PARIS - Sáng 12-9-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã khởi sự cuộc viếng thăm 4 ngày, từ 12 đến 15-9-2008, tại Pháp nhân dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức.
Cuộc viếng thăm của ĐTC tuy ngắn ngủi, nhưng rất khẩn trương, với 12 bài diễn văn, 3 thánh lễ ngoài trời, và nhiều cuộc gặp gỡ với các giới, từ chính quyền, tới cộng đồng Do thái, giới văn hóa, giới trẻ, các linh mục, tu sĩ và chủng sinh.
Tháo tùng ĐTC trên chuyến bay này có 30 vị thuộc đoàn tùy tùng, đứng đầu là ĐHY Taricisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và 3 vị HY người Pháp tại Tòa Thánh. Đặc biệt có 70 ký giả quốc tế, trong đó có 18 người thuộc các cơ quan truyền thông của Pháp.
Trên máy bay, theo thông lệ, ĐTC đã dành 15 phút để gặp gỡ và trả lời 4 câu hỏi do các kỷ giả tháp tùng nêu lên liên quan đến đặc tính đời (laicité), được bàn đến nhiều tại Pháp; quan hệ giữa ĐTC với văn hóa Pháp, việc ngài cho phép cử hành thánh lễ nghi thức cũ bằng tiếng la tinh và sau cùng là cuộc hành hương của ngài tại Lộ Đức.
Sau gần 2 giờ bay, máy bay chở ĐTC đã đáp xuống phi trường Orly ở mạn nam Paris là phi trường lớn thứ hai của Pháp. Tuy nghi thức ngoại giao không đòi buộc nhưng Tổng thống Nicola Sarkozy và phu nhân Carla Bruni đã ra tận sân bay đón tiếp ĐTC khi ngài vừa bước xuống. Và đây cũng là lần đầu tiên một tổng thống Pháp ra phi trường để đón một vị quốc khách.
Sau nghi thức đón tiếp đơn sơ tại Phi trường, ĐTC đã về tòa Sứ Thần Tòa Thánh, rồi từ đây đến phủ tổng thống Pháp là điện Elysée để viếng thăm tổng thống và gặp các giới chức chính quyền vào lúc gần 1 giờ trưa.
Trong diễn văn chào mừng ĐTC, Tổng thống Pháp đề cao mối quan tâm của ĐTC cổ võ đối thoại giữa đức tin và văn hóa, và minh chứng hai thực tại này có thể dung hợp với nhau; Ông tái khẳng định lập trường về đặc tính đời tích cực (laicité positive), Nhà Nước và tôn giáo tích cực đối thoại với nhau. Tổng thống Pháp chia sẻ mối quan tâm của ĐTC đối với các cộng đoàn Kitô bị bách hại và gặp khó khăn.
Về phần ĐTC, trong bài đáp từ ngài nhắc đến lý do chính ngài cuộc viếng thăm của ngài là để mừng kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức.
Đề cập đến vấn đề thời sự là tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước, ĐTC nói: ”Về vấn đề quan hệ giữa lãnh vực chính trị và tôn giáo, Chúa Kitô đã đề ra nguyên tắc để giải quyết đúng đắn khi ngài trả lời câu hỏi được đề ra cho Ngài: ”Hãy trả lại cho César điều gì thuộc về Cesar, và trả lại cho Thiên Chúa điều gì thuộc về Thiên Chúa” (Mc 12,17). Giáo Hội tại Pháp hiện đang được hưởng một chế độ tự do. Sự nghi kỵ trong quá khứ dần dần biến thành một cuộc đối thoại thanh thản và tích cực, ngày càng được củng cố. Một văn kiện mới về đối thoại đã có từ năm 2002 và tôi rất tin tưởng nơi công việc đối thoại này vì có thiện chía của cả hai bên. Chúng ta biết vẫn còn nhiều lãnh vực đối thoại được mở ngỏ cần phải tiến qua và dần dần làm cho trong sáng một cách quyết liệt và kiên nhẫn”.
ĐTC ghi nhận sự kiện tổng thống Sarkozy dùng ý niệm “đặc tính đời tích cực” để nói lên sự cảm thông cởi mở hơn. Ngài nói: ”Trong thời điểm lịch sử này, giữa lúc các nền văn hóa ngày càng giao nhau, tôi xác tín sâu xa rằng một sự suy tư mới về ý nghĩa đích thực và về tầm quan trọng của đặc tính đời là điều cần thiết.. Thực vậy, thật là điều cơ bản khi nhấn mạnh về sự phân biệt giữa chính trị và tôn giáo để bảo đảm tự do tôn giáo của người dân cũng như trách nhiệm của Nhà Nước đối với họ, và đàng khác cần ý thức rõ ràng hơn về chức năng không thể thay thế được của tôn giáo trong việc huấn luyện lương tâm và sự đóng góp mà việc huấn luyện ấy có thể mang lại cho việc thiết lập sự đồng thuận cơ bản về luân lý trong xã hội”.
Sau cuộc gặp gỡ tổng thống và các giới chức chính quyền Pháp, ĐTC đã về tòa Sứ Thần Tòa Thánh cách đó 2 cây só để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi, kết thúc hoạt động đầu tiên trên đất Pháp.
Cuộc viếng thăm của ĐTC tuy ngắn ngủi, nhưng rất khẩn trương, với 12 bài diễn văn, 3 thánh lễ ngoài trời, và nhiều cuộc gặp gỡ với các giới, từ chính quyền, tới cộng đồng Do thái, giới văn hóa, giới trẻ, các linh mục, tu sĩ và chủng sinh.
Tháo tùng ĐTC trên chuyến bay này có 30 vị thuộc đoàn tùy tùng, đứng đầu là ĐHY Taricisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và 3 vị HY người Pháp tại Tòa Thánh. Đặc biệt có 70 ký giả quốc tế, trong đó có 18 người thuộc các cơ quan truyền thông của Pháp.
Trên máy bay, theo thông lệ, ĐTC đã dành 15 phút để gặp gỡ và trả lời 4 câu hỏi do các kỷ giả tháp tùng nêu lên liên quan đến đặc tính đời (laicité), được bàn đến nhiều tại Pháp; quan hệ giữa ĐTC với văn hóa Pháp, việc ngài cho phép cử hành thánh lễ nghi thức cũ bằng tiếng la tinh và sau cùng là cuộc hành hương của ngài tại Lộ Đức.
Sau gần 2 giờ bay, máy bay chở ĐTC đã đáp xuống phi trường Orly ở mạn nam Paris là phi trường lớn thứ hai của Pháp. Tuy nghi thức ngoại giao không đòi buộc nhưng Tổng thống Nicola Sarkozy và phu nhân Carla Bruni đã ra tận sân bay đón tiếp ĐTC khi ngài vừa bước xuống. Và đây cũng là lần đầu tiên một tổng thống Pháp ra phi trường để đón một vị quốc khách.
Sau nghi thức đón tiếp đơn sơ tại Phi trường, ĐTC đã về tòa Sứ Thần Tòa Thánh, rồi từ đây đến phủ tổng thống Pháp là điện Elysée để viếng thăm tổng thống và gặp các giới chức chính quyền vào lúc gần 1 giờ trưa.
Trong diễn văn chào mừng ĐTC, Tổng thống Pháp đề cao mối quan tâm của ĐTC cổ võ đối thoại giữa đức tin và văn hóa, và minh chứng hai thực tại này có thể dung hợp với nhau; Ông tái khẳng định lập trường về đặc tính đời tích cực (laicité positive), Nhà Nước và tôn giáo tích cực đối thoại với nhau. Tổng thống Pháp chia sẻ mối quan tâm của ĐTC đối với các cộng đoàn Kitô bị bách hại và gặp khó khăn.
Về phần ĐTC, trong bài đáp từ ngài nhắc đến lý do chính ngài cuộc viếng thăm của ngài là để mừng kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức.
Đề cập đến vấn đề thời sự là tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước, ĐTC nói: ”Về vấn đề quan hệ giữa lãnh vực chính trị và tôn giáo, Chúa Kitô đã đề ra nguyên tắc để giải quyết đúng đắn khi ngài trả lời câu hỏi được đề ra cho Ngài: ”Hãy trả lại cho César điều gì thuộc về Cesar, và trả lại cho Thiên Chúa điều gì thuộc về Thiên Chúa” (Mc 12,17). Giáo Hội tại Pháp hiện đang được hưởng một chế độ tự do. Sự nghi kỵ trong quá khứ dần dần biến thành một cuộc đối thoại thanh thản và tích cực, ngày càng được củng cố. Một văn kiện mới về đối thoại đã có từ năm 2002 và tôi rất tin tưởng nơi công việc đối thoại này vì có thiện chía của cả hai bên. Chúng ta biết vẫn còn nhiều lãnh vực đối thoại được mở ngỏ cần phải tiến qua và dần dần làm cho trong sáng một cách quyết liệt và kiên nhẫn”.
ĐTC ghi nhận sự kiện tổng thống Sarkozy dùng ý niệm “đặc tính đời tích cực” để nói lên sự cảm thông cởi mở hơn. Ngài nói: ”Trong thời điểm lịch sử này, giữa lúc các nền văn hóa ngày càng giao nhau, tôi xác tín sâu xa rằng một sự suy tư mới về ý nghĩa đích thực và về tầm quan trọng của đặc tính đời là điều cần thiết.. Thực vậy, thật là điều cơ bản khi nhấn mạnh về sự phân biệt giữa chính trị và tôn giáo để bảo đảm tự do tôn giáo của người dân cũng như trách nhiệm của Nhà Nước đối với họ, và đàng khác cần ý thức rõ ràng hơn về chức năng không thể thay thế được của tôn giáo trong việc huấn luyện lương tâm và sự đóng góp mà việc huấn luyện ấy có thể mang lại cho việc thiết lập sự đồng thuận cơ bản về luân lý trong xã hội”.
Sau cuộc gặp gỡ tổng thống và các giới chức chính quyền Pháp, ĐTC đã về tòa Sứ Thần Tòa Thánh cách đó 2 cây só để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi, kết thúc hoạt động đầu tiên trên đất Pháp.