ĐTC cử hành Thánh lễ chúa nhật tại Lộ-đức
Đức Bênêđictô XVI đã đến Lộ đức từ tối thứ bảy, và đã bắt đầu lộ trình dành cho các khách hành hương nhân dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra, đó là 1/ viếng nơi thánh nữ Bernadette đã được lãnh bí tích rửa tội; 2/ căn nhà của gia đình thánh nữ; 3/ hang đá Đức Mẹ hiện ra, và chủ toạ cuộc rước đuốc. Sáng chúa nhựt hôm qua, ngài chủ tọa Thánh lễ đồng tế dành cho các tín hữu, và đã giải thích ý nghĩa sứ điệp Lộ đức trong bài giảng và bài huấn dự trước khi đọc kinh Truyền tin. Vào buổi chiều, ngài đã gặp gỡ hội đồng Giám mục Pháp và tham dự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa. Ngày thứ hai, hôm nay, ngài tiếp tục chặng thứ 4 của lộ trình hành hương, kính viếng nhà nguyện mà thánh Bernadette được ruớc lễ lần đầu. Cuộc cử hành phụng vụ cuối cùng là Thánh lễ dành cho các bệnh nhân. Bài tường thuật hôm nay được dành cho hai bài huấn giáo của đức thánh cha đọc trong thánh lễ và trong buổi đọc kinh Truyền tin vào sáng chúa nhựt.
Thánh lễ được diễn ra tại cánh đồng ở bên kia sông, đối diện với hang đá. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha là 230 giám mục và chừng một ngàn linh mục. Người ta ước tính khoảgn 150 ngàn người đến từ nhiều miền khác nhau của nuớc Pháp và nhất là từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tính cách quốc tế của thánh lễ dành cho khách hành hương được nêu bật qua hai bài đọc Sách Thánh đầu tiên bằng tiếng Hòa lan và tiếng Đức, còn bài Phúc âm thì được lặp lại bằng tiếng Pháp, Ý, Tây ban nha, Anh. Các ý chỉ lời nguyện phổ quát được xướng bằng tiếng Pháp, Tamil, A-rap, Bồ đào nha, Morê (miền Trung phi), Ba-lan, Hoa.
Hôm qua là lễ suy tôn Thánh giá Chúa Giêsu. Ý nghĩa của thập giá được giải thích dựa theo các bài đọc Sách Thánh, đối chiếu với cuộc đời của thánh nữ Bernadette, và dĩ nhiên là với cuộc đời của Đức Maria. Ý nghĩa căn bản của Thập giá được thánh Gioan tóm tắt trong Bài Tin mừng, đó là “Thiên Chúa đã quá thương yêu thế gian đến nỗi đã trao ban Người Con Một của mình, ngõ hầu nhân loại được cứu độ. Thánh giá là biểu tượng của Kitô giáo, bởi vì nó nói lên rằng trên đời này có một tình yêu còn mạnh hơn sự chết, mạnh hơn những yếu đuối của chúng ta và tội lỗi của chúng ta. Tình yêu giúp cho con người được tự do, được giải thoát, có khả năng giao hoà, và kiến tạo một thế giới hoà giải. Đức Maria đã hiện ra tại Lộ đức để nói cho thế gian biết về tình thương của Thiên Chúa dành cho hết mọi người. Mẹ kêu mời hết mọi người thiện chí, hết những ai đang chịu đau khổ về tâm hồn hay thể xác, hãy ngước mắt nhìn Thập giá của Chúa Giêsu để tìm thấy nguồn mạch sự sống và sự cứu độ. Thực vậy, ngay từ lần hiện ra đầu tiên, Đức Mẹ đã dạy thánh Bernadette làm dấu thánh giá, ra như muốn mời gọi chúng ta hãy đi sâu vào trọng tâm của mầu nhiệm Kitô giáo, để khám phá mầu nhiệm tình yêu, đồng thời Mẹ cũng kêu gọi chúng ta hãy hoán cải tâm hồn, để phục vụ cho công cuộc loan bao sứ điệp tình yêu của Chúa.
Trong phần thứ hai, Đức Thánh Cha chuyển sang con người thánh nữ Bernadette, tượng trưng cho sứ điệp căn bản vừa nói trên đây. Bernadette là một thiếu nữ thuộc một gia đình nghèo khó, không có học thức, không có quyền hành, và sức khoẻ dòn mỏng. Đức Mẹ đã chọn em để chuyển thông sứ điệp của hoán cải, cầu nguyện và đền tội, hợp với lời Chúa Giêsu đã thưa với Chúa Cha: “Cha đã giấu ẩn những điều này khỏi những kẻ khôn ngoan thông thái và đã tỏ ra cho những kẻ bé mọn”. Chúng ta cũng được mời gọi hãy làm phát triển những hồng ân đã được nhận lãnh lúc lãnh các bí tích.
Điều này đã đưa Đức Bênêđictô XVI đào sâu ý nghĩa của ơn gọi của mỗi người tín hữu. Khi hiện ra với Bernadette, Mẹ Maria đã xưng rằng: “Ta là kẻ vô nhiễm nguyên tội”. Những lời này nói lên ân huệ cao quý mà Thiên Chúa đã dành cho Người, khi nhìn đến phận hèn của kẻ nữ tì, nhưng đồng thời cũng nói lên thái độ phó thác và hợp tác với ơn gọi trong lúc Truyền tin: “Này đây, tôi là nữ tì của Thiên Chúa, xin hãy xảy đến điều mà Ngài đã nói”. Thực ra thái độ khiêm tốn này đã nói lên phẩm giá cao quý nhất của con người, khi đáp trả cách tự do với ân huệ của Thiên Chúa. Đây cũng là tấm gương cho chúng ta, tuy mang dấu tích của tội lỗi, nhưng chúng ta được cứu rỗi trong niềm hy vọng, niềm hy vọng cho phép chúng ta đương đầu với những khó khăn của cuộc sống mỗi ngày. Ngài nói tiếp: “Sứ điệp của Đức Maria là sứ điệp hy vọng cho hết mọi người vào thời buổi hôm nay, bất kỳ thuộc quốc gia nào. Tôi thích kêu cầu Đức Mẹ như là Ngôi sao của niềm hy vọng”. Trên con đường đời, lắm khi tối tăm mù mịt, Mẹ trở nên ánh sáng của hy vọng soi sáng và dẫn đường cho chúng ta. Mẹ kêu mời chúng ta hãy phục vụ các anh em mình cách quảng đại tại đây ở Lộ đức, Mẹ mời gọi chúng ta hãy khám phá rằng cuộc đời là một ơn gọi do Chúa ban, ơn gọi được thể hiện nhờ gia đình, và một số người qua chức linh mục và đời tận hiến. Thập giá của Chúa Kitô chúc đẩy chúng ta hãy đáp lại tiếng gọi của Chúa bằng tiếng “Xin Vâng”, và đừng nản chí trước những khó khăn. Nhờ tiếng “Xin Vâng” của Mẹ Maria mà ơn cứu độ được trao cho thế giới, làm đổi thay lịch sử của nhân loại. Các bạn trẻ thân mến, đến lượt các bạn, đừng sợ đáp lại “Xin Vâng” khi Chua đến kêu gọi đi theo Người.
Thánh lễ kết thúc vào lúc gần 12 giờ trưa, và trước khi ban phép lành bế mạc, Đức Thánh Cha đã đọc bài huấn giáo thứ hai về đức Maria trước khi xưóng kinh Truyền tin. Mỗi khi đọc kinh này, chúng ta có dịp suy gẫm mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Kitô, cách riêng về tâm tình của Đức Maria khi đón tiếp lời thiên sứ. Người đã quảng đại đáp lại “Xin vâng”, bởi vì Người được thong dong, không bị tội lỗi làm hoen ố, nhờ đặc ân Vô nhiễm nguyên tội. Tuy nhiên, dù đặc ân đã làm Người được trổi vượt lên trên thân phận chung của loài người chúng ta, nhưng không làm cho Người tách xa chúng ta, trái lại Người xich lại gần chúng ta. Trong khi tội lỗi gây ra chia rẽ, làm chúng ta xa cách nhau, thì sự thanh khiết của Mẹ Maria làm cho Người hết sức gần gũi với chúng ta, chú ý đến từng người chúng ta và mong muốn điều tốt lành cho chúng ta. Tại Lộ-đức và tại các thánh điện khác kính Thánh mẫu, ta thấy từng đoàn lũ đến với Mẹ, thủ thỉ tâm tình với Mẹ, ký thác những tâm tư thầm kín nhất. Đứng trước nhan Mẹ, con người không do dự tỏ bày sự yếu đuối của mình, trao gửi lời van nài và nghi nan, phát biểu những mong muốn kín đáo.
Đức Thánh Cha nói tiếp: Mẹ Maria chỉ cho chúng ta con đường ngay thẳng để đến với Thiên Chúa, đó là trong sự đơn sơ và thành thực. Nhờ Mẹ, chúng ta thấy rằng đức tin không phải là một gánh nặng nhưng là một cánh bay lên cao để ẩn náy trong cánh tay Chúa. Đời sống và đức tin của dân Chúa đã cho thấy rằng đặc ân Vô nhiễm nguyên tội được ban cho Đức Maria không chỉ là một ân huệ cá nhân, nhưng là hồng ân cho hết mọi người, một ân huệ dành cho toàn thể Dân Chúa. Nơi đức Maria, Hội thánh chiêm ngắm điều mà mình được kêu gọi đạt đến. Nơi Mẹ, mỗi tín hữu ngay từ bây giờ có thể ngắm nhìn sự hoàn tất của ơn gọi bản thân mình.
Sau khi nhắc lại những lời trối trăn của Chúa Giêsu từ trên thập giá, Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn dụ với lời khẩn cầu: “Ôi Maria, xin hãy tỏ ra là mẹ của hết mọi người, xin ban cho chúng con, Chúa Kitô là niềm hy vọng của thế giới. Amen”
Đức Bênêđictô XVI đã đến Lộ đức từ tối thứ bảy, và đã bắt đầu lộ trình dành cho các khách hành hương nhân dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra, đó là 1/ viếng nơi thánh nữ Bernadette đã được lãnh bí tích rửa tội; 2/ căn nhà của gia đình thánh nữ; 3/ hang đá Đức Mẹ hiện ra, và chủ toạ cuộc rước đuốc. Sáng chúa nhựt hôm qua, ngài chủ tọa Thánh lễ đồng tế dành cho các tín hữu, và đã giải thích ý nghĩa sứ điệp Lộ đức trong bài giảng và bài huấn dự trước khi đọc kinh Truyền tin. Vào buổi chiều, ngài đã gặp gỡ hội đồng Giám mục Pháp và tham dự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa. Ngày thứ hai, hôm nay, ngài tiếp tục chặng thứ 4 của lộ trình hành hương, kính viếng nhà nguyện mà thánh Bernadette được ruớc lễ lần đầu. Cuộc cử hành phụng vụ cuối cùng là Thánh lễ dành cho các bệnh nhân. Bài tường thuật hôm nay được dành cho hai bài huấn giáo của đức thánh cha đọc trong thánh lễ và trong buổi đọc kinh Truyền tin vào sáng chúa nhựt.
Thánh lễ được diễn ra tại cánh đồng ở bên kia sông, đối diện với hang đá. Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha là 230 giám mục và chừng một ngàn linh mục. Người ta ước tính khoảgn 150 ngàn người đến từ nhiều miền khác nhau của nuớc Pháp và nhất là từ nhiều quốc gia trên thế giới. Tính cách quốc tế của thánh lễ dành cho khách hành hương được nêu bật qua hai bài đọc Sách Thánh đầu tiên bằng tiếng Hòa lan và tiếng Đức, còn bài Phúc âm thì được lặp lại bằng tiếng Pháp, Ý, Tây ban nha, Anh. Các ý chỉ lời nguyện phổ quát được xướng bằng tiếng Pháp, Tamil, A-rap, Bồ đào nha, Morê (miền Trung phi), Ba-lan, Hoa.
Hôm qua là lễ suy tôn Thánh giá Chúa Giêsu. Ý nghĩa của thập giá được giải thích dựa theo các bài đọc Sách Thánh, đối chiếu với cuộc đời của thánh nữ Bernadette, và dĩ nhiên là với cuộc đời của Đức Maria. Ý nghĩa căn bản của Thập giá được thánh Gioan tóm tắt trong Bài Tin mừng, đó là “Thiên Chúa đã quá thương yêu thế gian đến nỗi đã trao ban Người Con Một của mình, ngõ hầu nhân loại được cứu độ. Thánh giá là biểu tượng của Kitô giáo, bởi vì nó nói lên rằng trên đời này có một tình yêu còn mạnh hơn sự chết, mạnh hơn những yếu đuối của chúng ta và tội lỗi của chúng ta. Tình yêu giúp cho con người được tự do, được giải thoát, có khả năng giao hoà, và kiến tạo một thế giới hoà giải. Đức Maria đã hiện ra tại Lộ đức để nói cho thế gian biết về tình thương của Thiên Chúa dành cho hết mọi người. Mẹ kêu mời hết mọi người thiện chí, hết những ai đang chịu đau khổ về tâm hồn hay thể xác, hãy ngước mắt nhìn Thập giá của Chúa Giêsu để tìm thấy nguồn mạch sự sống và sự cứu độ. Thực vậy, ngay từ lần hiện ra đầu tiên, Đức Mẹ đã dạy thánh Bernadette làm dấu thánh giá, ra như muốn mời gọi chúng ta hãy đi sâu vào trọng tâm của mầu nhiệm Kitô giáo, để khám phá mầu nhiệm tình yêu, đồng thời Mẹ cũng kêu gọi chúng ta hãy hoán cải tâm hồn, để phục vụ cho công cuộc loan bao sứ điệp tình yêu của Chúa.
Trong phần thứ hai, Đức Thánh Cha chuyển sang con người thánh nữ Bernadette, tượng trưng cho sứ điệp căn bản vừa nói trên đây. Bernadette là một thiếu nữ thuộc một gia đình nghèo khó, không có học thức, không có quyền hành, và sức khoẻ dòn mỏng. Đức Mẹ đã chọn em để chuyển thông sứ điệp của hoán cải, cầu nguyện và đền tội, hợp với lời Chúa Giêsu đã thưa với Chúa Cha: “Cha đã giấu ẩn những điều này khỏi những kẻ khôn ngoan thông thái và đã tỏ ra cho những kẻ bé mọn”. Chúng ta cũng được mời gọi hãy làm phát triển những hồng ân đã được nhận lãnh lúc lãnh các bí tích.
Điều này đã đưa Đức Bênêđictô XVI đào sâu ý nghĩa của ơn gọi của mỗi người tín hữu. Khi hiện ra với Bernadette, Mẹ Maria đã xưng rằng: “Ta là kẻ vô nhiễm nguyên tội”. Những lời này nói lên ân huệ cao quý mà Thiên Chúa đã dành cho Người, khi nhìn đến phận hèn của kẻ nữ tì, nhưng đồng thời cũng nói lên thái độ phó thác và hợp tác với ơn gọi trong lúc Truyền tin: “Này đây, tôi là nữ tì của Thiên Chúa, xin hãy xảy đến điều mà Ngài đã nói”. Thực ra thái độ khiêm tốn này đã nói lên phẩm giá cao quý nhất của con người, khi đáp trả cách tự do với ân huệ của Thiên Chúa. Đây cũng là tấm gương cho chúng ta, tuy mang dấu tích của tội lỗi, nhưng chúng ta được cứu rỗi trong niềm hy vọng, niềm hy vọng cho phép chúng ta đương đầu với những khó khăn của cuộc sống mỗi ngày. Ngài nói tiếp: “Sứ điệp của Đức Maria là sứ điệp hy vọng cho hết mọi người vào thời buổi hôm nay, bất kỳ thuộc quốc gia nào. Tôi thích kêu cầu Đức Mẹ như là Ngôi sao của niềm hy vọng”. Trên con đường đời, lắm khi tối tăm mù mịt, Mẹ trở nên ánh sáng của hy vọng soi sáng và dẫn đường cho chúng ta. Mẹ kêu mời chúng ta hãy phục vụ các anh em mình cách quảng đại tại đây ở Lộ đức, Mẹ mời gọi chúng ta hãy khám phá rằng cuộc đời là một ơn gọi do Chúa ban, ơn gọi được thể hiện nhờ gia đình, và một số người qua chức linh mục và đời tận hiến. Thập giá của Chúa Kitô chúc đẩy chúng ta hãy đáp lại tiếng gọi của Chúa bằng tiếng “Xin Vâng”, và đừng nản chí trước những khó khăn. Nhờ tiếng “Xin Vâng” của Mẹ Maria mà ơn cứu độ được trao cho thế giới, làm đổi thay lịch sử của nhân loại. Các bạn trẻ thân mến, đến lượt các bạn, đừng sợ đáp lại “Xin Vâng” khi Chua đến kêu gọi đi theo Người.
Thánh lễ kết thúc vào lúc gần 12 giờ trưa, và trước khi ban phép lành bế mạc, Đức Thánh Cha đã đọc bài huấn giáo thứ hai về đức Maria trước khi xưóng kinh Truyền tin. Mỗi khi đọc kinh này, chúng ta có dịp suy gẫm mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Kitô, cách riêng về tâm tình của Đức Maria khi đón tiếp lời thiên sứ. Người đã quảng đại đáp lại “Xin vâng”, bởi vì Người được thong dong, không bị tội lỗi làm hoen ố, nhờ đặc ân Vô nhiễm nguyên tội. Tuy nhiên, dù đặc ân đã làm Người được trổi vượt lên trên thân phận chung của loài người chúng ta, nhưng không làm cho Người tách xa chúng ta, trái lại Người xich lại gần chúng ta. Trong khi tội lỗi gây ra chia rẽ, làm chúng ta xa cách nhau, thì sự thanh khiết của Mẹ Maria làm cho Người hết sức gần gũi với chúng ta, chú ý đến từng người chúng ta và mong muốn điều tốt lành cho chúng ta. Tại Lộ-đức và tại các thánh điện khác kính Thánh mẫu, ta thấy từng đoàn lũ đến với Mẹ, thủ thỉ tâm tình với Mẹ, ký thác những tâm tư thầm kín nhất. Đứng trước nhan Mẹ, con người không do dự tỏ bày sự yếu đuối của mình, trao gửi lời van nài và nghi nan, phát biểu những mong muốn kín đáo.
Đức Thánh Cha nói tiếp: Mẹ Maria chỉ cho chúng ta con đường ngay thẳng để đến với Thiên Chúa, đó là trong sự đơn sơ và thành thực. Nhờ Mẹ, chúng ta thấy rằng đức tin không phải là một gánh nặng nhưng là một cánh bay lên cao để ẩn náy trong cánh tay Chúa. Đời sống và đức tin của dân Chúa đã cho thấy rằng đặc ân Vô nhiễm nguyên tội được ban cho Đức Maria không chỉ là một ân huệ cá nhân, nhưng là hồng ân cho hết mọi người, một ân huệ dành cho toàn thể Dân Chúa. Nơi đức Maria, Hội thánh chiêm ngắm điều mà mình được kêu gọi đạt đến. Nơi Mẹ, mỗi tín hữu ngay từ bây giờ có thể ngắm nhìn sự hoàn tất của ơn gọi bản thân mình.
Sau khi nhắc lại những lời trối trăn của Chúa Giêsu từ trên thập giá, Đức Thánh Cha đã kết thúc bài huấn dụ với lời khẩn cầu: “Ôi Maria, xin hãy tỏ ra là mẹ của hết mọi người, xin ban cho chúng con, Chúa Kitô là niềm hy vọng của thế giới. Amen”