Giới báo chí quốc và Thế Vận Hội Bắc Kinh
Một số nhận định của Linh Mục Bernardo Cervellera, Giám đốc hãng thông tin ASIANEWS, về thái độ của Nhà Nước Trung Quốc đối với các nhà báo quốc tế tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh
Lúc 8 giờ sáng mùng 8-8-2008 Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 sẽ chính thức khai mạc.
Từ chiều mùng 1-8-2008 người ta đã có thể vào một vài địa chỉ trên hệ thống liên mạng Internet, trong đó có địa chỉ của BBC tiếng Hoa, nhật báo Apple Dayly của Hồng Kông, Wikipedia và Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, đã từng bị chính quyền Trung Quốc phong tỏa bằng hàng rào lửa. Được như thế cũng là nhờ các áp lực của dư luận quốc tế mạnh mẽ tố cáo Nhà Nước Trung Quốc vi phạm quyền tự do thông tin, cũng như phản đối Ủy Ban Thế Vận Bắc Kinh vào hùa với Nhà Nước cộng sản Trung Quốc trong các biện pháp hạn chế này. Tuy nhiên rất nhiều địa chỉ khác liên quan tới giáo phái Pháp Luân Công, hay phong trào kháng chiến Tây Tạng, hoặc các hãng thông tấn như Asianews vẫn bị phong tỏa. Có tìm qua địa chỉ Google cũng không vào được.
Tuy nhiên sự nhượng bộ của nhà nước Trung Quốc xem ra chỉ có hiệu lực bên trong làng Thế Vận Hội và phòng báo chí. Tại các vùng khác của thủ đô Bắc Kinh và trên toàn Trung Quốc các địa chỉ và trang Web ”bị cấm” vẫn tiếp tục bị bức tường lửa phong tỏa, vì nhà nước lo sợ chúng ảnh hưởng trên người dân.
Trong các ngày qua rất nhiều nhà báo hiện diện tại Bắc Kinh đã mạnh mẽ chỉ trích biện pháp phong tỏa của Nhà Nước đối với một số các trang Web, mà Nhà Nước cho là ”qúa nhậy cảm” và ”nguy hại cho nền an ninh của Trung Quốc”. Ông Kevan Gosper, chủ tịch Ủy ban báo chí Thế Vận Hội còn tiết lộ cho biết đã có thỏa hiệp giữa Ủy Ban và Nhà Nước Bắc Kinh liên quan tới việc kiểm soát liên mạng Internet, khiến cho ông Jacques Rogger, Chủ tịch Tổ chức Thế Vận Hội, cũng bị liên lụy.
Hiệp hội các phóng viên quốc tế của Trung Quốc đã yêu cầu Ủy ban nói trên cho biết các thỏa hiệp đó và giải thích tại sao tổ chức Thế Vận Hội đã luôn luôn công khai nói rằng sẽ bảo vệ quyền hoàn toàn tự do thông tin, mà không có sự kiểm duyệt nào, mà bây giờ lại vẫn hạn chế. Vì lo sợ trước ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông chính quyền Trung Quốc đã che mờ ít nhất là 19.000 trang Web thông tin, và tố cáo là chúng phổ biến các tin tức sai lạc có thể ”gây nguy hại cho nền an ninh quốc gia”, và bởi vì chúng vi phạm luật lệ của Trung Quốc. Sáng ngày mùng 2-8-2008 đã xảy ra một biến cố tuyệt đối hiếm hoi: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, thường là người rất tránh né các nhà báo, đã mở một cuộc họp báo với giới truyền thông quốc tế và xin các các nhà báo đừng ”chính trị hóa Thế Vận Hội”.
Thật ra từ nhiều tháng qua, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã mạnh mẽ tố cáo nhà nước Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng và đàn áp tăng ni phật tử Tây Tạng một cách tàn bạo. Còn riêng đối với Kitô giáo, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo thì từ bao thập niên qua vẫn liên tục bị nhà nước cộng sản Trung Quốc tìm đủ mọi cách bách hại, chèn ép và sách nhiễu. Nhiều Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân liên tục bị bỏ tù hết năm này sang năm khác. Có nhiều Giám Mục hầu như đã không thể chu toàn nhiệm vụ chủ chăn của mình vì thường xuyên ra tù vào khám tổng cộng hàng mấy chục năm trời.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Linh Mục Bernardo Cervellera, thuộc Hiệp Hội Thừa Sai nước ngoài Milano, gọi tắt là PIME, Giám đốc hãng thông tin ASIANEWS, về thái độ của Nhà Nước Trung Quốc đối với các nhà báo quốc tế tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh.
Cha Cervellera đã từng làm việc nhiều năm tại Hồng Kông và là người rất am tường về tình hình Trung Quốc. Cha cũng mới cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Mặt bên kia của mề đai. Trung Quốc và Thế Vận Hội”, trong đó cha viết: ”Đâu đâu trên các đường phố Bắc Kinh người ta cũng đọc thấy hàng chữ ”Chúng tôi đã sẵn sàng”. Trung Quốc đang lo lắng chờ đợi ngày mùng 8 tháng 8, là ngày khai mở Thế Vận Hội, để chứng minh cho thế giới thấy guồng máy tổ chức khổng lồ mà nhà nước đã xây dựng được trong 7 năm chuẩn bị. Nhưng ngày đó càng tới gần, thì người ta lại càng nhận ra các mâu thuẫn bên trong lòng xã hội Trung Quốc, mà đảng cố gắng duy trì trong bóng đêm, bằng cách kiểm soát giới báo chí và đàn áp những người bất đồng ý kiến có thực hay chỉ trong tiềm năng. Vì thế có nguy cơ là các cuộc tranh đua thế vận có thể biến thành loa phóng thanh của tất cả các hàm hồ ấy”.
Hỏi: Thưa cha Cervellera, ngày mùng 1 tháng 8 vừa qua nhà nước Bắc Kinh đã quyết định cho phép các nhà báo ngoại quốc được vào một số trang Web, trước đó đã bị kiểm soát và ngăn chặn. Cha có nghĩ rằng đây là một sự nhượng bộ đích thực của chính quyền cộng sản Trung Quốc hay không?
Đáp: Đó chỉ là một cố gắng nhằm cứu vãn thể diện của nhà nước thôi. Giới báo chí quốc tế phẫn nộ, vì mặc dù nhà nước Bắc Kinh đã hứa với các nhà báo quốc tế là để cho họ hoàn toàn tự do thông tin từ tháng Giêng tới tháng 10, nhưng trái lại nhà nước đã kiểm soát và ngăn chặn các trang Web và địa chỉ thông tin khiến cho nhà nước khó chịu vì chúng trung thực và dám nói lên sự thật. Như thế việc giải tỏa việc ngăn chặn vài địa chỉ thông tin chỉ là một hành động nhằm cứu vãn thể diện cho nhà nước, thế thôi.
Hỏi: Như thế có nghĩa là nhà nước cộng sản Trung Quốc không đưa ra sự cởi mở nào. Tại sao chính quyền Bắc Kinh lại duy trì lập trường cứng nhắc trước ngày khai mở Thế Vận Hội như vậy thưa cha?
Đáp: Giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc đang trải qua một giai đoạn bị tước đoạt. Chính quyền Bắc Kinh chờ đợi Thế Vân Hội trở thành biến cố đội triều thiên cho ”phép lạ kinh tế” của họ, cũng như là dịp để Trung Quốc cho cộng đồng thế giới thấy quyền lực và sự giầu có mà Trung Quốc đã đạt được. Tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh cũng đã hiểu rằng xã hội dân sự thế giới không sẵn sàng nhắm mắt trước các vụ vi phạm các quyền con người một cách trắng trợn đang xảy ra tại Trung Quốc. Như vậy các cuộc tranh tài thế vận có thể biến thành một con dao hai lưỡi. Vì rất nhiều nhà báo và phóng viên quốc tế được gửi sang Bắc Kinh theo đõi và tường thuật các cuộc tranh tài, muốn biết thực tại của Trung Quốc, vượt ngoài cái vẻ xinh đẹp chính thức bề ngoài. Họ muốn biết cuộc sống thực của nhân dân Trung Quốc. Do đó Thế Vận Hội đáng lý ra phải diễn tả ”sự kiệu hãnh của Trung Quốc” lại có nguy cơ trở thành một sân khấu khổng lồ tố cáo chế độ.
Hỏi: Người dân Trung Quốc đã sống các biến cố này như thế nào thưa cha?
Đáp: Cả xã hội dân sự Trung Quốc cũng cảm thấy họ bị tước đoạt nữa. Trong biết bao nhiêu năm trời chính quyền đã hứa hẹn với người dân rằng Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ đem lại cho họ hạnh phúc ấm no và phồn thịnh. Nhưng các điều này không xảy ra. Vụ chính quyền đàn áp nhân dân Tây Tạng, nạn động đất tại Tứ Xuyên đã khiến cho nhiều du khách sợ không đi du lịch Bắc Kinh năm 2008 nữa. Số du khách giữ chỗ trong các khách sạn thấp hơn mức chờ đợi. Các hãng máy bay đã bán được ít vé hơn. Những người mong đợi sẽ kiếm được nhiều tiền lời trong dịp này đã thất vọng lớn. Vì nhân danh ”Thế Vận Hội” giới lãnh đạo Trung Quốc đã đòi hỏi nơi người dân các hy sinh khổng lồ và giờ đây người dân cảm thấy họ bị chính quyền phản bội. Và sự giận dữ đôi khi đã bùng nổ qua hình thức chống lại cảnh sát công an, hay đập phá các trụ sở của đảng cộng sản Trung Quốc.
Hỏi: Cha có thể trưng dẫn vài thí dụ chứng minh cho thấy các hy sinh gian khổ, mà người dân Trung Quốc đã phải gánh chịu, do sự đòi hỏi của nhà nước nhằm xây dựng quang cảnh vĩ đại của Thế Vận Hội 2008 hay không?
Đáp: Chỉ nội trong thủ đô Bắc Kinh đã có hơn một triệu rưỡi người bị mất nhà cửa, vì bị nhà nước cưỡng bách dời đi để nhường chỗ cho việc xây cất làng thế vận. Đa số đã nhận được một món tiền bồi thường tối thiểu. Nhiều người khác đã không nhận được gì hết. Ai dám phản đối thì bị bỏ tù. Thực ra đã có một đám dân khổng lồ bị trục xuất khỏi thủ đô Bắc Kinh và bị hy sinh cho làng Thế Vận Hội. Hiện nay thủ đô Bắc Kinh bị phong tỏa với các vòng rào an ninh rất nghiêm ngặt.
Hỏi: Cha nghĩ gì về tư tưởng tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh, mà nhiều người đã đưa ra trong các tháng qua?
Đáp: Tôi không đồng ý với tư tưởng tẩy chay Thế Vận Hội. Trái lại cần phải đến Bắc Kinh đông đảo chừng nào có thể, đặc biệt là các nhà báo và các phóng viên, để tìm cách kể lại các khía cạnh, mà nhà nước cộng sản Bắc Kinh cố tìm cách dấu nhẹm. Đây không phải là điều dễ dàng, vì chính quyền có các mạng lưới ngăn chặn dầy đặc. Có nửa triệu ”người thiện nguyện” giúp duy trì an ninh trật tự và 34 ngàn công an cảnh sát được lệnh làm mọi cách để ngăn chặn các nhà báo và phóng viên quốc tế đưa ra ánh sáng các ”sự tối tăm” của Trung Quốc. Nhưng chắc chắn là một vài sự thật thế nào cũng sẽ được đưa ra ánh sáng thôi. Chính các nhà báo phải thành công trong việc nhìn thấy những điều cần đưa ra ánh sáng.
(Avvenire 2-8-2008; ASIANEWS 2-8-2008)
Một số nhận định của Linh Mục Bernardo Cervellera, Giám đốc hãng thông tin ASIANEWS, về thái độ của Nhà Nước Trung Quốc đối với các nhà báo quốc tế tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh
Lúc 8 giờ sáng mùng 8-8-2008 Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 sẽ chính thức khai mạc.
Huy chương: Paderina của Nga, Wenjun của Tung hoa, và Salukvadeze của Georgia |
Tuy nhiên sự nhượng bộ của nhà nước Trung Quốc xem ra chỉ có hiệu lực bên trong làng Thế Vận Hội và phòng báo chí. Tại các vùng khác của thủ đô Bắc Kinh và trên toàn Trung Quốc các địa chỉ và trang Web ”bị cấm” vẫn tiếp tục bị bức tường lửa phong tỏa, vì nhà nước lo sợ chúng ảnh hưởng trên người dân.
Trong các ngày qua rất nhiều nhà báo hiện diện tại Bắc Kinh đã mạnh mẽ chỉ trích biện pháp phong tỏa của Nhà Nước đối với một số các trang Web, mà Nhà Nước cho là ”qúa nhậy cảm” và ”nguy hại cho nền an ninh của Trung Quốc”. Ông Kevan Gosper, chủ tịch Ủy ban báo chí Thế Vận Hội còn tiết lộ cho biết đã có thỏa hiệp giữa Ủy Ban và Nhà Nước Bắc Kinh liên quan tới việc kiểm soát liên mạng Internet, khiến cho ông Jacques Rogger, Chủ tịch Tổ chức Thế Vận Hội, cũng bị liên lụy.
Hiệp hội các phóng viên quốc tế của Trung Quốc đã yêu cầu Ủy ban nói trên cho biết các thỏa hiệp đó và giải thích tại sao tổ chức Thế Vận Hội đã luôn luôn công khai nói rằng sẽ bảo vệ quyền hoàn toàn tự do thông tin, mà không có sự kiểm duyệt nào, mà bây giờ lại vẫn hạn chế. Vì lo sợ trước ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông chính quyền Trung Quốc đã che mờ ít nhất là 19.000 trang Web thông tin, và tố cáo là chúng phổ biến các tin tức sai lạc có thể ”gây nguy hại cho nền an ninh quốc gia”, và bởi vì chúng vi phạm luật lệ của Trung Quốc. Sáng ngày mùng 2-8-2008 đã xảy ra một biến cố tuyệt đối hiếm hoi: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, thường là người rất tránh né các nhà báo, đã mở một cuộc họp báo với giới truyền thông quốc tế và xin các các nhà báo đừng ”chính trị hóa Thế Vận Hội”.
Thật ra từ nhiều tháng qua, các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã mạnh mẽ tố cáo nhà nước Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng và đàn áp tăng ni phật tử Tây Tạng một cách tàn bạo. Còn riêng đối với Kitô giáo, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo thì từ bao thập niên qua vẫn liên tục bị nhà nước cộng sản Trung Quốc tìm đủ mọi cách bách hại, chèn ép và sách nhiễu. Nhiều Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân liên tục bị bỏ tù hết năm này sang năm khác. Có nhiều Giám Mục hầu như đã không thể chu toàn nhiệm vụ chủ chăn của mình vì thường xuyên ra tù vào khám tổng cộng hàng mấy chục năm trời.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Linh Mục Bernardo Cervellera, thuộc Hiệp Hội Thừa Sai nước ngoài Milano, gọi tắt là PIME, Giám đốc hãng thông tin ASIANEWS, về thái độ của Nhà Nước Trung Quốc đối với các nhà báo quốc tế tham dự Thế Vận Hội Bắc Kinh.
Cha Cervellera đã từng làm việc nhiều năm tại Hồng Kông và là người rất am tường về tình hình Trung Quốc. Cha cũng mới cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Mặt bên kia của mề đai. Trung Quốc và Thế Vận Hội”, trong đó cha viết: ”Đâu đâu trên các đường phố Bắc Kinh người ta cũng đọc thấy hàng chữ ”Chúng tôi đã sẵn sàng”. Trung Quốc đang lo lắng chờ đợi ngày mùng 8 tháng 8, là ngày khai mở Thế Vận Hội, để chứng minh cho thế giới thấy guồng máy tổ chức khổng lồ mà nhà nước đã xây dựng được trong 7 năm chuẩn bị. Nhưng ngày đó càng tới gần, thì người ta lại càng nhận ra các mâu thuẫn bên trong lòng xã hội Trung Quốc, mà đảng cố gắng duy trì trong bóng đêm, bằng cách kiểm soát giới báo chí và đàn áp những người bất đồng ý kiến có thực hay chỉ trong tiềm năng. Vì thế có nguy cơ là các cuộc tranh đua thế vận có thể biến thành loa phóng thanh của tất cả các hàm hồ ấy”.
Hỏi: Thưa cha Cervellera, ngày mùng 1 tháng 8 vừa qua nhà nước Bắc Kinh đã quyết định cho phép các nhà báo ngoại quốc được vào một số trang Web, trước đó đã bị kiểm soát và ngăn chặn. Cha có nghĩ rằng đây là một sự nhượng bộ đích thực của chính quyền cộng sản Trung Quốc hay không?
Đáp: Đó chỉ là một cố gắng nhằm cứu vãn thể diện của nhà nước thôi. Giới báo chí quốc tế phẫn nộ, vì mặc dù nhà nước Bắc Kinh đã hứa với các nhà báo quốc tế là để cho họ hoàn toàn tự do thông tin từ tháng Giêng tới tháng 10, nhưng trái lại nhà nước đã kiểm soát và ngăn chặn các trang Web và địa chỉ thông tin khiến cho nhà nước khó chịu vì chúng trung thực và dám nói lên sự thật. Như thế việc giải tỏa việc ngăn chặn vài địa chỉ thông tin chỉ là một hành động nhằm cứu vãn thể diện cho nhà nước, thế thôi.
Hỏi: Như thế có nghĩa là nhà nước cộng sản Trung Quốc không đưa ra sự cởi mở nào. Tại sao chính quyền Bắc Kinh lại duy trì lập trường cứng nhắc trước ngày khai mở Thế Vận Hội như vậy thưa cha?
Đáp: Giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc đang trải qua một giai đoạn bị tước đoạt. Chính quyền Bắc Kinh chờ đợi Thế Vân Hội trở thành biến cố đội triều thiên cho ”phép lạ kinh tế” của họ, cũng như là dịp để Trung Quốc cho cộng đồng thế giới thấy quyền lực và sự giầu có mà Trung Quốc đã đạt được. Tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh cũng đã hiểu rằng xã hội dân sự thế giới không sẵn sàng nhắm mắt trước các vụ vi phạm các quyền con người một cách trắng trợn đang xảy ra tại Trung Quốc. Như vậy các cuộc tranh tài thế vận có thể biến thành một con dao hai lưỡi. Vì rất nhiều nhà báo và phóng viên quốc tế được gửi sang Bắc Kinh theo đõi và tường thuật các cuộc tranh tài, muốn biết thực tại của Trung Quốc, vượt ngoài cái vẻ xinh đẹp chính thức bề ngoài. Họ muốn biết cuộc sống thực của nhân dân Trung Quốc. Do đó Thế Vận Hội đáng lý ra phải diễn tả ”sự kiệu hãnh của Trung Quốc” lại có nguy cơ trở thành một sân khấu khổng lồ tố cáo chế độ.
Hỏi: Người dân Trung Quốc đã sống các biến cố này như thế nào thưa cha?
Đáp: Cả xã hội dân sự Trung Quốc cũng cảm thấy họ bị tước đoạt nữa. Trong biết bao nhiêu năm trời chính quyền đã hứa hẹn với người dân rằng Thế Vận Hội Bắc Kinh sẽ đem lại cho họ hạnh phúc ấm no và phồn thịnh. Nhưng các điều này không xảy ra. Vụ chính quyền đàn áp nhân dân Tây Tạng, nạn động đất tại Tứ Xuyên đã khiến cho nhiều du khách sợ không đi du lịch Bắc Kinh năm 2008 nữa. Số du khách giữ chỗ trong các khách sạn thấp hơn mức chờ đợi. Các hãng máy bay đã bán được ít vé hơn. Những người mong đợi sẽ kiếm được nhiều tiền lời trong dịp này đã thất vọng lớn. Vì nhân danh ”Thế Vận Hội” giới lãnh đạo Trung Quốc đã đòi hỏi nơi người dân các hy sinh khổng lồ và giờ đây người dân cảm thấy họ bị chính quyền phản bội. Và sự giận dữ đôi khi đã bùng nổ qua hình thức chống lại cảnh sát công an, hay đập phá các trụ sở của đảng cộng sản Trung Quốc.
Hỏi: Cha có thể trưng dẫn vài thí dụ chứng minh cho thấy các hy sinh gian khổ, mà người dân Trung Quốc đã phải gánh chịu, do sự đòi hỏi của nhà nước nhằm xây dựng quang cảnh vĩ đại của Thế Vận Hội 2008 hay không?
Đáp: Chỉ nội trong thủ đô Bắc Kinh đã có hơn một triệu rưỡi người bị mất nhà cửa, vì bị nhà nước cưỡng bách dời đi để nhường chỗ cho việc xây cất làng thế vận. Đa số đã nhận được một món tiền bồi thường tối thiểu. Nhiều người khác đã không nhận được gì hết. Ai dám phản đối thì bị bỏ tù. Thực ra đã có một đám dân khổng lồ bị trục xuất khỏi thủ đô Bắc Kinh và bị hy sinh cho làng Thế Vận Hội. Hiện nay thủ đô Bắc Kinh bị phong tỏa với các vòng rào an ninh rất nghiêm ngặt.
Hỏi: Cha nghĩ gì về tư tưởng tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh, mà nhiều người đã đưa ra trong các tháng qua?
Đáp: Tôi không đồng ý với tư tưởng tẩy chay Thế Vận Hội. Trái lại cần phải đến Bắc Kinh đông đảo chừng nào có thể, đặc biệt là các nhà báo và các phóng viên, để tìm cách kể lại các khía cạnh, mà nhà nước cộng sản Bắc Kinh cố tìm cách dấu nhẹm. Đây không phải là điều dễ dàng, vì chính quyền có các mạng lưới ngăn chặn dầy đặc. Có nửa triệu ”người thiện nguyện” giúp duy trì an ninh trật tự và 34 ngàn công an cảnh sát được lệnh làm mọi cách để ngăn chặn các nhà báo và phóng viên quốc tế đưa ra ánh sáng các ”sự tối tăm” của Trung Quốc. Nhưng chắc chắn là một vài sự thật thế nào cũng sẽ được đưa ra ánh sáng thôi. Chính các nhà báo phải thành công trong việc nhìn thấy những điều cần đưa ra ánh sáng.
(Avvenire 2-8-2008; ASIANEWS 2-8-2008)