Một «đám sương mù» phủ lên chuyến tông du Pháp quốc của ĐTC Bênêđictô XVI
Người ta nói rằng trong chuyến tông du Pháp quốc thành công tốt đẹp vừa rồi của ngài, nếu như ĐTC Bênêđíctô XVI là chủ nhân một xí nghiệp hay một minh tinh màn ảnh, thì có lẽ ngài đã được dân Pháp đặt cho một đặc danh cao đẹp đúng với lòng ngưỡng mộ của họ dành cho ngài. Nhưng Đấng kế vị Thánh Phêrô là một mục tử nhân từ, nhẫn nại và khiêm tốn, luôn chạy theo đi tìm kiếm từng con chiên lạc để đem về cho Đức Kitô, chứ không phải là chủ nhân xí nghiệp hay minh tinh màn ảnh. Và Đức Hồng Y André Vingt-Trois, TGM Paris, cũng là một mục tử của Giáo Hội. Hơn nữa, màu áo đỏ (hồng y) của ngài còn là một biểu hiệu cho sự trung thành tuyệt đối của ngài cùng với Đấng kế vị Thánh Phêrô trong việc bảo vệ các chân lý đức tin Công Giáo đến cùng, và nếu cần bằng cả việc đổ chính máu mình ra.
Tuy nhiên, ngay liền sau cuộc gặp gỡ giữa ĐTC Bênêđíctô XVI với các Giám Mục Pháp ở Lộ Đức, ĐHY André Vingt-Trois, Chủ tịch Hội Đồng các Giám Mục (HĐGM) Pháp, đã phát biểu đánh giá thấp ý nghĩa cuộc gặp gỡ quan trọng này, là cả một đám sương mù dày đặc phủ lên chuyến tông du của ĐTC, một vị thượng khách đến từ Roma và đã được các phương tiện truyền thông Pháp đồng loạt tán tụng.
Đúng vậy, trước sự hiện diện đông đủ của các Giám Mục Pháp, ĐTC đã nói lên một cách rõ ràng không úp mở những lời phát xuất từ trái tim mục tử Giáo Hội hoàn vũ đầy ưu tư của ngài về những điểm sốt dẻo, đang gây nên bức xúc trên thế giới nói chung và tại Pháp nói riêng, đó là:
1. sự cho phép cử hành Thánh Lễ theo nghi thức cũ;
2. sự tiếp xúc với các tín hữu Công Giáo thuộc phái thủ cựu sao cho họ xác tín được rằng không một ai trong họ bị loại bỏ ra khỏi Giáo Hội;
3. ĐTC khẳng định sự thánh thiện của Bí tích hôn nhân và ngài hoàn toàn chống lại việc phê chuẩn cho những quan hệ bất hợp pháp ngoài hôn nhân, v.v…
Nhưng liền ngay sau cuộc gặp gỡ, ĐHY André Vingt-Trois đã phát biểu trước đại diện các báo chí và cho rằng sự quan hệ giữa ĐTC và các Giám Mục Pháp không phải là một «sự thuần phục có tính cách nô lệ»; cũng không phải là sự tương quan giống như sự tương quan giữa ông chủ xí nghiệp và những người công nhân của ông ta, để có thể đòi họ phải vâng lời. ĐHY Vingt-Trois: «Chúng tôi đã đón tiếp ngài và đã nghe ngài nói như một người anh em, một người anh em củng cố đức tin cho những người cùng cộng tác với ngài trong cùng một cộng đồng» và ĐHY còn thêm: «Nếu chúng tôi có điều gì phải nói với ngài, thì chúng tôi nói với ngài ngay.»
Trong khi đó, hầu như tất cả các bài bình luận trong các báo chí tại Pháp số ra ngày thứ hai, 15.9.2008, cũng như trong những ngày kế tiếp đều hồ hởi ca tụng chuyến viếng thăm của Đức Bênêđíctô XVI trên quê hương họ. Tuy nhiên, các bài bình luận tích cực dành cho chuyến tông du của ĐTC cũng đã không loại bỏ được những phát biểu tương đối hóa của ĐHY Vingt-Trois được. Tờ «Le Parisien» có viết là các Giám Mục đã vỗ tay vừa phải khi Đức Giáo Hoàng nói lên quan điểm của ngài về vấn đề những người ly dị đã tái kết hôn và lập trường của Roma về việc cử hành Thánh Lễ theo nghi thức ngoại thường.
Thật vậy, trong khi các phương tiện truyền thông nước pháp đã hết sức phấn khởi bày tỏ cảm tình của họ đối với vị thượng khách người Đức đến từ Roma, thì ngược lại, các lời phát biểu của ĐTC Bênêđíctô đã không nhất thiết gặp được sự ngưỡng mộ nơi các vị Giám Mục Pháp. Ở đây, người ta tự hỏi phải chăng trong tâm tư các Giám Mục Pháp nói chung và Đức Hồng Y André Vingt-Trois, TGM Paris, nói riêng vẫn còn vấn vương một chút quá khứ nào đó về cái được gọi là «Gallicanisme»? Nhưng ít ra những lời phát biểu của vị Hồng Y Chủ tịch HĐGM Pháp đã làm cho người nghe có cảm tưởng là ngài cho rằng cần phải phát biểu cho một «Église autocéphale», nghĩa là một Giáo Hội độc lập với Roma.
Tuy nhiên, các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tại các nước trên thế giới luôn mang tính cách mục vụ như mục đích chính. Bởi vậy, những gì Đức Bênêđíctô đã phát biểu ở Paris về con đường tương lai mà Giáo Hội Công Giáo ở Pháp phải chọn lựa, thì tại Lộ Đức trước sự hiện diện đông đủ của các Giám Mục, ngài lại nhắc đến một lần nữa. Vâng, Giáo Hội Pháp cần phải tìm ra một con đường mới hầu để trình bày và thực thi những giá trị nền tảng Kitô giáo trong cuộc sống hằng ngày, những giá trị đã từng gắn liền với căn tính của cả dân tộc Pháp. Chính Tổng thống Sarkosy cũng đã gián tiếp cho thấy những viễn tượng khả dĩ về phương diện đó. Theo Đức Bênêđíctô, những va chạm và xung đột thuộc xã hội chính trị dẫn tới sự nghi ngờ và cả đến sự thù nghịch trong quá khứ cần phải vượt thắng. Và Giáo Hội không tham vọng chiếm đoạt vai trò của nhà nước, không, Giáo Hội không hề muốn giữ vai trò thay thế nhà nước.
Ngoài ra, tại điện Élysée ở Paris, Đức Bênêđíctô XVI cũng đã phát biểu là sự tái nhận định lại ý nghĩa và sự quan trọng chân chính của «tính cách thế tục tích cực» (Laicité positive) là một điều cần thiết. Đây cũng là vấn đề mà Tổng thống Pháp đã đưa ra thảo luận trong cuộc viếng hăm hữu nghị của ông vào cuối năm 2007 tại Roma. Đối với Đức Gián Hoàng vấn đề căn bản là hệ ở chỗ «một đàng phải co sự phân biệt giữa hai lãnh vực chính trị và tôn giáo, hầu có thể bảo đảm cho sự tự do tín ngưỡng của người công dân cũng như trách nhiệm của nhà nước đối với nhân dân, và một đàng khác để ý thức một cách rõ ràng về vai trò bất khả thay thế của tôn giáo trong việc hướng dẫn lương tâm con người và sự đóng góp mà tôn giáo đã cùng với các thành phần xã hội khác nổ lực kiến tạo một sự thoả thuận cơ bản về đạo đức trong xã hội.»
Đức Bênêđíctô XVI luôn luôn vẫn hy vọng là có thể làm sống động lại nền văn hóa Kitô giáo tại Âu Châu. Để người ta hiểu được điều Đức Bênêđíctô đã nói trước khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng, là không sống «như thể không có Thiên Chúa», nhưng ngược lại là «hãy sống như thể có Thiên Chúa.» Điều đó không hề làm cho ai bị thiệt thòi mất mát cả. Tại trường Bernardin trước sự hiện diện của các đại diện các nền văn hóa, Đức Giáo Hoàng đã cho rằng chủ nghĩa hư vô, sự vô ý nghĩa, tình trạng thiếu định hướng và sự tương đối hóa các giá trị, v.v… sẽ dẫn tới sự sụp đổ toàn diện tính chất nhân bản.
Nước Pháp mà gốc rễ cũng như các truyền thống của nó từng bắt nguồn và ăn sâu trong tinh thần Kitô giáo, hiện nay không còn là một nước Kitô giáo nữa. Nhưng Giáo Hội ở Pháp vẫn sống trong tự do và luôn có thể làm chứng cho những giá trị chân chính của Kitô giáo giữa một xã hội ngày càng bị tục hóa, nếu như Giáo Hội Pháp luôn hành động trong sự hợp nhất với nhau và hợp nhất với Đấng kế vị Thánh Phêrô.
Bởi vậy, những ý kiến và phát biểu của ĐHY André Vingt-Trois, TGM Paris, liên quan đến những hoạt động của Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du của ngài tại Pháp là hơi nặng phần chủ quan và mang tính cách thách đố. Do đó đã khiến cho dư luận đặt một chấm hỏi về tinh thần hợp nhất của Giáo Hội Pháp với Đức Giáo Hoàng cũng như với các anh chị em Công Giáo theo truyền thống, mà Đức Bênêđíctô XVI đang muốn dẫn dắt trở về cùng Mẹ Giáo Hội. Quả thật, con đường không chút dễ dàng!
Nhưng nếu đối với con người là quá khó khăn và bất khả, thì đối với Thiên Chúa không có gì không có thể làm được.
Người ta nói rằng trong chuyến tông du Pháp quốc thành công tốt đẹp vừa rồi của ngài, nếu như ĐTC Bênêđíctô XVI là chủ nhân một xí nghiệp hay một minh tinh màn ảnh, thì có lẽ ngài đã được dân Pháp đặt cho một đặc danh cao đẹp đúng với lòng ngưỡng mộ của họ dành cho ngài. Nhưng Đấng kế vị Thánh Phêrô là một mục tử nhân từ, nhẫn nại và khiêm tốn, luôn chạy theo đi tìm kiếm từng con chiên lạc để đem về cho Đức Kitô, chứ không phải là chủ nhân xí nghiệp hay minh tinh màn ảnh. Và Đức Hồng Y André Vingt-Trois, TGM Paris, cũng là một mục tử của Giáo Hội. Hơn nữa, màu áo đỏ (hồng y) của ngài còn là một biểu hiệu cho sự trung thành tuyệt đối của ngài cùng với Đấng kế vị Thánh Phêrô trong việc bảo vệ các chân lý đức tin Công Giáo đến cùng, và nếu cần bằng cả việc đổ chính máu mình ra.
ĐHY André Vingt-Trois (trái) và ĐTC Bênêđíctô XVI (phải) trong chuyến tông du Pháp |
Đúng vậy, trước sự hiện diện đông đủ của các Giám Mục Pháp, ĐTC đã nói lên một cách rõ ràng không úp mở những lời phát xuất từ trái tim mục tử Giáo Hội hoàn vũ đầy ưu tư của ngài về những điểm sốt dẻo, đang gây nên bức xúc trên thế giới nói chung và tại Pháp nói riêng, đó là:
1. sự cho phép cử hành Thánh Lễ theo nghi thức cũ;
2. sự tiếp xúc với các tín hữu Công Giáo thuộc phái thủ cựu sao cho họ xác tín được rằng không một ai trong họ bị loại bỏ ra khỏi Giáo Hội;
3. ĐTC khẳng định sự thánh thiện của Bí tích hôn nhân và ngài hoàn toàn chống lại việc phê chuẩn cho những quan hệ bất hợp pháp ngoài hôn nhân, v.v…
Nhưng liền ngay sau cuộc gặp gỡ, ĐHY André Vingt-Trois đã phát biểu trước đại diện các báo chí và cho rằng sự quan hệ giữa ĐTC và các Giám Mục Pháp không phải là một «sự thuần phục có tính cách nô lệ»; cũng không phải là sự tương quan giống như sự tương quan giữa ông chủ xí nghiệp và những người công nhân của ông ta, để có thể đòi họ phải vâng lời. ĐHY Vingt-Trois: «Chúng tôi đã đón tiếp ngài và đã nghe ngài nói như một người anh em, một người anh em củng cố đức tin cho những người cùng cộng tác với ngài trong cùng một cộng đồng» và ĐHY còn thêm: «Nếu chúng tôi có điều gì phải nói với ngài, thì chúng tôi nói với ngài ngay.»
Trong khi đó, hầu như tất cả các bài bình luận trong các báo chí tại Pháp số ra ngày thứ hai, 15.9.2008, cũng như trong những ngày kế tiếp đều hồ hởi ca tụng chuyến viếng thăm của Đức Bênêđíctô XVI trên quê hương họ. Tuy nhiên, các bài bình luận tích cực dành cho chuyến tông du của ĐTC cũng đã không loại bỏ được những phát biểu tương đối hóa của ĐHY Vingt-Trois được. Tờ «Le Parisien» có viết là các Giám Mục đã vỗ tay vừa phải khi Đức Giáo Hoàng nói lên quan điểm của ngài về vấn đề những người ly dị đã tái kết hôn và lập trường của Roma về việc cử hành Thánh Lễ theo nghi thức ngoại thường.
Thật vậy, trong khi các phương tiện truyền thông nước pháp đã hết sức phấn khởi bày tỏ cảm tình của họ đối với vị thượng khách người Đức đến từ Roma, thì ngược lại, các lời phát biểu của ĐTC Bênêđíctô đã không nhất thiết gặp được sự ngưỡng mộ nơi các vị Giám Mục Pháp. Ở đây, người ta tự hỏi phải chăng trong tâm tư các Giám Mục Pháp nói chung và Đức Hồng Y André Vingt-Trois, TGM Paris, nói riêng vẫn còn vấn vương một chút quá khứ nào đó về cái được gọi là «Gallicanisme»? Nhưng ít ra những lời phát biểu của vị Hồng Y Chủ tịch HĐGM Pháp đã làm cho người nghe có cảm tưởng là ngài cho rằng cần phải phát biểu cho một «Église autocéphale», nghĩa là một Giáo Hội độc lập với Roma.
Tuy nhiên, các chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tại các nước trên thế giới luôn mang tính cách mục vụ như mục đích chính. Bởi vậy, những gì Đức Bênêđíctô đã phát biểu ở Paris về con đường tương lai mà Giáo Hội Công Giáo ở Pháp phải chọn lựa, thì tại Lộ Đức trước sự hiện diện đông đủ của các Giám Mục, ngài lại nhắc đến một lần nữa. Vâng, Giáo Hội Pháp cần phải tìm ra một con đường mới hầu để trình bày và thực thi những giá trị nền tảng Kitô giáo trong cuộc sống hằng ngày, những giá trị đã từng gắn liền với căn tính của cả dân tộc Pháp. Chính Tổng thống Sarkosy cũng đã gián tiếp cho thấy những viễn tượng khả dĩ về phương diện đó. Theo Đức Bênêđíctô, những va chạm và xung đột thuộc xã hội chính trị dẫn tới sự nghi ngờ và cả đến sự thù nghịch trong quá khứ cần phải vượt thắng. Và Giáo Hội không tham vọng chiếm đoạt vai trò của nhà nước, không, Giáo Hội không hề muốn giữ vai trò thay thế nhà nước.
Ngoài ra, tại điện Élysée ở Paris, Đức Bênêđíctô XVI cũng đã phát biểu là sự tái nhận định lại ý nghĩa và sự quan trọng chân chính của «tính cách thế tục tích cực» (Laicité positive) là một điều cần thiết. Đây cũng là vấn đề mà Tổng thống Pháp đã đưa ra thảo luận trong cuộc viếng hăm hữu nghị của ông vào cuối năm 2007 tại Roma. Đối với Đức Gián Hoàng vấn đề căn bản là hệ ở chỗ «một đàng phải co sự phân biệt giữa hai lãnh vực chính trị và tôn giáo, hầu có thể bảo đảm cho sự tự do tín ngưỡng của người công dân cũng như trách nhiệm của nhà nước đối với nhân dân, và một đàng khác để ý thức một cách rõ ràng về vai trò bất khả thay thế của tôn giáo trong việc hướng dẫn lương tâm con người và sự đóng góp mà tôn giáo đã cùng với các thành phần xã hội khác nổ lực kiến tạo một sự thoả thuận cơ bản về đạo đức trong xã hội.»
Đức Bênêđíctô XVI luôn luôn vẫn hy vọng là có thể làm sống động lại nền văn hóa Kitô giáo tại Âu Châu. Để người ta hiểu được điều Đức Bênêđíctô đã nói trước khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng, là không sống «như thể không có Thiên Chúa», nhưng ngược lại là «hãy sống như thể có Thiên Chúa.» Điều đó không hề làm cho ai bị thiệt thòi mất mát cả. Tại trường Bernardin trước sự hiện diện của các đại diện các nền văn hóa, Đức Giáo Hoàng đã cho rằng chủ nghĩa hư vô, sự vô ý nghĩa, tình trạng thiếu định hướng và sự tương đối hóa các giá trị, v.v… sẽ dẫn tới sự sụp đổ toàn diện tính chất nhân bản.
Nước Pháp mà gốc rễ cũng như các truyền thống của nó từng bắt nguồn và ăn sâu trong tinh thần Kitô giáo, hiện nay không còn là một nước Kitô giáo nữa. Nhưng Giáo Hội ở Pháp vẫn sống trong tự do và luôn có thể làm chứng cho những giá trị chân chính của Kitô giáo giữa một xã hội ngày càng bị tục hóa, nếu như Giáo Hội Pháp luôn hành động trong sự hợp nhất với nhau và hợp nhất với Đấng kế vị Thánh Phêrô.
Bởi vậy, những ý kiến và phát biểu của ĐHY André Vingt-Trois, TGM Paris, liên quan đến những hoạt động của Đức Giáo Hoàng trong chuyến tông du của ngài tại Pháp là hơi nặng phần chủ quan và mang tính cách thách đố. Do đó đã khiến cho dư luận đặt một chấm hỏi về tinh thần hợp nhất của Giáo Hội Pháp với Đức Giáo Hoàng cũng như với các anh chị em Công Giáo theo truyền thống, mà Đức Bênêđíctô XVI đang muốn dẫn dắt trở về cùng Mẹ Giáo Hội. Quả thật, con đường không chút dễ dàng!
Nhưng nếu đối với con người là quá khó khăn và bất khả, thì đối với Thiên Chúa không có gì không có thể làm được.