Phục Sinh vào trong thế giới này, là nơi mà con người không còn cảm thấy cần tìm đến Người, không nhận ra Người trong đời sống của họ. Các con hãy thờ lạy Người, và chớ gì niềm cậy trông của các con sẽ là niềm cậy trông của tâm hồn những ai không có Chúa Giêsu.
“Hỡi các con, hãy tin tưởng và mến yêu. Đừng cảm thấy mình yếu đuối, cô độc và vất vưởng. Các con hãy leo lên núi đồi cứu độ cùng với đức tin, lời cầu nguyện và tình thương yêu. Chớ gì Thánh Lễ, là hành động cầu nguyện mạnh mẽ nhất và đáng được tán dương nhất của các con, sẽ là trọng tâm của đời sống tinh thần các con.
Mẹ đặc biệt kêu gọi các con hãy đổi mới việc cầu nguyện trong gia đình các con. Chỉ bằng cách đổi mới việc cầu nguyện trong gia đình mà thế giới ngày nay mới có thể đổi mới tâm linh được. Đổi mới tâm linh là việc cần thiết cho thế giới ngày nay.
Hỡi các con, hãy biết rằng Mẹ cầu nguyện cùng với các con. Mẹ cầu bầu cho tất cả mọi người với Con của Mẹ. Mẹ yêu thương tất cả các con. ”
“CÓ THỰC MỚI VỰC ĐƯỢC ĐẠO”
“Ta sẽ ban cho chúng một tấm lòng … để chúng không lìa bỏ Ta.” (Gr 32, 39)
“Nếu tôi không bỏ Chúa là vì tấm lòng của Chúa giữ tôi lại với Ngài. Muốn nhìn được rõ Thánh Thể thì phải nhìn vào Trái Tim Chúa Giêsu Thánh Thể là tấm lòng của Thiên Chúa.” (ý của Đức Giáo Hoàng Pio XII)
Trong Chúa Nhật XVIII thường niên năm A vừa rồi, chúng ta đã được nghe bài Tin Mừng thánh Mathêu 14,13-21 kể lại việc Đức Giêsu hoá bánh ra nhiều để nuôi dân chúng. Bài Tin Mừng này, vào năm 1976 có vị lãnh tụ một quốc gia nhỏ bé thuộc vùng biển Trung Mỹ đã huyênh hoang tuyên bố: “Cũng như Đức Giêsu, đất nước chúng ta đang lao động hăng say hoá bánh ra nhiều để nuôi dân.” Đến nay đã hơn ba mươi năm rồi, sáu triệu dân thuộc hòn đảo ấy vẫn còn nghèo đói. Phần chúng ta, bài Tin Mừng này làm liên tưởng đến câu nói ở cửa miệng dân gian: “Có thực mới vực được đạo”!
Câu nói này thật là thực tiễn, ai nghe cũng chịu là có lý vô cùng. Bụng tôi đói lấy sức đâu mà đi đạo? Trước hết tôi phải lo làm sao cho gia đình tôi đủ ăn, đủ mặc đã, thì tôi mới có sức, có lòng, có dạ mà đi nhà thờ, đi lễ, đi tham dự những lễ nghi, rước sách linh đình. Bụng đói áo vá, hứng khởi gì mà đi vào nơi đông đúc, hội hè, “đình đám người, mẹ con ta” mà!
Nếu hiểu đạo là như thế, thì quả là đúng: “có thực mới vực được đạo”. Nhưng về phương diện thế gian, vấn đề nào cũng có mặt trái của nó. Vào thời kỳ trước 1975, dân Chúa ở miền Nam có cuộc sống sung túc, các đấng các bậc thì ra vào các cơ quan chỗ quyền quý được kính nể trọng vọng, sinh hoạt đoàn thể thì hết sức rầm rộ, nhà thờ mọc lên san sát, kinh kệ rước sách linh đình. Thế mà vào thời kỳ ấy, “cái thực” nó chẳng vực được “cái đạo” mà đôi khi còn làm “ố danh sự đạo” là khác! Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, thời buổi mở cửa, thời buổi @, nhiều gia đình Việt Nam đã có của ăn của để, kẻ ăn người ở, cuộc sống còn sang hơn Tây, hơn Mỹ nữa. Thậm chí trong khoản ăn xài thì “Việt kiều còn thua Việt Nam” nữa. Về phương diện vật chất dường như họ không thiếu sự gì, nhưng “cái thực” nó cũng chẳng vực được “cái đạo”, đáng buồn hơn nữa là nó còn làm mất luôn “cái đạo”. Càng những ông to bà lớn, càng những cậu ấm cô chiêu thì càng suy thoái đạo đức, tung tiền qua cửa sổ vào những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng, nhất dạ đế vương. Con nhà nghèo, không “có thực” lấy tiền đâu ra mua thuốc “lắc”, uống rượu ngoại, chích xì ke? Họ chẳng biết bám víu cậy nhờ vào ai trên thế gian này, cho nên chỉ còn biết ngửa mặt lên phó thác vào Lòng Thương Xót Chúa. Chính những con người khốn khó cơ cực đó lại vực lên được “cái đạo” thì sao? Nhìn sang những nước văn minh tiên tiến giầu có ở Âu Châu, ở Hoa Kỳ, có biết bao nhà thờ phải đóng cửa, phải bán đi vì không có ai đến tham dự thánh lễ nữa. Có nhiều nhà dòng, chủng viện phải chuyển đổi mục đích sử dụng vì không còn người đi tu nữa. “Cái thực” nó có vực được “cái đạo” nơi những quốc gia giầu có này không?
Vì thế muốn đặt vấn đề “có thực mới vực được đạo” cho đúng đắn, chúng ta phải cậy nhờ vào Kinh Thánh. Lời Chúa nói thế này: “Nước Thiên Chúa không phải là chuyện ăn uống, nhưng là công chính, bình an và hoan lạc trong Thánh Thần, ai làm tôi Đức Kitô như vậy thì được Thiên Chúa vui lòng chấp nhận.” Qua miệng ngôn sứ Giêrêmia, Thiên Chúa nói: “Ta sẽ ban cho chúng một tấm lòng, để chúng không lìa bỏ Ta.” (Gr 32, 39) Lời Chúa không nói: “Ta sẽ cho chúng ăn no để chúng không bỏ Ta.”
Thực tế cho thấy chính số đông dân chúng được ăn no nê, lại là những kẻ bỏ Đức Giêsu trước hết. Tin mừng thánh Gioan thuật lại khi đã được ăn bánh và cá rồi, người ta theo Đức Giêsu đông quá, Người phải nói thẳng với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông, các ông tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê. Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6, 26-27). Dân chúng nghe nói đến thức ăn lạ lùng này thì cùng phấn khởi hăm hở xin: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy” (6, 34). Đức Giêsu liền tỏ rõ ràng cho họ: “Bánh ấy là chính thịt và máu ta.” Nghe Đức Giêsu nói như vậy, tất cả đều sửng sốt, rồi lần lượt bỏ đi hết. Các môn đệ của Ngài cũng thốt lên: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (6, 60) Phê phán như vậy rồi họ cũng bỏ đi, chỉ còn có nhóm mười hai ở lại với Đức Giêsu.
Đức Giêsu nói: “Không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho” (Ga 6, 44). Hôm nay, mỗi người chúng ta còn yên tâm yên dạ chịu lấy Mình Thánh Chúa mà lòng không có gì thắc mắc thì chúng ta phải hết lòng cảm tạ Thiên Chúa, vì việc chúng ta cứ ngày ngày bị cuốn hút vào Thánh Thể, say mê không nhàm chán, chính là một phép lạ Đức Giêsu đang làm trong mỗi người, chẳng phải do đạo đức riêng của mình làm cho chúng ta yêu mến Chúa được đâu. Nếu Thiên Chúa không nâng đỡ chúng ta trên bàn tay của Ngài, thì tức khắc chúng ta lại đứng ngay vào số đông, những người thấy việc ăn uống Mình Máu Con Thiên Chúa là điều chướng tai gai mắt và bỏ đi.
Có một vị giáo sư yêu nước, rất thông thái, học ở bên Tây về, ông đã tuyên bố trước một số linh mục: “ Nếu thực sự Thánh Thể là mình Đức Giêsu ở trong đó thì tôi sẽ không bao giờ chịu, vì bản tính của tôi là không thích ăn thịt người!”
Đứng trước mầu nhiệm các bí tích, chúng ta không thể lý luận tranh cãi được mà phải tin, Đức Giêsu nói: “Ý của Cha ta là, phàm ai trông thấy Con mà tin thì có sự sống đời đời.”
Khi hai vợ chồng bắt đầu cãi lý với nhau thì tình yêu bắt đầu đi đến chỗ rạn nứt rồi.
Chịu Mình Thánh Chúa, là tự nguyện dìm đời mình vào nguồn suối yêu thương của Con Thiên Chúa, mở trái tim đã nhão nát vì tội lỗi của mình ra để Thần Khí Đức Kitô chiếm hữu và biến đổi thành lành lạnh xinh tươi giống như trái tim của Đấng Phục Sinh, rồi phó thác đời mình cho Đức Giêsu hoạt động với lòng tin yêu vô bờ bến. Nếu không như vậy thì việc rước lễ mỗi ngày của tôi dễ biến thành một việc đạo đức cao cấp, dần trở thành thói quen “không đi rước lễ không chịu được”, nhưng mỗi ngày đời tôi chẳng thấy thay đổi gì cả. Ra khỏi nhà thờ, tôi vẫn là tôi. Trong giáo xứ, trong cộng đoàn, tôi vẫn cứ là một sự nặng nề cho giáo dân, cho anh em của tôi. Trong gia đình, tôi vẫn là mối khổ tâm cho chồng, cho vợ, cho con dâu, con gái tôi. Trong xã hội, tôi vẫn là gai góc cho bà con trong lối xóm, là nỗi lo âu cho bạn bè đồng nghiệp nơi trường học, nơi làm việc của tôi. Tại sao thế? Thưa là bởi vì Đức Giêsu ở trong tôi đã bị nhốt kín, Ngài không thi thố được tình yêu thương và sự vui mừng bình an của Ngài ra cho tôi, cho giáo xứ, cho cộng đoàn và gia đình tôi, vì thế sự dữ, sự xấu, ganh ghét cứ tự do hoành hành nơi bản thân tôi và trong gia đình. Bởi vì tôi chịu lấy Đức Giêsu vào tâm hồn, tôi đưa Ngài về giáo xứ tôi, cộng đoàn tôi, gia đình tôi, nhưng tôi cứ dành lấy quyền làm chủ, tôi quyết đoán mọi chuyện, không chịu để cho Ngài làm Chúa, làm chủ cuộc đời tôi. Thậm chí, suốt cả ngày tôi không hề hỏi ý kiến Ngài lấy một câu trong bất cứ một toan tính, một công việc nào của tôi cả. Cho nên sự dữ bao giờ nó cũng mạnh hơn tôi, nó sẽ vùng lên dành quyền làm chủ, tự do gieo rắc những kình địch, bất an, nóng giận, xao xuyến nơi tôi. Hằng ngày vẫn dâng lễ, vẫn ruớc lễ, vẫn chầu Thánh Thể mà tôi vẫn thấy tối tăm lạnh giá.
Kinh Thánh nói: Khi Đức Giêsu trở về Nazaret quê hương của mình, Ngài “ đã không thể làm được phép lạ nào tại đó”, bởi vì họ không tin vào Ngài (Mc 6, 5).
Mình Thánh Đức Giêsu không phải là một liều thuốc bổ cứ uống vào là không bổ chiều dọc cũng bổ chiều ngang! Mình Thánh Đức Giêsu là một con người Thiên Chúa, vì say mê con người phàm trần tội lỗi mà đến ở với nó để cải hoá nó, và làm cho nó được vui tươi hạnh phúc như Thiên Chúa. Cho nên nêu tôi chịu lấy Đức Giêsu nơi phép Thánh Thể, tôi phải chịu lấy với một ý thức tự do, với lòng yêu mến và sự tín nhiêm vào Ngài để trao phó đời tôi cho Ngài làm chủ.
Đức Giêsu có làm được bánh cá ra nhiều là bởi vì Ngài có lòng yêu mến và tin vào Cha của Ngài. Kinh Thánh nói: Đức Giêsu ngửa mặt lên trời, hết lòng chúc tụng Cha trên bánh và cá, rồi Ngài bẻ ra, bánh và cá cứ ban tiếp ban tiếp cho đám đông, 50 người một cỗ. Bánh cá như dòng suối ơn huệ tự Cha ban qua Đức Giêsu qua các môn đệ đến những kẻ tin, hầu như vô tận. Kết quả của lòng tin là mọi người ăn no, ăn dư thừa. Bí tích Thánh Thể còn hơn như thế này bội phần. Nếu tôi tin, tôi sẽ thấy quyền năng của Đức Giêsu. Bởi vì Đức Giêsu yêu tôi, nên Ngài mới làm phép lạ hoá bánh cách cụ thể để tôi nhìn vào đó mà tin vào phúc lộc siêu hình, là chính Máu Thịt Ngài sẽ ban cho tất cả những kẻ tin vào Ngài, và từ bí tích Thánh Thể những kẻ tin sẽ được hiệp nhất với nhau nên một thân mình mà Đức Giêsu là đầu trong Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Đó là ý nghĩa của lòng mến, của bác ái Kitô giáo. Tình yêu của Thiên Chúa từ Thánh Thề đổ xuống lòng tôi nhờ bởi Thánh Thần cho nên khi tôi có máu thịt Con Thiên Chúa trong máu thịt tôi, thì Thiên Chúa yêu ai, tôi yêu người ấy. Mà Thiên Chúa, thì Ngài không ghét ai, Đức Giêsu Kitô yêu mến tất cả và muốn cứu tất cả.
Vậy nếu sau khi tôi rước Mình Thánh Chúa, mà những sự ấy không xảy ra trong tôi thì lời Chúa trong thư Côrintô nói thế này: “Ai nấy phải tự xét chính mình, rồi hãy ăn Bánh ấy và uống Chén này.” (1Cr 11, 28)
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con thấy lòng thương xót của Chúa nơi phép Thánh Thể. Xin cho con cảm nghiệm và xác tín rằng Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích của Lòng Xót Thương.
Lm. Giuse Trần Đình Long,sss
-------
Tất Cả Là Hồng Ân
Lòng thương xót Chúa bao la,
Đã tuôn đổ xuống chan hoà muôn ơn
Cho đoàn chiên nhỏ chúng con,
Cả ơn phần xác, phần hồn Chúa cho
Người đang đau bệnh lắng lo,
Cầu xin, khấn nguyện Chúa cho khoẻ liền
Người mang trọng tội ưu phiền,
Hết lòng hối cải Chúa liền thứ tha
Người mê mải lạc lối xa,
Chúa cho trở lại chan hoà niềm vui
Ôi tình thương Chúa cao vời,
Đã tuôn đổ xuống trên đời chúng con
Một người bị bệnh đau lưng,
Thoát vị đĩa đệm vô cùng đớn đau
Không đi được khổ biết bao,
Cậy trông ơn Chúa chẳng nao núng lòng
Vì thương Chúa đã ban ơn,
Chị đi, đứng được chẳng còn đớn đau
Người chồng cảm nhận ơn sâu,
Cũng lo sống đạo, nguyện cầu siêng năng
Một em bé gặp khó khăn,
Bị nghẽn đường thở, tưởng rằng chết thôi
Chúa thương cứu chữa kịp thời,
Cho em khoẻ mạnh, tươi vui bình thường
Anh em Nhà Cỏ đau thương,
Xì ke, nghiện ngập cùng đường sida
Bao năm vất vưởng bê tha,
Cầm như những kẻ rất là đáng khinh
Vậy mà Chúa vẫn thương tình,
Đua về Nhà Cỏ kết tình tri giao
Ôi tình Chúa đẹp biết bao,
Đã kêu gọi chúng con vào tình yêu
Con xin tín thác mọi điều,
Lòng thương xót Chúa cao siêu tuyệt vời.
Diệu Hiền Cảm nghiệm sau những buổi cầu nguyện ở Chí Hòa
-------
Điểm Hẹn Giêsu
• Phúc Bình An
Phúc bình an của Thiên Chúa là niềm hạnh phúc, là tình yêu và là niềm vui trọn hảo nhất. Nhờ ân huệ này mà con người được thanh thản nội tâm, lòng trí an bình để sống hài hoà, vui tươi và yêu thương. Chính vì thế mà bao lâu chưa quay về với Thiên Chúa Tình Yêu thì con người cứ mãi loay hoay, vật vã, khổ sở, dằn vặt và bất an. Nghèo đói, bệnh tật mà không biết chạy đến với Chúa thì vẫn rơi vào bế tắc, tuyệt vọng. Hoặc cho dù cuộc sống khoẻ mạnh, có mọi thứ tiện nghi vật chất thì cảnh “nhà giàu cũng khóc” không chỉ trên phim ảnh, truyền hình, mà là một thực tế trong cuộc sống của nhiều gia đình, nhiều tâm hồn vắng bóng Thiên Chúa, chưa hẹn hò với Giêsu hay khước từ Tình yêu dịu dàng của Người. Trong nhật ký “Lòng thương xót Chúa nơi linh hồn tôi”, chị thánh Faustina viết: “Nhân loại sẽ không được bình an cho đến khi nào quay về với lòng thương xót của Chúa với niềm tín thác” (NK 300). ĐIỂM HẸN GIÊSU tại giáo xứ Chí Hòa thứ Năm hàng tuần là nơi hẹn hò với Chúa Giêsu để đón nhận phúc lành bình an ấy. Trong tình yêu Giêsu mọi người đến đó được gặp gỡ nhau để sống yêu thương, và làm cho Tình yêu đó hiện diện bất cứ nơi nào họ đến: trong gia đình, nơi công sở, trường học hay đường phố… Sự triển nở của cộng đoàn cầu nguyện Lòng thương xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hòa là hoa quả của Tình Yêu Giêsu chứ không phải là một phong trào dấy lên do những hiện tượng lạ, và người ta tuôn đến vì niềm tin sâu thẳm chứ không phải vì hiếu kỳ hay mê tín. Muôn người từ muôn nơi đến với Giêsu nhưng chung một tâm tình yêu mến, cậy trông và tín thác.
• Tuổi Teen Hò Hẹn
Niềm vui và hoan lạc nhờ Lòng thương xót Chúa đâu chỉ dừng lại nơi các chứng nhân chia sẻ trước cộng đoàn mà là của tất cả mọi người. Nếu không phải Giêsu thì ai có thể thuyết phục và quy tụ các em nhỏ mới 12-13-14 tuổi ở mãi quận Tân Phú, Hốc Môn đến đây cầu nguyện suốt cả mùa hè?
Mẹ của một em gái trong nhóm này cho biết lúc đầu rủ hoài em không chịu đi. Tuổi teen ham chơi, trời thì nắng, nhà thì xa, mà mẹ bảo đi cầu nguyện, mới nghe thôi em đã thấy ngán ngẩm. Tuần nào cũng rủ, thậm chí năn nỉ và vì nể, không đi sợ mẹ buồn nên em miễn cưỡng vâng lời. Điều lạ lùng xảy ra. Ngay từ lần đầu tiên, chính Điểm Hẹn Giêsu này đã làm thay đổi suy nghĩ và thái độ của em. Không còn miễn cưỡng, không hề cảm thấy chán ngán hay tẻ nhạt mà em thấy rất vui, và từ đó thích đi cầu nguyện. Nhiều tuần tiếp theo, em rủ các bạn cùng đi, 2 đứa, 3 đứa, 5 đứa và rồi nhóm của em hơn chục, trai có gái có. Mới đầu tuần đã lo hẹn nhau, đến thứ 5 thì đến sớm vì sợ không có chỗ ngồi. Mẹ của bé gái kéo hết cả đám “teen” ăn cơm bên nhà soeur trước cổng nhà thờ rồi mới qua đọc kinh cầu nguyện vì sợ chúng đói. Nhìn các em cùng quỳ ngàoi sân nắng chang chang, giang tay cầu khẩn Lòng thương xót Chúa, sốt sắng lần hạt mân côi, như những thiên thần thật xinh xắn và đáng yêu. Tuần rồi, đứa nào cũng than thở vì sắp tới không được đi “hẹn hò” với Giêsu nữa. Năm học mới bắt đầu và lại học buổi chiều nên đành phải đợi tới hè sang năm.
• Các Cụ Cũng Hẹn Hò
Hẹn hò với Giêsu là một nhu cầu tâm linh của tất cả mọi người, đặc biệt là những người lớn tuổi. Thấy cảnh các cụ đi cầu nguyện mới chứng được lòng tin mạnh mẽ. Tuổi già sức yếu, chân chùng gối mỏi rồi, không làm gì được nữa, duy chỉ một việc giúp cho con cho cháu là cầu nguyện. Cũng nhờ vậy mà gia đình êm ấm hạnh phúc. Lòng thương xót Chúa qua lời bầu cử của Mẹ dẫn đứa con trai ra khỏi đam mê cờ bạc, rượu chè; đứa con gái hiền dịu, nữ tính hơn; đứa cháu gái hết đua đòi và đã biết cầu nguyện; đứa cháu trai nay hết ương ngạnh mà chăm học và vâng lời… Biết bao nhiêu thay đổi tích cực, Chúa làm cho gia đình đầm ấm, khu xóm yên ả nhờ lời cầu nguyện tha thiết của các cụ ông cụ bà, các bậc làm cha mẹ.
Nhóm Phục Vụ cho biết, thứ năm nào cũng vậy, họ thấy một bà cụ gần 70 tuổi đến từ rất sớm, đem theo cơm nắm muối mè để ăn rồi cầu nguyện. Bà nói rằng nếu ở nhà ăn trưa rồi mới đi sẽ không còn chỗ ngồi, nên bây giờ bà đến sớm, đem cơm đi ăn, xong là ngồi ngay cửa nhà thờ, cửa vừa mở là vô liền không thì hết chỗ. Được đắm chìm trong bầu khí cầu nguyện thành tâm sốt sắng của hàng ngàn người, cho nên hơn 3 tiếng đồng hồ trôi qua, bà không cảm thấy mệt gì cả. Đức tin đem lại sự an bình cho tâm hồn, là nền tảng của hòa bình và hạnh phúc vì đã cắm neo vào Lời Thiên Chúa, một Thiên Chúa của tình yêu, giàu lòng thương xót và nhân hậu. Tuổi già đi cầu nguyện chính là để giữ lửa đức tin cho tuổi trẻ, để con cháu của mình thực sự là một người sống tốt đời, đẹp đạo, có ích lợi cho xã hội, cho mọi người.
Biển Mặn (Những chiều hẹn hò thứ năm)
-------
PHÚT ĐẤU BÙ GIỜ CỦA TRẬN CHUNG KẾT
• Chỉ Nhờ Cuốn Sách Nhỏ “Nhờ Mẹ Đến Với Chúa”
Đó là câu chuyện của một gia đình ở Biên Hoà, Đồng Nai đến với Điểm Hẹn Giêsu. Nhiều năm qua không gì có thể lôi kéo người vợ của mình ra khỏi chốn cờ bạc đỏ đen, quá buồn chán và thất vọng ông chồng sa vào rượu chè be bét. “Bà ăn chả thì ông cũng ăn nem”! Bầu khí gia đình bất hoà, buồn tẻ không thể giữ chân hai đứa con ở nhà, nên mạnh đứa nào đứa nấy trốn học đi chơi. Nhìn vào gia cảnh ấy ai cũng nghĩ không thể cứu vãn được, nhưng Lòng thương xót của Chúa không làm ngơ trước sự rạn vỡ của gia đình này nhờ Đức Mẹ chuyển cầu. Cả vợ chồng và hai đứa con chưa hề biết đến đọc kinh Lòng thương xót Chúa, và cũng chưa hề nghe nói về Điểm Hẹn Giêsu Chí Hòa, cho đến một hôm Tình yêu Giêsu thức tỉnh anh ngay tại cuộc nhậu nhẹt. Người bạn chung bàn nhậu đưa cho anh cuốn Tập san “Nhờ Mẹ Đến Với Chúa” số tháng 8/2008. Những bài viết về các chứng nhân trong đó đã đánh động tâm hồn anh, và anh quyết định làm lại cuộc đời. Đặc biệt các “ađam” của nhóm chứng nhân “Con Nay Trở Về” đã giúp anh dứt khoát quay về cùng Cha. Anh không đi nhậu nữa, vợ anh lấy làm lạ. Hỏi ra mới biết anh đọc tập sách nhỏ đó và đã quyết định từ bỏ lối sống cũ. Chị vợ không khỏi tò mò, với tay lên bàn thờ lấy tập sách xuống đọc. Thật lạ lùng, trong chốc lát Lòng thương xót của Chúa đã giải thoát chị khỏi đam mê cờ bạc tội lỗi. Lòng trí được sáng ra sau bao ngày tăm tối, chị như bừng tỉnh nhận ra Thiên Chúa, đấng giàu lòng thương xót vẫn hiện diện trong cuộc đời này, vậy mà bấy lâu nay mình quên lãng. Hai đứa con đi chơi về thấy sao lạ lùng quá. Ba không đi nhậu, má không đi ngồi sòng. Lâu lắm rồi gia đình mình có bao giờ sum họp đông đủ thế này. Sao lạ quá vậy??? Ba mẹ đưa cho hai con coi cuốn tập san “Nhờ Mẹ đến Với Chúa” thay cho lời giải thích. Cả hai cùng đọc và cũng quyết định không thèm đi chơi nữa. Từ ngày đó, tối đến cả gia đình đọc kinh, lần hạt chung với nhau. Bao năm tháng mối tương quan giữa vợ với chồng, con cái với cha mẹ như bị cô lập bằng những tảng băng cồng kềnh lạnh lẽo, vậy mà giờ đây bỗng chốc đã tan chảy nhường chỗ cho sự quan tâm lo lắng, yêu thương nhau và mỗi người là hạnh phúc của nhau. Anh chị đã tìm đường đến với cộng đoàn cầu nguyện Chí Hòa để tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã giải thoát khỏi những đam mê tội lỗi, và cứu vãn hạnh phúc tưởng đã bay mất của gia đình mình.
Tình yêu Giêsu đem lại niềm vui và hy vọng cho con người để họ có thể kiên trì, vượt qua sóng gió cuộc đời. Một người vợ vẫn chung thủy, vẫn chờ đợi, vẫn cứ tảo tần làm lụng nuôi con với gánh rau ra chợ hàng ngày lúc chồng đang trong trại cai nghiện ma tuý. Vẫn cứ kiên tâm cầu nguyện và hy vọng dù trời mưa hay trời nắng, những lúc khỏe mạnh hay yếu mệt. Hay một người chồng đang tận tình chăm sóc vợ trong bệnh viện Chợ Rẫy vì căn bệnh sống dở chết dở mà vẫn không chút than thở càu nhàu. Đem niềm vui và hy vọng đến cho người vợ tội nghiệp bằng chính tình yêu thuỷ chung gắn bó của mình. Người vợ tảo tần hay người chồng chịu khó đó đều đang sống cho một tình yêu mang tên Giêsu. Trong tự do họ đã lựa chọn, đã giao ước và vẫn đang trung thành với quyết định của mình. Ð?c tin qua việc cầu nguyện cho h? s?c m?nh d? bu?c di trn do?n du?ng chơng gai d?n v?i h?nh phc – và dĩ l h?nh phc th?t.
• Phút Bù Giờ Của Trận Chung Kết
Lòng thương xót Chúa là niềm an ủi lớn lao cho những tâm hồn lẻ loi cô độc. Những ngày cuối đời của cụ Giuse Trần Văn Hai được Nhà Cỏ giang rộng vòng tay yêu thương, chăm sóc. Thực ra tên thánh và tên họ của cụ là do các anh em ở đây đặt cho. Tên Hai vì cụ đến với Nhà Cỏ vào ngày thứ hai. Một ngày thứ hai, tiết tháng 7-2008, Đội Quân Ao Xanh Nhóm Phục Vụ trong chuyến công tác bác ái đưa giường, áo quần, thực phẩm và những thảm cỏ xanh để trồng cho anh chị em mang “căn bệnh thế kỷ” trong mái ấm Nhà Cỏ ở Củ Chi đã gặp cụ nằm ở ven đường. Như người Samaria tốt bụng trong Tin Mừng, anh tài xế trong nhóm Phục Vụ dừng lại đưa cụ lên xe chở vào Nhà Cỏ chăm sóc. Tứ cố vô thân, con cháu bỏ rơi, bị lẫn thẫn cho nên không thể biết danh tánh, quê quán, tuổi tác chính xác của cụ. Anh em Nhà Cỏ, những mảnh đời rách nát, đã thể hiện tinh thần “lá rách đùm lá nát”. Họ cưu mang ông, chăm sóc ông như một người cha trong gia đình. Sau hơn một tháng dưỡng bệnh ở đây, cụ trút hơi thở cuối cùng đúng vào chiều ngày thứ năm khi anh em Nhà Cỏ lên nhà thờ Chí Hoà làm chừng trong giờ cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa.
Lòng thương xót của Chúa không để cụ, một người già “tứ cố vô thân”, phải hiu quạnh trong cơn hấp hối và giờ lâm tử hãi hùng bên đường vắng hay bờ ruộng lạnh lẽo. Ấm cúng hơn nữa khi có một trại hòm lo liệu cho cụ cỗ áo quan và cho mượn mặt bằng để cụ nằm ở đó. Đêm hôm đó, sau buổi làm chứng và cầu nguyện ở Chí Hoà, anh em Nhà Cỏ cùng với Đội Quân Ao Xanh thức với cụ đêm cuối. Các anh em ngồi quanh cụ, chẳng ai là ruột thịt, nhưng hết lòng an ủi hương hồn cụ bằng câu kinh tiếng hát thốt ra từ trái tim yêu thương. Sau mỗi chục kinh kính mừng chậm rãi, sốt sắng là một bài hát với trọn tâm tình dâng Chúa và Đức Mẹ. Giọng hát với cây đàn guitare của anh Ngọc, phụ trách Nhà Cỏ bên ngọn đèn cầy leo lét và nén hương đơn sơ vang trong đêm như những lời kinh thật trầm ấm, làm rung động lòng người. Sáng sớm hôm sau, trong cơn mưa giông tháng bảy, người linh mục lãng tử cùng Đội Quân Ao Xanh đã dâng thánh lễ cuối cùng cho cụ ngay tại trại hòm này và sau đó đưa cụ đi hỏa táng. Vì không có mảnh giấy tờ tuỳ thân nào nên một người anh em trong Đội Quân Ao Xanh đã lăn tay xác nhận đây là ông nội của mình để làm thủ tục hoả táng rồi đưa nắm tro tàn của cụ về lại Nhà Cỏ. Lòng thương xót Chúa là thế, “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người thương yêu họ đến cùng”(Ga 13,1). Đã hết giờ thi đấu, nhưng những phút bù giờ của trận chung kết lại làm nên chiến thắng chung cuộc. Từ một người lang thang, thất thểu ngoài đường, không ai thân thích, thậm chí không tên, không tuổi, không quê quán, nhưng phút cuối cùng của trận đấu bù giờ, cụ ra đi thanh thản ấm cúng trong tình yêu thương của mọi người. Chúa đã bù đắp cho cụ tất cả. Phần thưởng Chúa dành cho cụ thật tuyệt vời! Chợt nghĩ đến trong nhân gian không thiếu những người khi vừa nằm xuống, con cháu túc mục kiếm tìm chìa khóa két sắt, tranh giành, tị nạnh, xô xát nhau chia chác nhà cữa đất đai khi thân xác người thân của mình nằm đó còn chưa lạnh.
Ôi! Lạy Chúa Giêsu. Chúng con xin ngợi khen chúc tụng tình yêu Chúa đến muôn thuở muôn đời!
Kim Yên (Mùa Olympic 2008)
-------
BÀN TAY GIÊSU
“ Ai về sông nước miền Tây, gạo trắng nước trong, cây trái dư đầy…” Thực đâu ai ngờ được nơi vùng Tây đô sung túc nổi tiếng của miền Nam vẫn còn những dải đời bèo dạt lênh đênh cùng sông nước, bấp bênh cơm áo gạo tiền từng ngày, từng bữa. Cơn mưa đầu tháng tám đã đưa Đội Quân Ao Xanh nhóm Phục Vụ chúng tôi và người linh mục lãng tử đến cùng bao mảnh đời lục bình long đong ấy.
Trời hôm đó mưa rả rích từ sáng đến chiều. 45 thành viên của Đội Quân Ao Xanh nhóm Phục Vụ khởi hành từ thành phố lúc 4 giờ sáng với 400 phần quà của Cộng Đoàn Cầu Nguyện Lòng Thương Xót Chúa Chí Hoà chất đầy chặt chuyến xe. Gần 11 giờ trưa, đến được đầu kênh, chúng tôi đang băn khoăn không biết chuyển hàng xuống bằng cách nào dưới cơn mưa tầm tã này thì đã thấy cha sở và anh chị em trong xứ chờ sẵn để đưa chúng tôi đến điểm phát quà. Hàng được chuyển từ xe tải xuống ghe. “Lệnh trên” đưa xuống là bất cứ giá nào cũng phải giữ cho những gói quần áo, mì gói, đường, sách báo và hình Chúa Thương Xót được an toàn. “Người chấp nhận ướt, nhưng hàng thì không”! Thế là Nhóm Phục Vụ chịu đội mưa để gìn giữ phần quà cho bà con được khô ráo trên đoạn đường sông 7 Km trên ghe vào điểm phát quà thuộc xứ Phụng Tường, xã Phụng Hiệp. Khi ghe cập bến đỗ, hình ảnh làm chúng tôi cảm thấy những giọt nước mắt hoà lẫn nước mưa tràn trên mặt là bà con nam phụ lão ấu, không kể lương giáo, đứng chờ đông nghẹt trên bờ, bất kể trời vẫn đang mưa. Không hẹn mà hò, anh chị em cùng với sự giúp sức của những em thiếu nhi, mỗi người một tay nhanh chóng chuyển hàng vào trong nhà thờ. Đành phải phát quà trong nhà thờ thôi, vì ngoài trời đang mưa tầm tã. Nhà của Chúa thực sự trở thành nơi trú ẩn, nuôi dưỡng những con chiên gầy ốm. Làn mưa mát lạnh mà Chúa ban như đang tưới gội cõi lòng của những cánh chim áo xanh cùng với bà con nơi vùng sông nước nghèo khổ này. Vì đây là lúc tưng bừng rộn rã nhất trong chuyến công tác. Đoàn người xếp hàng, tay run run tấm phiếu, đợi đến phiên mình lên lãnh quà. Như những người chuyên nghiệp làm công tác xã hội, đội quân áo xanh đưa tay lau vội những giọt mưa pha lẫn mồ hôi vương trên trán, thoăn thoắt phân loại, sắp xếp bao quà. Đến lúc phát tặng, chúng tôi mới có dịp nhìn kỹ bà con nông dân ở đây. Sao mà họ khổ quá, cái cơ bần hằn trên khoé mắt, nỗi nhọc nhằn cáu nơi bàn tay. Trong khoảnh khắc hồ hởi trao và nhận ấy, vẫn xen lẫn chút bùi ngùi, xót cay khi tôi chạm vào bàn tay một ông lão thất thập cổ lai hy, một chị nông dân, một em nhỏ… Tôi chợt nhận ra mình đang được chạm vào bàn tay Giêsu, vì Lời Chúa đã nói: “Ai cho người bé mọn này dù một chén nước lã thôi, là trao ban cho chính Thầy…”
Khi quà tặng vơi dần, niềm vui cũng theo đó dâng lên. Tôi thở phào nhẹ nhõm, nghĩ mình vừa làm được việc đẹp lòng Thiên Chúa. Chợt, một cậu bé khoảng tám chín tuổi, ốm yếu mặc chiếc áo đã sờn rách quá nửa bờ vai, chạy đến kéo áo tôi: “ Cô ơi, cô có thước và bảng không ạ? Con sắp vào năm học rồi.” Bất ngờ quá, khi đến đây chúng tôi chỉ chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, chứ dụng cụ học tập thì…. Tôi ngẩn người ra trước câu hỏi và ánh mắt trông đợi của thằng bé. Thực ra, ở Sài thành, chúng tôi đâu thiếu những thứ ấy, lắm khi lại dư dật, thừa mứa. Vậy mà trong phút giây này, khi tôi tưởng mình vừa làm được việc tốt đẹp thì lập tức lại trở nên bất lực trước sự khẩn nài của một cậu bé. Trong mưa phùn lất phất, thằng bé thất vọng ra về, từ chối phần mì gói tôi tặng bù vào. Chúa ơi, phải chăng Người đã gửi đến cậu bé này để nhắc nhở mỗi người chúng con luôn ý thức sự sẻ chia là không bao giờ đủ, phải luôn cho đi để nhận được tình Chúa đầy hơn.
“Thiên Chúa, Ngài ở đâu?” Đôi khi chúng tôi mất công chạy tìm những phép lạ, những dấu chỉ ? ch?n nào xa xôi. Nhưng chính tại nơi đây, nơi vùng sông nước với những mảnh đời lênh đênh, chúng tôi bắt gặp Đức Kitô trong đôi mắt của những người anh chị em này, ánh mắt bừng lên ngàn tia hạnh phúc ấm áp truyền đến trái tim chúng tôi. Thiên Chúa chẳng ở đâu xa mà ngay tại những con người này, và ngay trong chính bản thân mỗi người nữa. Tại sao tôi không thử nắm lấy bàn tay của một người nghèo khổ, chia nửa cái bánh, trao một ly nước, tự lúc ấy Chúa Giêsu Đấng giầu Lòng Thương Xót nở nụ cười nơi kẻ cho và người nhận, vì “Ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống, dù chỉ là một chén nước lã mà thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì Thầy bảo thật các con, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.” (Mt 10, 42)
Khánh Vân (Cảm nghiệm sau chuyến đi công tác bác ái Phụng Hiệp- Hậu Giang, tháng 08-2008)
-------
Tâm Thư “Nhờ Mẹ đến với Chúa”
Mỗi tuần chúng tôi nhận được hàng ngàn lá thư viết tay “Nhờ Mẹ đến Với Chúa”. Có những lá thư viết nguệch ngoạc, bình dị, sai lỗi chính tả. Có những lá thư với nét chữ và giọng văn đơn sơ của các em thiếu nhi. Có những lá thư rất tâm tình dạt dào cảm xúc của các bạn trẻ. Có những là thư chứa chan nước mắt của các bà mẹ, của những người vợ đau khổ chất chồng. Có những lá thư hồn nhiên của những anh chị em ngoài Công Giáo… Dù dưới hình thức nào đi nữa, những lá thư đó đều phát xuất từ trái tim đắp đầy tin yêu, gói ghém cả tâm tình của những người con thảo dâng lên Chúa từ nhân qua Mẹ hiền Maria. Xin trích đăng một vài tâm tình “Nhờ Mẹ đến với Chúa” như những chứng nhân sống động để anh chị em cùng cảm nghiệm được lòng tin cậy mến mạnh mẽ của cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ giáo xứ Chí Hoà:
1- “Con cám ơn cha vì nhờ cha cầu nguyện mà con đã đổi thay không mê kiếm tiền. Con đã siêng cầu nguyện, nhưng đi lễ còn ít.
Bố mẹ con trưa nào 3 giờ cũng làm Lòng Thương Xót Chúa. Nhất là mẹ con có thay đổi tính tình không nóng nảy, cáu gắt, biết thông cảm cho con cháu hơn.” (Maria Trang)
2- “Cám ơn Chúa đã ban cho con 1 người chồng bịnh hoạn và những đứa con nhỏ dại và những nợ nần chồng chất. Đó là hồng ân Chúa ban. Con sẽ dâng lên Chúa những gì mà Chúa ban cho. Con sẽ nhận lấy moị sự Chúa gửi đến cho con, dù vất vả khó nhọc cơ cực tủi hờn… Con sẽ nhận lãnh như món quà Chúa tặng cho con.” (Têrêsa Thu Hà -Đồng Nai)
3- “Mẹ ơi, Chúa đã ban cho con ơn cảm nghiệm tình yêu Chúa, cho nên giờ đây con không còn lười biếng nữa. Gần đây con rất sốt sắng, tuy không được giỏi như những người khác nhưng có sự thay đổi hẳn trong con. Con không còn chần trừ và lười biếng đọc kinh cầu nguyện nữa.
“Hôm nay con khấn xin với Mẹ dâng lên Chúa cho con được bền đỗ ơn ăn chay,vì xưa kia con chẳng bao giờ nghĩ tới việc ăn chay. Cứ mỗi thứ 6 hàng tuần Mẹ nhắc con Mẹ nhé! Và xin Mẹ ban cho đứa con trai của con được biến đổi không còn bị sự dữ là ma tuý ngự trị nũa, vì sự kìm kẹp này mà con trai con cứ bị trượt dài. Với ơn của Chúa cộng với lời bầu cử của Mẹ, và lòng chân thật cầu nguyện của con là người mẹ đau khổ đây, con của con được ơn giải thoát khỏi ma tuý.” (Một người mẹ đau khổ)
4- “Chúa đã ban cho chồng con trở lại đạo. Chúa đã ban cho con được hoà thuận với các anh chị em sau 3 năm hận thù. Xin cho con biết cầu nguyện và không làm Chúa buồn” (Maria Thục)
5- “Qua lời bầu cử Mẹ, gia đình con được gặp những tai nạn, bệnh tật, túng thiếu, nghèo khổ… Nhưng con vẫn tạ ơn Chúa và Me, vì nhờ có những rủi ro ấy mà con được biết đến Chúa và Mẹ, để chúng con thêm lòng tin yêu mến Chúa và Mẹ hơn…”(Têrêsa Hồng Yến- Ban Mê Thuột)
6- “Lạy mẹ Maria. Con là kẻ ngoại đạo, nhưng con tin tưởng vào lòng xót thương của Thiên Chúa và Mẹ. Con xin Mẹ chuyển lời cầu của vợ chồng con lên Chúa Giêsu, xin ban cho vợ chồng con một Đức tin vào quyền năng và lòng thương xót của Thiên Chúa và Mẹ Maria” (Ngô Văn Khôi - tỉnh Hải Dương)
7- “Nhờ ơn Chúa, con được một anh bạn chỉ đường tới nhà thờ Chí Hoà. Con là người ngoại đạo, nhưng khi đến đây, thấy mọi ngưởi cầu nguyện sốt sắng, và nhất là gặp gỡ được các chúng nhân, con bắt đầu tin có Chúa. Để tạ ơn Chúa, con xin bỏ thuốc, không nản chí khi gặp việc khó. Xin chỉ đường cho con để nhờ Mẹ đến với Chúa” (Nguyễn Văn Chính, Kẻ Ngoại Đạo)
8- “Lạy Mẹ Maria,con là người ngoại đạo,nhưng con tin ở Mẹ. Mẹ sẽ giúp đỡ con và yêu thương con như những đứa con của Mẹ. Con đang rất khủng hoảng về tinh thần. Con xin Mẹ cho con sức mạnh, lòng tin để vượt qua chuyện tình cảm của con bây giờ (con không kể rõ ra, nhưng con nghĩ là Mẹ biết). Chuyện tình cảm này con đặt rất là nhiều hy vọng, nhưng lại không đi đến đâu. Con mong Mẹ ủng hộ cho quyết định của con.Đây là giải pháp đúng đắn nhất. Con cám ơn Mẹ Maria!”(Phan Thị Xuân K.- Giang Điền)
9- “Con là người ngoại đạo, qua mấy người bạn có đạo, con cũng có đi nhà thờ nhiều lần. Con tin là có Mẹ Maria và Chúa Giêsu.Lúc nào cũng che chở chúng con” (Diễm Thu)
10- “Tạ ơn Thiên Chúa thật nhiều,
Để dành đến tận ban chiều mới mưa.
Nếu mà đang giữa ban trưa,
Mà Ngài mưa xuống thì thua với Ngài.
Những người đang đứng ở ngoài,
Không dù, không nón, ướt ngay tức thì.
Không ai đang lễ bỏ đi,
Nếu mà mưa xuống rồi thì ra sao?
Nhà thờ không có chỗ vào,
Chẳng may gặp trận mưa rào tính sao?
Lòng con cảm tạ xiết bao,
Đã không đổ trận mưa rào ban trưa.” (Nam Hoà)
-------
CHỨNG NHÂN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA VÀ ĐỨC MẸ
• Có chịu khó khăn thử thách, người ta mới biết được lòng tin mình mạnh mẽ đến đâu. Ngay đến thánh Phêrô khi xưa, gặp sóng to gió lớn cũng phải chao đảo để chịu Thầy mắng là kẻ kém tin, vậy mà cộng đoàn cầu nguyện giáo xứ Chí Hòa ngày 7/8/2008 đã được gặp một người phụ nữ bé nhỏ nhưng mạnh mẽ đức tin vô cùng.
Chị tên là Maria Nguyễn Thị Thúy Hồng, giáo xứ Bình Thuận. Chị có con trai là bé Giuse Phạm Hồng Phúc, 4 tuổi rưỡi. Bé Phúc từ nhỏ đã bị viêm hô hấp. Đến khoảng tháng 10/2007 thì bị triệu chứng khó thở và đầu năm 2008 thì triệu chứng ngày càng nặng hơn. Chị Hồng cùng chồng là anh Giuse Phạm Tấn Phát đưa bé đi khám, chạy chữa mãi vẫn không khỏi. Tháng 4/2008, bệnh bé trở nặng. Bé thở khó khăn hơn, về đêm thường phải mở miệng để thở, nhiều khi bị sùi bọt mép. Lúc này chị Hồng dẫn bé đi tái khám và biết được bé bị khối thịt dư chặn đường thở, phải mổ sớm nếu không sẽ tắc hẳn đường thở. Nhưng khó khăn không dừng ở đó, sau khi xét nghiệm máu, bác sĩ cho biết bé còn bị bệnh máu đông, nếu mổ cũng sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Gia đình chị như rơi vào bế tắc, không biết phải làm gì để cứu chữa cho đứa con trai đáng thương của mình. Chị chạy đến với lòng thương xót của Chúa. Nhưng dường như Chúa muốn thử thách lòng cậy trông của chị khi ban cho chị một trở ngại: gia đình chồng chị là người ngoại giáo. Họ đã nhờ sự giúp đỡ của một bệnh viện tư nhân. Bệnh viện này cho rằng có thể thực hiện ca mổ.
Lúc này, một bên là sức ép từ phía gia đình, một bên là sinh mạng người con từng ngày lâm nguy, chị lo lắng và phiền sầu vô cùng. Nhưng thật phúc cho chị, khi chính thời điểm này, Thiên Chúa đã ban cho chị một niềm tin thật mạnh mẽ, một niềm phó thác thật vững vàng. Chị quyết định sử dụng cầu nguyện làm phương thuốc chữa lành duy nhất cho con trai mình. Nửa đêm chị thức dậy làm giờ đền tội, chị đọc kinh, cầu nguyện, ăn năn sám hối. Nhiều lần chị khóc trong đêm xin Chúa thương xót cứu lấy đứa con bé bỏng của mình. Chị còn tha thiết mời gọi chồng là anh Giuse Phạm Tấn Phát (tân tòng) cùng chị tham dự thánh lễ sốt sắng, chầu Thánh Thể, lần chuỗi Mân côi, làm nhiều việc hy sinh đền tội…
“Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”, quả thật Thiên Chúa nhân từ vô cùng, Người không để con cái Người đồng lòng cầu xin mà phải về tay không. Thiên Chúa đã ban một điều kì diệu: bé Phúc hoàn toàn được chữa lành. Khi chị dẫn con đi tái khám, bác sĩ cho biết khối thịt đã dần teo, con chị lại được khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Bé Phúc hôm đó cũng được ba mẹ ẵm lên để làm chúng cho lòng thương xót của Chúa. TẠ ƠN CHÚA!!!
• Một chứng nhân khác cũng được Thiên Chúa là Đấng rất giầu lòng xót thương ban ơn chữa lành. Đó là chị Lucia Phạm Thị Bạch Tuyết, xứ Cây Gáo, Đồng Nai.
Chị Tuyết bị đau đã tám năm, uống thuốc mãi vẫn không khỏi. Đến tháng 10/2007, chị đau nhiều hơn nên phải đi khám. Bác sĩ chẩn đoán chị bị thoát vị đĩa đệm, gần chắn dây thần kinh, cần phải mổ. Gia đình làm rẫy, nhưng vẫn cố gắng chạy tiền mổ để mong chị hết đau bệnh. Nhưng sau khi mổ một tuần, chị lại trở đau dữ dội, phải vào bệnh viện. Suốt sáu tuần sau đó, ngày nào cũng uống thuốc kháng sinh, cứ hết thuốc chị lại đau. Ít ngày sau, chị liệt hẳn.
Chị trở về nhà, lòng buồn vô cùng khi thấy năm đứa con thơ và tất cả mọi công việc lớn nhỏ trong nhà chỉ còn mỗi tay chồng (anh Tuyến) phải quán xuyến. Lúc bấy giờ, chị dốc lòng cầu xin Thiên Chúa nhân từ và Đức Mẹ rộng lòng xót thương. Cả nhà lúc trước còn khô khan lắm, thì sau biến cố này bỗng thức tỉnh, quay về với Chúa. Chị Tuyết trên giường bệnh đọc kinh, cầu nguyện, tin tưởng và phó thác nơi Chúa. Chồng chị đi khắp nơi xin khấn. Cứ gặp nhà thờ nào mở cửa anh lại vào quỳ dưới chân Đức Mẹ nguyện rằng: “Mẹ ơi, trước giờ con khô khan không biết cầu nguyện là gì, nay con chỉ biết quỳ dưới chân mẹ xin mẹ thương lấy vợ con, để vợ con bớt đau đớn… Mẹ ơi, xin Mẹ đừng bỏ rơi chúng con… Mẹ ơi, xin mẹ cứu chúng con với… Mẹ ơi, xin Mẹ giúp chúng con với…” Cứ thế, anh đi khắp các nhà thờ, gặp nhà thờ khóa cổng, anh lại đứng ngoài vọng về hướng có tượng Mẹ mà cầu xin. Các con chị cũng cùng với ba đi cầu nguyện, đến buổi cầu nguyện tại nhà thờ Chí Hòa rất đông, rất sốt sắng, các bé về nói với mẹ ước cho mẹ có thể được đi thì “sướng lắm”.
Cả gia đình cùng hiệp ý cầu nguyện cho chị Tuyết được “gặp thầy, gặp thuốc” để bớt đau. Và Đức Mẹ dường như thương tình đã để anh Tuyến tìm gặp được một thầy thuốc giỏi. Thầy thuốc này vốn đã giải nghệ, nhưng không hiểu vì sao đã chấp nhận đến tận nhà xem bênh và kê đơn cho chị Tuyết. Điều bất ngờ thú vị hơn là vị thầy thuốc ngoại giáo này lại dặn anh Tuyến một câu trước khi ông ra về: “Mỗi lần anh cho cô uống thuốc thì nhớ tới bà Maria nhé”. Anh Tuyến sửng sốt và thầm cảm tạ Mẹ. Quả thật bàn tay Mẹ thật diệu kỳ.
Và cứ thế, chị Tuyết cùng gia đình kiên trì đọc kinh, cầu nguyện. Chị từ bị liệt, hàng ngày chịu đau đớn vô cùng, nhờ ơn Chúa thương đã bớt đau, cử động được dần các ngón chân, rồi dần ngồi lên được… Đến cuối tháng 7/2008, chị quyết tâm tham dự buổi cầu nguyện tại nhà thờ Chí Hòa. Nếu ở nhà chị chỉ có thể đứng năm phút là đau lắm, phải nằm nghỉ, thì hôm ấy, chị lại có thể sốt sắng tham dự buổi cầu nguyện, vừa quỳ, vừa đứng được đến gần hết thánh lễ. Từ sau buổi cầu nguyện, bệnh chị chuyển biến tích cực, và 2 tuần sau, 7/8/2008, chị đã có thể đi lại và lên làm chứng cho lòng thương xót Chúa và Đức Mẹ Maria.
Chị chia sẻ rằng hiện tại gia đình chị rất hạnh phúc. Chị vui vẻ nói những thử thách vừa qua như một hồng ân Thiên Chúa thương gửi đến khi thấy gia đình chị ngày trước khô khan quá. Bây giờ gia đình chị tràn ngập tiếng cười và những lời kinh nguyện. Cả nhà sốt sắng lần hạt, đọc Kinh thánh với niềm sung sướng, hạnh phúc vô cùng. Tạ ơn Chúa khi Ngài không chỉ chữa lành đau đớn thể xác, mà còn làm tròn đầy khiếm khuyết tinh thần của chúng con. Amen!
Quỳnh Trâm ghi nhận
-------
MẸ CỦA LẼ CẬY TRÔNG – CHÚA CỦA LÒNG XÓT THƯƠNG
“Khi một linh hồn tiến đến gần Ta với lòng tín thác, Ta sẽ đổ tràn đầy ân sủng trên họ đến mức độ họ không tài nào chỉ giữ riêng cho mình, mà phải toả ra cho các linh hồn khác được nhờ.” (Trích nhật ký thánh nữ M.Faustina, 1074)
Đó là lời Chúa hứa cho những ai đặt lòng tin tưởng tuyệt đối vào Chúa và phó thác mọi sự cho Chúa một cách triệt để. Quả thật, nhờ lòng tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa mà biết bao điều lạ lùng, kỳ diệu đã xảy ra, những điều “không thể” Chúa làm thành “có thể”. Ân sủng của Thiên Chúa lớn lao cho đến nỗi những ai cậy nhờ Lòng Thương Xót vô biên ấy, “họ không tài nào giữ riêng cho mình” mà họ bắt đầu ra đi, loan báo Tin Mừng, họ sẵn sàng làm chứng cho Chúa bất cứ nơi đâu.
• Lòng Thương Xót Chữa Lành
Nói như anh Giuse Hoàng Duy Hòa, 55 tuổi, thuộc Giáo xứ Bình An, quận 8: “Tôi xin làm chứng cho Chúa, đi đến đâu tôi cũng đi”. Vào mỗi buổi chiều thứ năm, cộng đoàn cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa và Đức Mẹ quy tụ đến nhà thờ Chí Hòa để cùng nhau cầu nguyện, tham dự thánh lễ và chứng được ân sủng của Chúa qua các chứng nhân họ gặp gỡ. Anh Hoà đứng trước cộng đoàn để làm chứng về việc anh được Chúa chữa lành bệnh ung thư hàm cách lạ lùng. Trong dáng vẻ gầy guộc nhưng giọng nói của anh đầy xác tín và phấn khởi vui mừng khi chia sẻ với cộng đoàn. Anh vừa được xuất viện ngày 20-03-2008 sau gần một năm lưu trú điều trị tại Bệnh Viện Ung Bướu. Bao nhiêu ngày nằm bệnh ở đó thì cũng bấy nhiêu ngày anh không thể ăn gì được, chỉ uống được ít sữa mỗi ngày. Nhìn anh tiều tụy kiệt sức đến nỗi ai cũng nghĩ rằng anh không qua khỏi vì trong các bệnh nhân đang điều trị anh là người yếu nhất. Đã vậy, bác sĩ còn cho gia đình biết anh bị nhiễm trùng máu nữa nên tình trạng của anh rất nguy kịch. Chị Dung, vợ anh đã mấy lần mời Cha đến xức dầu cho anh, và nhiều lần lắm chị đã đọc kinh phó linh hồn cho chồng trong những khi anh thở gấp gáp hay lịm đi tưởng chừng không qua khỏi. Thế mà anh được sống, ung thư đã sạch, máu huyết bình thường, ổn định. Bây giờ anh có thể đi làm lại như trước vì Chúa đã dủ lòng thương xót anh.
• Lòng Thương Xót Biến Đổi
Tình Yêu và Quyền Năng của Lòng Thương Xót Chúa không chỉ chữa lành bệnh tật nơi thân xác yếu hèn mà còn biến đổi trái tim nguội lạnh chai đá của anh nữa. Là một người Kitô hữu nhưng biết bao năm anh sống khô khan nguội lạnh. Anh thú nhận: “Thưa Cha và cộng đoàn, con thú thật là lúc trước con khô khan lắm, không biết cầu nguyện là gì, đi lễ là theo thói quen, đi cho có thôi, nhiều khi bỏ cả lễ ra quán cà phê ngồi. Con tội lỗi lắm!” Nếu không nhờ ơn Chúa giúp, chắc chắn không dễ dàng để thú nhận trước cộng đoàn cả ngàn người rằng mình là người khô khan nguội lạnh, tội lỗi, bê tha. Dường như khi anh can đảm kể lại quãng đời tăm tối của mình thì cũng là lúc thêm một lần nữa anh cúi đầu tạ tội với Cha Nhân Lành, đồng thời ai nấy cũng cảm nhận được anh đang ngợi khen tình yêu quá lớn lao Cha trên Trời dành cho anh. Tạ ơn Chúa! Anh được trở về, được sống và đang bước đi trong ánh sáng của Thiên Chúa. Anh quả quyết r?ng chính Mẹ Maria đã can thiệp, giúp đỡ và dẫn đưa anh đến với Chúa. Anh và gia đình đã chạy đến với Mẹ, kêu xin Mẹ cứu giúp khi gặp khốn khó. Quả thật Mẹ đã đồng hành, che chở và cầu thay nguyện giúp cho gia đình anh.
Xin tri ân Chúa. Xin cảm ơn Mẹ. M? c?a L? C?y Trơng. Chúa của Lòng Xót Thương.
Trùng Dương ghi lại
GÓC SUY TƯ
1- Một nhúm muối nếu bỏ vào 1 cốc nước, cốc nước ấy có thể ko còn uống được, nhưng nếu được bỏ vào một hồ nước thì nguồn nước ấy vẫn trong ngọt. Vì thế, vấn đề ko chỉ đơn thuần là có hay ko có một ai đó bỏ 1 nhúm muối vào cuộc đời bạn, mà còn là ở bạn: Trái tim bạn là một hồ nước lớn hay chỉ là một cốc nước nhỏ.
2- Một hạt cát có thể cuốn trôi vì sóng biển...Một hạt mưa có thể vỡ tan vì lòng đất...Một chiếc lá có thể rời cành vì cơn gió...Một ngôi sao có thể vụt tắt vì mây đêm...Một hạt nắng có thể dịu dàng vì hoàng hôn...Một trái tim có thể ngừng nhịp vì yêu thương...Mọi thứ có thể bắt đầu và mọi thứ có thể sẽ kết thúc.. Hãy luôn yêu thương và trân trọng những gì đang tồn tại xung quanh bạn, đừng để đến khi nó mất đi, bạn sẽ hối tiếc nhiều lắm đấy!